Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp Nước Dĩ An
lượt xem 11
download
Báo cáo "Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp Nước Dĩ An" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất giải pháp quản lý an toàn sức khỏe, môi trường tại Chi nhánh Cấp Nước Dĩ An nhằm hạn chế những rủi ro ảnh hưởng xấu đối với an toàn của Chi nhánh, sức khỏe người lao động và chất lượng môi trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp Nước Dĩ An
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ RỦI RO QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC CẤP TẠI CHI NHÁNH CẤP NƯỚC DĨ AN Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Bảo Ngân Lớp : D17MTSK Khoá : 2017-2021 Ngành : Sức Khỏe Môi Trường Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Huỳnh Ánh Tuyết Bình Dương, tháng 11 năm 2020
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ RỦI RO QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC CẤP TẠI CHI NHÁNH CẤP NƯỚC DĨ AN Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện (Ký tên) Mã số SV: 1724403010025 Lớp: D17MTSK (Ký tên) Th.S NGUYỄN HUỲNH ÁNH TUYẾT NGUYỄN THỊ BẢO NGÂN Bình Dương, tháng 11 năm 2020
- LỜI CAM ĐOAN Em xin được cam đoan: Đề tài “Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp Nước Dĩ An” được tiến hành công khai, dựa trên sự cố gắng, nổ lực của mình và sự giúp đỡ không nhỏ từ phía Chi nhánh Cấp Nước Dĩ An, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của chị Phan Thị Hồng Nhung và các anh chị trong Chi nhánh. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và hoàn toàn không sao chép hoặc sử dụng kết quả của đề tài nghiên cứu nào tương tự. Nếu phát hiện có sự sao chép hoặc sử dụng kết quả của đề tài khác, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Bình Dương, ngày 20 tháng 11 năm 2020 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Bảo Ngân i
- LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới Phó Giám Đốc Chi Nhánh Cấp Nước Dĩ An đã tạo điều kiện cho chúng em thực tập ở Chi nhánh và lời cảm ơn thứ hai chúng em được phép gửi tới chị Phan Thị Hồng Nhung và các anh chị trong Chi nhánh đã tận tình hướng dẫn tụi em trong suốt quá trình hoàn thành báo cáo này. Chị đã cung cấp rất nhiều kiến thức mới vô cùng bổ ích cho chúng em, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập và hoàn thành bài báo cáo. Chúng em cũng xin cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại Học Thủ Dầu Một và giảng viên hướng dẫn bộ môn, những người đã trang bị cho chúng em rất nhiều kiến thức chuyên ngành. Và chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Chi nhánh Cấp Nước Dĩ An đã tạo điều kiện cho chúng em có cơ hội làm quen với công việc của mình trong bước đầu bỡ ngỡ. Khoảng thời gian thực tập tuy ngắn nhưng đã giúp chúng em hoàn thành được chuyên đề thực tập cũng như bài báo cáo này, bên cạnh đó còn có sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh trong Chi nhánh đã hướng dẫn tận tình cho chúng em. Với thời gian thực hiện ngắn tại Chi nhánh cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của em, bài báo cáo này không thể không tránh khỏi những thiếu sót và những chỗ chưa chuẩn xác. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của Thầy Cô để giúp bài báo cáo của em dần hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. ii
- TÓM TẮT BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Bài báo cáo này là kết quả nghiên cứu và khảo sát hiện trạng thực tế quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp Nước Dĩ An. Trong bài báo cáo viết về quy trình xử lí nước và các mối nguy có thể xảy ra trong quy trình đó, từ đó đưa ra những ưu điểm, hạn chế để đề xuất giải pháp quản lý góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn trong tương lai. Kết hợp với các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thu thập số liệu, phương pháp bảng liệt kê trong nhận diện mối nguy hại, phương pháp đánh giá rủi ro,...chúng ta đã xác định được các rủi ro xảy ra trong quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh, đồng thời đưa ra được các giải pháp giảm thiểu tai nạn về con người, tài sản, môi trường tại đây. Với việc thực hiện các giải pháp đã được nếu trong bài báo cáo sẽ giúp cho quá trình xử lí nước cấp giảm bớt được những rủi ro có thể xảy ra, góp phần vào bảo vệ sức khỏe cho người lao động, an toàn cho tài sản và nâng cao chất lượng môi trường tại Chi nhánh. iii
- MỤC LỤC MỤC LỤC ....................................................................................................... IV DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... VI DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................VII DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ VIII PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. LÍ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ................................................................... 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 1 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................. 2 4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1.TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG ..................... 3 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 3 1.1.2. Lịch sử hình thành................................................................................... 3 1.1.3. Lợi ích của HSE ...................................................................................... 4 1.2.TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CẤP NƯỚC DĨ AN ............................... 4 1.2.1. Lịch sử thành lập và phát triển của Chi nhánh ....................................... 4 1.2.2. Khái Quát Về Chi Nhánh Cấp Nước Dĩ An............................................ 5 1.2.3. Quá trình phát triển ................................................................................. 6 1.2.4. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh ................................................................ 6 1.2.5. Địa điểm xây dựng và nguồn tiếp nhận .................................................. 6 1.2.6. Tình hình xử lí nước và hiện trạng môi trường tại Chi nhánh ................ 7 1.2.6.1. Tình hình xử lí nước cấp tại Chi nhánh ................................................ 7 1.2.6.2. Hiện trạng an toàn sức khỏe tại Chi nhánh ......................................... 13 1.2.6.3. Hiện trạng môi trường tại Chi nhánh .................................................. 13 1.3.TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU AN TOÀN, SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG ............................................................................................... 17 1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................ 17 1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 18 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 19 2.1.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...................................................................... 19 2.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 19 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 19 2.2.2. Phương pháp bảng liệt kê trong nhận diện mối nguy hại ..................... 19 2.2.3. Phương pháp đánh giá rủi ro ................................................................. 20 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 21 iv
- 3.1.ĐÁNH GIÁ RỦI RO AN TOÀN SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI CHI NHÁNH .......................................................................................................... 21 3.1.1.Nhận diện mối nguy hại sơ bộ trong quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh ………………………………………………………………………….21 3.1.2. Ước lượng khả năng xảy ra và ước lượng hậu quả xảy ra trong quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh ........................................................................... 23 3.1.2.1. Ước lượng khả năng xảy ra ................................................................. 23 3.1.2.2. Ước lượng hậu quả xảy ra ................................................................... 27 3.1.3. Đánh giá rủi cho từng mối nguy hại đối với an toàn sức khỏe và môi trường . ............................................................................................................ 32 3.1.3.1. Xây dựng thang đánh giá .................................................................... 32 3.1.3.2. Kết quả đánh giá ................................................................................. 33 3.1.3.3. Nhận xét .............................................................................................. 35 3.2.ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO, SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG ........................................................................................................ 35 3.2.1. Các giải pháp quản lí an toàn sức khỏe môi trường được Chi nhánh áp dụng hiện nay .................................................................................................. 35 3.2.2. Đánh giá hiệu quả của giải pháp ........................................................... 38 3.2.3. Giải pháp quản lý an toàn, sức khỏe môi trường trong quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp Nước Dĩ An ....................................................... 44 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 51 4.1.KẾT LUẬN................................................................................................... 51 4.2.KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 53 v
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DA Dĩ An KT-XH Kinh tế xã hội XNCN Xí nghiệp cấp nước TCVSLĐ Tiêu Chuẩn Vệ Sinh Lao Động TCVSLĐCP Tiêu Chuẩn Vệ Sinh Lao Động Cho Phép NLĐ Người lao động BNN Bệnh nghề nghiệp TNLĐ Tai nạn lao động BHLĐ Bảo hộ lao động PCCC Phòng cháy chữa cháy vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Nhu cầu nguyên vật liệu và hóa chất sử dụng ................................. 11 Bảng 1.2 Máy móc thiết bị chính được đầu tư tại Chi nhánh ......................... 12 Bảng 1.3 Nhu cầu lao động trong phân xưởng sản xuất ................................. 13 Bảng 1.4 Kết quả đo các yếu tố vi khí hậu năm 2014 .................................... 14 Bảng 1.5 Kết quả đo các yếu tố vật lí năm 2014 ............................................ 15 Bảng 1.6 Kết quả đo nồng độ bụi năm 2014................................................... 15 Bảng 2.1 Ma trận quản lí rủi ro ....................................................................... 20 Bảng 3.1 Bảng nhận diện mối nguy hại .......................................................... 21 Bảng 3.2 Thang đánh giá tần suất ................................................................... 23 Bảng 3.3 Tần suất xảy ra các mối nguy hại .................................................... 24 Bảng 3.4 Mức độ thiệt hại khi các mối nguy xảy ra ....................................... 28 Bảng 3.5 Thang đánh giá mức độ rủi ro ......................................................... 32 Bảng 3.6 Bảng đánh giá rủi ro theo từng công đoạn ...................................... 33 Bảng 3.7 Giải pháp Chi nhánh thực hiện ở từng mối nguy ............................ 39 Bảng 3.8 Giải pháp cần thực hiện ở từng mối nguy hại ................................. 44 vii
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Cấp Nước Dĩ An ............................... 6 Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ quy trình xử lí nước cấp giai đoạn 1 ...................... 8 Hình 1.3 Sơ đồ công nghệ quy trình xử lí nước cấp giai đoạn 2 ...................... 9 viii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI Với vị trí địa lý thuận lợi và sự quan tâm hỗ trợ về mặt chính sách của chính quyền địa phương, Bình Dương trở thành địa điểm lý tưởng thu hút đầu tư của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Dĩ an là một thị xã của tỉnh Bình Dương, tiếp giáp với 2 thành phố lớn là Biên Hòa và thành phố Hồ Chí Minh đồng thời là cửa ngõ quan trọng để đi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc. Dĩ An là một trong những nơi tập trung nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp, trường học và dân cư đông đúc. Do vậy nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất rất lớn. Trước những thực trạng đó, vấn đề quan tâm lúc bấy giờ của lãnh đạo tỉnh là nhanh chóng xây dựng một hệ thống cấp nước tập trung đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân và doanh nghiệp. Vào năm 2000 Công Ty Cấp Thoát Nước Tỉnh Bình Dương tiến hành xây dựng Chi nhánh nước Dĩ An. Năm 2003, Chi nhánh nước Dĩ An- giai đoạn 1 được đưa vào hoạt động và công suất thiết kế Q = 15.000 m³/ngày,đêm. Đến năm 2005, Chi nhánh đã đưa giai đoạn 2 vào hoạt động, cấp nước cho toàn khu vực với tổng công suất Q = 30.000 m³/ngày.đêm. Năm 2004, nhận thấy sự cần thiết phải thành lập ra các đơn vị trực thuộc tương xứng với quy mô hoạt động của Công ty, ngày 17/08/2004 Ban lãnh đạo công ty đã quyết định thành lập Xí nghiệp cấp nước Dĩ An trực thuộc Công ty Cấp Thoát Nước Tỉnh Bình Dương, là Xí nghiệp cấp nước đầu tiên của Công ty đi đầu trong việc ứng dụng những công nghệ mới vào sản xuất, cung cấp nước sạch, tự chủ trong điều hành sản xuất kinh doanh nhưng vẫn theo định hướng phát triển chung của công ty. Mặc dù các vấn đề an toàn sức khỏe, môi trường đã được Chi nhánh quan tâm xây dựng giải pháp giảm thiểu, song công tác này vẫn còn một vài hạn chế và chưa đạt hiệu quả tối đa. Chính vì vậy, đề tài: “Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp Nước Dĩ An” đã được thực hiện nhằm đánh giá một cách cụ thể các rủi ro về an toàn sức khỏe và môi trường trong quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh, công tác quản lý an toàn sức khỏe đang được thực hiện tại Chi nhánh và đề xuất các giải pháp, xây dựng kế hoạch quản lý an toàn, sức khỏe và môi trường một cách hiệu quả cho Chi nhánh. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài gồm có 2 mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau: 1
- - Đánh giá rủi ro an toàn sức khỏe, môi trường trong quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp Nước Dĩ An. - Đề xuất giải pháp quản lý an toàn sức khỏe, môi trường tại Chi nhánh Cấp Nước Dĩ An nhằm hạn chế những rủi ro ảnh hưởng xấu đối với an toàn của Chi nhánh, sức khỏe người lao động và chất lượng môi trường. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: các rủi ro cho an toàn, sức khỏe người lao động và môi trường trong quá trình xử lí nước cấp, các giải pháp quản lý an toàn, sức khỏe và môi trường trong quá trình xử lí nước cấp. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại Chi nhánh Cấp Nước Dĩ An, tỉnh Bình dương + Về thời gian: nghiên cứu từ 1/9/2020 đến 30/11/2020. 4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Kết quả nghiên cứu nhằm đánh giá được rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh, công tác quản lý an toàn sức khỏe môi trường tại Chi nhánh Cấp Nước Dĩ An, từ đó đưa ra những ưu điểm, hạn chế để đề xuất giải pháp quản lý góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn trong tương lai và cũng góp phần vào sự phát triển của các khu công nghiệp, người dân và góp phần bảo vệ nguồn nước sông Đồng Nai, đảm bảo mỹ quan và vệ sinh môi trường đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 2
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG 1.1.1. Khái niệm An Toàn Sức Khỏe và Môi Trường (HSE - Health Safety and Environment) là ngành hoạt động vì sức khoẻ và sự an toàn của người lao động, sự bảo toàn của máy móc, thiết bị, tài sản và sự phát triển bển vững đối với môi trường sống. Với quan điểm là tất cả các tai nạn, rủi ro hay các tác động đến môi trường đều có thể kiểm soát được. Ngành HSE phát triển không ngừng và đi vào nhiều lĩnh vực hoạt động cũng như cuộc sống hàng ngày để đảm bảo hay bảo vệ con người, thiết bị, tài sản và môi trường sống của chúng ta. Phòng HSE của một số công ty cũng chịu trách nhiệm về công tác bảo vệ môi trường, sức khoẻ nghề nghiệp và an toàn lao động. Theo C.Stephan, ngành HSE thông thường có hai mục tiêu, đó là phòng ngừa sự cố hoặc tai nạn lao động và giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi có thể xảy ra trong điều kiện hoạt động bình thường. 1.1.2. Lịch sử hình thành Cách tiếp cận quản lý HSE chính thức đầu tiên xuất hiện vào năm 1985 trong ngành công nghiệp hóa chất bởi hậu quả của các vụ tai nạn thảm khốc (như thảm họa Seveso, thảm họa Bhopal). Sáng kiến tự phát trên toàn thế giới được gọi là "Chăm sóc có trách nhiệm" được đặt ra ở khoảng 50 quốc gia và phối hợp với Hội đồng Quốc tế của Hiệp hội Hóa học (ICCA). Nó bao gồm tám tính năng cơ bản nhằm đảm bảo sự an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường trong quy trình sản xuất sản phẩm cũng như cố gắng chứng minh bằng những chiến dịch xây dựng hình ảnh ngành công nghiệp hóa học đang hoạt động một cách có trách nhiệm. Tuy nhiên, sáng kiến này chỉ được giới hạn trong các ngành công nghiệp hóa chất. Từ những năm 1990, cách tiếp cận chung để quản lý HSE mà phù hợp với bất kì loại hình tổ chức nào có thể được tìm thấy trong các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 14001 về quản lý môi trường và OHSAS 18001 về quản lý an toàn và sức khỏe lao động hoặc Đề án Kiểm soát và Quản lý Kinh tế châu Âu (EMAS). Vào năm 1998, hướng dẫn HSE cũng được lập ra bởi Tổng công ty Tài chính Quốc tế. Một ví dụ điển hình về những hoạt động của một nhóm thuộc một công ty làm về Sức khỏe, An toàn và Môi trường (HSE) tập trung vào trao đổi thông tin, kinh nghiệm liên quan đến những khía cạnh về sức khỏe, an toàn và môi 3
- trường của một vật liệu cùng với quảng bá những cách thức thực hiện hiệu quả chẳng hạn như sử dụng vật liệu tái chế. Ở Việt Nam, Công ty Tài chính quốc tế IFC (thuộc Ngân hàng Thế giới) đã hỗ trợ Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc rà soát và xây dựng kế hoạch 5 năm về xây dựng và hoàn thiện các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và đến năm 2007 đã cho ra đời Cuốn sách Sổ tay Hướng dẫn chung về Môi trường, Sức khỏe và An toàn, đánh dấu một bước quan trọng trong quan hệ hợp tác của Bộ và IFC 1.1.3. Lợi ích của HSE Bảo vệ con người và môi trường Hệ thống quản lý HSE sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm tỉ lệ tử vong hay thương tật do TNLĐ, giảm tác động đối với môi trường xung quanh. Các BNN sẽ được kiểm soát, môi trường sẽ trong lành hơn, NLĐ và cộng đồng sẽ có được một môi trường sống và làm việc an toàn và thân thiện. Tăng lợi nhuận và uy tín cho doanh nghiệp Khi một tai nạn hay sự cố xảy ra, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra rất nhiều chi phí để khắc phục. Có những chi phí hữu hình như chi phí trả cho NLĐ bị tai nạn, cho người bị hại hay chi phí sửa chữa thiết bị, phục hồi sản xuất, khôi phục môi trường còn có những chi phí không thể tính toán bằng tiền được đó là mất uy tín trên thương trường. Giảm tai nạn sự cố nghĩa là doanh nghiệp đã tăng được lợi nhuận cho mình. Bên cạnh đó việc đáp ứng tầm quan trọng ngày càng tăng của an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và bảo vệ môi trường uy tín của doanh nghiệp đạt được điều đó. Đảm bảo tuân thủ pháp luật Hệ thống quản lý HSE sẽ giúp cho doanh nghiệp một công cụ nhận diện đầy đủ và chính xác các yêu cầu pháp luật mà doanh nghiệp cần tuân thủ. Điều này vô cùng quan trọng đối với những doanh nghiệp mong muốn có sự phát triển bển vững. Trong thời kì hội nhập lợi ích kinh tế được đánh giá cao hơn dựa vào các vấn đề bảo vệ môi trường, độ an toàn và đảm bảo sức khỏe cho người lao động ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Vì vậy chỉ có thực hiện tốt hệ thống quản lý HSE, thì hiệu suất lao động của con người mới được nâng cao tạo động lực cho sự phát triển. 1.2. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CẤP NƯỚC DĨ AN 1.2.1. Lịch sử thành lập và phát triển của Chi nhánh 4
- Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và có nhiều khu công nghiệp( KCN), cụm công nghiệp đang hoạt động. Khu vực phía Đông Nam với thành phố Thuận An là trung tâm được quy hoạch thành địa bàn phát triển công nghiệp tập trung lớn của tỉnh Bình Dương. Tại khu vực này nhiều khu công nghiệp đã được Chính Phủ cấp giấy phép đầu tư xây dựng và đã có nhiều nhà đầu tư xây dựng các Chi nhánh xí nghiệp trong khu công nghiệp này. Nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và sản xuất tại khu công nghiệp trên ngày càng lớn và tăng nhanh chóng. Khu vực TX.Thủ Dầu Một khi đó đang được cấp nước tại Chi nhánh nước Thủ Dầu Một, công suất 21.600 m3/ngày.đêm. Ở khu vực phía Đông Nam kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ, nhưng lúc này chưa có hệ thống cấp nước tập trung. Phần lớn nước sinh hoạt của người dân lấy từ các giếng đào, nước dùng cho các cơ sở sản xuất từ các giếng khoan với lưu lượng mỗi giếng từ 10-30m3/h. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm ở đây có trữ lượng rất nghèo nàn, mùa khô thường cạn kiệt, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân cũng như sự phát triển chung của khu vực. Trước những hiện trạng trên vấn đề quan tâm lúc này của lãnh đạo Tỉnh Bình Dương là nhanh chóng xây dựng một hệ thống cấp nước tập trung đáp ứng nhu cầu dùng nước sinh hoạt và cho các cơ sở sản xuất công nghiệp. Hệ thống cấp nước được xây dựng sẽ là động lực thúc đẩy cho sự phát triển chung của khu vực theo chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh. Vào năm 2000 Công Ty Cấp Thoát Nước Tỉnh Bình Dương tiến hành xây dựng Chi nhánh nước Dĩ An và vào ngày 17/08/2004 Chi nhánh Cấp Nước đầu tiên của BIWASE được thành lập đi đầu trong việc ứng dụng những công nghệ mới vào sản xuất, cung cấp nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt. 1.2.2. Khái Quát Về Chi Nhánh Cấp Nước Dĩ An Chi nhánh Cấp Nước Dĩ An được thành lập theo quyết định số : 684/QĐ- CNT ngày 17/8/2004 và hoạt động theo quyết định phê duyệt điều lệ doanh nghiệp số :707/QĐCNT ngày 23/08/2004 của Giám đốc Công Ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Môi Trường Bình Dương. Chi nhánh Cấp Nước Dĩ An là thành viên trực thuộc Công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Môi Trường Bình Dương. Chi nhánh chịu sự chỉ đạo, quản lý về mọi mặt của Công ty với sự giúp đỡ của các phòng, ban thuộc Công ty và các nghành kinh tế kĩ thuật. Tên chính thức: Chi nhánh Cấp Nước Dĩ An. Địa chỉ: 369B/1 khu phố 1A, phường An Phú, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương. 5
- Giám đốc xí nghiệp: Ông Mai Song Hào. Tel: +84-274-3714 289. 1.2.3. Quá trình phát triển - Năm 2003, Chi nhánh nước Dĩ An- giai đoạn 1 được đưa vào hoạt động và công suất thiết kế Q = 15.000 m³/ngày,đêm. Đến năm 2005, Chi nhánh đã đưa giai đoạn 2 vào hoạt động, cấp nước cho toàn khu vực với tổng công suất Q = 30.000 m³/ngày.đêm. - Ngày 17/08/2004 thành lập Xí nghiệp cấp nước Dĩ An trực thuộc Công ty Cấp Thoát Nước Bình Dương, là Xí nghiệp cấp nước đầu tiên của Công ty đi đầu trong việc ứng dụng những công nghệ mới vào sản xuất, cung cấp nước sạch, tự chủ trong điều hành sản xuất kinh doanh nhưng vẫn theo định hướng phát triển chung của công ty. - Ngày 28/2/2019, Xí nghiệp cấp nước Dĩ An được chuyển đổi thành Chi nhánh Cấp Nước Dĩ An cho phù hợp với cơ cấu tổ chức và qui mô hoạt động. 1.2.4. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Cấp Nước Dĩ An 1.2.5. Địa điểm xây dựng và nguồn tiếp nhận Địa điểm xây dựng 6
- Chi nhánh được xây dựng trên đường nối liền với tỉnh lộ 743, cách tỉnh lộ 90m, thuộc xã An Phú – Thuận An Bình Dương. - Đông Nam giáp với đất nông nghiệp. - Tây Nam giáp với đường tỉnh lộ 743. - Đông Bắc giáp với đất nông nghiệp. - Tây Bắc gắn liền với khu đất quy hoạch cho dự án Chi nhánh Nam Thủ Dầu Một. Diện tích để xây dựng Chi nhánh gồm giai đoạn 1 và giai đoạn 2 là 46.000 m². Diện tích xây dựng trạm bơm cấp I và các công trình phụ trợ khác là 5.000 m2. Nguồn tiếp nhận - Đặc tính của sông Đồng Nai: Sông Đồng Nai có nguồn nước được đánh giá là tốt nhất trong khu vực cả về lưu lượng và chất lượng. Nguồn nước cung cấp cho quá trình hoạt động của Chi nhánh từ sông Đồng Nai, trạm bơm cấp 1 được đặt tại Trạm bơm nước thô Tân Ba ngụ tại phường Thái Hòa, thị xã Tân Uyên, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cách Chi nhánh xử lí khoảng 4 km. Tổng lượng nước hằng năm khoảng 36,6 tỷ m³. Tại đây, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cho phép khai thác 4m/s để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. 1.2.6. Tình hình xử lí nước và hiện trạng môi trường tại Chi nhánh 1.2.6.1. Tình hình xử lí nước cấp tại Chi nhánh a)Sản phẩm và công suất Được thành lập vào ngày 17/08/2004, là Chi nhánh Cấp Nước đầu tiên của BIWASE đi đầu trong việc ứng dụng những công nghệ mới vào sản xuất, cung cấp nước sạch. Công suất cấp nước hiện tại là 290.000 m3/ngày đêm. 7
- b) Quy trình xử lí nước cấp GIAI ĐOẠN 1 Nguồn nước thô Châm Clo Trạm bơm cấp 1 Châm Vôi, PAC Bể trộn và bể phân chia lưu lượng Lắng Acelator Sân phơi bùn Bể thu Bể lọc nhanh nước rửa lọc Châm Clo Bể chứa Trạm bơm cấp 2 Ký hiệu: Đường nước Nguồn tiếp nhận Đường bùn Đường rửa lọc Đường hóa chất Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ quy trình xử lí nước cấp giai đoạn 1 8
- GIAI ĐOẠN 2 Nguồn nước thô Châm Clo Trạm bơm cấp 1 Châm Vôi, PAC Bể trộn và bể phân chia lưu lượng Bể phản ứng vách ngăn Sân phơi bùn Bể lắng ngang Bể thu Bể lọc nhanh nước rửa lọc Châm Clo Bể chứa Trạm bơm cấp 2 Ký hiệu: Đường nước Đường bùn Nguồn tiếp nhận Đường rửa lọc Đường hóa chất Hình 1.3 Sơ đồ công nghệ quy trình xử lí nước cấp giai đoạn 2 9
- Thuyết minh sơ đồ công nghệ: Nước thô tại trạm bơm sau khi được Clo hóa sơ bộ để hạn chế tảo, rong vi sinh vật phát triển, nhằm bảo vệ đường ống sau đó được trạm bơm cấp 1 bơm lên bể trộn. Tại bể trộn nước sẽ được châm thêm vôi, PAC và được trộn đều hóa chất keo tụ bằng thủy lực nhờ đó mà các hóa chất tan đều trong nước. Tiếp theo nước sẽ tự chảy sang bể phân chia lưu lượng và chia thành 2 dòng đi đến hai giai đoạn xử lý nước. Giai đoạn 1: Nước thô từ bể phân chia lưu lượng được đưa vào vùng phản ứng 1 của bể Accelator theo ống D500. Tại đây, dưới tác dụng của cánh khuấy nước và hóa chất được trộn đều giúp cho quá trình phản ứng diễn ra nhanh chóng. Ngoài ra các cánh khuấy có tác dụng như 1 tubin đẩy nước từ vùng phản ứng 1 sẽ đi lên vùng phản ứng 2. Tại vùng này, vận tốc nước giảm tạo điều kiện cho bông cặn được tiếp xúc nhau kết dính thành hạt có kích thước và trọng lượng lớn. Sau đó nước và cặn dưới tác dụng của tấm chắn hướng dòng chảy ngược xuống và vào vùng lắng, dưới tác dụng của trọng lực, các bông cặn lắng xuống đáy. Phần nước trong đi lên trên qua máng răng cưa theo dòng chảy vào bể lọc nhanh. Nước từ bể lắng đưa qua máng phân phối vào bể lọc nhanh, sau đó nước sẽ đi qua lớp vật liệu lọc, tại đây các bông cặn có kích thước nhỏ không lắng được sẽ được giữ lại ở lớp vật liệu lọc, nước sau lọc sẽ theo ống dẫn vào bể chứa. Bùn lắng ở đáy bể sẽ được hệ thống cào bùn tự động theo ống dẫn ra hệ thống mương thoát xuống sân phơi bùn. Nước từ bể lắng được các mương phân phối vào bể lọc, tại đây các bông cặn có kích thước nhỏ không lắng được sẽ được giữa lại ở lớp vật liệu lọc còn nước sau khi lọc sẽ được tập trung vào ống dẫn và được khử trùng bằng Clo trước khi vào bể chứa. Nước từ bể chứa sẽ được trạm bơm cấp 2 bơm ra mạng lưới phân phối đến nơi tiêu thụ. Giai đoạn 2: Nước thô từ bể phân chia lưu lượng được đưa vào bể phản ứng vách ngăn, dùng vách ngăn để tạo ra sự đổi chiều liên tục của dòng nước, dòng nước chuyển động theo hình ziczắc. Mỗi khi dòng nước đổi chiều chảy, giữa các lớp nước lại có sự thay đổi về tốc độ và tạo ra hiệu quả khuấy trộn. Các hạt cặn được vận chuyển lệch nhau sẽ dễ va chạm và kết dính với nhau tạo thành bông cặn. Nước sau khi vào bể phản ứng qua hệ thống phân phối vào bể lắng thì sẽ di chuyển theo chiều từ dưới lên theo các tấm lắng lamen (hoặc ống lắng) được thiết kế nghiêng 60°, trong quá trình di chuyển các cặn lắng (kết tủa hay bông lắng) sẽ va chạm vào nhau và bám vào bề mặt tấm lắng lamen. Khi các bông lắng kết dính với nhau trên bề mặt tấm lắng lamen đủ nặng và thắng được lực đẩy của dòng nước đang di chuyển lên thì bông kết tủa sẽ trượt xuống theo chiều ngược lại và rơi xuống đáy bể lắng. Nước sẽ được thu bằng máng thu trên 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty công trình đường thủy
52 p | 496 | 172
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam
89 p | 411 | 67
-
Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động marketing mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường Phát
93 p | 76 | 30
-
Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá công tác tuyển dụng nguồn nhân lực ở công ty TNHH Giáy Yuen Foong Yu
106 p | 30 | 19
-
Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao động tại Công ty TNHH Kỹ thuật cơ điện Khôi Việt Phát
80 p | 82 | 19
-
Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng Chánh Nghĩa
100 p | 36 | 18
-
Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Giáy Yuen Foong Yu
106 p | 44 | 17
-
Báo cáo tốt nghiệp: Khảo sát, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải tại Chi nhánh nước thải Dĩ An và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý
124 p | 37 | 16
-
Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing cho sản phẩm gỗ - ván ép của công ty TNHH Đào Bách
98 p | 43 | 15
-
Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá nhận thức về tác hại đối với môi trường của chất thải nhựa, cách xử lý chất thải nhựa của người dân ở khu dân cư và đề xuất biện pháp hiệu quả trong xử lý chất thải nhựa
66 p | 51 | 13
-
Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải các KCN trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
79 p | 36 | 13
-
Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá rủi ro sức khỏe do nhiệt tại tỉnh Bình Dương
70 p | 30 | 12
-
Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng an toàn và tác động đến sức khỏe người lao động tại cty sản xuất đồ Gia dụng Lập Giai
120 p | 40 | 12
-
Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá tác động và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường cho dự án khu nhà ở cao cấp Đỗ Gia (ruby castle) của công ty TNHH thương mại và tư vấn Ngọc Điền
81 p | 26 | 10
-
Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các khu công nghiệp huyện Long Thành bằng chỉ số NEMEROW và phân tích thành phần chính
66 p | 33 | 10
-
Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng an toàn và tác động đến sức khỏe người lao động trong sản xuất ghế sofa tại Công ty Nhân Hoàng
91 p | 35 | 10
-
Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi Nhánh Bình Dương
142 p | 29 | 10
-
Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện pháp quản lý rủi ro tại nông trường cao su Hội Nghĩa Bình Dương
70 p | 28 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn