BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CHO NGƯỜI DÂN<br />
BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA<br />
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY<br />
TS. Đỗ Thị Hiện<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đang diễn ra ở<br />
hầu hết các tỉnh thành phố trên cả nước với tốc độ ngày càng cao. Theo quy<br />
luật chung, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa sẽ dẫn đến<br />
việc hình thành các khu công nghiệp, khu đô thị và phát triển hệ thống cơ sở hạ<br />
tầng kinh tế - xã hội. Để có tiền đề về vị trí, đất đai phục vụ xây dựng các khu<br />
công nghiệp, khu đô thị và các công trình công cộng thì hằng năm Nhà nước<br />
tiến hành thu hồi một lượng lớn diện tích đất nông nghiệp giao cho chủ đầu tư<br />
để thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh, điều đó đã và đang làm nảy sinh<br />
nhiều vấn đề xã hội phức tạp, nhất là việc chăm lo, ổn định đời sống cho người<br />
dân sau khi đất bị thu hồi. Theo đó, bảo đảm việc làm, thu nhập và đời sống<br />
cho người dân sau khi bị thu hồi đất là vấn đề được quan tâm gần đây.<br />
Bài viết “Bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất<br />
trong quá trình công nghiệp hóa ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay” tập<br />
trung nghiên cứu một số quan điểm của Đảng về bảo đảm việc làm và đời sống<br />
cho người dân trong quá trình công nghiệp hóa, đồng thời nghiên cứu thực<br />
trạng và đưa ra một số giải pháp định hướng nhằm đảm bảo việc làm cho người<br />
dân bị thu hồi đất ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay.<br />
Từ khóa: chất lượng cuộc sống, người bị thu hồi đất, công nghiệp hóa,<br />
Đồng bằng sông Cửu Long<br />
<br />
<br />
1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo đảm chất lượng<br />
cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa<br />
Có thể thấy, hơn 30 năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã có những bước<br />
tiến vượt bậc, phần lớn người nghèo sống ở nông thôn nhờ đó đã cải thiện đời<br />
sống, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có tỷ lệ xóa đói, giảm<br />
nghèo với tốc độ cao nhất trên thế giới. Thành quả này có được một phần nhờ<br />
vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đại hội<br />
Đảng lần thứ VII (tháng 6/1991) chỉ rõ: Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn<br />
với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng<br />
<br />
<br />
<br />
Trường Đại học Hoa Sen.<br />
<br />
<br />
<br />
178<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế xã<br />
hội. Đại Hội Đảng IX (tháng 4/2001) đề ra nhiệm vụ đẩy nhanh công nghiệp<br />
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Trung ương ban hành Nghị quyết 5<br />
về “đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời kỳ<br />
2001-2010”.<br />
Đến Nghị quyết lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông<br />
nghiệp, nông dân, nông thôn, nhận định: nông thôn Việt Nam đã đạt được<br />
những thành tựu khá toàn diện và to lớn. Đồng thời cũng nhấn mạnh vị trí chiến<br />
lược của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa,<br />
hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đề cao vai trò chủ thể của nông dân<br />
và đề xuất xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại,<br />
bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả<br />
năng cạnh tranh cao. Nghị quyết cũng đặt chỉ tiêu, đến năm 2020, lao động<br />
nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào<br />
tạo đạt trên 50%, số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50% 1.<br />
Trong bối cảnh quá trình công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô<br />
thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước với tốc độ ngày càng cao<br />
dẫn đến việc hình thành các khu công nghiệp, khu đô thị và phát triển hệ thống<br />
cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Theo đó, Nhà nước tiến hành thu hồi một lượng<br />
lớn diện tích đất nông nghiệp giao cho chủ đầu tư để thực hiện các dự án sản<br />
xuất kinh doanh, điều đó: “đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức<br />
tạp, nhất là việc chăm lo, ổn định đời sống cho người dân sau khi đất bị thu<br />
hồi” 2. Bảo đảm việc làm, thu nhập và đời sống cho người dân sau khi bị thu hồi<br />
đất là vấn đề được quan tâm trong những năm gần đây. Để bảo đảm việc làm và<br />
đời sống cho người dân bị thu hồi đất cần dựa trên các quan điểm sau:<br />
Một là, thu hồi đất phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là rất cần<br />
thiết, người bị thu hồi là người có đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội.<br />
Đất nông nghiệp là tài sản quý giá nhất, nguồn lực quyết định để người<br />
nông dân tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong<br />
nhiều năm, Đảng và Nhà nước đã có những nỗ lực hỗ trợ nông dân tiếp cận<br />
<br />
<br />
1<br />
Đảng cộng sảnViệt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương<br />
khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.121-126<br />
2<br />
Lưu Song Hà (2009), Điều tra điểm tâm lý nông dân bị thu hồi đất làm khu công nghiệp,<br />
Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, tr.22<br />
<br />
<br />
179<br />
quyền sử dụng đất đai và vấn đề bảo hộ nông dân giữ quyền sử dụng đất cả với<br />
tư cách tư liệu sản xuất, lẫn tư cách tài sản 1. Khác với các tư liệu khác, sức sản<br />
xuất của đất đai có thể không bị suy giảm cùng với thời gian nếu con người biết<br />
cách khai thác và sử dụng hợp lý. Đảm bảo an ninh lương thực là cần thiết cho<br />
sự phát triển bền vững, song, đảm bảo an ninh lương thực bằng cách giữ<br />
nguyên diện tích đất nông nghiệp vốn có là không hợp lý vì chúng ta có thể lợi<br />
dụng sức sản xuất không có hạn của đất và tận dụng sức mạnh của khoa học -<br />
công nghệ để thực hiện mục tiêu này với một số lượng diện tích đất nông<br />
nghiệp ít hơn. Với biện pháp này, có thể chuyển một phần diện tích đất nông<br />
nghiệp sang phục vụ phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch… là<br />
những lĩnh vực tạo ra được nhiều việc làm hơn hàng chục lần so với đất để làm<br />
nông nghiệp và cũng đem lại thu nhập cao hơn, ổn định hơn cho người lao<br />
động. Đây cũng là phương thức phổ biến mà các quốc gia phát triển trên thế<br />
giới thực hiện.<br />
Người bị thu hồi đất là những người bị mất tư liệu sản xuất chính đã gắn<br />
bó với nhiều thế hệ trong gia đình họ, do vậy cần nhìn nhận đây là những người<br />
đóng góp trực tiếp vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cho<br />
nên, ngoài bồi thường về giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản trên đất đúng<br />
theo quy định và phù hợp với thực tiễn từng địa phương, cần tiếp tục tập trung<br />
các nguồn lực của nhà nước và xã hội để thực hiện các chính sách cho người<br />
dân thuộc diện thu hồi đất có việc làm, có thu nhập ổn định và đảm bảo điều<br />
kiện sống tốt hơn.<br />
Việc thu hồi đất liên quan đến nhiều mối quan hệ lợi ích, có thể khái quát<br />
thành lợi ích xã hội, lợi ích của người dân và lợi ích của các đơn vị sử dụng đất<br />
thu hồi. Trong đó, về phía xã hội, thu hồi đất sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu<br />
<br />
<br />
1<br />
Chính sách đất nông nghiệp hiện nay ở nước ta là kết quả của quá trình xây dựng trên quan<br />
điểm đổi mới trong một thời gian dài. Khởi điểm của quá trình đổi mới đó là Nghị quyết 10 của Bộ<br />
Chính trị năm 1988 về giao quyền tự chủ cho hộ nông dân, Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban<br />
Chấp hành Trung ương (khóa VI) tháng 11-1988 về giao đất cho hộ nông dân. Cụ thể hóa các chủ<br />
trương của Đảng, Nhà nước đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp lý xác định chế độ, chính<br />
sách đối với đất nông nghiệp, trong đó nổi bật là Luật Đất đai ban hành năm 1993 (được liên tục sửa<br />
đổi vào các năm sau này, nhất là Luật Đất đai sửa đổi năm 2003), Luật Thuế chuyển quyền sử dụng<br />
đất (năm 1999), Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp (năm 2000, thay cho thuế nông nghiệp)... Nội<br />
dung cơ bản của chính sách đất nông nghiệp của Nhà nước Việt Nam hiện nay thể hiện qua chế độ sở<br />
hữu đất nông nghiệp, chính sách giá đất của Nhà nước, chính sách tích tụ và tập trung đất nông<br />
nghiệp, chính sách thuế đất nông nghiệp và chính sách bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp.<br />
<br />
<br />
<br />
180<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
kinh tế, cơ cấu lao động, về phía đơn vị sử dụng đất để xây dựng kết cấu hạ<br />
tầng kinh tế xã hội, các công trình công cộng và lợi ích quốc gia, có thể là các<br />
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận, về phía người dân thì họ<br />
bị mất việc làm truyền thống, cuộc sống hiện tại bị xáo động. Như vậy, người<br />
nông dân vừa là người đóng góp và đồng thời lại là đối tượng ở vào vị thế yếu<br />
trong giao dịch đất nông nghiệp 1. Do vậy, thu hồi đất có thể nhanh hoặc chậm<br />
nhưng hệ quả lâu dài thành công hay thất bại phụ thuộc vào việc giải quyết hài<br />
hòa, hợp lý các mối quan hệ lợi ích này, phải chú trọng đến lợi ích của người<br />
dân. Cần tuân thủ nguyên tắc thị trường trong thu hồi đất đảm bảo sự công<br />
khai, minh bạch, ngang giá và bình đẳng đối với người dân trong thực hiện<br />
chính sách đền bù, giải tỏa, tạo việc làm ổn định cho người dân - những người<br />
có đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.<br />
Hai là, bảo đảm việc làm, thu nhập và đời sống cho người có đất bị thu<br />
hồi phải được ưu tiên hàng đầu trong thu hồi đất.<br />
Đây là quan điểm thể hiện tôn chỉ và mục đích: “do dân và vì dân”. Công<br />
nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa là rất cần thiết song không vì thế mà hy<br />
sinh lợi ích của hàng chục triệu nông dân. Thực tế, quá trình chuyển đổi kinh tế<br />
đã tác động nhiều mặt lên mọi mặt của đời sống xã hội và xuất hiện những kết<br />
quả không mong muốn là tất yếu. Trong đó, có việc một bộ phận cư dân bị “tụt<br />
hậu” và bị mất mát do những thay đổi trong cơ cấu kinh tế mới tạo ra mà chủ<br />
yếu lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đó là hiện tượng “nghèo đói trong tiến<br />
trình phát triển” 2. Giai đoạn hiện nay, khi mà nghèo đói đã trở thành vấn đề cơ<br />
<br />
1<br />
Xem Trần Thị Minh Châu, Chính sách đất nông nghiệp ở Việt Nam,<br />
www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi: người nông dân chỉ được sử dụng đất nông<br />
nghiệp vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Do mức sinh lợi của ngành nông nghiệp thấp nên giá trị<br />
chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thành tiền không lớn, không khuyến khích người nông dân<br />
chuyển quyền sử dụng này cho người khác; Nhà nước toàn quyền quy hoạch và thu hồi đất nông<br />
nghiệp để chuyển thành đất đô thị hoặc đất kinh doanh mà nông dân không có quyền thỏa thuận giá<br />
đất bị thu hồi, cũng như không có quyền phản đối hoặc đòi hỏi đền bù thỏa đáng quyền lợi của mình.<br />
Trường hợp đất thu hồi để làm các công trình công cộng như đường sá, công trình thủy lợi... thì<br />
không có mặt bằng giá mới nên người nông dân không cảm nhận được thiệt thòi của họ. Trường hợp<br />
Nhà nước thu hồi đất để chuyển thành khu đô thị theo cách giao cho các doanh nghiệp đầu tư kết cấu<br />
hạ tầng rồi bán nền, bán nhà... sẽ làm xuất hiện mặt bằng giá quyền sử dụng đất phi nông nghiệp,<br />
thường cao hơn giá đất nông nghiệp nhiều lần; thời hạn giao đất nông nghiệp cho nông dân theo quy<br />
định của pháp luật hiện hành là quá ngắn (50 năm với đất trồng cây lâu năm, 20 năm với đất còn lại)<br />
so với thời hạn giao đất phi nông nghiệp. Hạn mức diện tích đất giao khá thấp.<br />
2<br />
Trung tâm khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, Vấn đề nghèo đói trong nền kinh tế thị<br />
trường ở Việt Nam hiện nay, Số 3-2002, tr.30<br />
<br />
<br />
181<br />
bản của phát triển xã hội và phát triển con người và quan niệm về đói nghèo đã<br />
không còn giới hạn ở những chỉ số về thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình mà<br />
còn mở rộng sang các chỉ số phi thu nhập khác. Đói nghèo, theo đó là một<br />
thách thức trên con đường phát triển, là một trở ngại để thực hiện hóa mục tiêu<br />
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.<br />
Do vậy, nhất thiết cùng với quá trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế phải<br />
tiến hành công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, tránh sự<br />
phân hóa giàu nghèo quá giới hạn cho phép. Quan điểm của Đảng rất rõ là: “kết<br />
hợp chặt chẽ các vẫn đề kinh tế và xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện<br />
đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo,<br />
ổn định xã hội và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của<br />
người nông dân nông thôn…” 1. Đảm bảo việc làm cho người dân bị thu hồi đất<br />
là ưu tiên hàng đầu.<br />
Ba là, đảm bảo việc làm, thu nhập và đời sống cho người dân bị thu hồi<br />
đất là trách nhiệm của toàn xã hội.<br />
Trên quan điểm “giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là<br />
nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trước hết phải khơi dậy tinh<br />
thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân..” 2, thì việc đảm<br />
bảo việc làm, thu nhập cho người dân bị thu hồi đất đời hỏi sự lãnh đạo của các<br />
cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp trong việc thực hiện phương<br />
án đền bù, đề án dạy nghề, tạo việc làm cho người dân, thực hiện cong khai,<br />
minh bạch về quy hoạch, giá cả, có cơ chế tham gia giám sát của người dân…<br />
đây là việc làm khó khăn, phức tạp cần được nhận thức đầy đủ, đúng đắn của<br />
toàn xã hội tránh xảy ra tiêu cực, tham nhũng và tình trạng khiếu kiện kéo dài.<br />
<br />
<br />
2. Thực trạng và một số giải pháp bảo đảm chất lượng cuộc sống cho<br />
người dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa ở Đồng bằng<br />
sông cửu Long<br />
2.1. Thực trạng<br />
ĐBSCL 3 là một trong 8 vùng kinh tế quan trọng, chiếm 12% diện tích đất<br />
<br />
1<br />
Đảng cộng sảnViệt Nam (2003), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCH TW khoa IX<br />
2<br />
Đảng cộng sảnViệt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH TW khóa X<br />
3<br />
ĐBSCL nằm ở phần cuối của bán đảo Đông Dương, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm<br />
phía Nam nên vùng có mối quan hệ hai chiều rất chặt chẽ và quan trọng. Nằm giáp với Campuchia và<br />
<br />
<br />
<br />
182<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
tự nhiên, 32% diện tích đất nông nghiệp cả nước; nổi tiếng là châu thổ lớn và<br />
phì nhiêu vào bậc nhất không những của Việt Nam mà của cả Đông Nam Á.<br />
Đây là vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo, trái cây nhiệt đới, thủy sản lớn nhất<br />
của Việt Nam. Đặc biệt trong 30 năm đổi mới, sản xuất lúa gạo, rau quả và nuôi<br />
trồng thủy sản đã phát triển rất đáng kể, đóng góp quan trọng vào mục tiêu an<br />
toàn lương thực và xuất khẩu của cả nước.<br />
Những năm gần đây, nhằm đáp ứng yêu cầu tốc độ đô thị hóa, ở ĐBSCL,<br />
Nhà nước tiến hành thu hồi đất nông nghiệp, đất ở... phục vụ nhu cầu xây dựng<br />
các khu công nghiệp, chế xuất và đô thị. Theo đó, ở tất cả các tỉnh trong khu<br />
vực ĐBSCL đều có hàng loạt các dự án công nghiệp, đô thị xây dựng trên cơ sở<br />
thu hồi đất nông nghiệp. Chẳng hạn, trên địa bàn TP Cần Thơ hiện nay có hơn<br />
5.752ha đất thuộc 66 đồ án qui hoạch xây dựng đang triển khai thực hiện, làm<br />
cơ sở để lập các dự án đầu tư. Về dự án đầu tư đã có 85 dự án được chấp thuận<br />
chủ trương đầu tư với tổng diện tích hơn 2.600ha. Trong đó có 28 dự án có<br />
quyết định giao đất với diện tích 652ha, 33 dự án đang triển khai nhưng chưa<br />
có quyết định thu hồi và giao đất với diện tích 1355ha, … Tại An Giang , năm<br />
2006, trên địa bàn tỉnh bao gồm TP Long Xuyên và các huyện thị đã có 3.450ha<br />
đất đô thị hoá, đến nay mức đô thị hoá đã lên 4.950ha. ở Vĩnh Long, Đồng<br />
tháp, Tiền Giang… đều có hàng ngàn ha đất nông nghiệp bị thu hồi phục vụ<br />
quá trình công nghiệp hóa, đo thị hóa.<br />
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp chuyển dịch cơ cấu kinh<br />
tế trong quá trình CNH, HÐH đất nước. Tuy nhiên, từ đây cũng nảy sinh nhiều<br />
vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc ở địa phương, nhất là việc làm của lao động<br />
nông thôn sau khi bị thu hồi đất.<br />
Theo đánh giá chung, có 25-30% số lao động sau thu hồi đất không có<br />
việc làm hoặc việc làm không ổn định. Có tỉnh hàng chục nghìn lao động mất<br />
việc làm. Chính điều này đã ảnh hưởng đến thu nhập và chất lượng cuộc sống<br />
<br />
cùng chung sông Mê Kông là điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trên bán đảo. Nằm ở vùng tận<br />
cùng Tây Nam của Tổ quốc có bờ biển dài 73,2 km và nhiều đảo, quần đảo như Thổ Chu, Phú Quốc<br />
là vùng đặc quyền kinh tế giáp biển Đông và vịnh Thái Lan. Vùng nằm trong khu vực có đường giao<br />
thông hàng hải và hàng không quốc tế giữa Nam á và Đông Nam á cũng như với châu úc và các quần<br />
đảo khác trong Thái Bình Dương. Vị trí này rất quan trọng trong giao lưu quốc tế. Theo kết quả điều<br />
tra dân số ngày 01/04/2011, dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 17.325.167 người, chiếm<br />
19,8% dân số cả nước. Tỷ lệ tăng dân số bình quân 1999-2009 là 0,6%. Đây là vùng đất hội cư của<br />
nhiều tộc người, trong đó chủ yếu là người Việt (90%), người Khơme (6%), người Hoa (2%), còn lại<br />
là người Chăm. Họ cùng chung sống và phát triển các loại hình hoạt động kinh tế.<br />
<br />
<br />
183<br />
của người dân. Cùng với thất nghiệp hoặc việc làm không ổn định là nguy cơ<br />
đói nghèo, thất học, tệ nạn xã hội… gia tăng.<br />
Một vấn đề nữa là khi đẩy mạnh CNH nông nghiệp nông thôn thì nhờ<br />
khoa học công nghệ, sản lượng lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long<br />
(ĐBSCL) tăng lên nhanh chóng, không chỉ rút ngắn thời gian thu hoạch mà còn<br />
tiết kiệm sức lao động cho nông dân. Trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính<br />
trong nông nghiệp ĐBSCL. Năm 2013, cánh đồng mẫu lớn phát triển được<br />
76.000 Ha. Giá thành sản xuất lúa đông xuân 3.616 đ/kg, hè thu 4.142 đ/hg.<br />
Sản lượng lúa của đồng bằng đạt 24,35 triệu tấn (tăng gấp 4 lần trong suốt 30<br />
năm đổi mới). Xuất khẩu gạo Việt Nam chiếm 20% thị phần thế giới hàng năm.<br />
Đến nay Đồng bằng sông Cửu Long đã cơ giới hóa khâu làm đất đạt 80%, tuốt<br />
lúa 95%, xay xát 95%, cả khu vực có 12.234 máy gặt lúa (8.698 máy gặt đập<br />
liên hợp) giúp cho diện tích thu hoạch lúa bằng máy đạt 56% diện tích. Có trên<br />
10.000 máy sấy lúa, chủ động sấy 42% diện tích lúa hè thu 1. Tuy nhiên, khi cái<br />
gì cũng cơ giới hóa hết, thành ra những người không có tư liệu sản xuất, không<br />
trình độ bị thất nghiệp. Trên những cánh đồng khắp các tỉnh ĐBSCL chỉ còn<br />
những nông dân trên tuổi tứ tuần, hầu hết thanh niên đến tuổi lao động đều rời<br />
quê tìm đến các thành phố lớn để làm thuê. Nhiều xã trong khu vực có đến hơn<br />
30% dân lao động nghèo đi Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh… làm thuê. Điều<br />
đáng buồn là nghèo quá nên cũng có chừng 30% con em bỏ học theo cha mẹ đi<br />
làm ăn xa hoặc lao động trước tuổi 2. Một nghịch lý là trong khi tốc độ phát<br />
triển lúa gạo không ngừng gia tăng, 10 triệu đ/ha (đông xuân), 2,4 triệu đ/ha<br />
(hè thu), 6,3 triệu đ/ha (thu đông) thì thu nhập bình quân / nông hộ /năm thấp.<br />
Tình trạng này vẫn đang có xu hướng tăng lên 3.<br />
Nguyên nhân phổ biến dẫn tới người nông dân phải chuyển nghề và tìm<br />
kiếm việc làm mới là do không đáp ứng được yêu cầu về tay nghề, nhiều địa<br />
bàn có tới hàng nghìn lao động mất việc làm nhưng chỉ có số ít người đã qua<br />
đào tạo nghề. Lao động nông nghiệp qua đào tạo còn rất thấp (3,6%). Hơn nữa,<br />
số người lao động quá tuổi tuyển dụng (trên 35 tuổi), độ tuổi khó thích nghi với<br />
môi trường lao động mới chiếm tỷ lệ cao. Mặt khác, ở các vùng chuyển đổi đất,<br />
nhận thức của người lao động còn ỷ lại vào chính sách hỗ trợ tiền đền bù của<br />
<br />
1<br />
http://iasvn.org/homepage/Cong-nghiep-hoa,-hien-dai-hoa-nong-nghiep,-nong-thon-Dong-<br />
bang-song-Cuu-Long-%E2%80%93-30-nam-nhin-lai<br />
2<br />
http://congly.vn/phong-su/dong-bang-song-cuu-long-cong-nghiep-hoa-hay-that-nghiep-hoa<br />
3<br />
http://nhandan.com.vn/bandoc/item/8811502<br />
<br />
<br />
<br />
184<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhà nước mà chưa tự mình tìm kiếm việc làm, trong khi đó, việc tổ chức, chỉ<br />
đạo, tuyên truyền hướng dẫn cho người lao động ở các địa phương còn hạn chế.<br />
Bên cạnh những mặt tích cực từ quá trình đô thị hóa, cũng nảy sinh nhiều vấn<br />
đề phức tạp. Một bộ phận nông dân do không đủ đất sản xuất, thất nghiệp,<br />
khiến đời sống ngày càng khó khăn... Bên cạnh một số hộ gia đình giàu lên nhờ<br />
đền bù đất thì cũng không ít gia đình lâm vào cảnh "trắng tay". Hầu hết các gia<br />
đình sử dụng tiền đền bù vào việc mua sắm các phương tiện cho sinh hoạt như<br />
mua ti-vi, xe máy và xây nhà... thậm chí có gia đình còn cho con cái ăn chơi<br />
tiêu xài dẫn đến tệ nạn xã hội trong khu vực nông thôn ngày càng gia tăng. Qua<br />
điều tra cho thấy, thu nhập bình quân đầu người của các hộ nông dân bị thu hồi<br />
đất vừa qua chỉ có khoảng10% hộ thu nhập tăng, còn hơn 80% giảm so với<br />
trước.<br />
Những năm qua, Chính phủ đã có chính sách ưu tiên giải quyết việc làm<br />
cho người dân có đất bị thu hồi, nhưng thực tế chưa đáp ứng nhu cầu. Phần lớn<br />
nông dân trong vùng quy hoạch đều bị động khi phải chuyển đổi mục đích đất<br />
sản xuất. Trong khi đó, khả năng thu hút lao động vào các khu công nghiệp còn<br />
thấp, chưa đến 35% tổng số lao động đang làm việc ở nông thôn. Ðó là chưa kể<br />
một lượng lớn lao động không đáp ứng yêu cầu về tay nghề. Nhiều địa phương<br />
có tới hàng nghìn lao động bị mất việc làm nhưng số người đã qua đào tạo còn<br />
rất ít.<br />
Rõ ràng, việc công nghiệp hóa ruộng đồng đã thúc đẩy nền kinh tế nông<br />
nghiệp nhảy vọt nhanh chóng là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, chính<br />
những nấc thang mới này đã “cướp” mất việc của một bộ phận không nhỏ lao<br />
động chân tay. Đã đến lúc “thay áo” mới cho nông nghiệp để phù hợp với cơ<br />
chế thị trường nhằm giải quyết hợp lý số lượng lao động dư thừa và nâng tầm<br />
sản xuất cho nông dân có điều kiện phát triển. Tạo việc làm ổn định, nâng cao<br />
thu nhập là yêu cầu cần thiết để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân<br />
sau khi bị thu hồi đất.<br />
2.2. Một số giải pháp<br />
Từ thực trạng nêu trên, để đảm bảo chất lượng cuộc sống, giải quyết tốt<br />
vấn đề việc làm, thu nhập và cho người dân sau khi bị thu hồi đất ở ĐBSCL,<br />
bên cạnh việc nhận thức đúng và đầy đủ về tình trạng nông dân không đất từ<br />
các cấp trung ương, bộ ngành đến các địa phương, nhà đầu tư và người dân cần<br />
thiết phải có những chỉ đạo kịp thời, cụ thể và khẩn trương để cụ thể hóa quan<br />
<br />
<br />
<br />
185<br />
điểm, Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước thành các chương trình, kế<br />
hoạch triển khai thực hiện. Đặc biệt, cần có các Chương trình đột phá từ tư duy<br />
đến chính sách; từ bố trí cán bộ đến điều hành, tổ chức thực hiện phải đạt được<br />
yêu cầu đột phá, thể hiện có sự phối hợp, gắn kết giữa các lĩnh vực, các ngành<br />
một cách đúng hướng, hiệu quả từ trước, trong và sau hiện thực thu hồi đất.<br />
Về quy hoạch, kế hoạch<br />
Tại vùng đồng bằng Sông Cửu Long có đến 111 khu, cụm công nghiệp.<br />
Trong số này chỉ có 5 khu họat động có hiệu quả. Tình trạng giải toả đất làm<br />
khu công nghiệp rồi bỏ trống và hậu quả mà người dân gánh chịu diễn ra phổ<br />
biến. Do vậy, cần tích cực rà soát xử lý các dự án treo. Tích cực tuyên truyền<br />
cho người dân, hạn chế người dân bán ruộng, bán đất cho các chủ đầu tư theo<br />
hình thức “tự thoả thuận” để rồi dần dần theo cuộc sống “đô thị hoá nửa mùa”,<br />
bằng nghề chạy xe ôm, làm ăn công, làm hồ ở các dự án.<br />
Gắn quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển các khu<br />
công nghiệp, khu đô thị, quy hoạch sử dụng đất với kế hoạch giải quyết việc<br />
làm và đào tạo nghề. Việc triển khai thu hồi đất gắn với tuyên truyền về các<br />
khâu học nghề, chuyển nghề và tự tạo việc làm của người dân, trước hết là cho<br />
lớp thanh niên tại chỗ, có kế hoạch đào tạo họ cho phù hợp với nghề và cơ cấu<br />
lao động của doanh nghiệp đồng thời phối hợp tốt giữa các cấp ban, ngành,<br />
đoàn thể và tổ chức xã hội để nắm bắt nhu cầu tuyển dụng và thông tin về thị<br />
trường lao động, có kế hoạch ưu tiên sử dụng lao động địa phương.<br />
Về nâng cao chất lượng lao động nông thôn và tạo việc làm cho lao động<br />
nông thôn<br />
Giáo dục và đào tạo giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững<br />
của đất nước, đối với lao động nông thôn, việc phát triển đào tạo nghề sẽ góp<br />
phần quan trọng trong việc tạo việc làm và tìm kiếm việc làm mới khi bị thu<br />
hồi đất. Việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn và tạo việc làm cho lao<br />
động nông thôn cần được chủ trọng. và được xác định: “là sự nghiệp của Đảng,<br />
Nhà nước, của các cấp, các ngành và toàn xã hội” 1. Do vậy, tăng cường công<br />
tác giáo dục, khuyến khích các phong trào học tập để thanh niên đến tuổi lao<br />
động có dủ trình độ văn hóa tự tìm kiếm việc làm ngoài nông nghiệp, mở rộng<br />
<br />
<br />
1<br />
Thủ tướng chính phủ (27/11/2009), Quyết dịnh phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động<br />
nông thôn đến năm 2020, số 1956/QĐ-Ttg.<br />
<br />
<br />
<br />
186<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
nâng cao chất lượng dạy nghề, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, xã hội<br />
hóa các hoạt động dạy nghề…<br />
Về tạo cơ chế chính sách kinh tế - xã hội đối với lao động lớn tuổi, lao<br />
động nữ.<br />
Lao động lớn tuổi (trên 35) và lao động nữ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số<br />
lao động bị thu hồi đất ở nước ta hiện nay, trong khi đó khả năng tự chuyển đổi<br />
nghề nghiệp của nhóm này lại thấp. Họ chỉ có thể tham gia vào phân mảng thị<br />
trường lao động phổ thông hoặc tư tạo việc làm trong lĩnh vực dịch vụ, thương<br />
mại và đời sống. Do vậy, cần có cơ chế chính sách kinh tế - xã hội đối với<br />
nhóm này. Một mặt, phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, nghề phi<br />
nông nghiêp. Ở nông thôn, đầu tư cơ sở hạ tầng ở nông thôn và cho vay vốn ưu<br />
đãi để tự họ tổ chức các hoạt động dịch vụ nhỏ lẻ phù hợp.<br />
Ưu tiên những sáng kiến mới phát triển nông thôn<br />
Đây là giải pháp mang tính lâu dài và thường xuyên. Để giải quyết vấn<br />
đề việc làm và nâng cao thu nhập cho người nông dân sau khi bị thu hồi đất cần<br />
có sự hợp tác mạnh mẽ hơn và ưu tiên những sáng kiến mới ở các cấp độ (đặc<br />
biệt chú ý các sáng kiến cụ thể, phù hợp ở ngay tại địa phương) về phát triển<br />
nông thôn và giảm nghèo. Các sáng kiến ấy hướng đến và có thể được tiến hành<br />
như “một cuộc cách mạng trong nông nghiệp” nhằm thu hẹp khoảng cách về<br />
năng suất khi mà người nông dân đã bị giảm diện tích sản xuất thì cần tăng vụ;<br />
phổ biến các công nghệ sau thu hoạch nhằm giảm thiểu thất thoát sản lượng;<br />
tăng cường quảng bá và đưa vào sử dụng các giống năng suất cao; có khả năng<br />
chống sâu bệnh tốt; có thể tận dụng các nguồn gien chưa được khai thác;…<br />
<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Công nghiệp hóa hiện đại hóa là con đường tất yếu để phát triển kinh tế<br />
nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Việc chuyển một phần nguồn<br />
lực đất đai từ mục đích sản xuất nông nghiệp sang phục vụ các ngành công<br />
nghiệp và dịch vụ là cần thiết. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến việc hàng<br />
triệu lao động nông thôn ở ĐBSCL không còn đất sản xuất, mất hoặc thiếu việc<br />
làm, đời sống khó khăn. Đảm bảo việc làm cho người dân bị thu hồi đất ở<br />
ĐBSCL là yêu cần bức thiết, làm tốt vấn đề này sẽ góp phần thực hiện “Gắn kết<br />
chặt chẽ chính sach kinh tế với chính sách xã hội, phát triển kinh tế với nâng<br />
<br />
<br />
<br />
187<br />
cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đảm bảo để nhân dân được hưởng thụ<br />
tốt hơn thfnh quả của công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế” 1.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCH<br />
TW khoa IX<br />
2. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc<br />
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nôi.<br />
3. Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH<br />
TW khóa X<br />
4. Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban<br />
chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội<br />
5. http://congly.vn/phong-su/dong-bang-song-cuu-long-cong-nghiep-hoa-<br />
hay-that-nghiep-hoa<br />
6. http://iasvn.org/homepage/Cong-nghiep-hoa,-hien-dai-hoa-nong-nghiep,-<br />
nong-thon-Dong-bang-song-Cuu-Long-%E2%80%93-30-nam-nhin-lai<br />
7. http://nhandan.com.vn/bandoc/item/8811502<br />
8. Lưu Song Hà (2009), Điều tra điểm tâm lý nông dân bị thu hồi đất làm<br />
khu công nghiệp, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.<br />
9. Thủ tướng chính phủ (27/11/2009), Quyết dịnh phê duyệt đề án đào tạo<br />
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, số 1956/QĐ-Ttg.<br />
10. Trung tâm khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, Vấn đề nghèo đói<br />
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Số 3-2002.<br />
11. www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Đảng cộng sảnViệt Nam (2016), Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, Hà<br />
Nôi, tr.136<br />
<br />
<br />
<br />
188<br />