Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2019-2020 có đáp án
lượt xem 6
download
Luyện tập với Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2019-2020 có đáp án có đáp án giúp các bạn hệ thống kiến thức đã học, làm quen với cấu trúc đề thi học kì 2, đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề giúp bạn tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2019-2020 có đáp án
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2019-2020
1. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 - Trường THCS Đức Giang
I. TRẮC NGHIỆM (7điểm): Tô vào phiếu bài làm phương án mà em chọn:
Câu 1. Hậu quả dẫn đến từ sự gia tăng dân số quá nhanh là:
A. trẻ được hưởng các điều kiện để học hành tốt hơn.
B. nguồn tài nguyên ít bị khai thác hơn.
C. thiếu lương thực, thiếu nơi ở, trường học và bệnh viện.
D. điều kiện sống của người dân được nâng cao hơn.
Câu 2. Những loài cây thường sống dưới tán cây khác, trong nhà thuộc nhóm cây
A. ưa khô. B. ưa sáng. C. ưa ẩm. D. ưa bóng.
Câu 3. Hai hình thức quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật khác loài là:
A. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế B. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch
C. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ quần tụ D. Quan hệ đối địch và quan hệ ức chế
Câu 4. Ví dụ dưới đây biểu hiện quan hệ đối địch là:
A. Sự tranh ăn cỏ của các con bò trên đồng cỏ. B. Tảo và nấm sống với nhau tạo thành địa y
C. Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu D. Cáo đuổi bắt gà
Câu 5. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Các cá thể chuột cùng sống trên một đồng lúa. B. Các cây xanh trong một khu rừng.
C. Các động vật cùng sống trên một đồng cỏ. D. Các con cá sống trong Hồ Tây.
Câu 6. Chọn từ phù hợp trong số những từ cho sẵn và điền vào chỗ trống trong câu sau: “ Ngoài việc gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác, tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển, ô nhiễm môi trường còn góp phần làm………..các hệ sinh thái, môi trường sống của con người và sinh vật.”
A. phát triển B. ổn định C. suy thoái D. cân bằng
Câu 7. Con người bắt đầu chăn thả gia súc và trồng trọt ở giai đoạn nào dưới đây?
A. Xã hội nông nghiệp B. Thời kì nguyên thuỷ
C. Xã hội công nghiệp D. Khai thác khoáng sản và đốt rừng
Câu 8. Tập hợp những sinh vật nào sau đây được gọi là quần thể sinh vật?
A. Các cây hoa hồng, hoa huệ trong công viên B. Các cá thể ong, bướm … trong rừng
C. Các cá thể chuột sống ở hai cánh đồng D. Đàn trâu ăn cỏ trên cánh đồng
Câu 9. Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi:
A. xảy ra sự cạnh tranh gay gắt trong quần thể. B. nguồn thức dồi dào và nơi ở rộng rãi.
C. xuất hiện nhiều kẻ thù trong môi trường sống. D. dich bệnh lan tràn.
Câu 10. Cách sống của con người trong thời kì nguyên thuỷ là:
A. Săn bắt động vật hoang dã B. Săn bắt động vật và hái lượm
C. Đốt rừng và chăn thả gia súc D. Khai thác khoáng sản và đốt rừng
Câu 11. Xã hội loài người đã trải qua các giai đoạn phát triển, lần lượt theo thứ tự là:
A. Thời kì nguyên thuỷ, xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp
B. Xã hội nông nghiệp, thời kì nguyên thuỷ, xã hội công nghiệp
C. Thời kì nguyên thuỷ, xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp
D. Xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp, thời kì nguyên thuỷ,
Câu 12. Vi khuẩn và tảo trong địa y có mối quan hệ:
A. Cạnh tranh B. Kí sinh C. Cộng sinh D. Hội sinh
Câu 13. Các khí thải trong không khí chủ yếu có nguồn gốc từ:
A. Quá trình phân giải xác hữu cơ của vi khuẩn B. Quá trình đốt cháy các nhiên liệu
C. Hoạt động quang hợp của cây xanh D. Hoạt động hô hấp của động vật và con người
Câu 14. Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào thể hiện mối quan hệ cùng loài?
A. Cáo ăn thỏ B. Nhạn biển và cò làm tổ tập đoàn
C. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông D. Chim ăn sâu
Câu 15. Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa khô?
A. Thằn lằn, lạc đà, chuột nhảy B. Ốc sên, ếch, giun đất
C. Ếch, lạc đà, giun đất D. Thằn lằn, lạc đà, ốc sên
Câu 16. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là gì?
1.Các khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
2. Hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học
3. Các chất phóng xạ
4. Các chất thải rắn
5. Các chất thải do hoạt động xây dựng( vôi, cát, đất, đá…)
6. Ô nhiễm do sinh vật gây ra
7. Các chất độc hại sinh ra trong chiến tranh
A. 1, 2, 3, 4, 6 B. 1,3, 4, 6, 7 C. 2, 3, 4, 5, 7 D. 1, 2, 3, 5, 6
Câu 17. Sinh vật tiêu thụ bao gồm:
A. Động vật ăn thịt và cây xanh B. Vi khuẩn, nấm và động vật ăn cỏ
C. Vi khuẩn và cây xanh D. Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt
Câu 18. Tập hợp sinh vật dưới đây không phải là quần thể sinh vật tự nhiên:
A. Các con sói trong một khu rừng B. Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông
C. Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi D. Các con ong mật trong một vườn hoa
Câu 19. Mối quan hệ cộng sinh là sự hợp tác
A. cùng có lợi giữa các loài sinh vật.
B. giữa các loài cùng nhau kiếm ăn và chống kẻ thù.
C. giữa 2 loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn một bên không có lợi cũng không có hại.
D. cùng hỗ trợ nhau giữa các sinh vật cùng loài.
Câu 20. Trong một hệ sinh thái, cây xanh là:
A. Sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ B. Sinh vật phân giải
C. Sinh vật sản xuất D. Sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất
Câu 21. Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam là:
A. Từ 50C đến 390C B. Từ 50C đến 420C C. Từ 50C đến 450C D. Từ 50C đến 400C
Câu 22. Tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường là:
A. Sự thay đổi của khí hậu
B. Các điều kiện bất thường của ngoại cảnh, lũ lụt, thiên tai
C. Do các loài sinh vật trong quần xã sinh vật tạo ra
D. Tác động của con người
Câu 23. Hiện tượng tăng dân số tự nhiên là do:
A. Số người sinh ra và số người tử vong bằng nhau B. Chỉ có sinh ra, không có tử vong
C. Số người sinh ra ít hơn số người tử vong D. Số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong
Câu 24. Cây xanh nào sau thuộc nhóm thực vật ưa ẩm
A. Cây hướng dương B. Cây rêu, cây thài lài C. Cây mía D. Cỏ lạc đà
Câu 25. Sự thay đổi các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường, gây tác hại đời sống của con người và các sinh vật khác được gọi là:
A. Biến động môi trường B. Biến đổi môi trường
C. Diến thế sinh thái D. Ô nhiếm môi trường
Câu 26. Lớp động vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt?
A. chim, thú B. bò sát, lưỡng cư C. chim, bò sát D. lưỡng cư, thú
Câu 27. Để góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, điều cần làm là:
A. tăng tỉ lệ sinh trong cả nước.
B. xây dựng gia đình với qui mô nhỏ, mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con.
C. chặt, phá cây rừng lấy đất làm nhà ở.
D. tăng cường và tận dụng khai thác nguồn tài nguyên.
Câu 28. Hoạt động nào sau đây là của sinh vật sản xuất?
A. Tổng hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp. B. Không tự tổng hợp chất hữu cơ.
C. Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ. D. Phân giải xác động vật và thực vật.
II. TỰ LUẬN: (3đ)
Câu 1( 1 điểm): Hãy giải thích vì sao các cành cây phía dưới của cây ưa sáng sống trong rừng rậm lại sớm bị rụng?
Câu ( 2 điểm) : Rừng có vai trò trò gì đối với con người ? Chặt phá rừng bừa bãi để lại hậu quả như thế nào ? Là một học sinh em cần làm gì để tham gia bảo vệ nguồn tài nguyên rừng?
2. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 - Trường THCS Chiềng Hoa
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? (chương V/ bài 30/ mức độ 2)
- Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì đứa con dễ mắc bệnh, tật di truyền
- Khi con lớn bố mẹ đã già không đủ sức lực đầu tư cho con phát triển tốt
- Chăm sóc con nhỏ ở người đứng tuổi không phù hợp về thể lực và sức chịu đựng
- Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì 100% con sinh ra mắc bệnh , tật di truyền
Câu 2: Hãy chọn câu sai trong các câu sau: Tại sao không nên kết hôn gần? (chương V/ bài 30/ mức độ 1)
- Vì làm suy thoái nòi giống
- Vì làm các đột biến lặn có hại dễ biểu hiện ra kiểu hình .
- Vì vi phạm Luật Hôn nhân gia đình
- Vì dễ gây ra chứng vô sinh ở nữ
Câu 3: Điều nào sau đây là không đúng cho cơ sở di truyền của luật hôn nhân gia đình? (chương V/ bài 30/ mức độ 2)
- Nên sinh con ở độ tuổi 20 à 24 để đảm bảo học tập và công tác tốt và giảm thiểu tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao
- Nếu người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời lấy nhau thì khả năng dị tật ở con cái học tăng lên rõ rệt và dẫn đến suy thoái nòi giống
- Do tỉ lệ nam / nữ ở tuổi 18 – 35 là 1 : 1 nên mỗi người chỉ được lấy một vợ (hay một chồng)
- Nếu một nam lấy nhiều vợ hay một nữ lấy nhiều chồng sẽ dẫn đến mất cân bằng trong xã hội
Câu 4: Để tăng nhanh số lượng cá thể đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta áp dụng phương pháp nào? (chương VI / bài 31/ mức độ 2)
- Vi nhân giống C. Gây đột biến dòng tế bào xôma
- Sinh sản hữu tính D. Gây đột biến gen
Câu 5: Trong ứng dụng di truyền học, cừu Đôli là sản phẩm của phương pháp: (chương VI / bài 31/ mức độ 3)
- Gây đột biến gen C. Nhân bản vô tính
- Gây đột biến dòng tế bào xôma D. Sinh sản hữu tính
Câu 6: Để nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện : (chương VI / bài 31/ mức độ 1)
- Công nghệ tế bào C. Công nghệ sinh học
- Công nghệ gen D. Kĩ thuật gen
Câu 7: Người ta tách mô phân sinh (từ đỉnh sinh trưởng hoặc từ tế bào lá non) nuôi cấy trong môi trường nào để tạo ra mô sẹo? (chương VI / bài 31/ mức độ 1)
- Môi trường tự nhiên
- Môi trường dinh dưỡng đặc trong ống nghiệm
- Kết hợp môi trường nhân tạo và tự nhiên
- Môi trường dinh dưỡng trong vườn ươm
Câu 8: Ngành công nghệ nào sản xuất ra các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi, trồng trọt và bảo quản thực phẩm? (chươngVI / bài 32/ mức độ 3)
- Công nghệ enzim / prôtêin C. Công nghệ tế bào thực vật và động vật
- Công nghệ gen D. Công nghệ lên men
Câu 9: Ngành công nghệ nào sản xuất ra các loại axít amin, các chất cảm ứng sinh học và thuốc phát hiện chất độc? (chươngVI / bài 32/ mức độ 3)
- Công nghệ enzim / prôtêin C. Công nghệ sinh học y – dược
- Công nghệ sinh học xử lí môi trường D. Công nghệ tế bào thực vật và động vật
Câu 10: Trong các khâu sau: Trình tự nào là đúng với kĩ thuật cấy gen? (chươngVI / bài 32/ mức độ 2)
- Tạo ADN tái tổ hợp
- Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen ghép biểu hiện
- Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc vi rút
- I, II, III B. III, II, I C. III, I, II D. II, III, I
Câu 11: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống ở cây giao phấn là: (Chương VI/ bài 34 /mức 1)
- Do giao phấn xảy ra ngẫu nhiên giữa các loài thực vật
- Do lai khác thứ
- Do tự thụ phấn bắt buộc
- Do lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
Câu 12: Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa: ( Chương VI/ bài 34 /mức 1)
- Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau
- Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau và mang kiểu gen khác nhau
- Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây
- Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau nhưng mang kiểu gen giống nhau
Câu 13: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống ở động vật là: ( Chương VI/ bài 34 /mức 1)
- Do giao phối xảy ra ngẫu nhiên giữa các loài động vật
- Do giao phối gần
- Do lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
- Do lai phân tích
Câu 14: Trong chăn nuôi, người ta sử dụng phương pháp chủ yếu nào để tạo ưu thế lai?(chương VI / bài 35 / mức 1)
A. Giao phối gần B. Cho F1 lai với cây P C .Lai khác dòng D. Lai kinh tế
Câu 15: Để tạo ưu thế lai ở cây trồng người ta dùng phương pháp chủ yếu nào sau đây? (chương VI / bài 35 / mức 1)
A. Tự thụ phấn B. Cho cây F1 lai với cây P C. Lai khác dòng D. Lai phân tích
Câu 16: Ưu thế lai biểu hiện như thế nào qua các thế hệ : (chương VI / bài 35 / mức 1)
- Biểu hiện cao nhất ở thế hệ P, sau đó giảm dần qua các thế hệ .
- Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ .
- Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F2, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
- Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ .
Câu 17: Trong chăn nuôi, người ta giữ lại con đực tốt làm giống cho đàn của nó là đúng hay sai , tại sao? (chương VI / bài 35 / mức 3)
- Đúng, vì con giống đã được chọn lọc
- Đúng, vì tạo được dòng thuần chủng nhằm giữ được vốn gen tốt
- Sai, vì đây là giao phối gần có thể gây thoái hóa giống.
- Sai, vì trong đàn có ít con nên không chọn được con giống tốt
Câu 18: Trong chăn nuôi vịt đẻ trứng, người ta chọn trong đàn những con cái có đặc điểm: ( chương VI / bài 36 / mức 3)
- Đầu to, cổ ngắn, phía sau của thân nở
- Đầu nhỏ, cổ dài, phía sau của thân nở
- Chân thấp, ăn nhiều, tăng trọng nhanh
- Cổ dài, đầu to, chân nhỏ, thân ngắn
Câu 19: Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng ở nước ta là ở lĩnh vực nào? ( chương VI / bài 37 / mức 1)
- Chọn giống lúa, lạc, cà chua.
- Chọn giống ngô, mía, đậu tương.
- Chọn giống lúa, ngô, đậu tương.
- Chọn giống đậu tương, lạc, cà chua.
Câu 20: Trong chọn giống cây trồng, phương pháp nào sau đây được xem là cơ bản?( chương VI / bài 37 / mức 3)
- Gây đột biến nhân tạo.
- Nhân giống vô tính.
- Lai hữu tính.
- Tự thụ phấn.
Câu 21: Công nghệ cấy chuyển phôi ở bò được ứng dụng vào thực tiễn:( chương VI / bài 37 / mức 2)
- Giúp tăng nhanh đàn bò sữa hoặc bò thịt.
- Giảm thời gian tạo giống bò.
- Giúp tăng nhanh đàn bò sữa hoặc bò thịt, giảm thời gian tạo giống bò.
- Xác định sớm kiểu gen cho sản lượng sữa cao, giúp chọn nhanh bò làm giống.
Câu 22: Giống lợn ĐB Ỉ - 81 được tạo ra từ giống Đại bạch và giống Ỉ-81 nhờ phương pháp:( chương VI / bài 37 / mức 2)
- Tạo giống ưu thế lai.
- Nuôi thích nghi các giống nhập nội.
- Lai khác giống tạo giống mới.
- Lai kinh tế.
Câu 23: Giống táo đào vàng được tạo ra bằng cách:( chương VI / bài 37 / mức 3)
- Chiếu xạ tia X vào hạt giống táo Gia Lộc.
- Chọn lọc từ thể đột biến tự nhiên.
- Xử lí đột biến đỉnh sinh trưởng cây non của giống táo Gia Lộc.
- Chọn lọc cá thể từ giống táo Gia Lộc.
Câu 24: Nhân tố sinh thái là :( chương I / bài 41 / mức 1)
- Các yếu tố vô sinh hoặc hữu sinh của môi trường.
- Tất cả các yếu tố của môi trường.
- Những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
- Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng gián tiếp lên cơ thể sinh vật.
Câu 25: Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào sau đây?( chương I / bài 41 / mức 1)
- Nhóm nhân tố vô sinh và nhân tố con người.
- Nhóm nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và nhóm các sinh vật khác.
- Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh , nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh và nhóm nhân tố con người.
- Nhóm nhân tố con người và nhóm các sinh vật khác.
3. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 - Trường THCS Mỹ Đức
I.TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu tương ứng:
Các loài giun sán kí sinh sống trong môi trường nào sau đây:
A.Môi trường trong đất B. Môi trường trong nước
C. Môi trường sinh vật D. Môi trường mặt đất, không khí
Con người đã sử dụng mối quan hệ nào sau đây giữa sinh vật với sinh vật để trừ sâu hại?
A.Cạnh tranh B. Kí sinh
C. Hội sinh D. Cộng sinh
Câu 2 (1 điểm): Điềm từ thích hợp vào chỗ chấm
- Bảo vệ các khu rừng hiện có kết hợp với trồng cây gây rừng là biện pháp rất quan trọng nhằm ............(1) và khôi phục môi trường đang bị..... (2)
- Mỗi chúng ta đều có ..........(3) trong việc gìn giữ và cải tạo........ (4)
II.TỰ LUẬN: ( 8 điểm)
Câu 3 (3 đ): Quần thể sinh vật là gì? Quần thể sinh vật có những đặc trưng cơ bản nào? Phân biệt quần xã và quần thể?
Câu 4(2đ): Giả sử có 1 quần xã sinh vật gồm các loài sau: cỏ, thỏ, dê, sâu hại thực vật, hổ, mèo rừng, vi sinh vật, chim sâu.
Hãy viết ra 4 chuỗi thức ăn ở quần xã.
Vẽ lưới thức ăn, chỉ rõ: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
Câu 5(3 điểm):
Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường
Tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh khác nhau như thế nào?
Cho ví dụ. Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên?
4. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 - Trường THCS Tân Viên
Câu 1 (3 điểm):
a. Ưu thế lai là gì? Cho ví dụ?
b. Ở một loài thực vật thế hệ đầu có kiểu gen Aa nếu tự thụ phấn 4 đời thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong quần thể là bao nhiêu?
Câu 2 (3.5 điểm)
a.Thế nào là ô nhiễm môi trường? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là gì?
b.Có một hệ sinh thái gồm các loài như hình.: Em sắp xếp các sinh vật này vào thành phần sinh vật của hệ sinh thái trên.
Câu 3 (3.5 điểm): Phân biệt các dạng tài nguyên thiên nhiên. Vì sao phải sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên không tái sinh?
5. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 - Sở GD&ĐT Bến Tre
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm)
Câu 1: Thế nào là ưu thế lai?
Cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn bố mẹ (sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt).
Các tính trạng hình thái và năng suất ở cơ thể lai biểu hiện thấp hơn bố mẹ.
Các tính trạng chất lượng ở cơ thể lai hơn hẳn bố mẹ, các tính trạng số lượng giảm.
Các tính trạng về năng suất, chất lượng giống với bố mẹ.
Câu 2: Cho các sinh vật sau: (1): gà; (2): hổ; (3): cáo; (4): cỏ; (5): châu chấu; (6): vi khuẩn. Chuỗi thức ăn nào dưới đây được thiết lập từ các sinh vật trên là đúng?
A. (4) → (5) → (1) → (6) → (2) → (3). B. (4) → (5) → (1) → (2) → (3) → (6).
C. (4) → (5) → (2) → (3) → (1) → (6). D. (4) → (5) → (1) → (3) → (2) → (6).
Câu 3: Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác nhau của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau là mối quan hệ
A. kí sinh. B. cộng sinh.
C. hội sinh. D. cạnh tranh.
Câu 4: Phương pháp chủ yếu để tạo được ưu thế lai ở cây trồng?
A. Lai khác dòng (dòng thuần chủng). B. Lai khác thứ.
C. Lai khác thế hệ. D. Lai kinh tế.
Câu 5: Mối quan hệ giữa nấm và tảo tạo thành Địa y là mối quan hệ nào sau đây?
A. Cạnh tranh. B. Cộng sinh C. Hội sinh. D. Hợp tác.
Câu 6: Đặc trưng quan trọng nhất của quần thể là
A. tỉ lệ giới tính. B. thành phần nhóm tuổi.
C. mật độ. D. tỉ lệ tử vong.
Câu 7: Ở sinh vật biến nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào?
A. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
B. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
C. Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường.
D. Nhiệt độ cơ thể tăng theo nhiệt độ môi trường.
Sử dụng hình bên trả lời câu 8, 9 sau đây:
Câu 8: Chuột tham gia vào mấy chuỗi thức ăn?
A.1. B.3. C. 2. D. 4.
Câu 9: Thức ăn của rắn là
A. ếch, kiến.
B. châu chấu, diều hâu .
C. diều hâu, ếch.
D. chuột, ếch.
Câu 10: Quần thể người và quần thể sinh vật khác có những đặc điểm nào giống nhau?
A. Giới tính, sinh sản, tử vong, mật độ, lứa tuổi.
B. Giới tính, sinh sản, mật độ, giáo dục, văn hóa.
C. Giới tính, sinh sản, tử vong, giáo dục, văn hóa.
D. Giới tính, sinh sản, tử vong, giáo dục, lứa tuổi.
Câu 11: Những chỉ số nào sau đây thể hiện đặc điểm về số lượng các loài trong quần xã?
Độ đa dạng. (2) Độ tập trung. (3) Độ nhiều. (4) Độ thường gặp.
A. (1), (2) và (3). B. (2), (3) và (4). C. (1), (3) và (4). D. (1), (2), và (4).
Câu 12: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa khô?
A. Ếch, ốc sên, lạc đà. B. Lạc đà, thằn lằn, kỳ nhông.
C. Giun đất, ếch, ốc sên. D. Ốc sên, giun đất, thằn lằn.
Câu 13: Vào chiều tối và sáng sớm, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào?
A. Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định.
B. Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời.
C. Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể.
D. Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quần xã?
A. Tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định.
B. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
C. Các sinh vật trong quần xã đều thích nghi với môi trường sống của chúng.
D. Tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định.
Câu 15: Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm mục đích là
-
tạo dòng thuần.
-
duy trì một số tính trạng mong muốn.
-
phát hiện gen xấu để loại ra khỏi quần thể.
-
lựa chọn tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
Phương án đúng:
A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (3), (4).
B. PHẦN TỰ LUẬN. (5.0 điểm)
Câu 1: Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? (2.0 điểm)
Câu 2: Sử dụng tài nguyên thiên nhiên như thế nào là hợp lí? Có những dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu nào? Mỗi dạng tài nguyên thiên nhiên cho ví dụ minh họa? (2.0 điểm)
Câu 3: Một quần thể cây trồng ban đầu (P) có kiểu gen aa (100%). Cho tự thụ phấn bắt buộc qua 3 thế hệ thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp và dị hợp của quần thể sẽ như thế nào? (1.0 điểm)
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2019-2020 để tham khảo đầy đủ, mời các bạn đăng nhập và tải về tài liệu về máy.
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2019-2020.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 8 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 192 | 12
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
27 p | 171 | 9
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 44 | 7
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2021 (Có đáp án)
165 p | 453 | 7
-
Bộ 8 đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 93 | 6
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 204 | 5
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
40 p | 46 | 5
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 4 năm 2019-2020 (Có đáp án)
32 p | 95 | 5
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
23 p | 145 | 4
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)
41 p | 193 | 4
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
30 p | 29 | 4
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
48 p | 33 | 3
-
Bộ 8 đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
32 p | 85 | 3
-
Bộ 8 đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
41 p | 55 | 3
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
27 p | 96 | 2
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 9 năm 2019-2020 có đáp án
27 p | 63 | 2
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
48 p | 41 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn