intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bốn yếu tố quyết định lợi nhuận của công ty chứng khoán

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

103
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở một thái cực khác, các công ty chứng khoán khác như SSI, HSC, SBS, ACBS liên tục báo lãi lớn trong các năm qua, dù tình hình thị trường trải qua những thời điểm hết sức khó khăn. Sự khác biệt trên có thể bắt nguồn từ những lý do sau: Thứ nhất, xuất phát từ chiến lược kinh doanh và lợi thế cạnh tranh đã được xác lập của mỗi công ty, chúng ta thấy rằng, SSI, HSC, SBS, ACBS ngay từ đầu, đều đầu tư rất mạnh vào mảng môi giới. Kết quả là, họ có thị phần môi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bốn yếu tố quyết định lợi nhuận của công ty chứng khoán

  1. Bốn yếu tố quyết định lợi nhuận của công ty chứng khoán Ở một thái cực khác, các công ty chứng khoán khác như SSI, HSC, SBS, ACBS liên tục báo lãi lớn trong các năm qua, dù tình hình thị trường trải qua những thời điểm hết sức khó khăn. Sự khác biệt trên có thể bắt nguồn từ những lý do sau: Thứ nhất, xuất phát từ chiến lược kinh doanh và lợi thế cạnh tranh đã được xác lập của mỗi công ty, chúng ta thấy rằng, SSI, HSC, SBS, ACBS ngay từ đầu, đều đầu tư rất mạnh vào mảng môi giới. Kết quả là, họ có thị phần môi giới khá lớn. Khi thị trường tăng, các công ty này vẫn dành một phần đáng kể tiền hỗ trợ hoạt động môi giới để tăng thị phần. Khi thị trường có dấu hiệu suy giảm, họ tiết giảm hoạt động tự doanh, dùng phần lớn tiền có được để hỗ trợ hoạt động môi giới thông qua việc cho vay ứng trước, hợp tác đầu tư, repo chứng khoán…. Vì thế, trong những năm 2008 và 2010, các công ty này vẫn có lời cho dù thị trường suy giảm đáng kể. Thứ hai, các công ty chứng khoán này có nguồn vốn chủ sở hữu khá lớn, vì thế, vào những thời điểm thị trường vốn cổ phần suy giảm, họ có thể linh hoạt sử dụng đồng vốn của mình để kinh doanh trái phiếu, hỗ trợ nhà đầu tư trong hoạt động môi giới, hoặc đầu tư dài hạn vào cổ phiếu có mức giá rẻ, để có thể chốt lợi nhuận cho những năm sa u đó.
  2. Thứ ba, các công ty chứng khoán được thành lập bởi các ngân hàng sẽ có những lợi thế nhất định về việc tiếp cận nguồn vốn vay để hỗ trợ hoạt động kinh doanh, cũng như những thông tin nhạy cảm trên thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối từ phía ngân hàng mẹ. Vì thế, chiến thuật kinh doanh sẽ linh hoạt và độ chính xác vào từng thời điểm sẽ cao hơn. Thứ tư, độ nhạy và khả năng chớp lấy thời cơ của các nhà lãnh đạo các công ty chứng khoán trong những thời điểm có tính quyết định. Qua phân tích các yếu tố trên, chúng ta thấy rằng, các công ty chứng khoán như KLS, BVS có thị phần môi giới không cao, vì thế, để tìm kiếm lợi nhuận, họ phải trông chờ chủ yếu vào hoạt động tự doanh. Ở thời điểm thị trường diễn biến không thuận lợi, nếu tự doanh cổ phiếu, dễ dẫn đến việc phải trích lập dự phòng thua lỗ, còn nếu không tự doanh, thì phải dùng tiền vào hoạt động khác sao cho có khả năng sinh lời cao nhất. Nếu năm 2008, các công ty chứng khoán có vốn chủ sở hữu lớn, có thể ngừng tự doanh trên thị trường cổ phiếu để kiếm lợi rất lớn trên thị trường trái phiếu, thì năm 2010, cơ hội kiếm lời trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu đều hết sức khó khăn. Trong năm 2010, các công ty chứng khoán có vốn chủ sở hữu lớn dùng tiền hỗ trợ hoạt động môi giới thông qua việc cho vay ứng trước và hợp tác đầu tư để kiếm lợi, nhưng họ chỉ có thể thực hiện hoạt động này nếu có thị phần môi giới lớn và khả năng quản trị rủi ro tốt.
  3. Một vấn đề đáng suy nghĩ nữa là về phía nhà đầu tư, họ sẽ cảm thấy như thế nào khi các đơn vị tư vấn cho mình mua bán chứng khoán, nhưng lại hầu như không tham gia hoạt động tự doanh, mà chỉ dùng phần lớn tiền để đầu tư vào các công cụ nợ, hoặc chỉ tập trung vào hỗ trợ dịch vụ môi giới. Điều này cho thấy, những rủi ro tiềm ẩn của thị trường còn rất lớn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2