CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ ỐNG KINH – Phần 2
lượt xem 68
download
Thế nào là độ mở của ống kính?Độ mở của ống kính là thuộc tính quan trọng thứ hai sau chiều dài tiêu cự. Lấy mắt người làm ví dụ. Tròng mắt có một đồng tử có thể co dãn để điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt tuỳ vào tình trạng ánh sáng tự nhiên. Lúc trời tối, đồng tử mở rộng để cho nhiều ánh sáng vào hơn, khi ra ngoài nắng nó lại co vào để giảm lượng ánh sáng, tránh làm hỏng mắt. Phần lớn cá ống kính máy ảnh đều có một cơ cấu...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ ỐNG KINH – Phần 2
- CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ ỐNG KINH – Phần 2 V.16. Thế nào là độ mở của ống kính?Độ mở của ống kính là thuộc tính quan trọng thứ hai sau chiều dài tiêu cự. Lấy mắt người làm ví dụ. Tròng mắt có một đồng tử có thể co dãn để điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt tuỳ vào tình trạng ánh sáng tự nhiên. Lúc trời tối, đồng tử mở rộng để cho nhiều ánh sáng vào hơn, khi ra ngoài nắng nó lại co vào để giảm lượng ánh sáng, tránh làm hỏng mắt. Phần lớn cá ống kính máy ảnh đều có một cơ cấu tương tự đồng tử của mắt người- một màng chắn bằng kim loại hoặc nhựa có thể điều chỉnh để kiểm soát lượng ánh sáng đi qua. Chính cái lỗ có kích thước thay đổi được trên cái màng chắn đó được gọi là độ mở của ống kính và được biểu thị bằng một giá trị số học ký hiệu là f. Giá trị này quyết định lượng ánh sáng sẽ được ống kính cho đi qua và là tỷ số giữa chiều dài tiêu cự và đường kính lỗ mở trên màng chắn. Ví dụ, ta chỉnh đường kính lỗ mở của ống kính 50mm bằng 6,25mm, ta có khẩu độ f/8 (50/6,25=8). Nói chung, cứ mỗi lần chỉnh tăng hoặc giảm khẩu độ một nấc là ta đã tăng gấp hai hoặc giảm đi một nửa diện tích của lỗ mở. Vì bản thân khẩu độ đã chứa yếu tố chiều dài tiêu cự (tử số) nên mỗi ống kính đều cho một lượng sáng như nhau đi qua nếu được đặt ở cùng một giá trị khẩu độ bất kể chiều
- dài tiêu cự của ống kính là bao nhiêu (tất nhiên không tính đến sự hao hụt ánh sáng vì phải đi qua nhiều thấu kính). Dãy khẩu độ thông dụng của ống kính phim 35mm và các máy ảnh số SLR: 1.0 1.4 2 2.8 4 5.6 8 11 16 22 32 tuy nhiên phần lớn các ống kính đều không có đủ cả dãy khẩu độ trên. Mỗi lần chuyển khẩu độ một nấc là ta tăng hoặc giảm lượng sáng đi hai lần đồng thời tăng hoặc giảm diện tích lỗ mở hai lần, chuyển từ f/2.8 sang f/4 là giảm lượng sáng đi hai lần và giảm diện tích lỗ mở hai lần, ta có một dãy số với công bội bằng 1,4 (căn bậc hai của 2) mặc dù khi in trên ống kính theo truyền thống người ta chỉ in theo dãy số trên.Ống kính của các định dạng phim lớn có thể có giá trị khẩu độ nhỏ hơn nữa như f/64 chẳng hạn. Dãy số này có vẻ phức tạp nhưng thật ra khá đơn giản, chỉ cần nhớ hai số đầu 1.0 và 1.4, sau đó nhân đôi lên, 1.0 thành 2; 4; 8 rồi 16; 32 còn 1.4 thành 2.8; 5.6; 11 rồi 22. Tránh lẫn, số nhỏ (2.8 chẳng hạn) tương ứng với đường kính lỗ sáng lớn, ta có nhiều ánh sáng hơn (“mở khẩu”), số to (f/22) tương ứng với lỗ sáng nhỏ, ta có ít ánh sáng hơn (“khép khẩu”). Ngoài việc làm thay đổi thời chụp, khẩu độ ảnh hưởng đến vùng ảnh rõ (DOF).
- Chữ f thường được in nghiêng chỉ để cho đẹp, dấu chéo để chỉ phân số, ví dụ: f/4 chỉ độ mở bằng một phần tư chiều dài tiêu cự. Chữ f thay cho “focal”, “factor” hay “focal length” tuỳ ý thích của bạn. Lưu ý là không phải tất cả các ống kính đều chỉnh khẩu độ bằng lỗ màng chắn. Nhiều ống kính chỉ có một khẩu độ duy nhất mà thôi. Các ống kính dạng gương phản chiếu không có lỗ mở nên không chỉnh được khẩu độ, các máy ảnh rẻ tiền- loại dùng một lần- cũng có một giá trị khẩu độ thôi. V.17. Thế nào là các ống kính nhanh và ống kính chậm? Đây chỉ là một thuật ngữ đời thường để chỉ giá trị khẩu độ tối đa mà ống kính có thể đạt được. Ống kính chậm có khẩu độ tối đa khá nhỏ, cho ít ánh sáng đi qua và để duy trì thời chụp tốt ta cần giảm tốc độ chụp, ống kính nhanh thì trái lại, giá trị khẩu độ tối đa khá lớn, cho nhiều ánh sáng đi qua và ta có thể để tốc độ chụp nhanh. Khẩu độ lớn cho nhiều ánh sáng đi qua, vì vậy ta thường thích các ống kính nhanh hơn các ống kính chậm. Thứ nhất, ống kính nhanh cho phép chụp cả nơi thiếu sáng sử dụng ánh sáng tự nhiên, không cần ánh sáng nhân tạo. Thứ hai, ống kính nhanh nhìn qua khung ngắm dễ hơn vì ra có nhiều ánh sáng đi qua hơn. Một ống kính có khẩu tối đa là f/1.4 là một ống kính nhanh, nếu chỉ đạt 5.6 thì khá chậm. Vì khẩu độ có liên quan đến cả chiều dài tiêu cự nên thường khá dễ dàng chế tạo các ống kính 50 mm nhanh (khẩu tối đa thường đạt 1.8) nhưng rất khó chế tạo các ống kính 200 có khẩu tối đa lớn như trên.
- Nói chung, thiết kế một ống kính nhanh phức tạp hơn ống kính chậm nên thường đắt hơn. Chế tạo ống kính nhanh đa tiêu cự khó hơn chế tạo ống kính nhanh một tiêu cự. Ống kính nhanh thường kích cỡ lớn hơn ống kính chậm cùng tiêu cự. Các ống kính tự động lấy nét của hệ EOS có mô tơ lấy nét đặt trong ống kính chứ không phải trong thân máy. Một số ống kính lấy nét nhanh hơn các ống kính khác, tuy nhiên đây hoàn toàn là khái niệm khác, không phải nói đến đặc tính quang học đang bàn ở trên. V.18. Vùng ảnh rõ (depth of field) là gì? Khi lấy nét lên một vật thể nào đó, vật thể này không phải là thứ duy nhất hiện lên sắc nét. Những vật thể gần hơn hoặc xa hơn vật thể chính này cũng có thể hiện nên sắc nét tuy không được như đối tượng chính. Khoảng cách giữa các đối tượng hiện hình tương đối sắc nét trên tấm ảnh cuối cùng của bạn được gọi là vùng ảnh rõ. Kiểm soát vùng ảnh rõ là một kỹ năng nhiếp ảnh quan trọng có thể tác động đến sự thu hút của tấm ảnh cuối cùng. Bạn đang chụp chân dung ai đó ngoài trời, vị trí này cho một ánh sáng tự nhiên nhưng bạn khó kiểm soát phần hậu cảnh. Nếu bạn đang trong công viên, bạn sẽ không muốn phần hậu cảnh đầy những cành cây loà xoà, hỗn độn. Bạn muốn vùng ảnh rõ thật cạn và lấy nét vào mắt người mẫu, đó là nơi bạn muốn nét nhất. Vùng ảnh cạn sẽ đẩy các cành cây ra ngoài vùng lấy nét, bạn sẽ có một hậu cảnh mềm mại, với màu xanh dịu nhẹ.
- Nhưng nếu bạn chụp một bông hoa trong tự nhiên với bầu trời, núi non hấp dẫn, bạn sẽ muốn mọi thứ hiện lên sắc nét, lúc này bạn lại muốn vùng ảnh rõ thật lớn. Có ba yếu tố giúp ta kiểm soát vùng ảnh rõ: - Khẩu độ: Là yếu tố quan trọng điều khiển vùng ảnh rõ, khẩu độ mở lớn cho vùng ảnh rõ cạn và ngược lại. Chụp cái gì đó khi ánh sáng yếu, ta mở khẩu hết cỡ (f/1.8 chẳng hạn) để lấy được nhiều ánh sáng, vùng ảnh rõ sẽ ngắn lại và sẽ trở thành vấn đề vì việc lấy nét chính xác sẽ khó khăn hơn. Chụp ngoài trời thì ngược lại, ta hay phải khép khẩu để tránh thừa sáng, vùng ảnh rõ lớn, việc kiểm soát bố cục sẽ khó khăn. - Chiều dài tiêu cự: Yếu tố này tạo ra nhiều khác biệt. Ống góc rộng, tiêu cự ngắn cho vùng ảnh rõ lớn hơn ống tiêu cự dài. Điều này rất có ích. Ống góc rộng chụp phong cảnh cho vùng ảnh rõ sâu, ống tiêu cự dài chụp chim muông, cho vùng ảnh rõ cạn, dễ cô lập đối tượng, tạo hiệu quả đẹp. - Khoảng cách đến đối tượng: Nếu ta dí sát đối tượng (như khi chụp cận cảnh), vùng ảnh rõ sẽ ít và ngược lại. Thực tế, bạn phải luôn tính toán cả ba yếu tố trên để tạo ra được hiệu quả mong muốn trên tấm ảnh của mình. Cũng nên biết rằng cỡ phim cũng ảnh hưởng đến vùng ảnh rõ, phim lớn hoặc trung bình dễ tạo ra vùng ảnh rõ thật cạn hơn là các cỡ phim nhỏ. Đây là lý do khiến các máy ảnh bình dân dạng ngắm-chụp thường cho ảnh có chiều sâu lớn.
- Tuy nhiên làm chủ được tốt ba yếu tố trên bạn có thể kiểm soát vùng ảnh rõ mà không cần đổi sang máy ảnh khác. Khái niệm về vùng ảnh rõ trên chỉ được diễn giải một cách dễ hiểu, bạn phải làm những phép toán vô cùng phức tạp mới có thể tính toán được thật chính xác, nhưng những diễn giải đơn giản như trên cũng đủ để bạn cho ra những bức ảnh đẹp. V.19. Các con số La mã trên thân ống kính biểu thị điều gì? Các nhà sản xuất ống kính Nhật, trong đó có Canon dùng luôn đặc tính quang học để phân biệt các ống kính khác nhau (Châu Âu theo truyền thống thường đặt tên theo kiểu của Chiến tranh giữa các vì sao để mô tả thiết kế của các ống kính như: “Tessar”, “Biogon” hay “Super Angulon”). Thỉnh thoảng một ống kính ra đời với các đặc tính cơ bản giống hệt một ống kính đang lưu hành, để phân biệt giữa các ống kính này, Canon dùng một ký tự La mã bắt đầu bằng II, vì vậy bạn không bao giờ có ống kính ký hiệu I, dù đôi khi có người nhắc đến “mark I” để chỉ ống kính đời cũ khi đời mới của nó chào đời. Cách gọi mark II, mark III… cũng khá phổ biến trong giới chơi đồ ảnh. Đôi khi các ống kính đời mới có những cải tiến hơn ống cũ, cũng có khi lại kém hơn và thỉnh thoảng người ta phân biệt chúng bằng các đường vạch dấu. Ví dụ: Ống 50mm 1.8 II khá hơn đời trước về chất lượng chế tạo nhưng chất lượng quang học thì giống hệt, 28-80 3.5-5.6 USM II hoàn toàn kém hơn phiên bản đầu, 28-105 3.5-4.5 và 28-105 3.5-4.5 II cơ bản giống nhau, khác chút xíu bề ngoài.
- Các ký hiệu La mã này hoàn toàn chẳng nói lên điều gì về sự khác biệt chất lượng cả. Canon còn đánh số kiểu này cho các loa che ống kính như đã nói trên. V.20. Sự khác biệt giữa các mô tơ lấy nét (AFD, MM, USM)? Khác với các nhà sản xuất máy ảnh khác, Canon đặt mô tơ lấy nét trong các ống kính chứ không phải trong thân máy khi hệ thống EOS ra đời. Điều này được cho là khôn ngoan vì mô tơ này được thiết kế theo từng yêu cầu của ống kính. Một ống kính dài cần một mô tơ lớn, ống kính nhỏ hơn chỉ cần mô tơ vừa phải mà thôi. Nếu mô tơ này lắp trong thân máy, nó sẽ hoạt động y như nhau cho dù bạn lắp ống kính gì đi nữa. Canon sử dụng nhiều công nghệ khi chế tạo các mô tơ này. Hai dạng sơ khai đầu tiên thì không được ký hiệu trên vỏ ống kính, muốn biết thì chỉ có cách tra sách mà thôi. - Mô tơ lấy nét kiểu điện từ truyền thống: Loại mô tơ này dùng nguyên tắc điện từ thông thường để vận hành trục quay. Các vấu nhỏ và các bánh răng biến chuyển động quay thành các chuyển động cần thiết để lấy nét. - Mô tơ dạng vòng cung (AFD- Arc-form drive): Dùng trên một số ống kính đời cũ, giá thấp. Thực chất đây là một mô tơ điện nhỏ, đơn giản kèm một bộ truyền lực, khá ồn vì tiếng vo vo của động cơ điện, tiếng nghiến của bánh răng, tốc độ hoạt động không nhanh. Khoảng cách từ mô tơ đến các thấu kính lấy nét là không lớn, các ống kính tiêu cự dài với AFD lấy nét khá chậm.
- - Mô tơ siêu nhỏ (micromotor-MM): Dùng trên một số ống kính đời cũ, bình dân. Giống AFD- nó chậm và ồn, cũng dựa trên một mô tơ điện kèm bộ truyền lực, đôi khi MM còn được dùng với các dây đai bằng cao su. - Mô tơ siêu thanh (Ultrasonic motor): Không dựa trên nguyên tắc từ tính như các mô tơ khác, nó sử dụng các dao động siêu cao tần để tạo ra các chuyển động quay. Kết quả là việc lấy nét khá nhanh và êm (tất nhiên là êm với tai người). Canon chế tạo hai dạng mô tơ này. + Mô tơ siêu thanh dạng vòng (Ring ultrasonic drive-USM): Chính là cái bạn cần, mô tơ này có hai vòng kim loại dao động với tần số cao. Ống kính có mô tơ này lấy nét nhanh và êm đồng thời hỗ trợ lấy nét tay toàn phần (full-time manual- FTM). + Mô tơ siêu thanh cực nhỏ (Micromotor ultrasonic drive): Ít ấn tượng hơn, nó là một dạng USM thiết kế cho các ống kính rẻ tiền hơn. Cơ cấu dạng này sử dụng mô tơ siêu thanh nhưng lại vẫn dùng bộ truyền lực bánh răng, các ống kính lấy nét êm nhưng không bằng loại vòng, không hỗ trợ FTM. Tất cả các ống kính có ghi USM đều có mô tơ siêu thanh, nhưng không phân biệt được đâu là USM dạng vòng, đâu là USM dạng micromotor, muốn biến bạn phải xem kỹ đặc tính của từng ống kính. Phần lớn các ống kính không phải dòng L nhưng có USM đều được vạch một đường vàng ở đuôi ống. Tuy thế, một ống kính dòng L đều chỉ có một vạch đỏ cho dù nó có dùng USM hay không.
- V.21. Lấy nét tay toàn phần là gì (full-time manual- FTM)?Các ống kính Canon EF lấy nét bằng AFD (arc form drives) hoặc MM (micromotor) sử dụng cơ cấu lấy nét đơn giản dựa trên mô tơ điện và truyền lực bằng một hàng bánh răng nhỏ bé. Khi chuyển hệ thống này sang điều khiển bằng tay thì sẽ ảnh hưởng đến bộ truyền lực này, để lấy nét tay ống kính có một nút chuyển để cắt rời bộ truyền lực này ra khi ta vặn vòng lấy nét thủ công. Khi ống kính đang ở chế độ lấy nét tự động bạn không thể lấy nét bằng tay. Với hệ thống lấy nét bằng USM thì khác, ta có thể lấy nét tay toàn phần (FTM). Các ống kính này cho phép bạn lấy nét thủ công ngay cả khi nút chuyển AF/MF đang ở chế độ tự động. Đặc tính này rất hưũ ích, ta có thể điều chỉnh, xoay vòng lấy nét ngay mà không cần chuyển chế độ lấy nét bằng nút chuyển. Nhưng có vài điều cần lưu ý: Dù các ống kính đều ghi “USM” nhưng thực ra có đến ba loại USM khác nhau. USM tốt nhất sử dụng trên các ống kính dòng L và các ống trung cấp là USM dạng vòng, USM này có hai vòng kim loại dao động với tần số lớn để tạo ra chuyển động quay. Lấy nét tay toàn phần với các USM này khá dễ dàng- một ly hợp ma sát đơn giản sẽ cho phép bạn quay cả mô tơ điện khi lấy nét tay. Bạn có thể lấy nét bất kỳ lúc nào ngay cả khi máy ảnh tắt nguồn hoặc ống kính không gắn vào thân máy. Dạng USM thứ hai, ra đời trước, lắp cho vài ống kính đời cũ và một số ống kính tiêu cự dài. Các ống kính có USM điện tử này chỉ lấy nét tay được khi thân máy được cấp nguồn. Khi bạn quay vòng lấy nét, tín hiệu điện được chuyển tới mô
- tơ từ thân máy, thực hiện quá trình lấy nét (gián tiếp), một số ống kính điển hình thuộc nhóm này là: EF 50mm 1.0 L USM EF 85mm 1.2 L USM EF 85mm 1.2 L USM II EF 28-80mm 2.8-4 L USM EF 200mm 1.8 L USM EF 300mm 2.8 L USM EF 400mm 2.8 L USM EF 400mm 2.8 L II USM EF 500mm 4.5 L USM EF 600mm 4 L USM EF 1200mm 5.6 L USM Dạng USM thứ ba, USM siêu nhỏ,lắp cho các ống kính bình dân không hỗ trợ lấy nét tay toàn phần vì vẫn dùng bộ truyền lực bánh răng. Nhiều người gọi hệ thống lấy nét này là USM thuần tuý, vì chỉ có mô tơ điện là dạng USM thôi, và ta chỉ tận dụng được tính chất hoạt động êm của mô tơ. Các ống kính 50mm 1.4 USM và 28-105 4-5.6 USM đời mới là những ngoại lệ, các ống kính này có các ly hợp trượt cho phép lấy nét tay toàn phần như các USM dạng vòng vậy.
- Không nên lấy nét bằng tay trong khi mô tơ lấy nét đang hoạt động, ta có thể làm hỏng mô tơ hay làm nó quá tải. Cần chờ khi mô tơ ngừng hoạt động mới chỉnh bằng tay. Việc lấy nét tay cũng phải tránh khi để chế độ AI Servo, vì mô tơ có thể được kích hoạt bất kỳ luc nào. V.22. Liệu các ống kính có USM cho ảnh đẹp hơn ống kính không có USM? Đương nhiên, việc lấy nét nhanh và êm hơn cho phép bạn chụp được các tấm ảnh trong những điều kiện phức tạp hơn, nhưng điều này không liên quan gì tới chất lượng quang học của ống kính cả. Bạn rất dễ liên tưởng vì USM dạng vòng hay được lắp cho các ống kính cao cấp, hoặc dòng L. Ta chỉ mua được các ống kính Canon bình dân lắp USM dạng siêu nhỏ thôi. Nhưng có rất nhiều ống kính Canon đặc biệt là các ống một tiêu cự đời cũ tuy không có USM nhưng chất lượng quang học của ống rất tốt. V.23. Hệ thống ổn định hình ảnh (image stabilization-IS) là gì? Đây là công nghệ của Canon cho phép ống kính có những điều chỉnh quang học để khắc phục sự rung máy khi ta chụp ảnh. Việc máy bị rung- có thể do cầm tay không chắn chẳng hạn- gây nên các vết mờ trên tấm ảnh chụp ở tốc độ thấp, IS có thể làm tấm ảnh sắc nét hơn khi mà bạn không thể chụp tốc độ nhanh. IS là công nghệ khá phức tạp liên quan đến các cảm biến chuyển động, những bộ vi xử lý và các mô tơ dịch chuyển thấu kính. Vì thế các ống kính có IS
- thường có giá khá cao. Nhưng đổi lại nó rất thuận tiện- khi cầm máy bằng tay bạn có thể chụp chậm đi một đến hai nấc so với ống kính không có IS. Tuy nhiên, IS không hề làm tăng giá trị độ mở tối đa của ống kính, ống kính có độ mở tối đa là 3.5 khi lắp IS vẫn giữ nguyên giá trị 3.5. IS chỉ cho phép bạn chụp chậm hơn khi cầm máy bằng cách bù trừ độ rung của thân máy. Vùng ảnh rõ sẽ lớn hơn, và điều này có lợi hay không còn tuỳ vào mục đích tấm ảnh của bạn. IS cũng có những nhược điểm so với các ống kính nhanh: Các thế hệ IS đầu tiên hoạt động không tốt lắm khi gắn máy lên chân đỡ, IS của các ống kính phổ thông hoạt động cũng không được tốt như IS của ống kính chuyên nghiệp khi ta chụp lia máy. IS cũng không giúp được gì nếu đối tượng chụp chuyển động vì nó chỉ bù trừ cho thân máy thôi. IS không giúp “bắt chết” đối tượng chụp và đôi khi nó còn báo hại vì cho phép ta chụp ở những tốc độ thấp so với ống kính nhanh. Một số người thấy hoa mắt khi nhìn qua khung ngắm của ống kính có IS đang hoạt động, và đương nhiên IS ngốn thêm năng lượng của pin. Cuối cùng, các thân máy EOS phim trước đây không hoàn toàn tương thích với ống kính IS, thậm chí còn đôi chút bất tiện, ví như khung ngắm rung lên mỗi khi nhấn nút chụp (nhưng hiện tượng này không ảnh hưởng đến chất lượng ảnh). Bên cạnh các nhược điểm, IS còn có rất nhiều ưu điểm, nhất là với các ống kính tiêu cự dài.
- Canon là hãng đầu tiên áp dụng công nghệ ổn định hình ảnh lên các ống kính SLR, mặc dù Nikon mới là hãng đầu têu trong lĩnh vực này khi phát triển máy ngắm chụp dùng ống kính có ổn định hình ảnh (máy Zoom-Touch 105 VR) năm 1994. Ngày nay, Nikon bán nhiều ống kính rời có VR (vibration reduction- giảm rung) chỉ khác là nhắm vào thị trường cao cấp nhiều hơn, trong khi Canon bán ống kính IS cho cả thị trường cao cấp và phổ thông. Sigma cũng có các ống kính có đặc tính này, Panasonic thì phát triển hệ thống Mega Optical Image Stabilizer (Mega OIS) cũng là chức năng giảm rung. Minolta thì phát triển công nghệ chống rung gọi là Super SteadyShot nhưng lắp trong thân máy thay vì trong ống kính, lúc này hệ thống hoạt động với mọi ống kính lắp được cho thân máy, nhưng lại không chuyên biệt cho từng dải tiêu cự khác nhau. V.24. Dữ liệu về khoảng cách là gì, ống kính nào hỗ trợ? Nhiều ống kính EF có thể gửi các dữ liệu về khoảng cách cho thân máy, ví dụ bạn đang lấy nét vào đối tượng cách 4m, thì ống kính sẽ gửi một khoảng cách xấp xỉ tới thân máy. Canon bán các ống kính này từ những năm 1990, đến năm 2004 thì ngừng do sự xuất hiện của hệ thống đo sáng flash E-TTL II. Trong tình huống cụ thể, E- TTL II có khả năng lấy được các dữ liệu về khoảng cách nhờ việc tính toán bằng đèn flash. V.25. Thế nào là các phần tử của ống kính ?
- Thuật ngữ này dễ gây nhầm lẫn. Từ “ống kính” để chỉ cả một cơ cấu gồm các thấu kính được tạo dáng (có thể hình dung chúng như một cái kính lúp vậy) và phần vỏ ngoài hình trụ chứa các thấu kính này. Một phần tử của ống kính chỉ một thấu kính đơn lẻ bằng thuỷ tinh hay bằng các tinh thể. Các ống kính máy ảnh thời nay chứa ít nhất 4 phần tử như thế, thường được chia thành từng nhóm một. Bạn có thể nghe nói một ống kính nào đó có 18 phần tử chia thành 15 nhóm. Thiết kế lên một ống kính rất phức tạp và số lượng các phần tử cũng như các nhóm không biểu thị chất lượng hình ảnh. Một ống kính đơn giản với ít phần tử có thể cho ảnh đẹp hơn các ống kính phức tạp khác, vì nó ít gây loé (hiện tượng ánh sáng phản xạ giữa các phần tử ống kính). Tuy nhiên, các ống kính góc rộng và tiêu cự dài đòi hỏi nhiều phần tử hơn để tinh chỉnh đường đi của ánh sáng, khắc phục các hiện tượng quang sai. V.26. Lớp phủ của ống kính là gì? Một cánh cửa sổ kính vừa cho ánh sáng đi qua vừa phản xạ lại một phần. Ống kính máy ảnh cũng bị hiện tượng này. Những phản xạ không mong muốn trong ống kính gây nên hiện tượng loé- hoặc ảnh mất độ tương phản hoặc tạo ra các đốm sáng rực. Hãng ống kính Đức Carl Zeiss là hãng phát minh ra công nghệ phủ ống kính từ giữa những năm 1930, lớp phủ này là các lớp tráng trong suốt rất mỏng trên bề mặt các thấu kính nhằm hạn chế hiện tượng phản xạ trong lòng ống kính. Tất cả các ống kính tân kỳ ngày nay, kể cả ống EF của Canon đều được tráng
- nhiều lớp như vậy để chống phản xạ. Canon còn đưa ra công nghệ gọi là SSC (Super Spectral Coating). Phân biệt các thấu kính được phủ này rất dễ, một thấu kính không được phủ phản xạ nhiều ánh sáng, ánh sáng trắng sau phản xạ vẫn trắng, các thấu kính được phủ thì phản xạ ít hơn, ánh sáng trắng phản xạ lại có màu xanh lục, hồng hoặc đỏ. Mầu phản xạ này do tính hấp thụ ánh sáng của lớp hoá chất phủ không ảnh hưởng đến màu sắc của tấm ảnh cuối cùng. Nhưng các thấu kính được phủ có hai nhược điểm: thứ nhất, nó phải được giữ sạch tối đa mọi lúc, dầu và các chất bẩn có thể làm hỏng lớp phủ, vết vân tay in rất rõ trên các thấu kính có lớp phủ này. Thứ hai, các lớp phủ đôi khi rất dễ vỡ và dễ bị xước, khi mang chúng đi đâu hoặc khi lau phải vô cùng cẩn thận. V.27. Quang sai là gì? Các thấu kính của một ống kính máy ảnh truyền thống gần giống như một hình cắt ngang một khối cầu lớn vậy, cả hai mặt đều bị uốn cong. Các tia sáng đi gần ngoài rìa của thấu kính hội tụ tại vị trí khác so với vị trí hội tụ của các tia sáng đi gần tâm thấu kính. Hiện tượng này khiến việc lấy nét đôi khi không chuẩn và gây ra các vấn đề về quang học khác nữa. Các thấu kính hình cầu có bề mặt cong (như con ngươi vậy) là để giảm thiểu hiện tượng này nhưng bề mặt phim và các cảm biến ảnh lại luôn phẳng, dẹt. Một cách khắc phục là người ta thêm vào một thấu kính riêng chỉ để uốn nắn các tia sáng theo đường đi xác định. Cách khác là chế tạo các thấu kính không
- theo tiết diện hình cầu truyền thống, nói cách khác, độ cong của mặt thấu kính là thay đổi từ ngoài vào tâm. Những thấu kính quang sai này khiến việc chế tạo ống kính đơn giản đi và tạo ra các bức ảnh sắc nét hơn, các thấu kính này cũng khắc phục rất tốt hiện tượng méo hình trong các ống kính góc rộng. Có ba cách để chế tạo các thấu kính quang sai này, xa xỉ nhất là nghiền thuỷ tinh ra để tạo hình, cách này khó thực hiện vì rất khó đạt được độ chính xác cần thiết, chỉ có vài ba ống kính dòng L mới có các thấu kính sản xuất theo kiểu này. Cách khác dùng thấu kính đúc, áp dụng trên nhiều ống kính phổ thông của Canon. Cách rẻ nhất là gắn thêm một phần nhựa trong lên bề mặt của một thấu kính chỏm cầu bình thường để tạo hình, các thấu kính dạng này gọi là các thấu kính tái tạo, rất phổ biến trên các máy ngắm-chụp. Một số nhà sản xuất, đặc biệt là Sigma, dùng thuật ngữ “aspherical” hay “ASPH” in lên thân ống kính để khuếch trương các thấu kính này. Các nhà sản xuất khác như Canon không ghi gì trên ống kính dù bên trong có chứa các thấu kính dạng này. Cần nhớ rằng các ống kính có thấu kính này không phải bao giờ cũng tốt hơn các ống kính không có. V.28. Thuỷ tinh tán xạ thấp là gì? Thuỷ tinh tán xạ thấp và những biến thể của nó như: UD (ultra-low dispersion) và ED (extra-low dispersion) là những loại thuỷ tinh quang học rất đắt tiền giúp giảm sự viền màu và các hiện tượng quang học khác trên ống kính, nhất là các ống kính tiêu cự dài.
- Tán xạ là hiện tượng nhìn thấy sắc màu cầu vồng qua một lăng kính do ánh sáng trắng bị khuyếch tán thành quang phổ màu theo các bước sóng khác nhau. Thuỷ tinh tán xạ thấp không làm ánh sáng trắng bị tán xạ nhiều như thuỷ tinh thường nên ít cần đến các giải pháp khác khắc phục hiện tượng này. V.29. Fluorite là gì? Xét về kỹ thuật, fluo- canxi không phải là thuỷ tinh. Nó là một dạng tinh thể nhân tạo do Canon sản xuất và được dùng trong nhiều ống kính dòng L thay cho các thấu kính tán xạ thấp. Đây là một vật liệu đắt tiền và rất hiệu quả để giảm thiểu hiện tượng quang sai, đặc biệt trên các ống kính tiêu cự dài. V.30. Nhiễu xạ quang học (diffractive optics-DO) là gì? Các ống kính DO có các thấu kính đặc biệt chỉ do Canon cung cấp. Những thấu kính này, với nhiều lớp nhiễu xạ, gần như là các thấu kính phẳng với những đường khắc axit rất chính xác bên trong. Nó được chế tạo dựa trên nguyên tắc nhiễu xạ của quang học chứ không phải dựa trên hiện tượng phản xạ như thấu kính thường. Ưu điểm của thấu kính DO này là tối giảm hiện tượng tán sắc, vốn rất nghiêm trọng đối với các ống kính tiêu cự dài. Thấu kính DO nhẹ hơn so với các thấu kính tinh thể fluo hay các thấu kính tán xạ thấp khác, giúp làm giảm chiều dài và trọng lượng của các ống kính tiêu cự dài.
- Không may là các thấu kính DO rất đắt và thỉnh thoảng bị hiện tượng loé. Các ống kính DO của Canon thường dùng cho giới chuyên nghiệp, không lắp cho cả dòng L và thường được đánh dấu bằng một vạch xanh lục nhạt. V.31. Thế nào là lấy nét trong? Nhiều ống kính dài ra hay ngắn lại mỗi khi ta điều chỉnh lấy nét, các ống kính này có hai ống lồng vào nhau, chúng di chuyển tương đối với nhau mỗi khi ta quay vòng lấy nét. Thiết kế này ít tốn tiền, báo hại ở chỗ mỗi khi nó kéo dài ra hay co ngắn lại nó dễ hút không khí và kéo cả bụi vào ống. Sau nhiều năm sử dụng lượng bụi hẳn là khá lớn. Nhiều ống kính Canon dùng nguyên tắc lấy nét sau (rear focussing-RF) hoặc lấy nét trong (internal focussing-IF). Các ống kính lấy nét sau khi chỉnh nét, thấu kính sau cùng của ống kính sẽ dịch chuyển ra sau hoặc ra trước. Ống kính lấy nét trong thì khi lấy nét một số thấu kính sẽ dịch chuyển ngay trong lòng ống. Cả hai trường hợp trên chiều dài ống kính không thay đổi vì các chuyển động diễn ra trong lòng ống. Ưu điểm khác của việc lấy nét sau và lấy nét trong là đầu ống kính không bị quay khi lấy nét nên không ảnh hưởng đến các kính lọc phân cực hay kính lọc cản quang. V.32. Bokeh là gì?
- Thuật ngữ mượn của tiếng Nhật, phát âm tựa bo-ké theo kiểu Pháp, hay bow-kay theo kiểu Anh. Về cơ bản bokeh phát triển từ tiếng Nhật chỉ sự lu mờ, vốn dùng để ám chỉ chất lượng vùng ảnh ngoài tiêu cự. Bokeh tốt tức là vùng này phải mượt, mềm, bokeh xấu tức là vùng này hơi lổn nhổn- có thể do các lùm, bụi cây, có thể do các đốm sáng. Bokeh rất quan trọng trong ảnh chân dung, ta luôn muốn vùng hậu cảnh nằm ngoài tiêu cự phải mượt mà, không bị rối loạn, nếu nó sắc nét hoặc có nhiều hoạ tiết thì không ổn lắm. Các ống kính gương phản chiếu có tiếng là cho bokeh xấu bởi vô số các hình tròn lổn nhổn ở vùng ngoài tiêu cự. Bokeh đôi khi không có chữ H ở cuối, tuy nó hay được cho thêm vào để nhắc nhở rằng đây là một chữ có hai âm tiết (phát âm kiểu Anh)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Liệu pháp giảm cân trước ngày cưới
3 p | 271 | 47
-
7 thực phẩm tốt cho cho đường tiêu hóa
4 p | 123 | 16
-
7 thắc mắc thường gặp về làm sạch da mặt
3 p | 129 | 9
-
Biến tấu tóc tết đầu thu
12 p | 71 | 7
-
7 nghi vấn về làm sạch da mặt
4 p | 88 | 5
-
Những thắc mắc dành cho tóc
2 p | 59 | 5
-
Thực phẩm “đánh tan” cơn đau dạ dày
6 p | 79 | 5
-
Mũ, quần áo cotton có bảo vệ được làn da khỏi nắng?
3 p | 66 | 5
-
Bảo vệ gót ngọc
5 p | 87 | 4
-
7 câu hỏi thường gặp của chị em về tắm trắng
9 p | 60 | 4
-
Mũ, quần áo cotton có bảo vệ được làn da khỏi nắng?
2 p | 110 | 4
-
Những câu hỏi thường gặp về tẩy trang
5 p | 78 | 4
-
Nước ấm và những điều đáng quan tâm
9 p | 81 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn