Cán cân thanh toán Việt Nam
lượt xem 11
download
Tài liệu thông tin đến các bạn thực trạng cán cân vãng lai của Việt Nam và giải thích, thực trạng cán cân vốn của Việt Nam và giải thích. Để nắm chi tiết các nội dung, mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cán cân thanh toán Việt Nam
- 1. Thực trạng cán cân vãng lai của Việt Nam và giải thích 1.1 Giai đoạn 1996-2001 Tài khoản vãng lai của Việt Nam tính theo % GDP Nguồn: IMF Từ đồ thị ta có thể thấy, thâm hụt cán cân vãng lai có xu hướng thu hẹp trong những năm 19961998 và trở nên thặng dư vào năm 1999. Thâm hụt cán cân thương vãng lai đỉnh điểm là vào năm 1996, xấp xỉ 10%. Những năm sau chứng kiến sự khởi sắc trong mức độ tăng trưởng, mặc dù vào năm 1997 và 1998 vẫn ở mức thâm hụt đáng cân nhắc, 5,93% và 3,84% respectively. Thêm nữa, khủng hoảng khu vực (và sự yếu kém về cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam) đã ảnh hưởng tiêu cực lên nguồn thu FDI của Việt Nam. Năm 1999 là năm chứng kiến sự thặng dư trong cán cân vãng lai và cũng là năm có mức thặng dư cao nhất trong tất cả các năm, hơn 4%. Nhưng những năm sau đó mức độ thặng dư dần bị giảm xuống. Giải thích: Trong năm 1999, việc khôi phục các nền kinh tế khu vực dẫn đến việc tăng nhu cầu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Cũng trong năm 1999, lần đầu tiên, với tỷ lệ tăng trưởng của hàng nhập khẩu thấp, cán cân vãng lai đã chuyển sang trạng thái thặng dư. Trong những năm tiếp theo, tốc độ tăng nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu và kết quả là thặng dư cán cân vãng lai dần dần bị thu hẹp. 1.2 Thực trạng cán cân vãng lai của Việt Nam giai đoạn 2002-2010 Thời kỳ thâm hụt 20022010, hình 1 cho thấy trong 5 năm liên tiếp trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã ghi nhận sự thâm hụt ở quy mô nhỏ trong các giao dịch tài khoản vãng lai. Tiếp nối xu hướng này, cán cân vãng lai vẫn thâm hụt trong các năm 2007 và 2008, lên đến gần 7,0 tỷ USD (hay 9,8% GDP) và 10,8 tỷ USD (11,9% GDP) tương ứng. Những mức thâm hụt này ở quy mô lớn hơn rất nhiều so với mức thâm hụt hàng năm trong giai đoạn 2002 – 2006, khi mà cán cân vãng lai chỉ thâm hụt tối đa gần 1,9 tỷ USD (4,9% GDP) vào năm 2003. Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã bước vào giai đoạn thu hẹp
- từ năm 2008, tuy nhiên xu hướng thu hẹp thâm hụt cán cân vãng lai chỉ bắt đầu một năm sau đó. Thâm hụt vãng lai giảm cả về con số tuyệt đối và tỷ lệ theo GDP, với khoảng 6,6 tỷ USD (tương đương 6,7% GDP) cho năm 2009 và 4,3 tỷ USD (4% GDP) năm 2010. (*) Ước tính từ số liệu của Tổng cục Thống kê, Cục Đầu tư nước ngoài. Thời kỳ thặng dư 2011 2014. Năm 2011, Việt Nam đã ghi nhận sự thặng dư lần đầu tiên (0,2 tỷ USD) sau 4 năm liên tiếp thâm hụt ở quy mô lớn trong các giao dịch tài khoản vãng lai hậu gia nhập WTO. Kết thúc năm 2012 cán cân vãng lai của Việt Nam đã bắt đầu thặng dư 9,3 tỷ USD và cùng với thặng dư của cán cân vốn, tạo thành thặng dư kép của cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam năm 2012. Sang năm 2013 thặng dư khoảng 7,7 tỷ USD và tăng cao hơn là 9,36 tỷ USD vào năm 2014(Hình 2). Sau 4 năm thặng dư thì cán cân vãng lai lại trở lại mức thâm hụt 2,04 tỷ USD vào năm 2015. Sau đó có biến động thất thường thặng dư ở mức 0,6 tỷ năm 2016 và thâm hụt 1,6 tỷ USD năm 2017. Tiếp tục thặng dư lớn ở năm 2018 với mức thặng dư khoảng 5,9 tỷ USD. (Hình 2) Hình : Các thành phần của cán cân vãng lai 20112018
- 1.3 Giải thích thực trạng của cán cân vãng lai Cán cân vãng lai của Việt Nam chủ yếu bao gồm cán cân thương mại hàng hóa, riêng cán cân dịch vụ và thu nhập đầu tư ròng có mức thâm hụt nhỏ, còn chuyển giao ròng tăng đều đặn trong những năm gần đây. Vì vậy, thâm hụt tài khoản vãng lai hậu gia nhập WTO tăng lên chủ yếu là do sự gia tăng thâm hụt thương mại. Mặc dù cả xuất khẩu và nhập khẩu cùng tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng của dòng thương mại quốc tế đã ít cân bằng hơn nhiều, với nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu. Như vậy, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, cũng như hầu hết các nền kinh tế chuyển đổi khác, việc tự do hóa các giao dịch thương mại quốc tế đã làm cho thâm hụt thương mại tăng lên. Trong cuộc khủng hoảng 2008, xuất khẩu giảm mạnh, nhưng khủng hoảng cũng làm thu hẹp nhập khẩu, cho nên tác động ròng lên cán cân thương mại là tích cực. Cuộc khủng hoảng đã vô hình chung giúp hạn chế tốc độ tăng thâm hụt tài khoản vãng lai, nhưng đây chỉ là tác động nhất thời. Việt Nam sẽ còn phải ứng phó với áp lực thâm hụt thương mại (và tài khoản vãng lai) khi thực hiện ngày một sâu rộng hơn các cam kết của WTO.
- Thương mại quốc tế từ lâu đã được xem là khoản mục chính trong tài khoản vãng lai của Việt Nam. Trong suốt thập kỷ qua, cán cân vãng lai đã vận động gắn bó chặt chẽ với cán cân thương mại, theo chiều hướng ngày càng thâm hụt nhiều hơn (Hình 3). Do đó, thâm hụt thương mại thực tế đã quyết định cán cân thanh toán của quốc gia với phần còn lại của thế giới, trong khi một thành phần khác của tài khoản vãng lai – thu nhập đầu tư ròng – chỉ đóng vai trò thứ yếu. Tầm quan trọng của dòng thương mại quốc tế được xác nhận bằng những con số ròng trong cán cân vãng lai của Việt Nam. Ví dụ, thâm hụt tài khoản vãng lai năm 2008 chiếm 11,9% GDP, được chia ra thành thâm hụt thương mại (14% GDP), thâm hụt thu nhập đầu tư ròng – cổ tức và tiền lãi cho vay mà các nhà đầu tư Việt Nam kiếm được từ tài sản của họ ở nước ngoài trừ đi cổ tức và tiền lãi cho vay phải trả cho các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ tài sản ở Việt Nam (4,9%), và thặng dư trong thanh toán chuyển giao ròng và thu nhập từ xuất khẩu lao động (8,1%). Những con số này gây ấn tượng rằng thâm hụt thương mại lấn át tất cả các thành phần còn lại trong việc giải thích sự biến động của cán cân tài khoản vãng lai. (*) Ước tính từ số liệu của Tổng cục Thống kê, Cục Đầu tư nước ngoài. Nguồn: Tính toán của các tác giả từ IMF (2012). Tương phản rõ rệt với cán cân thương mại, thu nhập đầu tư ròng cho thấy sự thâm hụt khá ổn định, và rõ ràng là ít góp phần vào sự biến động của cán cân vãng lai. Tuy nhiên, một bức tranh khác hiện ra phía sau những con số ròng này. Mặc dù thu nhập đầu tư ròng chỉ chiếm phần nhỏ trong cán cân vãng lai, nhưng
- tỷ phần của nó ngày càng tăng trong dòng tổng thu nhập giữa Việt Nam với các quốc gia khác. Đây là một sự phát triển mà có thể quy trực tiếp cho việc hội nhập tài chính sâu rộng của Việt Nam kể từ năm 2007. Với sự hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính toàn cầu, giá trị dòng vốn đầu tư và dòng tiền và tiền gửi vào Việt Nam tăng lên đột biến. Sự gia tăng đột biến trong giá trị tài sản tài chính mà các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ thì đòi hỏi sự gia tăng dòng thu nhập tương ứng từ cổ tức và tiền lãi. Hơn nữa, toàn cầu hóa tài chính đã tiến triển ở tốc độ nhanh hơn sự gia tăng thương mại quốc tế, cho nên dòng thu nhập tăng lên không chỉ về giá trị tuyệt đối mà cả về con số tương đối so với dòng thương mại. Do đó, dòng thu nhập này đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong cán cân vãng lai của Việt Nam. Ngoài ra, dòng thu nhập thường biến động hơn nhiều so với dòng thương mại, đề xuất khả năng rằng cán cân vãng lai sẽ ngày càng nhạy cảm hơn với sự biến động của thu nhập đầu tư ròng. Những biến động như thế quả thực là vấn đề vì chúng thường đi cùng và cộng hưởng với sự bất ổn của nền kinh tế nội địa. Vì vậy, việc đánh giá chính xác cơ chế truyền dẫn của các cú sốc từ bên ngoài – đặc biệt là về khía cạnh tài chính – trở nên rất cần thiết. Cán cân vãng lai của Việt Nam đã có sự chuyển vị thế quan trọng, từ thâm hụt sang vị thế thặng dư trong năm 2011 và tiếp tục giữ vị thế thặng dư trong những năm sau đó là do những biện pháp điều chỉnh về mức cung tiền tệ, tăng trưởng tín dụng và đặc biệt là nâng tỷ giá tăng 9,3% vào tháng 2/2011. Nhằm góp phần kiềm chế nhập siêu 6 tháng cuối năm 2010, ngày 17/8/2010 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã một lần thực hiện điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng, giữa đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, áp dụng từ ngày 18/8/2010, từ mức 18.544 đồng/USD lên mức 18.932 đồng/USD và biên độ tỷ giá quy định vẫn giữ nguyên +/ 3%. Ngày 11/02/2011 sau gần 7 tháng duy trì ở mức 18.932 đồng/USD Ngân hàng Nhà nước Việt Nam một lần nữa lại điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và Đô la Mỹ lên mức 20.693 đồng/USD (tăng 9,3%) và biên độ tỷ giá quy định thì lại thu hẹp xuống chỉ còn +/ 1%. Với điều chỉnh này, tỷ giá giữa thị trường tự do và chính thức sẽ được thu hẹp lại và hoạt động đầu cơ được giảm bớt, người dân cũng như doanh nghiệp chấp nhận bán USD, cung cầu thị trường cân bằng, thị trường ngoại hối ổn định hơn. Đồng nội tệ giảm giá làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều thuận lợi hơn khi hàng hóa sản xuất có sức cạnh tranh hơn, trong khi đó nhập khẩu giảm đi và cán cân thương mại được cải thiện. Việc thặng dư cán cân vãng lai còn là kết quả của
- những biện pháp gia tăng chi tiêu và kích cầu từ năm 2009 – 2013 với rất nhiều các gói cứu trợ doanh nghiệp phục hồi nền kinh tế, kích thích tiêu dùng, tăng chi tiêu và đầu tư công,... Riêng năm 2009 tổng số tiền hỗ trợ đã là 160.000 tỷ VND; năm 2012 thêm 29.000 tỷ VND; năm 2013 gói kích cầu bất động sản 30.000 tỷ VND. Ngoài ra, những chính sách hỗ trợ khác cho các doanh nghiệp như giãn, giảm thuế thu nhập, VAT, giảm tiền thuê đất, miễn thuế môn bài… đối với các đối tượng ưu tiên. Nền kinh tế tăng trưởng trở lại, nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị phụ tùng, nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, so với quý I/2014, giá trị nhập khẩu điện tử, máy tính và linh kiện tăng 31,1%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 25%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 44%; thức ăn chăn nuôi và nguyên phụ liệu tăng 24,9%; sản phẩm chất dẻo tăng 27%. Chỉ riêng 5 nhóm mặt hàng này đã chiếm tới 46% tổng kim ngạch nhập khẩu của quý I/2015. Các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn như vải, nguyên phụ liệu cho giày dép, kim loại và sắt thép đều có tốc độ tăng trưởng dương. Cần phải lưu ý rằng, trong các nhóm hàng hóa này cũng có rất nhiều hàng hóa mang tính hàng tiêu dùng, chứ không chỉ là nguyên liệu đầu vào như điện thoại, máy tính, đồ điện tử… Nhập khẩu tăng cao không chỉ vì sản xuất tăng kéo theo tăng nhu cầu nhập khẩu đầu vào, mà còn do nhập khẩu hàng tiêu dùng cũng tăng cao. Đặc biệt, nhập khẩu ô tô tăng 73,6%, trong đó ô tô nguyên chiếc tăng tới 154,7%. Trong nhập khẩu máy móc, thiết bị thì tỷ trọng khá lớn là nhập khẩu đầu vào cho lắp ráp xe ô tô trong nước, mà về bản chất vẫn là hàng tiêu dùng. Do đó, nguyên nhân cơ bản khác đẩy thâm hụt thương mại tăng cao là do nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng cao. Trong khi đó, những mặt hàng chủ lực như dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, lại bắt đầu tăng trưởng chậm lại; cá biệt, dầu thô giảm 40%, cà phê giảm 41%.Mặt khác, cơ cấu giá hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu cũng biến động bất lợi, đó là giá hàng nhập khẩu giảm ít hơn so với giá hàng xuất khẩu. So với quý I/2014, chỉ số giá hàng nhập khẩu giảm 2,61%, trong khi chỉ số giá hàng xuất khẩu giảm 3,62%. Đặc biệt, nhóm hàng có cơ cấu nhập khẩu lớn nhất là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng lại tăng 4,55%.Như vậy, trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu tăng, khả năng xuất khẩu những mặt hàng chủ lực bắt đầu bị giới hạn thì nhập siêu là điều khó tránh. Trong khi đó, những mặt hàng mới như máy móc, thiết bị, điện tử, điện thoại còn phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu, nên tăng xuất khẩu những mặt hàng này cũng làm tăng nhập khẩu mạnh đầu vào. Mặt khác, giá
- hàng nhập khẩu tăng tương đối so với giá hàng xuất khẩu cũng góp phần làm tăng thâm hụt thương mại trong năm 2015 dẫn đến thâm hụt cán cân vãng lai. Năm 2018 cán cân vãng lai thặng dư trở lại do cán cân thương mại cả năm 2018 xuất siêu 7,2 tỷ USD, trong đó kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 244,72 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2017, trong đó khu vực kinh tế trong nước chiếm 28% (tăng 15,9%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) chiếm 72% (tăng 12,9%). Loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2018 tăng 12,7% so với năm 2017. Trong khi đó, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 237,51 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước chiếm 40% (tăng 11,3%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt chiếm 60% (tăng 11,6%). Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu cả năm tăng 9,5% so với năm 2017. Xét theo quy mô thị trường, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ Trung leo thang, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng mạnh 14,2% so với năm trước, đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong đó điện thoại và linh kiện tăng 46,7%; giầy dép tăng 15,3%; hàng dệt may tăng 13,7%.Ở phía ngược lại, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó xăng dầu tăng 89,4%; vải tăng 18%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 11,4%.Các thị trường trọng điểm khác như EU, Hàn Quốc, Nhật Bản và khu vực ASEAN cũng đều có mức tăng trưởng khá trong năm 2018. Ngu ồn: T ổng c ục th ống kê Việt Nam
- Việc hoạt động xuất hập khẩu ở việt nam có những chuyển biến tích cực là do cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo hướng tích cực, với quy mô các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục được mở rộng; thị trường xuất khẩu được mở rộng, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới, ở tất cả các thị trường mà Việt Nam có ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) đều ghi nhận mức tăng trưởng tốt; viêc tham gia cac FTA noi chung va ̣ ́ ́ ̀ CPTPP noi riêng có tác đ ́ ộng tích cực đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh và công tác phát triển thị trường xuất khẩu. 2. Thực trạng cán cân vốn của Việt Nam và giải thích 2.1 Thực trạng cán cân vốn của Việt Nam năm 1996-2001 Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB), IMF, Tạp chí ngân hàng số 10/2000, Tạp chí thị trường tài chính số 12/2001. Trong những năm 19962000, đầu tư trực tiếp nước ngoài và các khoản vay khác là những nguồn tài trợ chính cho thiếu hụt cán cân vãng lai bởi việc đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất nhỏ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Từ khi luật đầu tư nước ngoài được ban hành, FDI vào Việt Nam đã tăng đáng kể và được coi là phần lớn nhất trong tổng luồng vốn vào. Trong những năm 19961997, tổng FDI đạt bình quân 2 tỉ USD mỗi năm, nhưng sau năm 1997 đầu tư đã sụt giản 800 triệu, năm 1998 và từ năm 1999 đến năm 2000 chỉ đạt 600 triệu USD. Sự sụt giảm nhiều nhất là đầu tư từ Nhật Bản và Đông Nam Á, do tác động của khủng hoảng tài chính khu vực. Hình 4 cho thấy sự biến động của cán cân vốn diễn ra trong năm 20022011. Cán cân vốn tăng tương đối ổn định từ năm 20022006, so với mức thặng dư 3,1 tỷ USD (tương đương 5,1% GDP) cho năm 2006, cán cân vốn năm 2007 đã tăng gần gấp 6 lần lên 17,7 tỷ USD (24,9% GDP), trước khi giảm khoảng 1/3 vào năm 2008 và khoảng 1/3 nữa vào năm 2009 do cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu để đạt đến mức thấp nhất là 6,2 tỷ USD (5,8% GDP) trong năm 2010. Năm 2011, cán cân vốn lại có bước cải thiện đáng kể khi tăng lên mức 8 tỷ USD (6,6% GDP) nhờ sự ổn định tương đối của dòng vốn vào vì kinh tế toàn cầu phục hồi.
- (*) Ước tính từ số liệu của Tổng cục Thống kê, Cục Đầu tư nước ngoài. Nguồn: Tính toán của các tác giả từ IMF (2012). Bảng : Cán cân vốn của Việt Nam từ năm 20122018 Đơn vị: tỷ USD Nguồn:IMF 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 7,97 0,28 5,57 0,97 10,73 20,03 8,47 Cán cân vốn vẫn tiếp tục thặng dư trong giai đoạn 20122018, trừ năm 2013 thâm hụt nhẹ khoảng 0,28 tỷ USD. 2.2 Giải thích thực trạng của cán cân vốn 2.2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Cán cân vốn thặng dư trong giai đoạn 20022006 nhưng ở mức thấp là do dòng vốn FDI vào Việt Nam thấp. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 và môi trường đầu tư của Việt Nam chậm được cải thiện vì phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước khác như Trung Quốc... nên trong giai đoạn 20022006, dòng vốn FDI vào Việt Nam có sự phục hồi nhưng tốc độ còn chậm.
- Tiến trình gia nhập WTO đã góp phần tích cực cho việc huy động vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế. Đi cùng sự hội nhập nhanh chóng của Việt Nam vào hệ thống thương mại thế giới là sự gia tăng đột ngột của FDI. Dòng vốn FDI đã thực sự bùng nổ trong năm 2007, tương đương 9,4% GDP, gấp gần 2,5 lần dòng vốn vào năm 2006; 2008 được coi là năm có số vốn đăng ký FDI cao nhất trong lịch sử thu hút đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với 71,7 tỷ USD, gấp hơn ba lần so với năm 2007 và gấp 6 lần so với năm 2006 dù nền kinh tế thế giới đang trong cuộc khủng hoảng. Đến năm 2009 và 2010, do ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dòng vốn FDI vào Việt Nam cũng bị sụt giảm đáng kể dẫn đến cán cân vốn cũng bị sụt giảm mạnh. Từ 2011 đến nay, dòng vốn FDI vào Việt Nam biến động đồng đều qua từng năm, không có sự tăng vọt đột ngột như 2008, góp phần làm cho cán cân thanh toán ổn định, chuyển hướng từ thâm hụt sang thặng dư từ năm 2001 đến nay (trừ năm 2013 thâm hụt nhẹ 283 triệu USD). (Hình 5) Hình : Đầu tư FDI ở Việt Nam giai đoạn 2000 2016 Tính đến hết năm 2016, cả nước có 22.509 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt gần 293,25 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI đạt hơn 154,54 tỷ USD (bằng gần 53% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực). Khu vực FDI đã đầu tư vào 19 trong tổng số 21 ngành, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất (58,8% tổng vốn đăng ký), kinh doanh bất động sản đứng thứ hai (17,7% tổng vốn đăng ký). Có 116 quốc gia và vùng lãnh thổ đã
- đầu tư vào Việt Nam, trong đó Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 5.747 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50,7 tỷ USD (chiếm 17,3% tổng vốn đầu tư); đứng thứ 2 là Nhật Bản với 3.280 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 42 tỷ USD (chiếm 14,3% tổng vốn đầu tư). Đến nay, FDI đã có mặt tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế. Xếp theo quy mô vốn, thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với 6.737 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký hơn 44,82 tỷ USD, chiếm 15,3% tổng vốn đăng ký cả nước; thứ hai là Bà Rịa Vũng Tàu với 342 dự án, vốn đăng ký 26,86 tỷ USD, chiếm 9,2%; thứ ba là Bình Dương với 3.035 dự án, vốn đăng ký 26,96 tỷ USD, chiếm 9,1%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã không ngừng được mở rộng và phát triển, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện trình độ công nghệ, nâng cao khả năng xuất khẩu và hội nhập, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần tích cực vào công cuộc CNH, HĐH. Có thể thấy rằng dòng vốn FDI luôn là thành phần lớn nhất trong số các dòng vốn đổ vào Việt Nam. Ngay cả khi vay trung dài hạn tăng giảm thất thường đi cùng sự đổi chiều dòng vốn ngắn hạn, thì cán cân vốn vẫn thặng dư chủ yếu là vì dòng FDI đổ vào khá lớn. 2.2.2 Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) Bảng : Đầu tư gián tiếp nước ngoài của Việt Nam từ 2000 – 2009 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 FII --- --- --- --- --- 865 1.313 6.243 - 600 100 Nguồn: SBV, IMF, WB Đơn vị: triệu USD Sau cuộc khủng hoảng năm 1997, nguồn vốn FII vào Việt Nam có xu hướng tăng, nhưng quy mô còn rất nhỏ và chiếm tỷ lệ thấp so với vốn FDI, đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2004 trong báo cáo của IMF về Việt Nam thậm chí còn không được ghi nhận. Năm 2005, nguồn vốn FII vào Việt Nam mới thực sự khởi sắc, với vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam ước đạt 865 triệu USD, cùng với sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2006 và nửa đầu 2007, con số vốn đầu tư gián tiếp đổ vào Việt Nam cũng tăng lên rất nhanh,
- lên đến 1.313 triệu USD vào năm 2006 và 6.243 triệu USD vào năm 2007. Một phần nguyên nhân khiến FII tăng trưởng cao trong các năm 2006 và 2007 là có sự hoạt động mạnh mẽ của các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ dẫn tới TTCK toàn cầu suy giảm, trong đó có TTCK Việt Nam khiến cho FII có xu hướng thoái lui khỏi TTCK Việt Nam vào nửa cuối năm 2008. Tuy nhiên năm 2009, khi TTCK Việt Nam bắt đầu có những tín hiệu hồi phục với những phiên tăng điểm liên tiếp và khá bền vững thì dòng vốn này đã có xu hướng quay trở lại. Luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) tiếp tục duy trì xu hướng thặng dư. Trong quý II/2010, các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trên thị trường chứng khoán khoảng 500 triệu USD. Tính chung 6 tháng đầu năm 2010, vốn FII ròng đạt mức thặng dư 1,8 tỷ USD . Vốn FII thặng dư lớn là do đầu năm 2010, Chính phủ Việt Nam đã phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế (theo phương pháp luận thống kê cán cân thanh toán quốc tế giao dịch này phải được thống kê vào hạng mục FII thay vì vay nợ của Chính phủ). Nếu loại trừ phát hành trái phiếu của Chính phủ thì trong 6 tháng đầu năm 2010 các nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam khoảng 800 triệu USD (bao gồm cả thị trường OTC), trong đó quý I/2010 là 290 triệu USD. Cùng với vốn đầu tư gián tiếp FII tăng mạnh, trong năm 2007 cán cân vốn đạt mức thặng dư lớn nhất 17,7 tỷ USD lớn hơn năm 2008 (12,3 tỷ USD), mặc dù vốn FDI năm 2018 đạt mức kỉ lục với 71,7 tỷ USD. Điều này cho thấy dòng vốn FII đã ngày càng đóng góp một vị trị quan trọng trong cán cân vốn. 2.2.3 Nguồn vốn ODA Bảng : ODA cam kết và giải ngân theo cam kết Giai đoạn 1993-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2010 2010-2015 Vốn cam kết 6,01 12,08 14,95 18,05 29,8 Giải ngân 1.88 6,14 7,88 12,40 29,7 Tỉ lệ 31,28 50,00 52,67 44,21 99,6 Nguồn: http://vietnamnet.vn. Nguồn vốn ODA tại Việt Nam được thực hiện dưới 3 hình thức chủ yếu gồm nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại (chiếm khoảng 10%12%), nguồn vốn ODA vay ưu đãi (chiếm khoảng 80%) và nguồn vốn ODA hỗn hợp (chiếm
- khoảng 8%10%). Trong những năm qua, ODA cho Việt Nam không ngừng tăng lên cả về số vốn cam kết cũng như vốn giải ngân. Giai đoạn 1993 1995, cộng đồng quốc tế cam kết dành ODA cho Việt Nam khoảng 6,01 tỷ USD, tỷ lệ giải ngân đạt gần 32% vốn cam kết. Giai đoạn 1996 2000, các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam 12,28%, gấp đôi giai đoạn trước. Giai đoạn 20012005, Việt Nam khẳng định với thế giới về khả năng tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, trong khi dòng vốn này trên thế giới có xu hướng giảm thì đối với Việt Nam lại tiếp tục tăng, kết quả trong giai đoạn này thu hút được 14,96 tỷ USD. Giai đoạn 20062010, đây là giai đoạn Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, trở thành thành viên chính thức của WTO, vốn ODA đạt được 28,05 tỷ USD vốn cam kết và tỷ lệ giải ngân đạt 44,21%. Giai đoạn 20112015, tỷ lệ giải ngân được cải thiện đáng kể, tuy nhiên tổng vốn đã ký kết của giai đoạn này chuyển sang giai đoạn 20162020 khoảng 22 tỷ USD. Kết quả này có ý nghĩa sâu sắc, bởi nó đạt được trong bối cảnh khối lượng vốn ODA trên thế giới đang có xu hướng giảm sút, một số đối tác vẫn gia tăng viện trợ cho Việt Nam như: WB, ADB, Nhật Bản, EU. Điều này khẳng định uy tín và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng lên, bởi tốc độ tăng trưởng cao và thành công trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo.... Hơn 80 tỷ USD mà các nhà tài trợ đã cam kết dành cho Việt Nam trong gần 20 năm qua không chỉ mang đến cho Việt Nam nguồn vốn bổ sung quan trọng, phục vụ quá trình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực... mà quan trọng hơn là sự cam kết này cũng đồng thời khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với công cuộc đổi mới và chính sách phát triển đúng đắn của Đảng và Chính phủ Việt Nam, sự tin tưởng của các nhà tài trợ vào hiệu quả tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam. Tuy nhiên, tình hình giải ngân của các dự án ODA trong gần 25 năm qua chậm. Đặc biệt, quy mô nguồn vốn này có xu hướng giảm do hiện nay Việt Nam là nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình, các quan hệ kinh tế chuyển đổi cơ bản từ quan hệ viện trợ phát triển sang quan hệ đối tác. Do vậy vốn ODA không có ảnh hưởng quá lớn đến cán cân vốn.
- 3. Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và giải thích 2.3 Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam Cán cân thanh toán là chỉ tiêu quan trọng của bất cứ một nền kinh tế nào. Thặng dư hay thâm hụt là mối quan tâm cơ bản khi nghiên cứu cán cân thanh toán của mỗi quốc gia. Các quốc gia trên thế giới giải quyết vấn đề này bằng việc quyết định khối lượng thương mại và đầu tư giữa chúng. Tương tự, Việt Nam cũng làm như vậy. Bảng 1 thể hiện diễn biến của cán cân thanh toán Việt Nam trong giai đoạn 2002 – 2011. Cán cân tổng thể thặng dư trong giai đoạn 20022006 nhưng chưa có biến động mạnh, phải đến năm 2007 mới có sự biến động lớn trong cán cân tổng thể thặng dư lên đến 10,2 tỷ USD (gấp 2,4 lần so với năm 2006), nhưng cán cân tổng thể lại giảm mạnh chỉ đạt thặng dư hơn 0,4 tỷ USD vào năm 2008; và thậm chí còn ghi nhận sự thâm hụt khá lớn, khoảng 8,4 tỷ USD (tương đương 9,1% GDP) trong năm 2009 và 1,7 tỷ USD (1,7% GDP) cho năm 2010. Bảng : Cán cân thanh toán tổng thể, 2002 – 2011 Khoản mục 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011* Cán cân vãng lai 604 1.931 957 560 164 6.953 10.823 6.608 4.287 245 (triệu USD) % GDP 1,7 4,9 2,1 1,1 0,3 9,8 11,9 8,5 4,0 0,2 Cán cân vốn (triệu 2.097 3.279 2.807 3.087 3.088 17.730 12.341 7.171 6.201 8.017 USD) % GDP 5,9 8,3 6,2 6,1 5,1 24,9 13,7 7,7 5,8 6,6 Cán cân tổng thể 448 2.146 935 2.130 4.324 10.210 474 8.465 1.765 3.100 (triệu USD) % GDP 1,0 5,4 1,9 4,0 7,1 14,4 0,5 9,1 1,7 2,5 (*) Ước tính từ số liệu của Bộ Công thương, Tổng cục Thống kê, Cục Đầu tư nước ngoài. Nguồn: IMF Trong giai đoạn 20122018, cán cân tổng thể phần lớn ở trạng thái thặng dư trừ năm 2015 giảm mạnh từ đang thặng dư 8,375 tỷ năm 2014 xuống mức thâm hụt 6,032 tỷ USD. Và năm 2013 mặc dù thặng dư nhưng chỉ đạt 0,557 tỷ USD – thặng dư rất thấp so với năm liền kề năm 2012 (11,847 tỷ USD) và năm 2014 (8,375 tỷ USD). 2.4 Giải thích thực trạng của cán cân thanh toán quốc tế Đơn vị: Triệu USD
- Cán cân tổng thể đã biến đổi mạnh và khó lường trong giai đoạn 20072011 sau khi Việt Nam tham gia WTO. Sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu kể từ khi Việt Nam tham gia WTO đã làm cho những cú sốc từ bên ngoài tác động nhanh và mạnh hơn vào nền kinh tế nội địa. Điển hình là các cú sốc xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 đã tác động mạnh đến hai tài khoản cấu thành của cán cân tổng thể. Xét từ góc độ bảng cán cân thanh toán, hai mối liên kết mạnh mẽ nhất của Việt Nam với nền kinh tế toàn cầu là thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài, và cả hai đã bị sốc bởi những sự kiện bên ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Cuộc khủng hoảng và suy thoái toàn cầu đã làm suy yếu nhu cầu bên ngoài về xuất khẩu của Việt Nam và làm suy giảm dòng vốn đầu tư nước ngoài mà nền kinh tế Việt Nam ngày càng trở nên phụ thuộc vào đó (Abbott và Tarp, 2011). Hệ quả là so với giai đoạn 2002 – 2006, tác động rõ nhất của tiến trình gia nhập WTO trong 5 năm qua đối với cán cân thanh toán là làm gia tăng sự biến động của mức độ thâm hụt cán cân vãng lai và lưu chuyển dòng vốn, cả về số tuyệt đối và tỷ lệ theo GDP. Dù chịu sự tác động của khủng hoảng tài chính thế giới nhưng việc gia nhập WTO cũng giúp nền kinh tế Việt Nam hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Theo đó, sang năm 2011 thì cán cân chuyển sang thặng dư sau hai năm thâm hụt. Năm 2013 thặng dư ở mức thấp hơn rất nhiều so với năm 2012 là do sức cầu của nền kinh tế suy yếu. Điều đầu tiên có thể nhận thấy là, tăng trưởng kinh tế đã không đạt mục tiêu so với kế hoạch đề ra, tức chỉ đạt 5,42% so với 5,5%. Mục tiêu không đạt chính là biểu hiện của tình trạng khó khăn mà khu vực sản xuất đang đối mặt so với kỳ vọng. Theo thống kê, trong năm 2013 có khoảng 60.737 doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng 11,9% so với 2012, trong đó gần 9.818 doanh nghiệp chính thức giải thể hẳn. Con số này được cho là vẫn còn rất thấp so với tình hình thực tế bởi vì vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động mà không khai báo hoặc không thể thống kê được. Trong khi đó, tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều trở ngại dù lãi suất ngân hàng đã có xu hướng giảm, tăng trưởng tín dụng chỉ khoảng 11% so với mục tiêu 12%. Tỷ lệ nợ xấu cao của ngân hàng và tình trạng khốn khó tài chính của doanh nghiệp khiến cho các điều khoản cho vay được các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ hơn trước. Điều này có thể tốt cho các ngân hàng nhưng không có lợi cho nền kinh tế xét trong ngắn hạn. Tỷ giá dù được duy trì tương đối ổn định, thậm chí có phá giá danh nghĩa, nhưng thực ra đồng Việt Nam vẫn lên giá thực so với USD đã làm suy giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của hàng hóa Việt Nam trên các thị trường quốc tế, thậm chí
- ngay chính ở thị trường trong nước. Sự suy giảm của tăng trưởng kinh tế ngoài lý do sức cầu tư nhân, gồm cả tiêu dùng và đầu tư suy giảm thì sức cầu của khu vực chính phủ cũng giảm. Cụ thể, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước năm 2013 đạt 205,7 nghìn tỷ, bằng 101,5% kế hoạch và tăng nhẹ 0,3% so với 2012, trong đó vốn trung ương quản lý giảm 18,3%, còn vốn địa phương quản lý lại tăng 6,3% so với 2012. Dù đầu tư từ vốn ngân sách suy giảm nhưng nguồn thu ngân sách còn suy giảm mạnh hơn. Cụ thể, thu ngân sách năm 2013 chỉ đạt 790,8 nghìn tỷ đồng, bằng 96,9% dự toán. Trong khi đó, tổng chi 986,2 nghìn tỷ đồng, bằng 100,8% dự toán. Trong năm 2013 thâm hụt ngân sách đã lên đến 5,3% GDP, vượt mốc cho phép 4,8% ban đầu của Quốc hội. Trong tình hình đó mặc dù cán cân vãng lai vẫn thặng dư nhưng nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài giảm mạnh thậm chí còn thâm hụt khiến cán cân vốn thâm hụt nên cán cân tổng thể cũng bị giảm mạnh. Năm 2015 là sự thâm hụt duy nhất trong giai đoạn 20122018 của cán cân tổng thể.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương 10: Tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán
16 p | 729 | 313
-
Đề tài ' CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT ' - Phần 3
20 p | 648 | 264
-
Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
13 p | 682 | 248
-
Bài tập Thanh toán quốc tế 2
1 p | 856 | 241
-
TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG, QUỸ DỰ TRỮ, NĂM TÀI CHÍNH VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN
1 p | 705 | 203
-
Cần kiện toàn hoạt động kiểm toán độc lập trước thềm hội nhập
2 p | 745 | 198
-
Những lưu ý khi nhận và thanh toán séc du lịch American Express Trarvelers cheque
5 p | 424 | 103
-
IMF khuyến cáo gì cho thị trường chứng khoán Việt Nam ?
2 p | 167 | 61
-
Bài thảo luận: "Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu trên thị trường ngoại hối ở Việt Nam hiện nay"
5 p | 211 | 59
-
Tài liệu Thanh toán quốc tế
14 p | 260 | 48
-
Cần một trung tâm xử lý nợ xấu
2 p | 127 | 21
-
Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán
6 p | 134 | 15
-
Hạch toán rủi ro thay đổi tỷ giá bằng hợp đồng kỳ hạn
3 p | 79 | 14
-
Đẩy mạnh hội nhập quốc tế ngân hàng Việt Nam
17 p | 103 | 12
-
Thanh tóan Xuất nhập khẩu tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội - 6
10 p | 70 | 9
-
Đề xuất ba phương án giảm lãi suất
3 p | 92 | 5
-
Bài giảng Tổng quan kinh tế, tài chính Việt Nam 2010 - PGS.TS. Trương Quang Thông
17 p | 75 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn