intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp môn hệ thống viễn thông

Chia sẻ: Le Anh Duc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

1.122
lượt xem
282
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo câu hỏi trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp môn hệ thống viễn thông Hệ Cao Đẳng Nghề (Lưu ý: Câu hỏi trắc nghiệm chỉ mang tính chất tham khảo)

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp môn hệ thống viễn thông

  1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN THI TỐT NGHIỆP Môn: HỆ THỐNG VIỄN THÔNG Hệ Cao Đẳng Nghề (Lưu ý: Câu hỏi trắc nghiệm chỉ mang tính chất tham khảo) Câu 1: Câu nào sau đây sai khi khái niệm mã hóa a. Mã hóa là việc chuyển đổi các phần tử của một tập đại lượng này thành một tập đại lượng khác. b. Mã hóa nhằm mục đích tiện lợi cho việc lưu trữ và trao đổi thông tin c. Mã hoá là phép biến đổi cấu trúc tin tại nơi phát nhằm mục đích nhận được tin tại nơi thu trung thực hơn, có độ tin cậy cao hơn, khả năng chống nhiễu cao hơn. d. Mã hóa nhằm mục đích tín hiệu thu được khuếch đại lớn hơn tín hiệu phát Câu 2: Các loại mã hóa trong hệ thống thông tin bao gồm a. Mã hóa nguồn, mã hóa kênh, mã hóa đường truyền b. Mã hóa nguồn, mã hóa dữ liệu, mã hóa đường truyền c. Mã hóa thông tin, mã hóa tín hiệu, mã hóa nguồn d. Mã hóa điều chế, mã hóa khôi phục, mã hóa bảo mật Câu 3: Trong mã hóa nguồn, ta sử dụng mã hóa nào sau đây để thể hiện chuỗi ký tự văn bản trong hệ thống máy tính. a. Mã hóa Winzip b. Mã hóa Text c. Mã hóa ASCII d. Mã hóa Winword Câu 4: Mã hóa nén dữ liệu nào sau đây có đặc điểm: độ dài từ mã tỉ lệ nghịch với xác suất xuất hiện. a. Shanon – Fano b. Lempel – Zip c. Shanon – Fano và Lempel – Zip d. Tất cả đều sai Câu 5: Mã hóa nén dữ liệu nào sau đây có đặc điểm: nén dữ liệu trực tiếp e. Shanon – Fano f. Lempel – Zip g. Shanon – Fano và Lempel – Zip h. Tất cả đều sai Câu 6: Mã hoá kênh cho phép phát hiện lỗi và sửa lỗi. Nó làm tăng chất lượng tin nhận được, giảm tỉ số bit lỗi BER, do đó tính chất này nên ta còn có thể gọi là mã chống nhiễu. Để giảm lỗi nhận được nơi thu, người ta dùng một trong hai kỹ thuật chính sau đây: a. ARQ hoặc FEC b. ACK hoặc REP 1
  2. c. ARQ hoặc ACK d. ACK hoặc FRAME Câu 7: Mã hoá kênh cho phép phát hiện lỗi và sửa lỗi. Nó làm tăng chất lượng tin nhận được, giảm tỉ số bit lỗi BER, do đó tính chất này nên ta còn có thể gọi là mã chống nhiễu. Khi phát hiện thấy lỗi, máy thu sẽ yêu cầu truyền lại khối số liệu đó và ARQ thường dùng trong hệ thống có tính chất sau a. Kênh truyền song công b. Kênh truyền đơn công c. Kênh truyền bán song công d. Kênh truyền đơn công và song công Câu 8: Việc biến đổi tín hiệu sao cho nó có dạng sóng phù hợp với đặc tính kênh truyền vật lý và thiết bị thu được gọi là mã hoá đường truyền (line coding ). Trong đó mã luân phiên đảo dấu AMI (Alternate Mark Inversion) thuộc loại mã nào a. Mã unipolar b. Mã bipolar c. Mã polar d. Mã biphase Câu 9: Mã B8ZS trong đó một chuỗi 8 bit 0 được mã hoá thành một chuỗi khác và được gọi là sự vi phạm (violation). 8 bit 0 sẽ được mã hoá thành 000+-0-+ nếu xung điện áp của bit 1 trước đó là dương. Ngược lại, 8 bit 0 sẽ được mã hoá thành 000-+0+- nếu xung điện áp của bit 1 trước đó là âm. Đây là mã hóa theo tiêu chuẩn nào a. Chuẩn Việt Nam TCVN-B8ZS b. Chuẩn Bắc Mỹ c. Chuẩn Châu Âu d. Chuẩn Nhật bản Câu 10: Mã HDB3 là mã hóa đường truyền theo tiêu chuẩn nào a. Chuẩn Việt Nam TCVN-HDB3 b. Chuẩn Bắc Mỹ c. Chuẩn Châu Âu và Nhật bản d. Chuẩn UTU Câu 11: Mã hóa HDB3 là loại 2
  3. a. Mã hóa nguồn b. Mã hóa đường truyền c. Mã hóa kênh truyền d. Mã hóa bảo mật Câu 12: JPEG là loại mã hóa gì a. Mã hóa nguồn b. Mã hóa bảo mật c. Mã hóa nguồn d. Mã hóa đường truyền Câu 13: Trong các loại mã hóa dưới đây loại nào là mã hóa đường truyền a. MP3 b. JPEG c. Winzip d. RZ Câu 14 Trong các loại mã hóa sau, loại nào là mã hóa nguồn a. RZ b. winzip c. MP3 d. cả b và c đều đúng Câu 15: Đường truyền nào sử dụng mã HDB3? a. modem cáp đồng trục b. cáp quang c. wifi d. E1 trên dây điện thoại Câu 16: Mục đích của mã hóa kênh ? a. Dùng để lưu trữ và sửa đổi b. Dùng để lưu trữ và bảo mật c. Dùng để chống nhiễu trên đường truyền d. Dùng để kiểm tra lỗi và sữa lỗi Câu 17: Khái niệm chung mã hóa là gì ? a. Biến đổi một file dữ liệu này thành một file dữ liệu khác làm cho người sử dụng nếu không phải chủ của file dử liệu đó sẽ không đọc được thông tin chứa trong file b. Thể hiện dữ liệu dưới dạng các hệ mã (VD: DEC,BIN,HEX ..) c. Sự biến đổi tín hiệu tương tự thành dữ liệu số d. Sự thể hiện các nguồn tin thu được bằng các từ mã cho trong bảng mã Câu 18: Ứng dụng của mã hóa: a. Để lưu trữ và bảo mật thông tin b. Để trao đổi thông tin c. Để trao đổi, lưu trữ và bảo mật thông tin 3
  4. d. Để khôi phục thông tin Câu 19: Cho nguồn tin: “ hom nay mua, me khong di cho” Nếu dùng kỹ thuật mã hóa nhị phân. Hãy tính chiều dài của từ mã cơ sở. Kết quả: a. 4bit b. 5bit c. 6bit d. 7bit. Câu 20: Mục đích của mã hóa nguồn ? a. Dùng để lưu trữ và sửa đổi b. Dùng để lưu trữ và bảo mật c. Dùng để chống nhiễu trên đường truyền d. Dùng để kiểm tra lỗi Câu 21: Mã hoá tiếng nói là loại : a) Mã hoá nguồn b) Mã hoá đường truyền c) Mã hoá kênh truyền d) Mã hoá bảo mật Câu 22: Mã hoá Sharnon - Fanô là loại : a. Mã hoá nguồn b. Mã hoá đường truyền c. Mã hoá kênh truyền d. Mã hoá bảo mật Câu 23: Mã hoá Winzip là loại : a) Mã hoá nguồn b) Mã hoá đường truyền c) Mã hoá kênh truyền d) Mã hoá bảo mật Câu 24: Mã hoá NRZ là loại : a) Mã hoá nguồn b) Mã hoá đường truyền c) Mã hoá kênh truyền d) Mã hoá bảo mật Câu 25: Mục đích của mã hóa đường truyền: a) Dùng để lưu trữ và sửa đổi b) Dùng để lưu trữ và bảo mật c) Dùng để chống nhiễu trên đường truyền d) Dùng để chống nhiễu và tạo đồng bộ xung clock trên đường truyền Câu 26: Mã hoá AMI là loại : a) Mã hoá nguồn b) Mã hoá đường truyền 4
  5. c) Mã hoá kênh truyền d) Mã hoá bảo mật Câu 27: Ưu điểm của mã hoá RZ : a) Khả năng triệt tiêu thành phần DC trên đường truyền tốt b) Khả năng đồng bộ xung Clock trên đường truyền tốt c) Khả năng đồng bộ xung Clock trên đường truyền chưa tốt d) Khả năng chống nhiễu tốt Câu 28: Ưu điểm của mã hoá NRZ : a) Khả năng triệt tiêu thành phần DC trên đường truyền tốt b) Khả năng đồng bộ xung Clock trên đường truyền tốt c) Khả năng chống nhiễu tốt d) Khả năng triệt tiêu thành phần DC trên đường truyền tốt và chống nhiễu tốt Câu 29: Ưu điểm của mã hoá AMI: a) Khả năng triệt tiêu thành phần DC trên đường truyền tốt b) Khả năng đồng bộ xung Clock trên đường truyền tốt c) Khả năng đồng bộ xung Clock trên đường truyền chưa tốt d) Câu a & c đều đúng Câu 30: Ưu điểm của mã hoá B8ZS: a) Khả năng triệt tiêu thành phần DC trên đường truyền tốt b) Khả năng đồng bộ xung Clock trên đường truyền tốt c) Khả năng chống nhiễu tốt d) Câu 3 câu trên đều đúng Câu 31: Mã hoá MP3 là loại mã hoá gì ? a) Mã hoá nguồn b) Mã hoá đường truyền c) Mã hoá kênh truyền d) Mã hoá bảo mật Câu 32: So sánh ưu điểm của mã B8SZ với NRZ a) Khả năng triệt tiêu thành phần DC trên đường truyền tốt hơn b) Khả năng đồng bộ xung Clock trên đường truyền tốt hơn c) Khả năng chống nhiễu tốt hơn d) Cả 3 câu trên đều đúng Câu 33: Cho luồng dữ liệu số: 110010. Hãy xác định mã hoá RZ của luồng số trên. 5
  6. 1 1 0 0 1 0 a) b) c) d ) Câu 34: Cho luồng dữ liệu số: 110010 Hãy xác định mã hoá NRZ của luồng số trên. 1 1 0 0 1 0 a) b) c) d ) Câu 35: Cho luồng dữ liệu số: 110010 Hãy xác định mã hoá AMI của luồng số trên. 6
  7. 1 1 0 0 1 0 a) b) c) d ) Câu 36: Cho luồng dữ liệu số: 110010000000010 Hãy xác định mã hoá HDB3 của luồng số trên. 1 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 a) b) c) d ) Câu 37: Cho luồng dữ liệu số: 110010000000010 Hãy xác định mã hoá B8ZS của luồng số trên. 7
  8. 1 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 a) b) c) d ) Câu 38: Câu nào sau đây sai khi nói đặc tính chung của môi trường truyền thông a. Dữ liệu truyền giữa thiết bị phát và thiết bị thu thông qua môi trường truyền, môi trường truyền có 2 loại: hữu tuyến hay vô tuyến. b. Phương thức truyền đơn công (simplex), bán song công (half duplex), song công (duplex). c. Sự suy giảm chất lượng của tín hiệu truyền thường do: Suy yếu và dẫn đến méo dạng, bị làm trễ, bị nhiễu. d. Môi trường truyền phụ thuộc vào việc truyền thoại (voice) hay truyền dữ liệu (data) Câu 39 Câu nào sau đây sai khi nói cáp đồng trục a. Cáp đồng trục cấu tạo từ 2 dây kim loại đồng trục, phân cách nhau bằng vật liệu cách điện. b. Lõi thường làm bằng đồng, võ nối đất thường bằng các dãi đồng hay nhôm xoắn lại theo chiều dài. c. Trở kháng đặc tính của cáp đồng trục thường có giá trị 75 Ω hay 50 Ω d. Cáp truyền tín hiệu có tần số lớn hơn 3 GHz Câu 40: Trở kháng đặc tính của cáp đồng trục có giá trị a. 75 Ω b. 50 Ω c. 120Π Ω 8
  9. d. a, b đúng Câu 41: Các thộng số vật lý của đường truyền: điện trở nội, tụ ký sinh, cuộn ký sinh, … ảnh hưởng đến chất lượng của đường truyền dữ liệu như thế nào: a) Gây suy hao b) Gây sái dạng tín hiệu c) Gây bức xạ tín hiệu và nhiễu tín hiệu d) Cả ba câu đều đúng Câu 43: Câu trả lời nào sai khi thể hiện sự ảnh hưởng của các thông số vật lý của đường truyền, điện trở nội, tụ ký sinh, cuộn ký sinh, …, đến chất lượng của đường truyền dữ liệu? e) Gây sự biến đổi các thành phần tần số của tín hiệu b) Gây sái dạng tín hiệu c) Gây bức xạ tín hiệu và nhiễu tín hiệu d) Gây ra sự mất phối trở kháng của tín hiệu tại hai đầu của đường dây Câu 44: Hiệu ứng “Skin effection” là gì? a) Là hiệu ứng chỉ xảy ra ở bề mặt của vật thể thu sóng b) Là hiệu ứng chỉ xảy ra ở bề mặt của vật thể phát sóng c) Là hiệu ứng dòng điện tích chỉ chảy ở bề mặt của dây dẫn d) Là hiệu ứng dòng điện tích chảy đều qua tiết diện ngang của dây dẫn Câu 45: Hiệu ứng “Skin effection” xảy ra ở vùng tần số: a) Tần số thấp b) Tần số trung c) Tần số cao d) Tần số từ VHF trở lên Câu 46: Tốc độ lan truyền sóng điện từ trong không gian tự do được thể hiện bởi công thức: ω ω a) V = b) C = λ × f c) V = d) c = 3 × 108 m / s β α Câu 47: Câu trả lời nào sai khi nói về mối liên hệ các thông số hệ thống với khoảng cách truyền sóng? a) Khoảng cách truyền sóng tỉ lệ thuận với công suất phát. b) Khoảng cách truyền sóng tỉ lệ nghịch với độ nhạy bộ thu. c) Khoảng cách truyền sóng tỉ lệ nghịch với hệ số suy giảm của sóng. d) Khoảng cách truyền sóng tỉ lệ nghịch với tần số sóng mang. Câu 48: Để khắc phục hiệu ứng “Skin effection” một cách hiệu quả ta nên làm gì? a) Tăng tiết diện của dây dẫn. b) Giảm tiết diện của dây dẫn. c) Tăng diện tích bề mặt của dây dẫn bằng cách dùng các ống dẫn sóng. d) Tăng diện tích bề mặt của dây dẫn bằng cách dùng cáp đồng trục để truyền dẫn sóng. Câu 49: Xác định vùng tần số sóng siêu âm (VLF) a) 3-30KHz b) 30-300KHz c) 3-40KHz. d) 3-300KHz. Câu 50: Xác định vùng tần số sóng trung (MF) a) 30-300KHz b) 300KHz-3MHz c) 300KHz-30MHz. d) 30KHz-30MHz. Câu 51: Xác định vùng tần số cao (HF) a) 3-30MHz b) 300KHz-30MHz c) 3-100MHz. d) 3-300MHz. 9
  10. Câu 52: Xác định vùng tần số rất cao (VHF) a) 3-30MHz b) 30-300MHz c) 3-300MHz d) 30-3GHz. Câu 53: Thế nào là truyền dữ liệu dãy nền: a) Truyền tín hiệu nguồn với toàn bộ băng thông của nó b) Truyền nguyên thủy nguồn dử liệu số bằng cách dịch từng bít trên đường truyền c) Truyền dữ liệu số d) Truyền dữ liệu nguồn với toàn bộ băng thông của nó được cài trên sóng mang Câu 54: Thế nào là truyền dữ liệu qua sóng mang: a) Tín hiệu nguồn được truyền đi bằng cách điều chế với sóng mang b) Nguồn dữ liệu số được truyền đi bằng cách điều chế số c) Truyền dữ liệu số d) Truyền nguyên thủy nguồn dữ liệu số bằng cách dịch từng bít trên đường truyền Câu 55: Lý do tại sao truyền dữ liệu dãy nền không thể truyền đi với khoảng cách xa được? a) Do ảnh hưởng của nhiễu b) Xuy giảm biên độ c) Do ảnh hưởng của các thông số đường truyền, gây biến dạng sóng nên bộ thu không nhận đúng giá trị logic d) Do ảnh hưởng của nhiễu ngoài và sự suy giảm biên độ trên đường truyền Câu 56: Tại sao truyền dữ liệu bằng cách điều chế với sóng mang có thể truyền đi trên đường truyền với khoảng cách xa được ? a) Vì tín hiệu sau điều chế dạng số nên ít bị xái dạng trên đường truyền b) Vì tín hiệu sau điều chế ở dạng tương tự nên không bị suy giảm trên đường truyền c) Vì tín hiệu sau điều chế ở dạng tương tự nên không bị ảnh hưởng của nhiễu d) Vì tín hiệu sau điều chế dạng analog nên ít bị biến dạng trên đường truyền Câu 57: Truyền dữ liệu song song là: a) Truyền dữ liệu trên hai đường song song với nhau b) Truyền bằng nhiều đường truyền khác nhau c) Truyền cùng một lúc trên nhiều đường, mỗi đường truyền ứng với giá trị của một bít dữ liệu d) Truyền dữ liệu trên hai đường thu và phát Câu 58: Truyền dữ liệu nối tiếp là: a) Truyền bằng nhiều đường truyền nối tiếp nhau b) Truyền cùng một lúc trên nhiều đường, mỗi đường truyền ứng với giá trị của một bít dữ liệu c) Truyền dữ liệu trên hai đường thu và phát d) Giữa nơi thu và phát, dữ liệu được truyền trên một đường truyền duy nhất 10
  11. Câu 59: Truyền dữ liệu đồng bộ là: a) Truyền dữ liệu mà giữa nơi thu và nơi phát có cùng chung đường xung Clock b) Truyền dữ liệu mà giữa nơi thu và nơi phát không có cùng chung xung Clock c) Truyền dữ liệu mà giữa nơi thu và phát không có cùng chung tần số xung Clock d) Truyền dữ liệu mà giữa nơi thu và nơi phát có cùng tần số xung Clock, nhưng mỗi nơi thu và phát đều có nguồn phát Clock riêng biệt Câu 60: Đặc điểm của truyền dữ liệu bất đồng bộ là: a) Giữa nơi thu và nơi phát không có cùng chung đường xung Clock b) Giữa nơi thu và nơi phát có cùng chung đường xung Clock c) Giữa nơi thu và nơi phát có cùng chung tần số xung Clock d) Giữa nơi thu và nơi phát không có cùng chung đường xung Clock, nhưng có cùng một tần số Clock Câu 61: Chuẩn RS232 là tiêu chuẩn quốc tế về : a) Truyền dữ liệu Internet b) Truyền dữ liệu nối tiếp bất đồng bộ dãy nền c) Truyền dữ liệu có điều chế sóng mang d) Truyền dữ liệu nối tiếp đồng bộ dãy nền Câu 62: Truyền dữ liệu theo chuẩn RS232 một file có kích thước 2MB, tần số Clock truyền là 4800bps, Định dạng khung dữ liệu 1start bit, 2stop bit, 1 parity bit và 8bit data. Hãy tính thời gian truyền a)1giờ 28 phút b)2 giời 30 phút c)3 giời 16 phút d)12 giời 50 phút Câu 63: Truyền dữ liệu theo chuẩn RS232 một file có kích thước 1MB, tần số Clock truyền là 9600bps, Định dạng khung dữ liệu 1start bit, 2stop bit, 1 parity bit và 8bit data. Hãy tính thời gian truyền a)12 phút b)22 phút c)32 phút d)38 phút Câu 64: Truyền dữ liệu theo chuẩn RS232 một file có kích thước 2MB, tần số Clock truyền là 19200bps, Định dạng khung dữ liệu 1start bit, 1stop bit, 1 parity bit và 8bit data. Hãy tính thời gian truyền a)12 phút b)20 phút c)32 phút d)38 phút Câu 65: Một phòng máy được nối mạng truy cập Internet dịch vụ ADSL gồm một máy chủ (sever) và 30 máy con. Biết rằng tốc độ truy cập của dịch vụ ADSL trung bình 10Mbps, tốc độ truy cập trên đường truyền cáp mạng là 100Mbps. Hãy tính thời gian để down load trung bình một file dữ liệu có kích thước 2MB từ một máy con. a)12s b)22s c)40s d)50s Câu 66: Một phòng máy được nối mạng truy cập Internet dịch vụ ADSL gồm một máy chủ (sever) và 20 máy con. Biết rằng tốc độ truy cập của dịch vụ ADSL trung bình 10Mbps, tốc độ truy cập trên đường truyền cáp mạng là 100Mbps. Hãy tính thời gian để down load một file dữ liệu có kích thước 5MB từ một máy con. 11
  12. a)34s b)60s c)84s d)122s Câu 67: Ưu điểm của quay số bằng DTMF so với quay số bằng xung? a) có thể quay chử cái được b) có thể nhắn tin SMS được c) giảm giá thành tổng đài d) có thể quay tức thì từng chữ số Câu 68: Ưu điểm của kỹ thuật chuyển mạch TDM so với SDS: a) Kết cấu gọn khi số lượng thuê bao lớn b) Giá thành rẻ trong khi số lượng thuê bao lớn c) Khả thi về kỹ thuật chế tạo khi số lượng thuê bao tăng d) Cả 3 câu trên đều đúng. Câu 69: Chức năng của tổng đài điện thoại: a) Là nơi thực hiện việc kết nối và cung cấp các dịch vụ cuộc gọi b) Là nơi thực hiện việc kết nối các thuê bao với nhau c) Là nơi cung cấp các tin hiệu chuông, Ringback tone, Dial tone và Busy tone d) Là nơi cảm nhận trạng thái nhấc gác máy của thuê bao Câu 70: Đặc điểm ứng dụng của tổng đài nội bộ: a) Là nơi thực hiện việc kết nối và cung cấp các dịch vụ cuộc gọi b) Không tốn chi phí cho các cuộc gọi nội bộ c) Không tốn chi phí cho các cuộc gọi nội bộ và hạn chế số lượng đường dây trung kế d) Là nơi thực hiện tính cước thuê bao Câu 71: Tín hiệu Ringback tone là: a) Tín hiệu báo bận b) Tín hiệu mời gọi quay số c) Tín hiệu báo đang đổ chuông cho thuê bao gọi d)Tín hiệu báo cho thuê bao gọi rằng đang đổ chuông cho thuê bao bị gọi Câu 72: Tín hiệu Busy tone là: a) Tín hiệu báo bận b) Tín hiệu báo chuông c) Tín hiệu mời gọc quay số d) Tín hiệu báo đang đổ chuông cho thuê bao gọi Câu 73: Tín hiệu Dial tone là: a) Tín hiệu báo bận b) Tín hiệu báo chuông c) Tín hiệu mời goi quay số d) Tín hiệu báo đang đổ chuông cho thuê bao gọi Câu 74: Trong tổng đài, khối mạch giao tiếp thuê bao có chức năng: a) Cảm biến trạng thái nhấc, gác máy và chuyển mạch cuộc gọi 12
  13. b) Cảm biến trạng thái nhấc gác máy, cấp chuông và kết nối thuê bao với bộ chuyển mạch c) Giao tiếp thuê bao với tổng đài ngoài d) Là bộ giao tiếp trung gian giữa thuê bao và trung kế Câu 75: Phân biệt chuyển mạch gói và chuyển mạch mạch là: a) Chuyển mạch gói, dữ liệu được phân thành các gói rồi có thể truyền đi trên các tuyến kênh truyền khác nhau, còn chuyển mạch mạch thì nguồn dữ liệu được truyền liên tục trên một kênh truyền đã được thiết lập trước b) Chuyển mạch gói, dữ liệu được phân thành các gói rồi truyền đi trên các tuyến kênh truyền khác nhau, còn chuyển mạch mạch thì nguồn dữ liệu được truyền liên tục trên các kênh truyền khác nhau đã được thiết lập trước a) Chuyển mạch gói dữ liệu được phân thành các gói rồi truyền đi trên một kênh truyền đã được thiết lập trước, còn chuyển mạch mạch thì nguồn dữ liệu được truyền liên tục trên một kênh truyền đã được thiết lập trước Câu 76: Ưu điểm của chuyển mạch gói so với chuyển mạch mạch là: a) Có thể mở rộng số thuê bao, trong khi chuyển mạch mạch bị hạn chế về số lượng thuê bao b) Các hệ thống chuyển mạch gói ít bị nghẽn mạch hơn so với các hệ thống chuyển mạch mạch c) Chuyển mạch gói cho tốc độ nhanh hơn so với chuyển mạch mạch d) Cả hai câu a và b đều đúng Câu 77: Ưu điểm của chuyển mạch mạch so với chuyển mạch gói: a) Các hệ thống chuyển mạch mạch ít bị nghẽn mạch hơn so với các hệ thống chuyển mạch gói b) Chuyển mạch mạch cho tốc độ nhanh hơn so với chuyển mạch gói c) Chuyển mạch mạch cho phép kết nối thông tin liên tục về thời gian d) Cả hai câu c và d đều đúng Câu 78: Kết nối Internet thuộc loại chuyển mạch gì? a) chuyển mạch gói b) chuyển mạch mạch c) chuyển mạch không gian d) chuyển mạch mềm Câu 79: Tổng đài điện thoại ngày nay thuộc loại tổng đài gì? a) Tổng đài cơ b) Tổng đài điện cơ c) Tổng đài điện – cơ d) Tổng đài điện tử Câu 80: Đặc điểm của hệ thống thông tin di động là a) Tín hiệu thoại được điều chế bằng sóng Radio, bức xạ ra anten rồi truyền đến máy cố định (máy mẹ) 13
  14. b) Tín hiệu thoại được điều chế bằng sóng Radio, bức xạ ra anten rồi truyền đến tổng đài trung tâm c) Tín hiệu thoại được điều chế bằng sóng Radio, bức xạ ra anten rồi truyền đến trạm thu phát sóng gần nhất d) Tín hiệu thoại được điều chế bằng sóng Radio, bức xạ ra anten rồi truyền đến tổng đài gần nhất Câu 81: Băng thông của hệ thống GSM ở nước ta a) 890 – 915MHz cho up link, 935 – 960 cho down link b) 980 – 915MHz cho up link, 953 – 960 cho down link c) 890 – 915MHz cho down link, 935 – 960 cho up link d) 850 – 920MHz cho up link, 950- 1080 cho down link Câu 82: Khoảng cách giữa các sóng mang (Carrier frequency) trong mạng GSM 900 MHz là a) 20KHz b)200KHz c)2MHz d)25MHz Câu 83: Hệ thống GSM dùng kỹ thuật điều chế a) Điều chế số GMSK b) Điều chế số BPSK c) Điều chế số BFSK d) Điều chế tương tự Câu 84: Mạng GSM sử dụng kỹ thuật truy xuất dữ liệu nào để chuyển mạch trong tổng đài: a) Kỹ thuật TDMA b) Kỹ thuật CDMA c) Kỹ thuật chuyển mạch gói d) Cả hai câu a) và c) đều đúng Câu 85: Tại sao trong hệ thống GSM việc đều chế số tín hiệu phải thực hiện hai lần hay nhiều hơn để: a) Chống nhiểu b) Tăng hệ số khuếch đại c) Cả a và b đều đúng d) Cả a và b đều sai Câu 86: Chất lượng thông tin di động GSM tốt hơn so với hệ thống thông tin Radio vì: a> Hệ thống GSM Hệ thống Radio _Sử dụng kỹ thuật điều chế số _Sử dụng kỹ thuật điều chế tương tự _Tần số sóng mang cao hơn nên tốc độ _Tần số sóng mang cao hơn nên tốc độ truyền dữ liệu cao hơn truyền dữ liệu cao hơn _Quá trình thông tin luôn được kiểm tra _Quá trình thông tin luôn được kiểm tra hai chiều đảm bảo thông tin truyền hai chiều đảm bảo thông tin truyền luôn chính xác luôn chính xác 14
  15. _Có thể ung cấp thông tin đa dịch vụ ; _Có thể ung cấp thông tin đa dịch vụ ; thoại, nhắn tin, hình ảnh… thoại, nhắn tin, hình ảnh… b> Hệ thống GSM Hệ thống Radio _Sử dụng kỹ thuật điều chế số _Sử dụng kỹ thuật điều chế tương tự _Tần số sóng mang cao hơn nên tốc độ _Tần số sóng mang thấp hơn nên tốc truyền dữ liệu cao hơn độ truyền dữ liệu cao hơn _Quá trình thông tin luôn được kiểm tra _Quá trình thông tin không được kiểm hai chiều đảm bảo thông tin truyền tra hai chiều đảm bảo thông tin truyền luôn chính xác luôn chính xác _Có thể ung cấp thông tin đa dịch vụ: _Có thể ung cấp thông tin đa dịch vụ: thoại, nhắn tin, hình ảnh… thoại, nhắn tin, hình ảnh… c> Hệ thống GSM Hệ thống Radio _Sử dụng kỹ thuật điều chế số _Sử dụng kỹ thuật điều chế tương tự _Tần số sóng mang cao hơn nên tốc độ _Tần số sóng mang thấp hơn nên tốc truyền dữ liệu cao hơn độ truyền dữ liệu thấp hơn _Quá trình thông tin luôn được kiểm tra _Quá trình thông tin không được kiểm hai chiều đảm bảo thông tin truyền tra hai chiều thông tin truyền không luôn chính xác đảm bảo chính xác _Có thể ung cấp thông tin đa dịch vụ ; _Không có khả năng cung cấp thông tin thoại, nhắn tin, hình ảnh… đa dịch vụ ; thoại, nhắn tin, hình ảnh… Câu 87: Bán kính vùng phủ sóng của một trạm BTS tối đa là: a) 5Km b)10Km b)20m d)20Km Câu 88: Mạng GSM sử dụng băng tần 890 – 902MHz cho up link và 935 – 947MHz cho down link. Hãy xác định số sóng mang (carrier frequency) tối đa có thể có. a) 12 b)125 c)60 d)120 Câu 89: Trong hệ thống GSM, BTS là: a) Trạm thu phát sóng b) Bộ điều khiển trạm nền c) Bộ đăng ký danh xưng thiết bị d) Bộ đăng ký tạm trú Câu 90: Trong hệ thống GSM, BSC là: a) Trạm thu phát sóng b) Bộ điều khiển trạm nền c) Bộ đăng ký danh xưng thiết bị d) Bộ đăng ký tạm trú Câu 91: Trong hệ thống GSM, EIR là: 15
  16. a) Trạm thu phát sóng b) Bộ điều khiển trạm nền c) Bộ đăng ký danh xưng thiết bị d) Bộ đăng ký tạm trú Câu 92: Trong hệ thống GSM, HLR là: a) Trạm thu phát sóng b) Bộ đăng ký danh xưng thiết bị c) Bộ đăng ký tạm trú thông tin thuê bao d) Bộ đăng ký thường trú thông tin thuê bao Câu 93: Trong hệ thống GSM, VLR là: a) Trạm thu phát sóng b) Bộ điều khiển trạm nền c) Bộ đăng ký tạm trú thông tin thuê bao d) Bộ đăng ký thường trú thông tin thuê bao Câu 94: Trong hệ thống GSM, OMC là: a) Trạm thu phát sóng b) Bộ điều khiển trạm nền c) Bộ đăng ký danh xưng thiết bị d) Bộ phận vận hành và khai thác hệ thống Câu 95: Trong hệ thống GSM, GETWAY là: a) Trạm thu phát sóng b) Bộ đăng ký danh xưng thiết bị c) Cổng nối kết giữa tổng đài GSM và các tổng đài bên ngoài d) Bộ phận vận hành và khai thác thiết bị Câu 96: Trong hệ thống GSM, HLR có chức năng: a) Lưu trữ các thông tin các nhân của thuê bao, VD : Số IMSI, Số máy, tên khách hành, địa chỉ, số CMND, tình trạng cước, các dịch vụ đã đăng ký .. b) Lưu trữ vị trí địa lý của thuê bao hiện tại để tiện cho việc tính cước c) Lưu trữ thông tin về thiết bị Mobile để tiện cho việc giám sát thiết bị, chống trộm. d) Điều hành các hoạt động của toàn bộ hệ thống tổng đài và các trạm BTS, còn là nơi thực hiện các khai báo đăng ký dịch vụ cho thuê bao. Câu 97: Trong hệ thống GSM, VLR có chức năng: a) Lưu trữ các thông tin các nhân của thuê bao, VD : Số IMSI, Số máy, tên khách hành, địa chỉ, số CMND, tình trạng cước, các dịch vụ đã đăng ký .. b) Lưu trữ vị trí địa lý, các thông tin kết nối của thuê bao hiện tại, để tiện cho việc tính cước c) Lưu trữ thông tin về thiết bị Mobile để tiện cho việc giám sát thiết bị, chống trộm. d) Điều hành các hoạt động của toàn bộ hệ thống tổng đài và các trạm BTS, còn là nơi thực hiện các khai báo đăng ký dịch vụ cho thuê bao. 16
  17. Câu 98: Trong hệ thống GSM, EIR có chức năng: a) Lưu trữ các thông tin các nhân của thuê bao, VD : Số IMSI, Số máy, tên khách hành, địa chỉ, số CMND, tình trạng cước, các dịch vụ đã đăng ký .. b) Lưu trữ vị trí địa lý của thuê bao hiện tại để tiện cho việc tính cước c) Lưu trữ thông tin về thiết bị Mobile, chủ sở hửu của mobile để tiện cho việc giám sát thiết bị và chống trộm. d) Điều hành các hoạt động của toàn bộ hệ thống tổng đài và các trạm BTS, còn là nơi thực hiện các khai báo đăng ký dịch vụ cho thuê bao. Câu 99: Trong hệ thống GSM, OMC có chức năng: a) Lưu trữ các thông tin các nhân của thuê bao, VD: Số IMSI, Số máy, tên khách hành, địa chỉ, số CMND, tình trạng cước, các dịch vụ đã đăng ky .. b) Lưu trữ vị trí địa lý của thuê bao hiện tại để tiện cho việc tính cước c) Lưu trữ thông tin về thiết bị Mobile để tiện cho việc giám sát thiết bị, chống trộm. d) Điều hành các hoạt động của toàn bộ hệ thống tổng đài và các trạm BTS, còn là nơi thực hiện các khai báo đăng ký dịch vụ cho thuê bao. Câu 100: Tổng đài GSM sử dụng các kỹ thuật ghép kênh nào: a) Ghép kênh SDS b) Ghép kênh TDM c) Ghép kênh FDM d) Cả câu b và c đều đúng Câu 101: Trong hệ thống GSM khi thực hiện cuộc gọi, tổng đài GSM sử dụng kỹ thuật chuyển mạch: a) chuyển mạch mạch b) chuyển mạch gói c) chuyển mạch không gian d) Cả câu a và b đều đúng Câu 102: Trong hệ thống GSM khi thực hiện việc gửi tín nhắn, tổng đài GSM sử dụng kỹ thuật chuyển mạch: a) Chuyển mạch mạch b) Chuyển mạch gói c) Chuyển mạch không gian d) Cả câu a và b đều đúng Câu 103: Trong hệ thống GSM một trạm BTS có thể có các dạng anten được lắp đặt a) Dạng Omni b) Dạng Sector c) Dạng yagi d) Cả 2 câu a và b đúng Câu 104: Trong hệ thống GSM cấu trúc mạng cho các trạm BTS theo dạng: a) Phân đều theo diện tích vùng địa lý 17
  18. b) Phân theo dạng tổ ong c) Không theo dạng nhất định d) Theo dạng Bus Câu 105: Trong hệ thống GSM 900 số tần số sóng mang tối đa có thể có là 125, mỗi sóng mang có 8 time slot, mỗi time slot có thể phục vụ được cho một kênh thoại. Vậy làm thế nào để mở rộng dung lượng lên vài triệu thuê bao như hiện nay ở các mạng Mobile trong nước. a) Tăng số lượng các trạm BTS b) Dùng phương pháp sử dụng lại tần số c) Mở rộng Băng tần GSM d) Câu a và b đúng Câu 106: Trong hệ thống GSM 900 làm thế nào để tăng dung lượng kênh thông tin trong vùng phủ sóng của một trạm BTS a) Tăng số lượng các trạm BTS b) Dùng phương pháp sử dụng lại tần số c) Tăng số tần số sóng mang hoặc dùng phương pháp nhảy tần (Frequency Hoping) d) Câu a, b và c đúng Câu 107: Trong hệ thống GSM 900 các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình truyền sóng a) Hiển tượng tán xạ sóng b) Hiện tượng nhiễu xạ sóng c) Hiện tượng Fading sóng d) Tất cả đều đúng Câu 108: Câu nào sao đây sai khi nói công nghệ GSM sử dụng băng tần a. Băng tần 900 MHz b. Băng tần 1800 MHz c. Băng tần 1900 MHz d. Chỉ gồm băng tần 900 MHz và 1800 MHz Câu 109: GSM là hệ thống thông tin di động được viết tắt a. Gtel System for Mobile b. Global System for Mobile communication c. Global System for Mobile d. Genereation Mobile Station Câu 110: MS là Mobile Station và được xem là a. MS = ME + IMEI 18
  19. b. MS = ME + SIM c. MS = ME + Máy điện thoại d. MS = MI + SIM Câu 111 : SIM được viết tắt bởi a. System International Mobile b. Subcriber Identity Mobile c. Subscriber Identity Module d. Subscriber Intel Mobile Câu 112 : Câu nào sau đây sai khi nó chức năng SIM: a. Lưu giữ khoá nhận thực thuê bao cùng với số nhận dạng trạm di động quốc tế IMSI nhằm thực hiện các thủ tục nhận thực b.Lưu giữ khoá nhận thực thuê bao cùng với số nhận dạng trạm di động quốc tế IMSI nhằm thực hiện mật mã hoá thông tin. d. Trao đổi thông tin với MS qua giao diện vô tuyến c. Khai thác và quản lý số nhận dạng cá nhân PIN (Personal Identity Number) Câu 113: Mã PIN là mã Personal Identity Number , để bảo vệ quyền sử dụng của người sở hữu hợp pháp và được nạp bởi nhà khai thác khi đăng ký lần đầu. PIN là một số gồm từ a. 4 đến 8 chữ số b. 1 đến 8 chữ số c. 3 bit nhị phân d. tùy theo nhà cung cấp dịch vụ Câu 114: Câu nào sai khi nói chức năng của BSC a. Điều khiển chuyển giao b. Quản lý mạng vô tuyến c. Quản lý trạm vô tuyến gốc BTS d. Điều khiển nối thông các cuộc gọi Câu 115 Hệ thống GSM dùng kỹ thuật điều chế gì? a. Điều chế số GMSK b. Điều chế số BPSK c. Điều chế số BFSK d. Điều chế số GSMK 19
  20. Câu 116 Hệ thống GSM dùng kỹ thuật điều chế gì? a. Điều chế số GMSC b. Điều chế số BPSK c. Điều chế số GMSK d. Điều chế số GSMK Câu 117: Câu nào sai khi nói chức năng của MS a. Thiết bị đầu cuối thực hiện các chức năng không liên quan đến mạng GSM. b. Là thiết bị mà ở đó quá trình mã hoá và giải mã tiếng đặc thù riêng cho GSM được tiến hành, tại đây cũng thực hiện thích ứng tốc độ trong trường hợp truyền số liệu. c. Bộ thích ứng đầu cuối làm việc như một cửa nối thông thiết bị đầu cuối với kết cuối di động. d. Kết cuối trạm di động thực hiện các chức năng liên quan đến truyền đẫn ở giao diện vô tuyến. Câu 118: Khoảng cách giữa các sóng mang (Carrier frequency) trong mạng GSM 900 MHz là a. 20KHz b. 200KHz c. 200MHz d. 45MHz Câu 119: Câu trả lời nào sai khi mô tả đặc điểm của hệ thống thông tin viba-vệ tinh? a) Tần sóng mang của hệ thống từ 1GHz trở lên b) Anten viba có độ hướng tính thấp nên vùng phủ sóng hẹp c) Hệ thống truyền dẫn viba được thiết kế theo tầm nhìn thẳng d) Tín hiệu ngõ vào được điều chế 2 lần hay nhiều hơn trước khi phát ra anten Câu 120: Câu trả lời nào sai khi mô tả đặc điểm của hệ thống thông tin viba-vệ tinh? a) Tần sóng mang của hệ thống từ 100MHz trở lên b) Anten viba có độ hướng tính cao nên vùng phủ sóng hẹp c) Hệ thống truyền dẫn viba được thiết kế theo tầm nhìn thẳng d) Tín hiệu ngõ vào được điều chế 2 lần hay nhiều hơn trước khi phát ra anten Câu 121: Câu trả lời nào sai khi mô tả đặc điểm của hệ thống thông tin viba-vệ tinh? a) Tần sóng mang của hệ thống từ 1GHz trở lên b) Anten viba có độ hướng tính cao nên vùng phủ sóng hẹp c) Hệ thống truyền dẫn viba sử dụng các anten: dipole, yagi d) Tín hiệu ngõ vào được điều chế 2 lần hay nhiều hơn trước khi phát ra anten Câu 122: Câu trả lời nào sai khi mô tả đặc điểm của hệ thống thông tin viba-vệ tinh? a) Tần sóng mang của hệ thống từ 1GHz trở lên 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2