intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cầu khuẩn lậu

Chia sẻ: PHAM TRONG | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

149
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh lậu được mô tả từ năm 1550 trước công nguyên nhưng đến thế kỷ 13 mới được biết đó là bệnh lây qua đường tình dục. Năm 1879, Neisser là người đầu tiên mô tả vi khuẩn lậu là căn nguyên gây bệnh lậu. Năm 1882, Lestikow và Loeffler nuôi cấy thành công cầu khuẩn lậu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cầu khuẩn lậu

  1. 09­22­2012, 10:24 PM (Được chỉnh sửa: 09­28­2012 03:35 PM bởi tuyenlab.)  Bài viết: #1 tuyenlab     Bài viết: 1,354 Administrator Thanks Given: 241  Thanks Received: 828 in 492 posts Tham Gia: Dec 2011  Danh tiếng: 0 [LT] Cầu khuẩn lậu CẦU KHUẨN LẬU   (Neisseria gonorrhoeae) Bệnh lậu được mô tả từ năm 1550 trước công nguyên nhưng đến thế kỷ 13 mới được biết đó là bệnh lây qua đường tình  dục. Năm 1879, Neisser là người đầu tiên mô tả vi khuẩn lậu là căn nguyên gây bệnh lậu. Năm 1882, Lestikow và  Loeffler nuôi cấy thành công cầu khuẩn lậu. 1. Đặc điểm sinh vật học 1.1. Hình thể và tính chất bắt màu Cầu khuẩn lậu có hình thể giống não mô cầu. Trên tiêu bản nhuộm Gram, cầu khuẩn hình hạt cà phê đứng thành từng 
  2. đôi, bắt màu Gram (­). Nếu nhuộm xanh methylen vi khuẩn bắt màu xanh. Trong các bệnh phẩm lấy từ bệnh nhân mắc  lậu điển hình, vi khuẩn đứng trong tế bào bạch cầu đa nhân trung tính thoái hoá, đôi khi như lèn chặt tế bào. Trong  trường hợp lậu mạn tính, trên tiêu bản ít vi khuẩn và thường thấy vi khuẩn nằm ngoài tế bào. Trong môi trường nuôi cấy,  cầu khuẩn lậu thường đa dạng, kích thước thay đổi và sắp xếp không điển hình. Cầu khuẩn lậu không có vỏ, không có  lông, không di động, không sinh nha bào. 1.2. Tính chất nuôi cấy Nuôi cấy cầu khuẩn lậu thường khó khăn, sau khi ra khỏi cơ thể vi khuẩn rất dễ chết. Môi trường nuôi cấy cầu khuẩn lậu  phải giàu chất dinh dưỡng như máu và các yếu tố phát triển. Bên cạnh đó, vi khuẩn này cũng đòi hỏi khí trường trong  nuôi cấy phải có 5 ­ 10% CO2 và nhiệt độ 35 ­370C. Trên thực tế, môi trường như thạch chocolate và Thayer­Martin thường sử dụng để nuôi cấy Neisseria gonorrhoeae (Đây là những môi trường thường bổ sung một số loại kháng sinh, như: colistin,  vancomycin, nystatin, lincomycin để ức chế vi khuẩn khác và nấm nhưng không ảnh hưởng tới cầu khuẩn lậu). Sau nuôi  cấy 24 giờ, khuẩn lạc có kích thước khoảng 0,4 ­ 1mm, màu xám đục, lồi, tròn, óng ánh. 1.3. Tính chất sinh vật hoá học ­ Phản ứng Oxydase dương tính; ­ Lên men đường glucose, không lên men đường: lactose, maltose và sucrose.
  3. 1.4. Cấu trúc kháng nguyên Cấu trúc kháng nguyên của cầu khuẩn lậu phức tạp có nhiều kháng nguyên đặc hiệu cho nhóm hoặc cho typ nhưng  không có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh. 1.5. Độc tố Cầu khuẩn lậu không có ngoại độc tố. Nội độc tố của cầu khuẩn lậu chưa được biết rõ. Trong nghiên cứu, nếu tiêm liều  cao vào tĩnh mạch hoặc màng bụng có thể gây chết súc vật. 1.6. Sức để kháng Cầu khuẩn lậu có sức đề kháng yếu. Ở nhiệt độ 580C vi khuẩn chết sau 5 phút. Sau khi ra khỏi cơ thể, vi khuẩn chết  sau 1­2 giờ. Các chất sát khuẩn thông thường như phenol 1%, formol 0,1%, sublim 0,1% vi khuẩn chết sau 2­5 phút tiếp  xúc. 2. Khả năng gây bệnh Cầu khuẩn lậu chỉ có vật chủ duy nhất là người. Cầu khuẩn lậu có pili giúp cho vi khuẩn bám vào niêm mạc, loại không  có pili thì không có độc lực. Bệnh thường lây truyền chủ yếu bằng đường tình dục. Neisseria gonorrhoeae có thể gây ra  các các thể bệnh sau: 2.1. Lậu sinh dục: ­ Ở nam giới: Vi khuẩn lậu gây viêm niệu đạo, triệu chứng chủ yếu là đái buốt, đái khó. Bệnh nhân có biểu hiện đái mủ  với đặc điểm rất đau, được ví như “đái như đái ra dao cạo”. ­ Ở nữ giới: thông thường biểu hiện kín đáo hơn, cụ thể tăng tiết dịch niệu đạo, âm đạo, viêm cổ tử cung, đôi khi viêm tử cung, vòi trứng, buồng trứng. 2.2. Lậu ngoài đường sinh dục ­ Lậu mắt: thông thường gặp nhiều ở trẻ sơ sinh được sinh ra từ những bà mẹ đang mắc lậu sinh dục. Mắt có thể bị  viêm, đau, và sưng đỏ đấy. Nguy hiểm nhất là lậu mắt có thể gây mù mắt. ­ Lậu hậu môn­trực tràng, đây là hậu quả của việc quan hệ qua đường hậu môn, thường sẽ không gây những triệu  chứng rõ ràng, mà chỉ chảy mủ từ hậu môn, do đó rất khó bị phát hiện. ­ Lậu họng: thông thường gặp ở những đối tựng có qua hệ tình dục đường miệng. Triệu chứng có thể thấy viêm mủ ở hai  bên amidal và lưới gà. ­ Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn lậu có thể theo máu trong hệ tuần hoàn lan tràn và gây nhiễm ở nhiều cơ quan khác trong  cơ thể bạn. Sốt, nổi mẩn, đau cứng khớp là các triệu chứng thường gặp. 3. Chẩn đoán vi khuẩn học
  4. 3.1. Nhuộm soi trực tiếp ­ Ở nam: Lấy mủ niệu đạo vào sáng sớm trước khi đi tiểu. ­ Ở nữ: Lấy mủ niệu đạo, mủ cổ tử cung hoặc các lỗ của tuyến âm đạo. Bệnh phẩm được nhuộm Gram hoặc xanh  methylen, cầu khuẩn lậu có thể nằm ở ngoài hoặc trong tế bào bạch cầu đa nhân. Phương pháp này có giá trị cao trong  chẩn đoán.  Nếu bệnh phẩm lấy từ nam giới hoặc trẻ em mà trên 1 vi trường có 4­10 bạch cầu, không có song cầu Gram âm nội tế  bào thì nhiều khả năng bệnh nhân viêm niệu đạo không phải lậu cầu.  Nếu có >10 bạch cầu trong 1 vi trường và có song cầu Gram âm nội tế bào thì chắc chắn bệnh nhân bị bệnh lậu.  Trường hợp không lấy được mủ, có thể lấy nước tiểu ly tâm nhuộm soi cặn nhưng thường ít có kết quả. Nếu bệnh phẩm lấy từ dịch âm đạo thì nhuộm soi thường không chắc chắn vì độ đặc hiệu chỉ đạt 50­90%, cần kết hợp  với nuôi cấy. Trường hợp bệnh nhân bị lậu mạn tính thì ít thấy vi khuẩn và vi khuẩn thường nằm ngoài tế bào. 3.2. Nuôi cấy Bệnh phẩm được cấy vào các môi trường giàu chất dinh dưỡng như chocolate hoặc Thayer Martin có chất tăng sinh và chất ức chế, để ở nhiệt độ 35­ 37oC, khí trường 3­10% CO2. Sau 48  giờ, dựa vào hình thái khuẩn lạc, tiến hành nhuộm Gram và soi lại. Nếu là song cầu Gram âm thì xác định cầu khuẩn  lậu bằng các phản ứng sinh vật hoá học như thử nghiệm oxydase, catalase và tính chất lên men đường. 3.3. Chẩn đoán gián tiếp ­ Trong một số bệnh nhất là viêm khớp do cầu khuẩn lậu nuôi cấy kết quả thường âm tính, có thể làm các phản ứng  huyết thanh để chẩn đoán như ELISA, phản ứng kết hợp bổ thể. ­ Kỹ thuật PCR chỉ được áp dụng ở những trung tâm chuyên sâu. 4. Phòng bệnh và điều trị 4.1. Phòng bệnh ­ Phòng bệnh đặc hiệu: Vacxin phòng bệnh không có hiệu quả. ­ Phòng bệnh không đặc hiệu: + Chủ yếu là tình dục an toàn. + Phát hiện sớm, điều trị triệt để cho bệnh nhân và bạn tình của họ. + Đối với phụ nữ có thai bị bệnh lậu, cần điều trị triệt để, tránh lây sang trẻ sơ sinh. 4.2. Điều trị Kháng sinh penixillin vẫn còn tác dụng tốt với cầu khuẩn lậu. Tuy nhiên, hiện nay đã xuất hiện nhiều cầu khuẩn lậu  kháng penicilin và các kháng sinh khác, do đó phải làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh thích hợp. Trong trường  hợp không làm được kháng sinh đồ có thể dùng cephalosporin thích hợp (ceftriaxon) hoặc nhóm quinolon.
  5. Tác giả: TS.BS. Trần Quang Cảnh ­ Khoa Xét nghiệm ­ HMTU
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2