intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chất liệu vải lên ngôi

Chia sẻ: A B | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

72
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong trang trí nhà cửa, vải luôn giúp hình dáng của đồ đạc nội thất lẫn các phụ kiện trở nên hấp dẫn, duyên dáng hơn. Và các chuyên gia cũng đánh giá vải là lớp hoàn thiện quan trọng thứ ba - sau sơn và vật liệu sàn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chất liệu vải lên ngôi

  1. Chất liệu vải lên ngôi Trong trang trí nhà cửa, vải luôn giúp hình dáng của đồ đạc nội thất lẫn các phụ kiện trở nên hấp dẫn, duyên dáng hơn. Và các chuyên gia cũng đánh giá vải là lớp hoàn thiện quan trọng thứ ba - sau sơn và vật liệu sàn. Nếu bắt đầu thiết kế nội thất với những bức tường màu trung tính, bạn có thể làm căn phòng sống động hơn bằng cách bổ sung màu sắc với chất liệu vải bọc, rèm cửa và gối. Chọn sai là hỏng Hãy trả lời một số câu hỏi sau trước khi chọn vải: - Căn phòng sẽ được sử dụng cho mục đích gì? - Nó sẽ được sử dụng thường xuyên hay theo dịp? - Vải có chắn sáng hoàn toàn hay không? - Có vật nuôi nào gây hại cho vải không?
  2. - Vải có an toàn cho trẻ em không? … Câu trả lời của bạn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc chọn vải vì bạn sẽ không muốn đặt một chiếc ghế bọc da ngoài hành lang hoặc để các vật cưng phá hoại những chiếc gối lụa. Bởi lẽ, chi phí cho vải không hề rẻ. Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc phối màu là cần chọn màu vải nhất quán và hài hòa với tường và sàn. Trước tiên, nên mạnh dạn chọn loại vải mà bạn ưa thích nhất. Tiếp theo, chọn thêm hai hoặc ba loại vải phụ, với kiểu và kích cỡ hoa văn khác nhau, để phối hợp một cách sinh động. Hãy lưu ý về lượng vải cần thiết và quan trọng là loại vải bạn chọn khiến bạn cảm thấy thoải mái và phù hợp với lối sống của mình. Ngôn ngữ riêng của từng chất liệu
  3. - Bông: Đây là loại vải được làm từ chất xơ tự nhiên. Chất vải bông đem lại cảm giác thoải mái và thoáng khí. Nó cũng có đặc điểm tuyệt vời khác là giảm nhận biết sự hao mòn bề mặt. Vấn đề chính với vải bông là nó rất dễ bám bẩn. Đó là lý do tại sao nếu chọn sử dụng vải bông trong nhà, bạn nên sử dụng loại vải pha thay vì loại vải được làm từ 100% nguyên liệu bông.
  4. - Acrylic: Đây là loại vải tổng hợp được tạo ra như một sự thay thế cho sợi tự nhiên, với tính mềm mại, thoải mái lẫn độ bền đáng ngạc nhiên. Những đặc tính này làm cho vải acrylic trở thành lựa chọn tuyệt vời để trang trí nhà cửa (giữ màu sắc rất tốt, chống co rút, dễ vệ sinh và chống lại các vết bẩn, hao mòn lẫn nếp nhăn). - Polyester: Là loại vải làm từ sợi tổng hợp, thường được pha trộn với các loại vải khác để trang trí. Không những là lựa chọn tốt cho việc bọc nệm ngồi vì khả năng chống nhăn rất tốt, vải polyester còn được ứng dụng làm màn cửa, drap trải giường. - Lụa: Sở hữu nét duyên dáng với màu ánh kim mềm mại, tỏa nhẹ ánh sáng phản xạ ở những góc độ khác nhau, chất liệu này có thể được sử dụng làm màn cửa, gối... Đặc điểm hạn chế chính của lụa là không bền, dễ bị nhăn và bám bẩn. Bạn nên tránh sử dụng lụa trong các khu vực có sự lưu thông cao như: phòng sinh hoạt chung, phòng giải trí… - Da: Là loại “vải” tự nhiên được nhiều người yêu thích, da có thể là yếu tố trang trí làm phong phú thêm cho nội thất. Chất liệu này đòi hỏi sự tinh tế khi sử dụng và màu sắc có thể bị phai mờ nếu đặt ở nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Một vấn đề khác
  5. với da là nó có thể trở nên trầy xước nhưng bù lại, nó có thể được nhuộm màu khá dễ dàng để tạo nên nét độc đáo riêng theo sở thích của bạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2