intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Checklist vật dụng cần thiết để đãi tiệc

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

98
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Bàn/quầy để đồ ăn Có thể sử dụng các loại bàn lắp ghép (các nhà cung cấp gian hàng hội chợ có cung cấp loại bàn này) hoặc đóng dã chiến bằng các loại ván. Nếu để ở nơi đất bẩn, sình lầy... thì nên kê ván bên dưới để bàn khỏi bị lún. Chiều cao nên vừa tầm tay của mọi người để tiện thao tác sắp xếp đồ ăn và lấy đồ ăn. 2. Chỗ rửa tay Nếu tại địa điểm không có sẵn vòi nước rửa tay thì bạn có thể thuê các loại máy rửa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Checklist vật dụng cần thiết để đãi tiệc

  1. Checklist vật dụng cần thiết để đãi tiệc 1. Bàn/quầy để đồ ăn Có thể sử dụng các loại bàn lắp ghép (các nhà cung cấp gian hàng hội chợ có cung cấp loại bàn này) hoặc đóng dã chiến bằng các loại ván. Nếu để ở nơi đất bẩn, sình lầy... thì nên kê ván bên dưới để bàn khỏi bị lún. Chiều cao nên vừa tầm tay của mọi người để tiện thao tác sắp xếp đồ ăn và lấy đồ ăn. 2. Chỗ rửa tay Nếu tại địa điểm không có sẵn vòi nước rửa tay thì bạn có thể thuê các loại máy rửa tay chuyên dụng để mang đi xa, hoặc bạn cũng có thể cho lắp đặt tạm thời một lavabo để phục vụ việc rửa tay, nhất là trong những Event phải dùng tay để tiếp xúc với đồ ăn thì việc vệ sinh cần được coi trọng. Nên có chai đựng xà phòng và khăn giấy kèm theo.
  2. 3. Chỗ rửa chén Tốt nhất nên sử dụng chén dĩa một lần, sau đó bạn thu gom lại một chỗ và vận chuyển về kho để rửa. Trong trường hợp bắt buộc phải rửa chén tại địa điểm thì bạn nên lắp đặt bồn rửa chén cơ động, không nên bày ra trước mắt khách khứa cảnh xô, chậu như trong một quán ăn vỉa hè. 4. Bảo quản, chế biến đồ ăn Có một số đồ ăn cần bảo quản nóng trong khi đó có một số đồ ăn cần bảo quản lạnh. Nên sửa soạn những món ăn tiện mang đi xa hay có thể để trong điều kiện lưu trữ không nghiêm ngặt. Bạn có thể mang theo một lò microwave để hâm đồ ăn cho nóng. Một số món, bạn có thể sơ chế mang đi và nấu chín tại chỗ bằng bếp cồn hay bếp gas du lịch, vỉ nướng barbecue... để đảm bảo độ tươi ngon.
  3. Người chế biến đồ ăn cần thao tác đồ ăn bằng bao tay và khẩu trang để đảm bảo mỹ quan và vệ sinh, tạo một hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt người tham dự. Đồ ăn cũng cần được bọc bằng nylon để tránh sự xâm nhập của bụi bẩn và côn trùng. Đá sử dụng trong bảo quản đồ ăn tuyệt đối không sử dụng cho mục đích giải khát. Đối với những sự kiện ở xa trung tâm, nơi điều kiện y tế thiếu thốn thì việc vệ sinh an toàn thực phẩm càng cần phải kỹ lưỡng để tránh các trường hợp ngộ độc thực phẩm đáng tiếc có thể xảy ra. 5. Xử lý nước và rác thải Nước thải cần được xả xuống ống cống hoặc có bể chứa, không nên để nước xả tràn ra mặt đất, vừa làm mất cảm quan vừa gây nguy cơ trơn trượt cho những người đi qua đi lại. Tương tự với rác, cần bố trí các sọt rác lưu động ở khu vực đãi tiệc để thu gom rác và tập kết về một thùng rác lớn không bị rò rỉ nước. 6. Vấn đề an toàn cháy nổ Việc sử dụng các thiết bị nấu ăn có thể gây nguy cơ cao về cháy nổ, vì vậy những thứ này phải được đặt xa những nơi dễ bắt cháy như lều bạt, quầy kệ gỗ, và ở cuối nguồn gió để tránh gió tạt lửa và khói vào khu vực tổ chức. Không nên mang bếp gas, lò nướng vào nơi đãi tiệc vì một số bình gas du lịch kém chất lượng có thể gây
  4. nổ gây nguy hiểm cho người dự tiệc hoặc một số người có thể bị phỏng tay khi tiếp xúc với vỉ nướng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2