intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHIẾN THUẬT “TRỰC THĂNG VẬN”, “THIẾT XA VẬN” TRONG CHIẾN LƯỢC“CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA MĨ VÀ SỰ PHÁ SẢN CỦA NÓ (1961 - 1965)

Chia sẻ: Phạm Đức Linh002 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

469
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 CHIẾN THUẬT “TRỰC THĂNG VẬN”, “THIẾT XA VẬN” TRONG CHIẾN LƯỢC“CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA MĨ VÀ SỰ PHÁ SẢN CỦA NÓ (1961 - 1965) THE TACTICS OF “THE TRANSPORTING HELICOPTER”, “THE TRANSPORTING ARMOURED CAR” IN THE STRATEGY OF “THE SPECIAL WAR” OF AMERICAN AND IT’S ABORTIM (1961 - 1965) SVTH: Vũ Thị Duyên Lớp 07SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh Hồng Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm TÓM TẮT Chiến thuật “Trực thăng vận”, “thiết...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHIẾN THUẬT “TRỰC THĂNG VẬN”, “THIẾT XA VẬN” TRONG CHIẾN LƯỢC“CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA MĨ VÀ SỰ PHÁ SẢN CỦA NÓ (1961 - 1965)

  1. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 CHIẾN THUẬT “TRỰC THĂNG VẬN”, “THIẾT XA VẬN” TRONG CHIẾN LƯỢC“CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA MĨ VÀ SỰ PHÁ SẢN CỦA NÓ (1961 - 1965) THE TACTICS OF “THE TRANSPORTING HELICOPTER”, “THE TRANSPORTING ARMOURED CAR” IN THE STRATEGY OF “THE SPECIAL WAR” OF AMERICAN AND IT’S ABORTIM (1961 - 1965) SVTH: Vũ Thị Duyên Lớp 07SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh Hồng Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm TÓM TẮT Chiến thuật “Trực thăng vận”, “thiết xa vận” là một chiến thuật cơ bản trong “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. Đề tài góp phần làm rõ âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961 - 1965), đồng thời làm rõ mục đích, việc triển khai và sự thâm độc của kẻ thù trong việc thực hiện chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” và cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh chống lại chiến thuật này. ABSTRACT The tactics of “the transporting helicopter”, “the transporting armoured car” are the basic tactics in the strategy of “The special war” of American. This topic represents Amarican’s plots in the expanding strategy of “The special war” in the south of Viet Nam (1961 - 1965), besides it represents the purpose, the expansion and intension of the enemy in the strategy of “the transporting helicopter”, “the transporting armoured car”. In addition, it expresses the fight with fortitude of the southern people against this strategy. 1. Đặt vấn đề Trong 21 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mĩ đã tiế n hành 4 chiến lược chiến tranh. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là một trong bốn chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ. Trong chiến lược chiến tranh này, dựa vào ưu thế về phương tiện kĩ thuật hiện đại, Mĩ đã thí nghiệm hàng loạt các chiến thuật quân sự mới. Một trong những chiến thuật được Bộ Quốc phòng Mĩ dày công nghiên cứu để định ra, được coi như “con át chủ bài” của “Chiến tranh đặc biệt”, là lực lượng quyết định thắng lợi trên chiến trường miền Nam Việt Nam là chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. Nhưng kết quả đã bị phá sản. Với mong muốn tìm hiểu sâu một vấn đề trong lịch sử dân tộc, qua đó góp phần bổ sung kiến thức cho bản thân và bước đầu làm quen với công việc nghiên cứu khoa học, chúng tôi chọn đề tài: “Chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và sự phá sản của nó (1961 - 1965)”. 254
  2. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 2. Nội dung 2.1. Chương 1: Chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ 2.1.1. Mĩ tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là một hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ. Trong chiến lược chiến tranh này, được Mĩ tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại phong trào cách mạng và nhân dân ta, thực hiện chủ trương “dùng người Việt đánh người Việt”. Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ tăng cường quân đội Sài Gòn về mọi mặt, lập ra Bộ chỉ huy quân sự Mĩ (trước là phái đoàn quân sự Mĩ) do Háckin đứng đầu, tăng viện trợ lên gấp bội, lập 16.000 “ấp chiến lược” trên toàn miền Nam và nâng lên thành “quốc sách”. Mĩ thực hiện chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” - được coi là “con át chủ bài” trong “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. 2.1.2. Chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mĩ a. Khái niệm “trực thăng vận”, “thiết xa vận” “Trực thăng vận”, “thiết xa vận” là thủ đoạn chiến thuật của Mĩ ở miền Nam, dùng máy bay trực thăng và các loại tăng, thiết giáp nhằm nhanh chóng cơ động lực lượng, bất ngờ thực hiện bao vây để tiêu diệt các lực lượng du kích tập trung của ta, từ đó có thể đàn áp, gom dân lập “ấp chiến lược” và tiêu diệt lực lượng cách mạng. Mĩ coi chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” là một biện pháp then chốt, quyết định thắng lợi trong “Chiến tranh đặc biệt”. b. Sự ra đời của chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” Cuối 1961, khi cuộc “Chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ tiến hành ở miền Nam nước ta được Quốc hội Mĩ thông qua thì chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” ra đời. Đây là một phần trong kế hoạch Xtaley - Taylor nhằm bình định miền Nam trong 18 tháng. Hình. Chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” trong “Chiến tranh đặc biệt” Mĩ và tay sai đã đặt rất nhiều hi vọng vào chiến thuật này, chúng đánh giá đó là một trong những biện pháp quan trọng 255
  3. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 nhất, là “những bửu bối rất hữu hiệu” có thể nhanh chóng đập tan lực lượng vũ trang cách mạng của nhân dân miền Nam Việt Nam. c. Các loại máy bay và xe tăng Mĩ sử dụng trong giai đoạn (1961 - 1965) Để thực hiện chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”, đế quốc Mĩ và tay sai đã đưa vào chiến trường miền Nam Việt Nam rất nhiều máy bay lên thẳng và các loại tăng thiết giáp. Nếu đầu tháng 12 - 1961, đế quốc Mĩ đã đưa vào miền Nam nước ta 50 máy bay lên thẳng, thì đến cuối năm 1964 đã lên tới trên 300 chiếc gồm đủ các loại vận tải hạng lớn, hạng nhỏ như: H.13, H.19, H.21, H34 (còn gọi là “quả chuối bay”); hoặc các loại HU.1A, HU.1B (còn gọi là chiếc Huây); hay loại máy bay vận tải hạng lớn được mệnh danh là “chim thép khổng lồ” như loại H.37. Mỗi loại đều có một nhiệm vụ riêng. Cùng với máy bay lên thẳng thì hàng loạt các loại tăng thiết giáp cũng xuất hiện trên chiến trường miền Nam. Xe tăng có tăng hạng nhẹ nặng dưới 20 tấn, làm nhiệm vụ trinh sát; tăng hạng trung nặng dưới 40 tấn làm nhiệm vụ chiến đấu với xe tăng và pháo tư hành, diệt xe vận chuyển, ô tô bọc sắt, các trận địa pháo; tăng hạng nặng có trọng lượng trên 40 tấn, đè bẹp những ô tô bọc sắt, hay tăng hạng nhẹ của đối phương. Xe lội nước tiêu biểu và phổ biến là M113, được gọi là “taxi chiến trường”. Đây là phương tiện cơ động có thể chạy trên cạn, dưới nước, thích hợp với nhiều loại địa hình. Xe bọc thép tiêu biểu là M114, T114 chủ yếu làm nhiệm vụ xe chỉ huy và trinh sát. Giới quân sự Mĩ xem xe tăng như “tấm lá chắn trên mặt đất”. d. Sự nguy hiểm và hạn chế của chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” Với tính năng kĩ thuật, chiến thuật đặc biệt, máy bay lên thẳng có thể cùng một chuyến nhả cả người lẫn binh khí kĩ thuật, đảm bảo được hoả lực mạnh cho quân đổ bộ, có thể nhanh chóng triển khai đội hình chiến đấu. So với cơ giới thì khả năng cơ động của máy bay lên thẳng nhanh hơn rõ rệt, lại có thể tránh được các chướng ngại về địa hình, do đó đảm bảo sử dụng được kịp thời các kết quả tình báo, dễ đạt được yếu tố bất ngờ về chiến thuật. Trên chiến trường miền Nam nước ta, bọn cố vấn Mĩ khẳng định: “Nói đến tính cơ động có nghĩa là vận chuyển bằng máy bay lên thẳng”. Cuối năm 1961, hàng loạt các loại xe tăng, thiết giáp được đưa vào miền Nam Việt Nam. Cái gọi là “tối tân” của M113 trước hết là ở chỗ nó có thể cơ động trên nhiều loại địa hình, kể cả trên đồng lúa, ruộng nước. Mỗi M113 có thể chứa được một tiểu đội bộ binh với đầy đủ trang bị. Mặt khác, để tăng cường sức phòng vệ, vỏ bọc phía trước của xe được lắp bằng một tấm hợp kim nhẹ rất cứng, dày. Phía trước còn gắn một máy ngắm và máy nhìn bằng hồng ngoại tuyến để có thể hoạt động ban đêm. Đế quốc Mĩ đã đặt rất nhiều hi vọng vào thứ kĩ thuật tối tân này và đã không ngớt lời quảng cáo về thứ “bửu bối” đó. Tuy nhiên, thực tế hoạt động trên chiến trường miền Nam, các loại phương tiện này đã bộc lộ những hạn chế. 256
  4. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 - Đối với máy bay lên thẳng: Vì sức chuyên chở có hạn và bán kính hoạt động thực tế rút ngắn, nên địch phải lập ra rất nhiều “trạm” để tập trung. Đó là cơ hội tốt cho quân dân miền Nam tổ chức những cuộc tập kích vào các “trạm” tập trung máy bay lên thẳng của địch, giáng đòn bất ngờ khi chúng chưa kịp cất cánh mang quân đi càn quét. Máy móc của các loại máy bay lên thẳng nói chung đều không bền chắc, dễ sinh tai nạn hỏng hóc nên thường xuyên phải sửa chữa. Ngoài ra, các loại máy bay lên thẳng xác to cồng kềnh, khôn g bay được cao, tốc độ bay chậm, khả năng tự vệ yếu. Tiếng động cơ quá lớn, dễ phân biệt và dễ bị phát hiện sớm. Chính vì thế, những con “phượng hoàng” không thể “làm mưa làm gió” trên đầu các lực lượng du kích miền Nam. - Đối với M113: Vì vỏ bọc thép bằng hợp kim nhôm, nhẹ nhưng không cứng bằng thép, các loại vũ khí lớn của bộ binh như trung liên, đại liên có thể xuyên thủng được. M113 chạy bằng xích cho nên khó xoay trở ứng phó được các mặt; tốc độ chạy trên đồng nước chậm, mục tiêu lại quá lớn nên dễ bị bắn trúng. Một điểm yếu về chiến thuật rất đáng chú ý là bọn lính Mĩ tuy hung ác nhưng tinh thần chiến đấu bạc nhược, tên nào cũng lo mất mạng. Chính những nhược điểm trên đã làm hạn chế đi rất nhiều tính nguy hiểm của cái gọi là “bửu bối vạn năng” của Mĩ. 2.2. Chương 2: Nhân dân miền Nam chiến đấu chống chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mĩ (1961 - 1965) 2.2.1. Chủ trương và quyết tâm của quân dân ta nhằm đánh bại chiến thuật quân sự mới của Mĩ Sau thắng lợi của phong trào Đồng khởi, để đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng, tháng 1 - 1961, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp. Hội nghị đã đề ra phương hướng và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam. Phát triển và mở rộng cách mạng miền Nam thành cuộc chiến tranh cách mạng. Phương châm của ta là dùng lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị, tấn công địch bằng ba mũi giáp công: quân sự, chính trị và binh vận. Đưa đấu tranh quân sự ngang tầm với đấu tranh chính trị nhưng phải kết hợp nhuần nhuyễn, phải đánh địch trên cả ba vùng chiến lược: rừng núi, đồng bằng, đô thị. 2.2.2. Nhân dân miền Nam chiến đấu chống chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mĩ Hưởng ứng các chủ trương của Đảng, được sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Cục và Ban quân sự Miền, trong năm 1961, nhân dân miền Nam đẩy mạnh cuộc đấu tranh ở cả 3 vùng chiến lược, giải phóng gần 6 triệu dân. Bước sang năm 1962, cuộc đấu tranh chính trị - quân sự tiếp tục phát triển. Sang năm 1963, nhân dân miền Nam giành được thắng lợi quan trọng ở Ấp Bắc (2 - 1 - 1963). Chiến thắng Ấp Bắc đã gây được tiếng vang lớn trong phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam, đánh dấu sự phát triển cả về chất và lượng của cuộc chiến tranh cách mạng, làm phá sản một bước chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch, mở ra khả năng mới cho quân dân miền Nam tiến lên đánh bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh 257
  5. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 đặc biệt” của Mĩ. Cuối năm 1964, quân và dân Đông Nam Bộ mở chiến dịch tiến công đông – xuân (1964 - 1965) với trận mở màn đánh vào ấp Bình Giã. Xuân - hè 1965, quân và dân miền Nam giành nhiều thắng lợi trong các chiến dịch An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước). Với các chiến thắng trên, quân đội Sài Gòn - lực lượng chủ yếu của “Chiến tranh đặc biệt” đứng trước nguy cơ tan rã, chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mĩ bị phá sản. 2.2.3. Một số bài học kinh nghiệm trong chiến đấu chống chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mĩ Trong một thời gian ngắn, các loại máy bay trực thăng và những chiến vận xa tối tân của địch đã sớm bị hạn chế tác dụng trên một chiến trường trống trải có lợi cho chúng, là vì quân dân miền Nam đã có nhiều biện pháp chiến đấu có hiệu quả. “Chữa bệnh quỷ” thì phải có “thuốc tiên”. Những thứ “thuốc tiên” của quân dân miền Nam đó là: - Trước hết, nắm vững qui luật hoạt động của địch để tích cực chủ động đối phó trong mọi tình huống. - Đối với từng loại phương tiện phải có những cách đánh khác nhau. - Để đảm bảo chắc thắng, một trong những điều kiện cơ bản đó là: phải có tinh thần chiến đấu dũng cảm, nắm chắc được những chỗ mạnh chỗ yếu của địch, biết khoét sâu chỗ yếu, sáng tạo ra những cách đánh tích cực, độc đáo và có hiệu quả. 3. Kết luận Để đánh bại cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta và ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, từ năm 1961 - 1965, đế quốc Mĩ đã không từ một thủ đoạn chiến tranh nào. Chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” được Mĩ sử dụng trên chiến trường miền Nam là một minh chứng. Nhân dân miền Nam với tinh thần chiến đấu dũng cảm và cách đánh thông minh mưu trí đã vô hiệu hóa tất cả những trang thiết bị hiện đại nhất của Mĩ. Trực thăng trở thành đống sắt vụn, tăng thiết giáp trở thành mục tiêu tấn công của cộng sản. Mặc dù phải trải qua nhiều hi sinh gian khổ nhưng nhân dân miền Nam nước ta đã chiến thắng trong một cuộc đọ sức với tên đế quốc giàu mạnh và hung hãn nhất thế kỉ XX. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Văn Hiếu (1964), “Chiến tranh đặc biệt” là sự phát triển của chủ nghĩa thực dân mới và là giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam, NXB Sự thật, Hà Nội. [2] Lê Trung Thạch (1970), “Vận động của xe tăng Mĩ ở miền Nam Việt Nam”, Tin quân sự địch, Số 6, Trang 70 - 72. [3] Viện kĩ thuật quân sự (1982), Tính chất hoạt động của không quân Mĩ ở Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 258
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2