intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương 1: Nhập môn lịch sử tư tưởng quản lý

Chia sẻ: Asdfcs Fsdfd | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

178
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu các tư tưởng, học thuyết quản lý nhằm tìm ra tính lôgic và tính quy luật của quá trình hình thành và phát triển của các tư tưởng và học thuyết quản lý trong lịch sử.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương 1: Nhập môn lịch sử tư tưởng quản lý

  1. Môn học LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VÀ CÁC HỌC THUYẾT QUẢN LÝ Thời lượng: 4 (tín chỉ) Giảng viên: 1. Nguyễn Thanh Huyền 2. Nguyễn Thị Linh
  2. CHƯƠNG 1 NHẬP MÔN LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ
  3. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình: LSTT và các học thuyết quản lý, PTS Nguyễn Thị Doan, Nbx CTQG. 2. Một số vấn đề về tư tưởng quản lý, GS.TS Đỗ Văn Vĩnh, Nxb CTQG. 3. Khổng Tử, Nguyễn Hiến Lê, Nxb Văn hoá Thông tin 4. Hàn Phi, Nguyễn Hiến Lê – Giản Chi, Nxb Văn hoá Thông tin. 4. Đạo của Quản lý, GS. Lê Hồng Lôi, Nbx CTQG. 5. Giáo trình Triết học Mac – lênin, Nxb CTQG.
  4. Yêu cầu 1. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của LSTTQL 2. Đặc điểm của khoa học về LSTTQL 3. Phương pháp nghiên cứu của LSTTQL 4. Phân kỳ LSTTQL 5. Ý nghĩa của LSTTQL
  5. 1.1.Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu các tư tưởng, học thuyết quản lý nhằm tìm ra tính lôgic và tính quy luật của quá trình hình thành và phát triển của các tư tưởng và học thuyết quản lý trong lịch sử. Tính lôgic được thể hiện trên 2 phương diện: + Thứ nhất, lôgic trong quan điểm, tư tưởng của một học giả ( lôgic nội tại). + Thứ hai, lôgic của các quan điểm, tư tưởng của các học giả khác nhau trong tiến trình phát triển của lịch sử.
  6. 1.1.Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu * Nhiệm vụ nghiên cứu: 1. Tìm hiểu nội dung quan điểm, tư tưởng của học giả . 2. Chỉ ra lôgic nội tại giữa các tư tưởng, quan điểm (tính hệ thống nếu có của các tư tưởng). - Các tư tưởng, quan điểm đó phản ánh thực tiễn kinh tế xã hội, thực tiễn quản lý ở góc độ nào (địa văn hóa, địa chính trị, giai cấp, tầng lớp…). - Các tư tưởng, quan điểm đó kế thừa những tư tưởng nào đã có và tại sao. - Dự báo được các xu hướng vận động phát triển của các tư tưởng, học thuyết đó.
  7. 1.2 Đặc điểm của khoa học về lịch sử tư tưởng quản lý - Phản ánh sự vận động khách quan của các tư tưởng, trường phái quản lý trong lịch sử bằng cách chỉ ra sự tác động của điều kiện kinh tế xã hội lên các tư tưởng, trường phái đó trong từng giai đoạn nhất định, phản ánh đúng mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
  8. 1.2 Đặc điểm của khoa học về lịch sử tư tưởng quản lý - Lịch sử tư tưởng quản lý là một khoa học mang tính liên ngành, sử dụng hệ thống tri thức của nhiều ngành khoa học khác nhau (chính trị, kinh tế, triết học, tôn giáo…). - Lịch sử tư tưởng quản lý đặc biệt quan tâm tới con người trong các thời đại khác nhau, nhằm phát huy tính hiệu quả của con người.
  9. 1.2 Đặc điểm của khoa học về lịch sử tư tưởng quản lý - Lịch sử tư tưởng quản lý không đi vào mô tả sự kiện mà khái quát những nội dung quản lý để chỉ ra tính lôgic cũng như xu hướng vận động của các tư tưởng quản lý trong một thời đại nhất định.
  10. 1.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng - Phương pháp lịch sử lôgic - Phương pháp lịch sử cụ thể - Phương pháp trìu tượng cụ thể
  11. 1.4. Phân kỳ lịch sử tư tưởng và các học thuyết quản lý - Theo cách phân kỳ thứ nhất: dựa trên sự phân chia lịch sử nhân loại thành 3 nền văn minh: văn minh nông nghiệp; văn minh công nghiệp; văn minh tin học, người ta chia LSTTQL thành 3 thời kỳ tương ứng. + Thời kỳ các tư tưởng quản lý + Thời kỳ các học thuyết quản lý mảnh đoạn + Thời kỳ của các học thuyết quản lý tổng hợp
  12. 1.4. Phân kỳ lịch sử tư tưởng và các học thuyết quản lý - Theo cách phân kỳ thứ hai: dựa trên học thuyết hình thái kinh tế xã hội của K.Marx, lịch sử tư tưởng và các học thuyết quản lý được chia thành 4 thời kỳ: + Cổ đại + Trung đại + Cận đại + Hiện đại
  13. 1.4. Phân kỳ lịch sử tư tưởng và các học thuyết quản lý - Theo cách phân kỳ thứ ba: + Thời kỳ tiền cổ điển: từ thời cổ đại, qua trung cổ đến công trường thủ công: TT tự do cạnh tranh của Adamsmith. + Thời kỳ cổ điển: từ sau công trường thủ công đến những năm 20 của thế kỷ XX: học thuyết QL theo khoa học của W. Taylor. + Thời kỳ các học thuyết quản lý tài nguyên con người: từ năm 1930 – 1950: trường phái tâm lý xã hội, quản lý theo văn hoá.. + Thời kỳ các học thuyết quản lý tổng hợp và thích nghi: từ năm 1960 -> nay: thuyết quản lý tổng hợp và thích nghi của P. Drucker.
  14. 1.4. Phân kỳ lịch sử tư tưởng và các học thuyết quản lý - Theo cách phân kỳ thứ tư: dựa vào trình độ phát triển KTXH. 1. Tư tưởng quản lý thời kỳ cổ đại gồm: - Trung Hoa cổ đại: + Nho gia: Khổng Tử ; Mạnh Tử ; Tuân Tử + Pháp gia: Hàn Phi Tử + Đạo gia: Lão Tử - Ấn Độ cổ đại - Hy – La cổ đại: Platông ; Aristôt ; Đêmôcrit 2. Trung cổ Tây Âu: Augustant ; T.Đacanh 3. Tây Âu cận đại: Adam smith ; Vônte ; R.Oen 4. Hiện đại: Học thuyết quản lý theo khoa học ; quản lý văn hoá ; trường phái tâm lý xã hội ; quản lý tổng hợp thích nghi…
  15. 1.5 Ý nghĩa a) Về tư tưởng: - LSTT và các học thuyết quản lý giúp chúng ta có điều kiện tìm hiểu, đánh giá các quan điểm, tư tưởng quản lý của các học giả và trường phái khác nhau trong LS để có những hiểu biết chung nhất về các tư tưởng, học thuyết quản lý. b) Về thực tiễn: - Nghiên cứu về Lịch sử tư tưởng và các học thuyết quản lý giúp cho các nhà quản lý có thể dựa vào bài học lịch sử của những người đi trước mà cải tạo hiện thực quản lý “ôn cố nhi tri tân”.
  16. Chương 2 TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ TRUNG HOA CỔ TRUNG ĐẠI
  17. Yêu cầu 1. Tìm hiểu tiền đề lý luận và thực tiễn dẫn tới sự ra đời của các tư tưởng quản lý thời kỳ Trung Hoa cổ trung đại. 2. Nội dung tư tưởng quản lý của một số tác giả và trường phái tiêu biểu thời kỳ Trung Hoa cổ trung đại. - Nho gia: Khổng Tử; Mạnh Tử; Tuân Tử - Đạo gia: Lão Tử - Mặc gia: Mặc Tử - Pháp gia: Quản Trọng; Thận Đáo; Thân Bất Hại, Thương Ưởng, Hàn Phi Tử.
  18. Danh mục tài liệu tham khảo 1. GS.TS Hồ Văn Vĩnh, Một số vấn đề về tư tưởng quản lý, Nxb Quốc gia, Hà Nội 2003, trang 20 - 49. 2. Nguyễn Hiến Lê, Khổng Tử, Nxb Văn hóa Thông tin 4. Nguyến Hiến Lê - Giản Chi, Hàn Phi Tử, Nxb Văn hóa Thông tin.
  19. 2.1.Tình hình KTXH thời kỳ Trung Hoa cổ trung đại 2.1.1 Từ thế kỷ XVII TCN – XI TCN 2.1.2. Từ thế kỷ XI TCN – VIII TCN 2.1.3.Từ thế kỷ VIII TCN – III TCN
  20. 2.1.1 Từ thế kỷ XVII TCN – XI TCN Về phương thức sản xuất: sản xuất nông nghiệp lạc hậu, công cụ sản xuất bằng sắt chưa xuất hiện  năng suất lao động thấp. Xã hội: chưa xuất hiện hình thức sở hữu đối với TLSX  xã hội chưa có sự phân hoá giai cấp. Tri thức khoa học: Người Ân phát minh ra Lịch mặt Trăng  ứng dụng vào SXNN.  Đời sống chính trị, tư tưởng: Vượt qua thời kỳ tín ngưỡng Tô tem  bước vào giai đoạn có tôn giáo tổ tiên. Tôn sùng, đề cao vai trò của tộc trưởng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2