intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHƯƠNG III.DƯỢC LÝ THÚ Y

Chia sẻ: Lu La | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

263
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dược lý học thú y là môn học chuyên nghiên cứu về tính năng, tác dụng của thuốc đối với cơ thể vật nuôi. Lịch sử nghiên cứu thuốc phát triển cùng với lịch sử phát triển của xã hội loài người. Ngay từ thời đại nguyên thủy con người khi bị đau đớn, bệnh tật đã biết sử dụng những loại cây cỏ có trong tự nhiên để ăn, uống, bôi, đắp… và thấy giảm đau, khỏi bệnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHƯƠNG III.DƯỢC LÝ THÚ Y

  1. Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân CHƯƠNG III DƯỢC LÝ THÚ Y I. KHÁI NIỆM VỀ THUỐC 1.1. Dược lý học thú y Dược lý học thú y là môn học chuyên nghiên cứu về tính năng, tác dụng c ủa thuốc đối với cơ thể vật nuôi. Lịch sử nghiên cứu thuốc phát triển cùng với lịch sử phát triển của xã hội loài người. Ngay từ thời đại nguyên thủy con người khi bị đau đớn, bệnh tật đã biết sử dụng những loại cây cỏ có trong tự nhiên đ ể ăn, uống, bôi, đắp… và thấy giảm đau, khỏi bệnh. Từ đó họ dần dần tập hợp đ ược kinh nghiệm dùng thuốc chữa bệnh nhưng còn thô sơ. Thời cổ đại đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về thuốc của Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và nhiều nước khác. Cuối thời trung cổ người ta đã biết sử dụng các chất hóa học như thủy ngân, sắt, đồng,…vào việc trị bệnh, mở ra một ngành hóa học dược phẩm từ đó. Ngay nay nhờ sự phát triển của các ngành khoa học như hóa học, sinh lý học, sinh hóa học…dược lý học cũng phát triển mạnh mẽ. Những nhà vi sinh vật học như Pasteur (1822 – 1895), Metnhicôp (1845 - 1910), Koch đã có nhiều công trình nghiên cứu về sinh vật, phát hiện ra tác hại và lợi ích lớn lao của vi sinh vật, đ ặt nền móng cho sự nghiên cứu thuốc phòng và chữa bệnh. Học thuyết thần kinh của Paplop đã chỉ ra rằng cơ thể là một khối thống nhất, cơ thể và ngoại cảnh có mối quan hệ mật thiết với nhau do đó đã mở ra cho dược lý học hướng nghiên cứu mới. Cuộc đại chiến lần thứ nhất và thứ hai thúc đẩy việc tìm kiếm các thuốc mới chống nhiễm trùng như Penixilin, Streptomyxin, Sunfamid… Ở Việt Nam cũng đã có một nền y học rất phong phú. Các danh y như Lãn Ông, Tuệ Tĩnh đã để lại nhiều công trình về thuốc. Hiện nay nhà nước cũng đang tổ chức nghiên cứu lại về dược liệu học trên cơ sở khoa học và đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp. 1.2. Mối quan hệ giữa thuốc, chất độc và thức ăn - Thuốc: thuốc là chất lấy từ thực vật, động vật, khoáng vật hoặc các chất tổng hợp…được đưa vào cơ thể vật nuôi bằng nhiều đường khác nhau có tác dụng giúp cơ thể vật nuôi đang bị rối loạn về một chức năng sinh lý nào đó trở lại bình thường (thuốc chữa bệnh) hoặc có thể kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể 1
  2. Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân chống đỡ được với bệnh (thuốc phòng bệnh) - Chất độc: chất độc là những chất khi vào cơ thể với liều lượng nhỏ đã gây nên những kích thích nguy hiểm, làm rối loạn chức năng sinh lý của cơ thể vật nuôi, nếu dùng với liều lớn hơn có thể gây ra tử vong. - Thức ăn: thức ăn là những chất được đưa vào cơ thể qua đường tiêu hóa với một số lượng và tỷ lệ thích hợp để nuôi dưỡng cơ thể vật nuôi sống, sinh trưởng và phát triển bình thường. Nói chung giữa thuốc và chất độc khó chia ranh giới mà thường chúng chỉ khác nhau về liều lượng. 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc Tác dụng của thuốc phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Loài gia súc Mỗi loài gia súc có phản ứng với thuốc khác nhau do đặc điểm giải phẩu sinh lý của chúng khác nhau. Sau đây là một số ví dụ: Thỏ không có trung khu nôn nên dùng thuốc gây nôn cho thỏ sẽ có phản ứng âm tính. Với người, chó, lợn thì ngược lại, nôn mạnh. Tuyến phế quản đối với trâu, bò, dê, cừu có khả năng tiết dịch gây long đờm, còn lợn lại không có khả năng này. Atropin không làm giãn đồng tử ở gà mà chỉ làm giãn đồng tử với các gia súc khác. - Tính biệt Nhìn chung thuốc có khả năng gây tác dụng như nhau nhưng đối với những con cái thì khả năng chịu đựng kém hơn. Khi dùng thuốc cần chú y các giai đoạn của gia súc cái có chửa vì chúng dễ mẫn cảm, dẫn tới co bóp các cơ, để gây ra sảy thai (pilocarpin, dipterex,…). Đối với gia súc đang nuôi con nên tránh dùng các chất thuốc, chất độc đào thải qua sữa để khỏi ảnh hưởng đến con con. Không dùng thuốc có tác dụng mất nước để khỏi ảnh hưởng đến lượng sữa. Không nên cho uống thuốc có tác dụng quá mạnh đối với hệ thống thần kinh, gây mất sữa. Ví dụ Alcaloit của thuốc phiện 0,01 mocfin, nếu có 0,001gam theo sữa sẽ làm 2
  3. Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân con con chết. Ta lợi dụng sự đào thải thuốc qua sữa để cung cấp thuốc cho con vật con. Ví dụ dùng thuốc sắt bổ sung cho lợn con thông qua tiêm cho con mẹ. - Tuổi gia súc Gia súc sơ sinh có hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh, khả năng giải độc của gan kém. Do đó không dùng thuốc có tác dụng ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh của chúng. Đối với gia súc già, khả năng giải độc của gan kém hơn loại trưởng thành vì gan của chúng bị thoái hóa, dễ trúng độc với các hợp chất chứa Clo, chẳng hạn như CCl4 dễ gây viêm gan. Da và niêm mạc động vật non hấp thụ thuốc mạnh hơn gia súc trưởng thành, nên nó không chịu được các thuốc xoa bóp có tính chất kích thích. - Quá trình bệnh lý Đối với những con vật mắc bệnh cấp tính hoặc mới bị nhiễm trùng thì tác dụng thuốc kháng sinh mạnh. Đối với những con vật mắc bệnh mãn tính thì tác dụng yếu hơn. Khi cho thuốc những con vật tỉnh táo thì tác dụng thuốc mạnh hơn so với con vật không tỉnh táo. - Yếu tố mẫn cảm cá biệt Khi dùng một loại thuốc trong cùng một loài gia súc, phản ứng của thuốc không đồng nhất, mỗi con sẽ có một mẫn cảm khác nhau. II. NGUỒN GỐC CỦA THUỐC, ĐƯỜNG ĐƯA THUỐC VÀO CƠ THỂ GIA SÚC 2.1. Nguồn gốc của thuốc Nguồn gốc của thuốc rất phong phú. Thuốc có thể lấy từ động vật, thực vật, nấm, xạ khuẩn, vi trùng hoặc bằng phương pháp tổng hợp, bán tổng hợp. 2.1.1. Thuốc lấy từ thực vật Các loại thuốc nam: lá ổi, gừng, tỏi, hành,… Một số tân dược được chế biến từ thực vật: Ví dụ: Strychnin lấy từ hạt mã tiền Cafein lấy từ cà phê, chè. 2.1.2. Thuốc lấy từ động vật 3
  4. Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân Thuốc lấy từ động vật cũng rất phong phú - Filatov chế từ gan, lách, nhau thai của động vật. - Huyết thanh, kháng huyết thanh lấy từ máu của động vật. - Mật gấu, cao trăn, cao hổ cốt. 2.1.3. Thuốc lấy từ nấm Penicillin do một số nấm mốc sản sinh ra. 2.1.4. Thuốc lấy từ xạ khuẩn Streptomicin, Tetracyclin,… 2.1.5. Thuốc lấy từ vi trùng Bacitracin chiếc xuất từ Bacillus Subtilis. Tyrothricin phân lập từ trực khuẩn trong đất Bacillus Brevis. 2.1.6. Thuốc lấy từ khoáng chất CaCl2, Fe, Cu, Co, Mn, Mg,… 2.1.7. Thuốc được chế biến từ phương pháp tổng hợp, bán tổng hợp Thuốc được sử dụng bằng phương pháp tổng hợp: Antipirin, Aspirin. Thuốc được chế biến bằng phương pháp bán tổng hợp: Ampicillin,Oxacillin. Thuốc được chế biến bằng phương pháp tổng hợp, bán tổng hợp giá thành rẻ mà chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu trong điều trị. 2.2. Đường đưa thuốc vào cơ thể Đường đưa thuốc có ảnh hưởng rất lớn đến tác dụng dược lý của thuốc. Thuốc đưa không đúng đường sẽ làm mất tác dụng của thuốc hoặc gây sốc cho cơ thể. Ví dụ: CaCl2 chỉ dùng để tiêm tĩnh mạch, nếu tiêm bắp sẽ gây hoại tử bắp thịt. Sau đây là các đường đưa thuốc vào cơ thể. 2.2.1. Đường da Thuốc qua đường da có các phương pháp như sau: xoa bóp, chờm, rắc đắp,… Thuốc qua da cũng như qua nhiều màng sinh học khác tùy thuộc vào l ượng hòa tan trong lipit. Các thuốc hòa tan tốt trong lipit thì dễ hấp thu qua da, nh ững thuốc hòa tan tốt trong nước thì không hấp thu hoặc hấp thu rất ít qua da. S ự hấp 4
  5. Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân thu qua da tiến hành qua lỗ chân lông và các tuyến mồ hôi. Da có lớp bảo vệ thuốc khó thấm qua, khi da bị tổn thương thuốc sẽ hấp thụ nhanh. Muốn thuốc hấp thụ nhanh qua da bình thường ta phải dùng các chất tẩy rửa bề mặt da như cồn, ete, xà phòng,… Thuốc qua da có các ưu nhược điểm sau: - Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, có tác dụng tại chỗ. - Nhược điểm: liều dùng không chính xác, thuốc hấp thu chậm nên không dùng để cấp cứu được. Ví dụ: Xoa cồn, tỏi vào vùng hông trái của trâu bò, chà sát thật mạnh đ ể điều trị dạ cỏ trướng hơi hoặc liệt dạ cỏ. 2.2.2. Đường hô hấp Thuốc qua đường hô hấp bằng cách xông (ngửi) và tiêm khí quản (trong chăn nuôi ít dùng). Xông khô: nung hoặc đốt thuốc cho gia súc ngửi. Xông ướt: thuốc đun sôi trong nước, bốc hơi lên cho gia súc ngửi hoặc phun thuốc dưới dạng khí dung, gia súc sẽ hít thuốc vào cùng với không khí. Thuốc qua đường hô hấp có tác dụng nhanh vì niêm mạc khí quản và phế nang có diện tích bề mặt rộng và phân chia nhiều mao mạch. Thuốc qua đường hô hấp nên đưa thuốc ở những thể khí hoặc thể lỏng dễ bay hơi. 2.2.3. Đường tiêu hóa Thuốc qua đường tiêu hóa được thực hiện bằng hai cách: thụt trực tràng hoặc qua miệng. * Thụt trực tràng: trực tràng cũng hấp thu thuốc khá nhanh. Sau khi thụt khoảng 7 – 40 phút thuốc có tác dụng. Thuốc dùng bằng cách thụt không đ ược thuận tiện chỉ dùng trong trường hợp không cho uống được hoặc muốn gây tác dụng tại chỗ. Thụt vào ruột già thuốc được đưa vào tĩnh mạch chính, thuốc lại ít bị phân hủy. Nếu muốn có tác dụng tại hậu môn nên dùng thuốc bôi hoặc thuốc đạn. * Uống: thuốc đưa qua miệng muốn có tác dụng tại ruột và dạ dày tốt thì nên uống thuốc khi đói. 5
  6. Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân Những thuốc có tính gây kích thích với niêm mạc ruột thì cho gia súc uống sau khi ăn. Muốn thuốc có tác dụng ở ruột non người ta phải bọc thuốc bằng một cái vỏ không bị phá hủy ở môi trường toan tính mà chỉ bị phá hủy ở môi trường kiềm tính như gelatin. Thuốc qua đường miệng để có tác dụng toàn thân thì thuốc phải dùng trong nước, kích thước phân tử nhỏ để dễ hấp thu qua niêm mạc ruột. Thuốc đưa qua đường miệng sử dụng đơn giản, dễ làm và thường trong chăn nuôi gia cầm. 2.2.4. Thuốc qua đường tổ chức liên kết Tiêm là phương pháp cho thuốc vào cơ thể gia súc và cách này rất hay dùng. Bằng cách tiêm: thuốc này có tác dụng nhanh hơn uống, thuốc cần phải tinh khiết và vô trùng. * Tiêm dưới da (S.C) Các mao quản sẽ đưa thuốc vào dòng máu có tác dụng sau 5 – 10 phút. Không được tiêm dưới da các chất kích thích mạnh, nóng, rát vì có hại cho thần kinh và tổ chức. Ví dụ: rượu, dầu thông. * Tiêm bắp (I.M) Thuốc có tác dụng nhanh hơn tiêm dưới da. Dùng để tiêm các thuốc tiêm dưới da bị đau. * Tiêm tĩnh mạch (I.V) Thuốc tiêm tĩnh mạch cần tinh khiết, pha chế cẩn thận, vô trùng. Tiêm thuốc vào tĩnh mạch thì thuốc sẽ tan ngay trong máu và chuyển ngay đến các cơ quan cảm ứng thuốc, do đó tác dụng xảy ra là nhanh nhất. * Tiêm vào tủy sống Là đưa thuốc vào thẳng dịch não tủy. Thường dùng phương pháp này để gây tê cột sống. III. CÁC PHƯƠNG THỨC TÁC DỤNG CỦA THUỐC Thuốc vào cơ thể nó có những phương thức tác dụng khác nhau và các phương thức tác dụng khác nhau đem lại hiệu quả khác nhau. 3.1. Tác dụng cục bộ và tác dụng toàn thân 6
  7. Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân - Tác dụng cục bộ: thuốc chỉ có tác dụng trên môt vùng của cơ thể hoặc chỉ tác dụng nơi tổ chức nó tiếp xúc. Ví dụ: Novocain hoặc cồn sát trùng ngoài da. Chú ý: Một số trường hợp đặc biệt có thể gây tác dụng toàn thân. Ví dụ: thuốc đỏ xoa nhiều, xoa một vùng lớn trên cơ thể thì có thể gây ngộ độc. - Tác dụng toàn thân: là thuốc gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể hoặc các khí quan hết sức quan trọng của cơ thể. Phần lớn các thuốc này có tác d ụng t ới khắp cơ thể. Ví dụ: các thuốc có tác dụng đối với tim, mạch, hô hấp: penicillin,… 3.2. Tác dụng chính và tác dụng phụ - Tác dụng chính: là thuốc có tác dụng dược lý xảy ra mạnh nhất, sớm nhất và được ứng dụng vào điều trị. - Tác dụng phụ: là thuốc có tác dụng dược lý xảy ra chậm hơn, yếu hơn và thường là những yếu tố bất lợi. Ví dụ: + Santonin là thuốc điều trị giun sán cho người. Tác dụng chính là ức chế hoạt động của giun sán, tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột. Tác dụng phụ là thuốc vào máu kích thích thị giác gây vàng mắt. + Mocfin: Tác dụng chính là giảm đau. Tác dụng phụ: gây táo bón. + Pilocapin: Tác dụng chính: thuốc làm cho dạ dày và ruột co bóp mạnh. Tác dụng phụ: thuốc gây chảy nhiều nước bọt, khiến cơ thể mệt mỏi. + Cafein: Tác dụng chính: gây hưng phấn thần kinh trung ương. Tác dụng phụ: lợi tiểu. 3.3. Tác dụng hồi phục và tác dụng không hồi phục - Tác dụng hồi phục: là thuốc chỉ gây tác dụng tạm thời, lúc thuốc khuyêch tán hết, cơ năng sinh lý đó lại hoạt động trở lại bình thường. Ví dụ: Thuốc mê có tác dụng ức chế thần kinh trung ương tạm thời, lúc thuốc khuyêch tán hết thì hoạt động của thần kinh trung ương trở lại bình thường hoặc khi phong bế bằng Novocain cũng vậy. - Tác dụng không hồi phục: tác dụng này xảy ra lâu dài hoặc có thể phá hủy các tổ chức tiếp xúc với thuốc. Các chất có tác dụng không hồi phục thường là các chất có khả năng oxy hóa mạnh, các bazơ mạnh (ví dụ bôi cồn Iốt với nồng đ ộ 7
  8. Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân cao). 3.4. Tác dụng hiệp đồng và tác dụng đối lập - Tác dụng hiệp đồng: khi hai chất thuốc ta dùng phối hợp với nhau mà hiệu quả điều trị tăng lên thì ta gọi là tác dụng hiệp đồng. Burgi phân biệt có 2 loại hiệp đồng: + Hiệp đồng cộng lực của 2 loại thuốc bằng tổng dược lực của 2 thuốc đó (xảy ra với 2 chất có cùng 1 cơ chế tác dụng và tác dụng lên cùng một cơ quan cảm thụ). Ví dụ: Penixillin và baxitraxin cùng ức chế sự tổng hợp vỏ vi khuẩn gram (+), trộn 2 thứ này cho uống thì có tác dụng hiệp đồng cộng lực. + Hiệp đồng tăng lực: xảy ra đối với những chất có cơ chế tác dụng khác nhau. Ví dụ: Dùng kháng sinh để điều trị căn bệnh. Kết hợp với vitamin (có tác dụng đối với sinh bệnh) thì có tác dụng hiệp đồng tăng lực. Ví dụ: Strichnin phối hợp với B1 để điều trị suy nhược, bại liệt. - Tác dụng đối lập: hai chất thuốc gọi là đối lập với nhau khi ta phối hợp chúng thì chất này sẽ làm giảm hoặc phá hủy tác dụng của chất kia. Ví dụ: Axetylcolin làm tăng cường nhu động của cơ trơn, Atropin thì ngược lại. Chúng đối lập nhau. Hoặc tương kỵ sinh lý: hai vị thuốc đưa vào cơ thể gây ra hiện tượng sinh lý đối lập nhau. Có 2 loại đối lập: + Đối lập một chiều: Thuốc A làm mất tác dụng của thuốc B nhưng thuốc B không làm mất tác dụng của thuốc A. Ví dụ: Ngộ độc Pilocarpin thì phải giải độc bằng Atropin. Nhưng ngược lại, trúng độc Atropin thì không thể giải độc bằng pilocarpin được. + Đối lập hai chiều: Ví dụ: ngộ độc ete thì tiêm Strichnin; còn ngộ đ ộc Strichnin thì tiêm ete. Giải độc: hai chất này nếu ta đổ chung với nhau thì chúng trung hòa tác dụng của nhau. II. THUỐC KHÁNG SINH 2.1. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh - Phải xác định đúng căn nguyên của bệnh trước khi dùng thuốc 8
  9. Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân - Phải đảm bảo đúng liều lượng của thuốc để có nồng độ cần thiết tại ổ vi trùng nhằm ngăn cản sự sinh trưởng và phát triển của vi trùng. - Dùng thuốc sớm trước khi ổ nhiễm trùng có mủ và chỉ dùng kháng sinh khi vi khuẩn còn cảm thụ với thuốc. Không phối hợp các kháng sinh cùng họ. - Đối với vi khuẩn tiết độc tố kháng sinh không có tác dụng kháng độc tố mà chỉ ảnh hưởng gián tiếp nghĩa là có tác dụng ngăn cản tiết độc tố. Khi dùng kháng sinh nên dùng với các loại thuốc trợ sức, trợ lực như vitamin và các thuốc tăng cường khả năng miễn dịch. 2.2. Một số thuốc kháng sinh thường dùng 2.2.1. Ampicillin * Tính chất: thuốc ở dạng bột, màu trắng, tan trong nước. Thuốc bảng C. * Tác dụng: Ampicillin là kháng sinh nhóm β – Lactam – Penicillin bán tổng hợp, có hoạt phổ tác động rộng, diệt khuẩn cao với cả vi khuẩn gram (+) và vi khuẩn gram (-) nhất là các tụ cầu, Escherichia Con, Salmonella, Pasteurella, Leptospira, Mycoplasma. * Công dụng: dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các loại vi khuẩn mẫn cảm với Ampicillin như: - Viêm gan truyền nhiễm, viêm đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu sinh dục, các bệnh viêm da, nhiễm trùng máu, viêm đa khớp. - Các bệnh đường ruột, ỉa chảy do E.Coli, phân trắng, tụ huyết trùng, đóng dấu, phù thũng sau cai sữa ở lợn cao, ung khí than, viêm khớp, viêm vú, viêm t ử cung ở trâu, bò, dê, cừu. * Liều dùng, cách dùng: - Tiêm bắp thịt hoặc tiêm dưới da ngày 2 lần. + Trâu, bò, ngựa: 10 – 15mg/kg thể trọng. + Lợn: 15 – 20 mg/kg thể trọng. - Dùng liên tục 3 – 5 ngày. 2.2.2. Kanamicin Là kháng sinh chiết suất từ nấm Streptomicin Kanamyceticus. 9
  10. Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân * Tính chất: Có 3 loại Kanamicin A, B, C trong đó Kanamicin A thường được gọi là Kanamicin có hoạt tính kháng khuẩn mạnh hơn và ít độc hơn so với 2 loại kia. Thuốc có dạng bột màu trắng ngà, tan nhiều trong nước, không tan trong cồn, acetone và benzene. Khi tiêm bắp thịt thì thuốc hấp thu nhanh chóng và bài tiết chủ yếu qua nước tiểu, thứ yếu qua mật. Thuốc khuyếch tán tốt trong xương. * Tác dụng: Kanamicin là kháng sinh nhóm Aminoglycosid có hoạt lực diệt khuẩn mạnh cả với vi khuẩn Gram (-) và vi khuẩn Gram (+). Kanamicin có tác dụng mạnh với các cầu khuẩn gây bệnh đường hô hấp , tiết niệu, tiêu hóa, bệnh ngoài da, các nhiễm khuẩn máu thứ cấp. Kanamicin tác dụng mạnh với vi khuẩn đã nhờn với Chloramphenicol, Streptomicin, Tetracyclin. * Công dụng: Dùng trong các bệnh nhiễm khuẩn nặng có mủ, nhiễm khuẩn máu, viêm màng não, phúc mạc, màng tim. Các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm phổi, phế quản, màng phổi, áp xe phổi, lao tuổi. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sinh dục, hậu phẫu, các bệnh đường ruột: lỵ, thương hàn, ỉa chảy do E.Coli, Shigella, phân trắng lợn con, tụ huyết trùng. * Liều lượng và cách dùng: pha với nước cất lắc kỹ cho tan hết. Dùng để tiêm bắp thịt hoặc dưới da ngày 2 lần, mỗi lần với liều dùng cho từng loại gia súc như sau: - Trâu, bò, ngựa: 1 g/100kg thể trọng. - Bê, nghé, ngựa con: 750 mg/50 kg thể trọng. - Lợn, dê, cừu: 20 mg/kg thể trọng - Chó, mèo: 25 mg/kg thể trọng - Gia cầm: 30 – 40 mg/kg thể trọng. Dùng liên tục 3 – 5 ngày. 10
  11. Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2