Tài liệu "Chụp hình chức năng cơ tim" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, dược chất phóng xạ, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, biến chứng sau khi chụp hình chức năng cơ tim. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Chụp hình chức năng cơ tim
- CHỤP HÌNH CHỨC NĂNG CƠ TIM
I. ĐẠI CƢƠNG
- Chụp hình chức năng cơ tim là kỹ thuật sử dụng đồng vị phóng xạ để chụp hình
tim, nhằm đánh giá chức vận động của cơ tim, phát hiện các rối loạn chức vận
động trong các bệnh lý suy tim, ngộ độc cơ tim, bệnh động mạch vành...
- Là phương pháp có độ chính xác cao, cho các thông tin chức năng thất phải, trái
riêng biệt, khách quan, an toàn, không xâm nhập và đặc biệt có thể thực hiện
trong các trường hợp có dị ứng với các thuốc cản quang. Xạ hình chức năng tim
chiếm t lệ khá lớn trong các xét nghiệm y học hạt nhân
II. DƢỢC CHẤT PH NG XẠ
- Đồng vị phóng xạ: 99mTc với T1/2 là 6giờ; Bức xạ gamma 140KeV.
- Hợp chất đánh dấu: Hồng cầu tự thân hoạt hoá bới Pyrophotphat gắn với 99mTc
- Kiểm tra chất lượng: T lệ đánh dấu phải đạt >90 .
- Liều dùng: 20-30 mCi. Với người bệnh nhi khoa tính theo thể trọng (mCi/kg)
III. CHỈ ĐỊNH
- Đánh giá vận động thành của thất trái (đôi khi cả thất phải).
- Đo phân xuất tống máu, thể tích thất, chức năng tâm trương.
- Đánh giá tình trạng tim của người bệnh trước và sau phẫu thuật, xạ trị, hoá trị
và đặc biệt dùng theo d i tình trạng ngộ độc cơ tim do hoá trị liệu.
- Đánh giá tình trạng tim có liên quan với các nghiên cứu khác.
IV. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh di ứng với Pyrophotphat.
- Người bệnh trong tình trạng không cho phép.
- Người bệnh loạn nhịp nặng, đau ngực.
V. CHUẨN BỊ
1. Ngƣời bệnh
- Giải thích r quy trình xét nghiệm. Người bệnh không ăn trước khi thực hiện
xét nghiệm 4 giờ.
- Người bệnh cần ngừng các thuốc tim mạch, không uống Cafe 4 giờ trước xét
nghiệm.
216
- - Loại bỏ tất cả các vật dụng ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh (đồ trang sức,
áo ngực, khuy áo....) trên vùng chụp.
2. Phƣơng tiện, dụng cụ
1. Gamma camera SPECT
2. Collimator năng lương thấp, độ phân giải cao (LEHR, hoặc LEGP).
3. Chế độ ghi hình: 16 giấy/hình (ejection fraction), 32 giây/hình (diastolic
parameters), matrix 64 × 64, reject ± 20 , 600 tới 800 giây/lần chụp, hoặc
3.000.000 counts
VI. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH
1. Đánh dấu hồng cầu (modified in vivo)
- Cho 2-3 ml NaCl 0,9 vào lọ Pyrophotphat (thao tác tuân thủ nguyên tắc vô
khuẩn). Lắc kỹ. Để nghỉ 5 phút.
- Tiêm tĩnh mạch 1.5 ml - 3ml tuỳ thuộc cân nặng người bệnh.
- Sau 20 phút, lấy 3 - 5 ml máu người bệnh vào bơm tiêm 10ml đã được tráng
heparin, cho vào bơm tiêm vừa lấy máu đó 25 mCi (925 MBq) 99tmTcO4-.Trộn
đều, để nghỉ trong 10 phút, sau đó tiêm tĩnh mạch trở lại cho người bệnh.
Hết sức chú ý, đánh dấu tên người bệnh để tránh nhầm chéo máu
2. Chụp hình MUGA
- Người bệnh nằm ngửa trên giường.
- Chạy test ECG (điẹn tim dồ) 15 giây và chọn đạo trình có tín hiệu tốt nhất.
- Vị trí camera: thẳng trước (ANT), chếch trái (LAO 35o–60°) kiểm tra để thấy r
vách liên thất; đôi khi có thể chụp thêm tư thế nghiêng trái 90o (LLAT),
nghiêng phải 90o (RLAT) hoặc chếch phải (RAO).
- Trước khi bắt đầu chụp hình EF (thường là tư thế LAO) khoảng 40°. Trên màn
hình nhất thiết phải nhìn thấy thất phải và trái riêng rẽ. Điều chỉnh camera sao
cho nhìn r nhất và gần người bệnh nhất có thể.
- Thu nhận 300 - 600 nhịp tim /hình (hoặc 5-10 phút/hình).
- Xử trí để tính EF: Sử dụng chương trình tự động hoặc vẽ bằng tay dựa trên hình
ảnh màu
3. Xử trí hình ảnh
- Vẽ vùng quan tâm (ROI) bằng tay hoặc bằng chương trình tự động.
- Tính phân số tống máu: EF = (ED–ES)/ED × 100
- Trong đó ED là thể tích cuối thì tâm trương và ES là thể tích cuối thì tâm thu
217
- - Thể tích tâm thu: SV (stroke volume) = ED–ES.
- Lưu lượng tim: CO (cardiac output mL) = SV × HR (heart rate - tần số tim,
nhịp tim).
4. Phân tích kết quả:
4.1. Kết quả bình thường: Nếu kết quả gắn hồng cầu tốt sẽ nhìn thấy tim và các
mạch máu lớn. Thấy r thất phải và trái tách rời. Hình ảnh co bóp của tim rất
gọn, đẹp và nhìn thấy r vận động thành trước, bên, dưới, vách liên thất và
đỉnh.
EF thất trái: 50-70 EF thất phải: 40-60%.
4.2. Kết quả bất thường: Hình ảnh vận động thành không bình thường, có thể một
thành hoặc hơn trong tình trạng giảm co bóp (hypokinesis), đảo ngược co bóp
(paradox), hoặc không co bóp (akinesis).
EF thấp: 35-45 hoặc thấp hơn, trường hợp nặng khi EF < 30 .
Vận động thành bất thường là một dấu hiệu của CAD.
4.3. Sai số
- Loạn nhịp là nguyên nhân gây sai số nhiêu nên không có chỉ định GATE
MUGA.
- Kit Pyrophotphat dễ bị oxy hoá nếu không dùng ngay sau khi đánh dấu.
- Người bệnh dùng các thuốc chẹn Canxi, B-blocker và Nitrat có thể ảnh hưởng
tới kết quả nghiên cứu; Doburubicin gây giảm EF.
- Nếu người bệnh quá béo, trục của tim sẽ thay đổi, cần điều chỉnh Detector
nghiêng nhiều về bên trái, nếu người bệnh quá gầy thì Detector đưa về phía
trước nhiều hơn.
- Kiểm tra kỹ quần áo, các vật gây ảnh hưởng đến ECG.
- Người bệnh đang sử dụng thuốc hoặc hoá chất có thể gây ảnh hưởng chất lượng
gắn hồng cầu: Những nguyến nhân gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng gắn:
hydralazine, quinidine, digoxin, prazosin, propranolol, doxorubicin, iodinated
contrast agents.
- Thời gian gắn Kít (hợp chất gắn) không đủ hoặc quá dài. Chất lượng Kít không
tốt
VII. BIẾN CHỨNG
Không có biến chứng do liều phóng xạ đưa vào cơ thể rất thấp
218