Chuyên đề ôn thi Vật lý 2011 - Mạch dao động LC với C thay đổi
lượt xem 18
download
Hãy dừng lại ở trang 1 và giải các bài toán sau : Hãy làm như vậy đi, có thể đây không phải là những bài khó đối với bạn. Nhưng dù sao thì bạn cũng nên tự mình đặt bút và tìm lời giải đã. Đó là một lần thử sức!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề ôn thi Vật lý 2011 - Mạch dao động LC với C thay đổi
- Mạch dao động LC với C thay đổi Nguyễn văn Đạt, Lạng Giang1, Bắc Giang Hãy dừng lại ở trang 1 và giải các bài toán sau : Hãy làm như vậy đi, có thể đây không phải là những bài khó đối với bạn. Nhưng dù sao thì bạn cũng nên tự mình đặt bút và tìm lời giải đã. Đó là một lần thử sức! Trong trường hợp bạn cảm thấy khó khăn khi làm những bài này, hãy đọc tiếp. Hi vọng là bài viết này giúp ích được một chút gì đó cho bạn. Bài 1. Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn thuần cảm L và một tụ xoay. Ban đầu mạch bắt được sóng có tần số f. Từ giá trị này : - Nếu vặn núm xoay của tụ góc 200 theo chiều kim đồng hồ thì mạch bắt được sóng có tần số 20MHz. - Nếu vặn núm xoay của tụ góc 120 ngược chiều kim đồng hồ thì mạch bắt được sóng có tần số 60MHz. Hỏi ban đầu mạch bắt được sóng có tần số bao nhiêu ? Biết độ biến thiên điện dung của tụ tỉ lệ thuận với góc xoay. Bài 2. Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm cuộn thuần cảm L và một tụ xoay C có điện dung biến thiên. Mạch này có thể chọn được sóng điện từ có tần số từ 20 3 kHz đến 60 3 kHz. Mắc thêm vào hai đầu cuộn cảm một tụ điện có điện dung C’ không đổi và vặn núm xoay của tụ C hết mức theo chiều kim đồng hồ ( để C có giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất) thì mạch bắt được sóng có tần số 30 3 kHz.. Hỏi khi mắc thêm tụ C’, mạch bắt được sóng điện từ trong phạm vi nào? Bài 3. Một mạch chọn sóng gồm một cuộn thuần cảm L và một tụ xoay C có thể bắt được sóng điện từ có tần số từ 80MHz đến 160MHz. Điện dung của tụ C có giá trị nhỏ nhất là 20pF. Mắc thêm vào hai đầu cuộn cảm một tụ xoay C’ thì mạch bắt được sóng điện từ có tần số từ 20MHz đến 40MHz. Xác định giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của C’. -1-
- Mạch dao động LC với C thay đổi Nguyễn văn Đạt, Lạng Giang1, Bắc Giang DÙNG ĐỒ THỊ GIẢI BÀI TOÁN MẠCH LC. Cơ sở lý thuyết. 1 1 1 Từ công thức tính tần số của mạch dao động điện từ: f . ta suy ra: Nếu L có 2 π LC 2π L C 1 giá trị không thay đổi thì f . Vậy ta có thể vẽ được dạng của đồ thị f( C) như hình vẽ: C Ở trên đồ thị này, ta lưu ý là: Để f giảm đi n lần thì C phải tăng lên n2 lần. Một số ví dụ -2-
- Mạch dao động LC với C thay đổi Nguyễn văn Đạt, Lạng Giang1, Bắc Giang Bài 1. Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn thuần cảm L và một tụ xoay. Ban đầu mạch bắt được sóng có tần số f. Từ giá trị này : - Nếu vặn núm xoay của tụ góc 200 theo chiều kim đồng hồ thì mạch bắt được sóng có tần số 20MHz. - Nếu vặn núm xoay của tụ góc 120 ngược chiều kim đồng hồ thì mạch bắt được sóng có tần số 60MHz. Hỏi ban đầu mạch bắt được sóng có tần số bao nhiêu ? Biết độ biến thiên điện dung của tụ tỉ lệ thuận với góc xoay. Giải : Sự biến thiên của C và f được biểu diễn như hình vẽ trên : Từ giá trị C0, nếu vặn núm xoay 200 t heo chiều kim đồng hồ sẽ được giá trị C2.. Nếu vặn núm xoay 120 ngươc nhiều kim đồng hồ sẽ được giá trị C1. Theo số liệu trên đồ thị ta tính được C2 = 9C1. Theo đề bài, do độ biến thiên điện dung của tụ tỉ lệ thuận với góc xoay nên ta có : C0 C1 C 2 C 0 9C1 C0 12 20 20 Từ đó suy ra C0 = 4C1. Từ giá trị C1 đến giá trị C0, điện dung của tụ tăng 4 lần, vậy tần số dao động của mạch giảm 2 lần. Suy ra f = 30MHz. -3-
- Mạch dao động LC với C thay đổi Nguyễn văn Đạt, Lạng Giang1, Bắc Giang Bài 2. Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm cuộn thuần cảm L và một tụ xoay C có điện dung biến thiên. Mạch này có thể chọn được sóng điện từ có tần số từ 20 3 kHz đến 60 3 kHz. Mắc thêm vào hai đầu cuộn cảm một tụ điện có điện dung C’ không đổi và vặn núm xoay của tụ C hết mức theo chiều kim đồng hồ ( để C có giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất) thì mạch bắt được sóng có tần số 30 3 kHz.. Hỏi khi mắc thêm tụ C’, mạch bắt được sóng điện từ trong phạm vi nào? Giải: Ban đầu: Điện dung của tụ biến thiên từ C1 đến C2. Tần số đao động của mạch biến thiên từ 60 3 kHz đến 20 3 kHz. Do tần số giảm 3 lần nên ta suy ra C2 = 9C1. Khi mắc thêm tụ C’. Do đây là cách mắc song song, nên điện dung của bộ tụ tăng lên so với ban đầu. Khi này: Điện dung của bộ tụ biến thiên từ C1’ đến C2’ Tần số dao động của mạch biến thiên từ f1’ đến f2 ’. Theo đề bài thì một trong hai giá trị f1’ hoặc f2’ phải bằng 30 3 kHz.. Dựa vào đồ thị, ta suy ra f1’ = 30 3 kHz 60 3 Do f1’ = nên ta suy ra C1’ = 4C1. 2 Ta lưu ý là C1’ – C1 = C2’ – C2 ( Do mắc thêm một tụ có điện dung không đổi nên giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của bộ tụ đều được tăng thêm một lượng như nhau đúng bằng điên dung C’ của tụ mắc thêm) Nên từ đó tính được C2’ = 12C1. Trên đô thị, từ C1 đến C2’, giá trị của điện dung tăng 12 lần. Vậy tần số dao động của mạch giảm 12 lần. 60 3 Vậy ta tính được f 2' 30kHz 12 Kết luận : Khi mắc thêm tụ C’, mạch có thể bắt được sóng điện từ có tần số từ 30kHz đến 30 3 kHz. -4-
- Mạch dao động LC với C thay đổi Nguyễn văn Đạt, Lạng Giang1, Bắc Giang Bài 3. Một mạch chọn sóng gồm một cuộn thuần cảm L và một tụ xoay C có thể bắt được sóng điện từ có tần số từ 80MHz đến 160MHz. Điện dung của tụ C có giá trị nhỏ nhất là 20pF. Mắc thêm vào hai đầu cuộn cảm một tụ xoay C’ thì mạch bắt được sóng điện từ có tần số từ 20MHz đến 40MHz. Xác định giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của C’. Giải : Ban đầu : Điện dung của tụ biến thiên trong khoảng từ C1 đến C2. Theo số liệu trên đồ thị, ta tinh được C2 = 4C1 = 80pF. Khi mắc thêm tụ xoay C’ thì điện dung của bộ tụ biến thiên từ C1’ đến C2’. (Lưu ý : với bài 2, ở bài này, do C’ cũng là tụ xoay nên khoảng cách từ C1 đến C1’ vơi khoảng cách từ C2 đến C2’) Theo số liệu trên đồ thị ta tính được C1’ = 16C1 = 320pF. C2’ = 64C1 = 1280pF. Giá tri nhỏ nhất của C’ là C’min = C1’ – C1 = 300pF. Giá trị lớn nhất cua C’ la C’max = C2’ – C2 = 1200pF. -5-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề ôn thi đại học môn vật lý - NHẬN DẠNG VÀ GIẢI NHANH BÀI TẬP CON LẮC LÒ XO
8 p | 662 | 223
-
Chuyên đề ôn thi đại học môn vật lý - THỜI GIAN VÀ QUÃNG ĐƯỜNG TRONG DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
5 p | 490 | 117
-
Trắc nghiệm ôn thi đại học môn Vật lý - CON LẮC ĐƠN, Chu kì – tần số của con lắc đơn
14 p | 523 | 112
-
Chuyên đề ôn thi đại học môn vật lý - TÍNH THỜI GIAN ĐỂ VẬT ĐI TỪ VỊ TRÍ CÓ LI ĐỘ X 1 ĐẾN X2
6 p | 410 | 78
-
Chuyên đề LTĐH môn Vật lý: Ôn tập dòng điện xoay chiều (Đề 4)
5 p | 167 | 28
-
Bài tập chuyên đề: ôn tập vật lý hạt nhân phần 1
6 p | 107 | 20
-
Chuyên đề LTĐH môn Vật lý: Ôn tập dòng điện xoay chiều (Đề 1)
4 p | 155 | 16
-
Chuyên đề LTĐH môn Vật lý: Ôn tập dòng điện xoay chiều (Đề 6)
5 p | 110 | 9
-
Chuyên đề LTĐH môn Vật lý: Ôn tập dòng điện xoay chiều (Đề 5)
5 p | 96 | 9
-
Chuyên đề LTĐH môn Vật lý: Ôn tập dòng điện xoay chiều (Đề 11)
5 p | 101 | 8
-
Chuyên đề LTĐH môn Vật lý: Đặc trưng sinh lý và vật lý của âm (Đề 1)
3 p | 107 | 8
-
Chuyên đề LTĐH môn Vật lý: Ôn tập dòng điện xoay chiều (Đề 2)
5 p | 99 | 7
-
Chuyên đề LTĐH môn Vật lý: Ôn tập dòng điện xoay chiều (Đề 7)
5 p | 111 | 7
-
Chuyên đề LTĐH môn Vật lý: Ôn tập dòng điện xoay chiều (Đề 3)
5 p | 108 | 7
-
Chuyên đề LTĐH môn Vật lý: Đặc trưng sinh lý và vật lý của âm (Đề 2)
3 p | 87 | 6
-
Chuyên đề LTĐH môn Vật lý: Ôn tập dòng điện xoay chiều (Đề 8)
3 p | 103 | 6
-
Chuyên đề LTĐH môn Vật lý: Ôn tập dòng điện xoay chiều (Đề 10)
3 p | 116 | 6
-
Chuyên đề LTĐH môn Vật lý: Ôn tập dòng điện xoay chiều (Đề 9)
6 p | 85 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn