intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Điện trở. Định luật Ohm

Chia sẻ: Phan Duy Cường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu môn "Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Điện trở. Định luật Ohm" trình bày các nội dung chính như sau: Điện trở, biến trở; định luật Ohm; sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện, chiều dài và vật liệu làm dây dẫn; đồng thời cung cấp một số bài tập trắc nghiệm và tự luận nhằm củng cố kiến thức của các em sau mỗi bài học. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Điện trở. Định luật Ohm

  1. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA THẦY CƯỜNG PLEIKU KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 ĐỊA CHỈ: 74A VÕ TRUNG THÀNH CHỦ ĐỀ: ĐIỆN TRỞ. ĐỊNH LUẬT OHM SĐT: 0989 476 642 PHẦN I. LÝ THUYẾT 1. Điện trở. Biến trở a) Điện trở - Điện trở là đại lượng đặc trưng cho tác dụng cản trở dòng điện trong đoạn mạch. - Kí hiệu: R ; - Đơn vị:  (đọc là “ôm”) - Trong mạch điện, điện trở được kí hiệu là hoặc - Chú ý: m    k   M  1000  1000  1000  b) Biến trở - Biến trở là một điện trở có thể thay đổi giá trị. Biến trở có tác dụng điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch thông qua việc điều chỉnh giá trị điện trở. - Trong mạch điện, biến trở được kí hiệu là 2. Định luật Ohm - Phát biểu: Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của nó. U  I  R U  - Biểu thức: I   U R R  I  - Trong đó:  I  A  : Cường độ dòng điện;  U V  : Hiệu điện thế giữa hai đầu dây.  R    : Điện trở của dây dẫn. Page | 1
  2. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA - Ví dụ: Cho mạch điện như hình vẽ. Đóng khóa K , vôn kế chỉ 3V , ampe kế chỉ 0, 2 A a) Tính giá trị của điện trở R . b) Nếu tăng hiệu điện thế lên đến 6V thì số chỉ của ampe kế là bao nhiêu? c) Muốn ampe kế chỉ 0,1 A thì ta phải thay đổi nguồn điện như thế nào? Giải a) U  3V ; I  0, 2 A U 3 Giá trị của điện trở là: R    15  I 0, 2 b) U  6 V ; R  15  U 6 Cường độ dòng điện chạy qua điện trở khi đó: I   0, 4 A . R 15 Ampe kế đo cường độ dòng điện chạy trong mạch nên số chỉ của nó lúc này là 0, 4 A . c) I  0,1 A; R  15  Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở khi đó: U  I  R  0,1 15  1,5V . Vậy phải dùng nguồn điện có hiệu điện thế 1,5V để ampe kế chỉ 0,1 A . Chú ý: Ở đây ta coi như giá trị của điện trở thay đổi không đáng kể khi nhiệt độ thay đổi. Vậy nên điện trở là một hằng số. Trên thực tế, khi mạch điện hoạt động thì nhiệt độ tăng làm cho điện trở tăng. Nhưng ở lớp 9 ta không xét đến vấn đề này. Page | 2
  3. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA - Bài tập tương tự: Một học sinh mắc mạch điện như hình vẽ trên để xác định mối liên hệ giữa U và I nhưng ghi thiếu một vài giá trị như bảng sau Lần đo 1 2 3 4 Hiệu điện thế V  9 18 36 Cường độ dòng điện  A  0, 25 0, 75 a) Tính giá trị của điện trở R . b) Bổ sung các giá trị còn thiếu và vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U và rút ra nhận xét. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… 3. Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện, chiều dài và vật liệu làm dây dẫn - Phát biểu: Điện trở của một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài của đoạn dây, tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây và phụ thuộc vào bản chất của chất làm dây dẫn.  RS        - Biểu thức: R      S    S  R  RS     - Trong đó:    m  : Chiều dài dây;  S  m 2  : Tiết diện của dây dẫn (Chú ý: Tiết diện của dây dẫn là diện tích mặt cắt d2 vuông góc với dây dẫn  diện tích của hình tròn: S    r 2    với r  m  là bán 4 kính mặt cắt dây và d  m  là đường kính mặt cắt dây); Page | 3
  4. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA    m  : Điện trở suất của vật liệu làm dây (Điện trở suất của một vật liệu là điện trở của đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài 1m và có tiết diện là 1m 2 ) Bảng điện trở suất của một số vật liệu Điện trở suất Điện trở suất Kim loại Hợp kim  m   m  Bạc 1, 47.108 Nikelin 40.108 Đồng 1, 70.108 Manganin 43.108 Vàng 2,35.108 Constantan 50.108 Nhôm 2,80.108 Nichrome 110.108 Tungsten 5, 50.108 (Wolfram) Sắt 12, 00.10 8 - Ví dụ: Một đoạn dây bằng đồng có chiều dài 80 m , bán kính mặt cắt ngang là 0, 798 mm . a) Tính điện trở của dây. b) Một đoạn dây có điện trở và chiều dài bằng với đoạn dây đồng trên và có tiết diện là 3, 2 mm 2 . Đoạn dây đó làm bằng kim loại gì? c) Một đoạn dây sắt dài 160 m có điện trở gấp đôi điện trở của đoạn dây đồng thì có tiết diện bằng bao nhiêu? Giải a)   80 m;   1,7.108 m; r  0, 798 mm  0, 798.103 m  S    r 2  2.106 m 2  80 Điện trở của dây là: R     1, 7 108   0,68  . S 2 106 b) R  0, 68 ; S  3, 2 mm 2  3, 2.106 m 2 ;   80 m Điện trở suất của đoạn dây đó là:  R  S 0, 68  3, 2 106 R    2,72 108 m . Vậy đoạn dây đó làm bằng S  80 nhôm. c)   160 m; R  2  0, 68  1,36 ;   12 10 8 . Tiết diện mặt cắt ngang của sợi dây là:   160 R     S     12 108   1, 4 105 m 2 S R 1,36 Page | 4
  5. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA - Bài tập tương tự: Cho một đoạn dây constantan dài 900 mm có đường kính tiết diện là 0, 3 mm  0, 3 103   7, 07 108 m2 2 d2 a) Tính điện trở của đoạn dây. S      4 4 b) Một sợi dây to bằng sợi constantan trên, dài 1800 mm và có điện trở 28  thì được làm bằng vật liệu gì? c) Lần lượt đặt vào hai đầu mỗi đoạn dây một hiệu điện thế U  12V . Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi đoạn dây? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Page | 5
  6. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA PHẦN II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 4 ĐÁP ÁN Câu 1. Nếu chiều dài dây dẫn tăng gấp 3 lần và tiết diện giảm đi 2 lần thì điện trở của dây dẫn A. Tăng gấp 6 lần. B. Tăng gấp 1,5 lần. C. Giảm đi 6 lần. D. Giảm đi 1,5 lần. Câu 2. Một dây dẫn có điện trở 24  được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là A. 1 A . B. 2 A . C. 0, 5 A . D. 2,5 A . Câu 3. Công thức tính điện trở của dây dẫn là  S   A. R    . B. R    . C. R  S  . D. R    . S   S Câu 4. Điện trở của vật dẫn là đại lượng A. đặc trưng cho mức độ cản trở hiệu điện thế của vật. B. tỉ lệ với hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật và tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật. C. đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật. D. tỉ lệ với cường độ dòng điện chạy qua vật và tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật Câu 5. Một sợi dây dài 20 dm , tiết diện 1mm 2 và có điện trở là 0, 0294  thì được làm bằng? A. sắt. B. đồng. C. nhôm . D. bạc . Câu 6. Cho mạch điện như hình vẽ sau Khi dịch chyển con chạy về phía N thì độ sáng của đèn thay đổi như thế nào? A. Sáng mạnh lên. B. Sáng yếu đi. C. Không thay đổi . C. Có lúc sáng mạnh, có lúc sáng yếu. Câu 7. Điện trở của dây dẫn A. tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng gấp đôi và tiết diện tăng gấp đôi. B. giảm đi một nửa khi chiều dài tăng gấp đôi và tiết diện tăng gấp bốn. C. giảm đi một nửa khi chiều dài tăng gấp đôi và tiết diện tăng gấp đôi. D. tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng gấp đôi và tiết diện giảm một nửa. Câu 8. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn A. có khi tăng, có khi giảm khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng. B. giảm khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng. C. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn. D. không thay đổi khi hiệu điện thế thay đổi. Câu 9. Nếu giảm tiết diện dây dẫn n lần thì điện trở của dây A. tăng n lần. B. tăng n 2 lần. C. giảm n lần. D. giảm n 2 lần. Page | 6
  7. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Câu 10. Điều nào sau đây không đúng khi nói về biến trở A. Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số. B. Biến trở là dụng cụ dùng để thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện. C. Biến trở là dụng cụ dùng để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch. D. Biến trở là dụng cụ dùng để điều chỉnh nhiệt độ của điện trở trong mạch. Câu 11. Xét các dây dẫn được làm từ cùng loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn tăng gấp 3 lần và tiết diện giảm đi 3 lần thì điện trở của dây dẫn A. tăng gấp 3 lần. B. tăng gấp 9 lần. C. giảm đi 3 lần. D. không thay đổi. Câu 12. Một dây dẫn bằng hợp kim nikelin dài 20 m , tiết diện 0, 05 mm 2 . Điện trở suất của nikelin là 0, 4.10 6 m . Điện trở của dây dẫn là A. 0,16  . B. 1, 6  . C. 16  . D. 160  . CÂU HỎI ĐÚNG – SAI Đánh dấu  vào lựa chọn của em. Câu 1. Xét tính đúng – sai của các phát biểu sau a) Đặt cùng một hiệu điện thế vào hai đầu của hai dây dẫn có cùng chiều dài và tiết diện nhưng được làm bằng các vật liệu khác nhau thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có điện trở lớn hơn sẽ lớn hơn. đúng; sai b) Khi dịch chuyển con chạy của biến trở thì số vòng dây có dòng điện đi qua sẽ thay đổi dẫn đến sự thay đổi về cường độ dòng điện trong mạch. đúng; sai c) Khi đặt vào hai đầu đoạn dây đồng một hiệu điện thế 24V thì cường độ dòng điện qua nó là 0, 05 A . Nếu giảm hiệu điện thế đi 2 lần thì cường độ dòng điện qua đoạn dây khi đó là 0,1 A . đúng; sai d) Khi nói điện trở suất của kim loại Wolfram là 5,5.10 8 m nghĩa là một đoạn Wolfram hình trụ dài 1m có tiết diện 1dm 2 sẽ có điện trở 5, 5.108  đúng; sai Câu 2. Cho một đoạn dây nhôm có chiều dài   m  , đường kính mặt cắt ngang là d  m  , biết nhôm có điện trở suất là   2,80.108 m .  a) Biểu thức xác định điện trở của đoạn dây nhôm là R    . S đúng; sai b) Nếu tăng chiều dài lên 1, 5 lần thì điện trở giảm 1, 5 lần. đúng; sai Page | 7
  8. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA c) Nếu giảm đường kính dây đi 2 lần thì điện trở của dây sẽ giảm 4 lần. đúng; sai d) Nếu đồng thời giảm chiều dài đi 9 lần và giảm đường kính dây đi 3 lần thì điện trở của dây mới không thay đổi so với ban đầu. đúng; sai Câu 3. Đặt vào hai đầu một đoạn dây constantan dài 3m , tiết diện 2,5 mm 2 một hiệu điện thế 0, 075V . Biết điện trở suất của constantan là 50.108 m a) Điện trở của đoạn dây đó là R  0, 6  . đúng; sai b) Nếu mắc nối tiếp một ampe kế với đoạn dây thì số chỉ của ampe kế khi đó là 125 mA đúng; sai c) Để cho số chỉ của ampe kế không thay đổi ta thay dây constantan bằng một sợi dây nichrome có tiết diện bằng với dây constantan nhưng có chiều dài 1,36 m . đúng; sai d) Để cường độ dòng điện qua dây constantan tăng 2 lần thì dây phải có tiết diện 5 mm 2 . đúng; sai Câu 4. Một đoạn dây đồng dài   m  có bán kính mặt cắt là 2 mm , biết điện trở của dây là 0,16  . a) Dây đồng dài 120 m . đúng; sai b) Dùng sợi dây đồng này để chế tạo một biến trở con chạy thì điện trở lớn nhất của biến trở là Rbmax  0,16  đúng; sai c) Biết lõi của biến trở là một hình trụ tròn làm bằng sứ có đường kính đáy 2 cm thì biến trở có 1909 vòng dây. đúng; sai d) Giả sử cường độ dòng điện định mức của biến trở này là 2 A thì hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu của biến trở là 1, 2V . đúng; sai Page | 8
  9. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA TỰ LUẬN Bài 1. khi khảo sát sự thay đổi của cường độ dòng điện theo hiệu điện thế giữa hai đầu của một vật dẫn người ta thu được đồ thị như hình dưới. Dựa vào đồ thị hãy cho biết a) Khi hiệu điện thế U  8V thì cường độ dòng điện qua vật dẫn là bao nhiêu? b) Khi cường độ dòng điện qua vật dẫn là I  1,5 A thì hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn là bao nhiêu? ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Bài 2. Một học sinh trong quá trình tiến hành thí nghiệm đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện qua một vật dẫn đã bỏ sót không ghi một vài giá trị vào bảng kết quả. Dựa vào định luật Ohm, em hãy tính toán những giá trị còn thiếu. Lần đo U V  I  A 1 4, 0 0, 2 2 2,5 3 0,3 4 12, 0 ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Bài 3. Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 24V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 1 A . Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu? ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Page | 9
  10. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Bài 4. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn là 1, 2 A khi nó được mắc vào hiệu điện thế 8V . Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng thêm 0,3 A thì hiệu điện thế phải là bao nhiêu? ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Bài 5. Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 25V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5 A . a) Tính điện trở của dây dẫn. b) Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng thêm 5V nữa thì cường độ dòng điện qua dây dẫn lúc đó là bao nhiêu? ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Bài 6. Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 16V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,8 A . a) Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đâu dây dẫn đó tăng lên đến 20V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu? b) Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó giảm đi 4 lần thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu? ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Page | 10
  11. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Bài 7. Một bóng đèn xe máy lúc thắp sáng có điện trở là 12  và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,5 A . a) Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn? b) Nếu sử dụng đèn với hiệu điện thế 9V thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn là bao nhiêu? ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Bài 8. Một bóng đèn lúc thắp sáng bình thường có điện trở R  18  và cường độ dòng điện qua dây tóc bóng đèn là 0,9 A . Hỏi độ sáng của bóng đèn sẽ như thế nào nếu ta dùng đèn ở hiệu điện thế U  17V . ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Bài 9. Cho mạch điện. Biết điện trở R  32  , ampe kế chỉ 1, 2 A a) Tính hiệu điện thế U ? b) Thay R bằng điện trở R' . Khi đó chỉ số của ampe kế giảm 2, 5 lần. Tính điện trở R ' ? ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Page | 11
  12. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Bài 10. Cho mạch điện như hình vẽ. Biết ampe kế chỉ 1, 4 A . Vôn kế chỉ 42V . a) Tính điện trở R ? b) Số chỉ của ampe kế và vôn kế sẽ thay đổi như thế nào nếu thay điện trở R bằng một điện trở R '  10  ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Bài 11. Có hai điện trở, biết R1  2.R2 . Lần lượt đặt vào hai đầu điện trở R1 , R2 cùng một hiệu điện thế U  18V thì cường độ dòng điện qua các điện trở là I1 và I 2  I1  3 . Tính R1 , R2 và các cường độ dòng điện I1 , I 2 . ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Bài 12. Cho hai điện trở R1 , R2 . Biết R1  R2  9 . Đặt vào hai đầu mỗi điện trở cùng một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua mỗi điện trở có mối liên hệ I 2  3.I1 . Hãy tính giá trị của mỗi điện trở. ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Page | 12
  13. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Bài 13. Cho điện trở R1 , R2 . Biết R1  5.R2 . Đặt vào hai đầu mỗi điện trở cùng một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua mỗi điện trở có mối liên hệ: I 2  24  I1 . Hãy tính giá trị của mỗi cường độ dòng điện. ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Bài 14. Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. Trong đó điện trở R  20  , hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U  18V . a) Tính cường độ dòng điện chạy qua R ? b) Giữ nguyên U  18V , thay điện trở R bằng điện trở R ' I thì ampe kế chỉ giá trị I '  . Tính điện trở R ' ? 3 ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Bài 15. Đặt vào hai đầu điện trở R1 một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua điện trở I1  2 A . Cũng đặt vào hai đầu điện trở R2 một hiệu điện thế U như vậy thì cường độ dòng điện qua điện trở R2 là I 2  4 A . a) Hãy so sánh giá trị các điện trở R1 và R2 ? b) Biết U  30 V . Tính các giá trị R1 , R2 ? ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Page | 13
  14. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Bài 16. Cho mạch điện như hình vẽ. Biết U  36 V , R  24  . a) Tìm số chỉ của ampe kế b) Thay điện trở R bằng điện trở R ' thấy cường độ dòng điện giảm còn 0, 6 A . Tính R ' ? ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Bài 17. Có hai điện trở R1  12 , R2  24  . a) Đặt vào hai đầu mỗi điện trở cùng một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua mỗi điện trở có mối liên hệ như thế nào b) Cần phải đặt vào hai đầu mỗi điện trở những hiệu điện thế U1 và U 2 bằng bao nhiêu để cường độ dòng điện qua các điện trở đều bằng 2,5 A ? ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Bài 18. Khi đặt vào hai đầu điện trở R1 một hiệu điện thế U1 thì cường độ dòng điện chạy qua nó là I1  0,5 A . Khi đặt vào hai đầu điện trở R2  2.R1 một hiệu điện thế U 2  30V thì cường độ dòng điện qua R2 là I 2  0,75 A . Hãy tính R1 , R2 và hiệu điện thế U1 ? ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Page | 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2