
157
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về dãy hoạt động hoá học và phương
pháp tách kim loại theo mức độ hoạt động hoá học của chúng.
– Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt một số thí nghiệm hoặc
mô tả được thí nghiệm; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm
bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm trình
bày được quá trình tách một số kim loại có nhiều ứng dụng để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2. Năng lực khoa học tự nhiên
– Nhận thức khoa học tự nhiên: Tiến hành được một số thí nghiệm hoặc mô tả được thí
nghiệm (qua hình vẽ hoặc học liệu điện tử thí nghiệm) khi cho kim loại tiếp xúc với nước,
hydrochloric acid, ...; Nêu được dãy hoạt động hoá học và trình bày được ý nghĩa của dãy
hoạt động hoá học.
– Tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành được một số thí nghiệm hoặc mô tả được thí nghiệm
(qua hình vẽ hoặc học liệu điện tử thí nghiệm) khi cho kim loại tiếp xúc với nước, hydrochloric
acid, ...; Trình bày được quá trình tách một số kim loại có nhiều ứng dụng, như: Tách sắt
ra khỏi iron(III) oxide bởi carbon oxide; Tách nhôm ra khỏi aluminium oxide bởi phản ứng
điện phân; Tách kẽm khỏi zinc sulfide bởi oxygen và carbon (than).
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được nguyên tắc tách một số kim loại có
nhiều ứng dụng dựa trên mức độ hoạt động hoá học của kim loại.
3. Phẩm chất
– Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
– Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ đề bài học.
– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Tranh ảnh, video clip (hoặc dụng cụ thí nghiệm) về mức độ phản ứng của kim loại như
trong SGK mô tả, MS Powerpoint bài giảng.
– Phiếu học tập, bảng nhóm, phiếu đánh giá hoạt động.
Bài
17
Thời lượng: 6 tiết
DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI.
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÁCH KIM LOẠI