intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NUÔI TÔM TỈNH CÀ MAU

Chia sẻ: Nguyen Quoc Cuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

264
lượt xem
93
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cà Mau là một trong bốn ngư trường trọng điểm của cả nước, có trữ lượng và đa dạng các nguồn hải sản với giá trị kinh tế cao. Vì vậy, trong những năm qua, ngành Thủy sản luôn khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà. Tạo công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động và đang phấn đấu trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, sản phẩm thủy sản có sức cạnh tranh cao trên thị trường để tiếp tục phát triển nhanh, ổn định và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NUÔI TÔM TỈNH CÀ MAU

  1. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NUÔI TÔM Ở TỈNH CÀ MAU LỜI MỞ ĐẦU Cà Mau là một trong bốn ngư trường trọng điểm của cả nước, có trữ lượng và đa dạng các nguồn hải sản với giá trị kinh tế cao. Vì vậy, trong những năm qua, ngành Thủy sản luôn khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà. Tạo công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động và đang phấn đấu trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, sản phẩm thủy sản có sức cạnh tranh cao trên thị trường để tiếp tục phát triển nhanh, ổn định và bền vững. Với tốc độ tăng trưởng nhanh, ổn định, liên tục dẫn đầu cả nước trên cả ba lĩnh vực: nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu, thủy sản Cà Mau ngày càng khẳng định vị thế ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và là một ngành gây nhiều ấn tượng cho những nhà nghiên cứu kinh tế trong và ngoài tỉnh. Cũng có thể nói, trong thập niên vừa qua, ngành thủy sản đã làm thay đổi một phần diện mạo quê hương Cà Mau theo chiều hướng tích cực. Chúng ta cùng nhìn lại chặng đường đã qua và những thành tựu, thách thức của Thủy sản Cà Mau: Trong một thời gian dài với những chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế kịp thời mà Đảng bộ và nhân dân Cà Mau đã lựa chọn sau một quá trình thử nghiệm với mồ hôi và cả nước mắt, những năm tôm chết hàng loạt, những năm mà mỗi lần ra khơi là ngư dân nắm chắc phần lỗ… Nhưng bằng sự kiên trì trong đánh bắt, nỗ lực đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi trồng, chế biến, ngành thủy sản Cà Mau dần khơi dậy tiềm năng đất đai, mặt nước, biển cả… khẳng định vị thế và vai trò trong công cuộc phát triển kinh tế tỉnh Cà Mau. Trong đó sản lượng tôm nuôi trong tỉnh chiếm một tỉ trọng lớn trong ngành thủy sản ở tỉnh Cà Mau. Nuôi tôm là một ngành nghề mang nhiều rủi ro nên nhiều năm qua người nuôi tôm tỉnh Cà Mau đã trải qua nhiều thăng trầm. Nhưng nhờ có những chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế kịp thời đã mang lại cho nghề nuôi tôm tỉnh Cà Mau nhiều lợi ích đáng kể, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn từ những chính sách không mang lại kết quả cao. Page 1 of 14
  2. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NUÔI TÔM Ở TỈNH CÀ MAU I. Giới thiệu chung về kinh tế tỉnh Cà Mau Cà Mau là tỉnh địa đầu cực Nam của Tổ quốc, diện tích 5.211km2, dân số 1.225.000 người. Cà Mau có ba mặt giáp biển, chiều dài bờ biển 254km, ngư trường rộng trên 80 ngàn km2, hệ thống sông rạch chằng chịt. Đất mũi Cà Mau có khu vực Bãi Bồi rộng gần 3.000 km2, hàng năm phù sa bồi đắp, tiến dần ra biển.Nằm trên trục đường Quốc lộ 1A, đặc biệt với quốc lộ 63 nối Cà Mau, Kiên Giang, An Giang với đường xuyên Á qua Campuchia và các nước khác. Cà Mau tuy không có điều kiện phát triển các cảng nước sâu, song do vị trí địa lý khá đặc biệt, thuận lợi cho hệ thống các đường giao thông thủy bộ, nối liền các tỉnh ĐBSCL, thành phố Hồ Chí Minh và khu vực nội địa của Tỉnh với các đường biển phía Tây và phía Đông... là điều kiện thuận lợi cho Cà Mau phát triển một nền công nghiệp toàn diện, đặc biệt là chế biến thủy sản, khí điện đạm, cơ khí tàu thuyền và các dịch vụ vận tải biển, sông biển và đường bộ, dịch vụ phục vụ nuôi trồng và đánh bắt hải sản... Trong đó Cà Mau chú trọng phát triển kinh tế thủy sản, cả về nuôi trồng, đánh bắt, chế biến; được xem là vùng trọng điểm thủy sản của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Tuy công nghiệp cà Mau còn nhỏ bé, nhưng tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hàng năm cao, cao hơn mức phát triển công nghiệp bình quân chung của cả nước. Năm 1998, có thể đánh già là năm thành công của công nghiệp Cà Mau, tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng trên 5% trong 3 năm (1995-1998), công nghiệp tăng trưởng từ 11,9% năm 1995 lên 17,3% năm 1998. Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang từng bước hình thành và có vai trò nhất định trong nền kinh tế của Tỉnh, từ chỗ chỉ chiếm 0,65% giá trị sản lượng công nghiệp năm 1997, đã tăng lên khoảng 1% năm 1998. Công nghiệp quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn, trên dưới 70% giá trị sản lượng công nghiệp toàn tỉnh. Năm 1998 giá trị sản lượng công nghiệp quốc doanh đạt 1.224 tỷ đồng. Các hoạt động công nghiệp trong 30% còn lại, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển hài hòa đều do thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đảm nhận. Vì vậy, mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng vị trí của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh khá quan trọng. Giá trị sản lượng công nghiệp ngoài quốc doanh đã tăng từ 383 tỷ đồng năm 1997 lên 795,1 tỷ đồng năm 1998, góp phần đáng kể vào mức tăng trưởng cao của CN tỉnh. Page 2 of 14
  3. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NUÔI TÔM Ở TỈNH CÀ MAU Giai đoạn 2001-2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 12,45%. GDP năm 2007 đạt 15.825 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đạt 785USD, kim ngạch xuất khẩu trên 600 triệu USD, thu ngân sách năm 2007 trên 1.100 tỷ đồng. II. Thực trạng phát triển thủy sản ở Cà Mau 1. Tiềm năng để phát triển thủy sản Cà Mau So với cả nước, Cà Mau có lợi thế phát triển thủy sản thuận lợi nhất, thể hiện ở cả ba nhóm nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến. Với ba mặt giáp biển cùng chiều dài bờ biển là 254km, bao bọc từ tây sang đông, Cà Mau có diện tích mặt nước trải rộng từ các bãi bồi ven biển đến các khu rừng ngập nước. Ngư trường Cà Mau có trữ lượng lớn và đa dạng các nguồn hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm, cua, mực, cá chai, cá mú… Với 660 loài, 319 giống thuộc 38 họ, trong đó 175 loài thuộc 116 giống và 77 họ đã được định danh. Việc nuôi trồng tại khu vực mặt nước ven biển cũng rất thuận lợi, gồm các loài nhuyễn thể và các loài hai mảnh vỏ như: nghêu, sò huyết; các loại tôm, cua, cá nước mặn có giá trị cao trong tiêu dùng và xuất khẩu. Nuôi trồng thủy sản ven biển, đặc biệt là nuôi tôm, đang phát triển nhanh chóng và trở thành thế mạnh của tỉnh Cà Mau. Cà Mau là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi và tiềm năng thủy sản to lớn, đa dạng để phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần đẩy mạnh công cuộc CNH-HĐH, đưa kinh tế từng bước hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Trong định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2010 của Đảng bộ Cà Mau cũng ghi rõ: “Vùng kinh tế biển là một trong ba vùng kinh tế quan trọng của tỉnh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủy sản trong cơ cấu nông-lâm-thủy sản đến năm 2010 tương ứng là 20,4%-4,6%- 75%”... Những con số này nói lên một tiềm năng cần được đánh thức và khai thác đúng mực để phát huy hiệu quả của nó, tạo điều kiện để người dân trực tiếp được hưởng lợi ngay trên chính đồng đất của mình… Page 3 of 14
  4. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NUÔI TÔM Ở TỈNH CÀ MAU 2. Tình hình phát triển thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng ở tỉnh Cà Mau trước năm 2000 Cà Mau, những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, là địa phương có vị trí khá khiêm tốn so với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Vị trí địa lý xa xôi nơi chót cùng Tổ quốc nhưng cái chính là do nền kinh tế còn kém phát triển, phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp. Thời điểm năm 1999, tỷ trọng giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp chiếm đến 60% trong cơ cấu kinh tế tỉnh, trong khi đó công nghiệp-xây dựng chỉ 20% và dịch vụ gần 18%. Trong khi nông nghiệp của tỉnh thì gặp nhiều khó khăn vì đất đai không phù hợp để trồng lúa, trồng cây nông nghiệp( đây là vùng đất “nửa mặn nửa ngọt”) thì ngành thủy sản của tỉnh có quy mô còn nhỏ, sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng còn thấp. Trước năm 2000 toàn tỉnh Cà Mau có khoảng 150 ngàn hecta nuôi tôm và người dân chủ yếu nuôi tôm theo hình thức quãng canh, bình quân mỗi hộ chỉ nuôi trên dưới 2 ha (hầu hết người nuôi tôm đều thả nuôi quanh năm và không có mùa vụ rõ ràng. Chất lượng con giống kém cùng với sự ô nhiễm môi trường do quá trình cải tạo ao đầm đồng loạt trên diện rộng, cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu, kỹ thuật nuôi tôm của người dân chưa cao, tới con nước thì “sổ” để bắt tôm, sau đó tiếp tục thả tôm con vào nuôi tiếp, tuy nhien họ không biết cải tạo vuông tôm, chăm sóc tôm) nên đã đem lại kết quả không cao. Từ đó đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình này nhà Chính phủ và UBND tỉnh Cà Mau đã có chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế để. 3. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất Nền sản xuất của Cà Mau thật sự bước sang trang mới vào những năm 2000 khi Cà Mau thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm với quy mô lớn. Vũ khúc con tôm ngự trị trên đồng đất Cà Mau những năm đầu chuyển dịch. Nhưng rồi, vị trí độc tôn của con tôm không còn nữa, sau nhiều năm nuôi tôm thất bát, nông dân lại nhận ra tính bấp bênh, kém hiệu quả của mô hình sản xuất chuyên tôm. Page 4 of 14
  5. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NUÔI TÔM Ở TỈNH CÀ MAU Từ năm 2001 , được Chính phủ cho phép, tỉnh đã thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp từ nông-lâm-ngư nghiệp sang ngư-nông-lâm nghiệp. Cụ thể là đã chuyển trên 130 ngàn ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng một vụ lúa, nâng tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh lên 277 ngàn ha (chiếm 42% diện tích nuôi thủy sản toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và chiếm 27,6% diện tích nuôi nuôi trồng thủy sản cả nước). Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp đã tạo ra sức sản xuất mới, cho phép Cà Mau khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng, lợi thế của tỉnh; đưa sản xuất nông nghiệp chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, mà chủ yếu là hàng hóa xuất khẩu. Trong bước chuyển vừa qua, tỉnh đã hình thành tương đối rõ nét các vùng sản xuất: hệ sinh thái nước mặn, ngọt, lợ với tiềm năng đa dạng sinh học phong phú. Trong tổng số 277.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, tỉnh bố trí 240 ngàn ha nuôi tôm (bao gồm nuôi công nghiệp, nuôi tôm kết hợp với trồng một vụ lúa, nuôi sinh thái với mô hình tôm-rừng và nuôi tôm kết hợp với các loại thủy sản khác Hiện nay, tỉnh đang chú trọng chỉ đạo phát triển mô hình nuôi tôm sinh thái tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao, đáp ứng đòi hỏi khắt khe của các thị trường khó tính trên thế giới, đảm bảo hiệu quả và bền vững. 4. Tình hình phát triển nghề nuôi tôm sau khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất a. Kết quả đạt được Phát huy tiềm năng, lợi thế tự nhiên và quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và bà con nông ngư dân, trong những năm qua, thủy sản Cà Mau đã duy trì tốc độ phát triển cao cả về sản lượng khai thác, giá trị sản xuất và tỷ trọng ngành trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Chính quyền địa phương và những đoàn thể thường xuyên phổ biến, nhân rộng những mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao, nuôi tôm kết hợp với các loài thủy sản và nhuyễn thể khác, xây dựng vùng nuôi an toàn để tăng hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững. Từng bước mở rộng diện tích nuôi thủy sản ở ven biển, đảo; tăng diện tích nuôi tôm công ngiệp ở nơi có điều kiện và nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao và đã đem lại những kết quả cao. Page 5 of 14
  6. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NUÔI TÔM Ở TỈNH CÀ MAU Qua nhiều năm nỗ lực triển khai thực hiệnchuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến năm 2008, mô hình sản xuất này đã đạt có hiệu quả trên đồng đất Cà Mau cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Với diện tích gieo cấy một vụ lúa trên đất nuôi tôm đạt gần 43,5 nghìn ha, cho năng suất gần bốn tấn/ha/vụ, nông dân rất phấn khởi. Ngày càng có nhiều hộ nông dân thực hiện mô hình sản xuất lúa- tôm. Tình trạng độc canh con tôm dần chấm dứt. Theo khảo sát của Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư Cà Mau, nhiều nơi nông dân áp dụng kỹ thuật canh tác lúa-trên đất nuôi tôm khá độc đáo, như phương pháp bơm bùn, tận dụng lớp cặn bã dưới vuông tôm lên bờ bao, sân vườn, bờ liếp để gieo mạ, sau đó nhổ mạ cấy xuống mặt ruộng vuông tôm. Một phương pháp khác là, nuôi tôm cắt vụ, xổ nước khô mặt ruộng, phơi đất nứt chân chim, tận dụng những cơn mưa đầu mùa rửa phèn mặn mặt ruộng, bắt đầu gieo sạ lúa đạt hiệu quả cao. Kinh nghiệm này đã được nhân rộng. Nhiều nông dân cho rằng: Xét về hiệu quả kinh tế, mô hình sản xuất lúa trên đất nuôi tôm chi phí sản xuất thấp so với sản xuất lúa hè thu, hay lúa mùa, nhưng lợi nhuận cao hơn. Hiện tổng thu nhập từ sản xuất lúa trên đất nuôi tôm bình quân vụ mùa đạt 3,5 tấn/ha. Theo thời giá hiện nay sẽ thu được 12,2 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phí cho sản xuất còn lãi được hơn tám triệu đồng/ha. Do sự chuyển mạnh trong nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, tạo ra nguồn nguyên liệu hàng hóa lớn cung ứng cho ngành chế biến xuất khẩu, kích thích ngành công nghiệp chế biến thủy sản phát triển nhanh, nhảy vọt cả về công nghệ, công suất, sản lượng và trình độ quản lý, nâng cao hơn sức cạnh tranh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Những năm qua, các doanh nghiệp trong tỉnh đã đầu tư gần 1.000 tỷ đồng cho đổi mới công nghệ chế biến thủy sản xuất khẩu, kết hợp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất theo chiều sâu, hiện đại hoá sản xuất, nhất là đẩy mạnh đầu tư các thiết bị công nghệ hiện đại, tăng nhanh năng lực chế biến sản phẩm giá trị gia tăng. Hiện nay, tỉnh đã vươn lên dẫn đầu cả nước về chế biến xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Toàn tỉnh có 26 xí nghiệp, tổng công suất chế biến theo thiết kế 126.000 tấn/năm, tăng hơn hai lần so với năm 2000. Nhìn chung, các nhà máy chế biến thủy sản đã đạt trình độ công nghệ và trình độ quản lý ngang tầm với các nước trong khu vực và tiếp cận được trình độ công nghệ tiên tiến, có khả năng cạnh tranh và hội nhập với thị trường thế giới, đã có 17 nhà máy được cấp Code xuất khẩu hàng vào châu Âu, tỷ lệ hàng giá trị gia tăng ngày càng cao, năm 2007 đạt 46% (cả nước đạt khoảng 41.6%). Sản lượng chế biến năm 2007 đạt 100.000 tấn, trong đó có 80.000 tấn sản phẩm thủy sản xuất khẩu và 20.000 tấn tiêu thụ trong nước. Page 6 of 14
  7. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NUÔI TÔM Ở TỈNH CÀ MAU          Ngành nghề nuôi tôm đã góp phần hiệu quả vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Nếu năm 2000 thu nhập bình quân đạt 350 USD/người, thì đến năm 2007 là 785 USD/người. So với nhiều tỉnh vùng ĐBSCL và cả nước, mức thu nhập trên khá cao. Trong khi các ngành kinh tế khác của Cà Mau chỉ đem lại giá trị tương đương hoặc thấp hơn nhiều tỉnh, thì ngành thủy sản Cà Mau đã tạo nên sự khác biệt về thu nhập đó. Thực tiễn phát triển trong những năm qua cho thấy: Những vùng có kinh tế thủy sản đóng vai trò chủ đạo thì đời sống của nhân dân cao hơn, số hộ giàu nhiều hơn và số hộ nghèo ít hơn các vùng sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo (thu nhập trung bình của mỗi hộ tham gia sản xuất thủy sản cao gấp 2-3 lần hộ tham gia sản xuất nông nghiệp). Một kết quả đáng kể là thủy sản Cà Mau đã tạo được bước phát triển bền vững. Trong năm qua, với diện tích gần 1500ha nuôi tôm quảng canh cải tiến, năng suất bình quân 500kg/ha. Bên cạnh đó diện tích nuôi tôm công nghiệp trên 1000ha, năng suất bình quân 5 tấn/ha/vụ. Hiện nay, nhiều hộ dân kết hợp nuôi cá, cua và một số loài thủy sản trong đầm tôm. Phong trào nuôi cá nước ngọt đang phát triển mạnh với các loài có giá trị kinh tế cao, cho sản lượng thu hoạch khá. Có thể nói, trong năm qua, với sản lượng thủy sản 300 ngàn tấn đạt kế hoạch, tăng 8%; trong đó: tôm 106.200 tấn, đạt kế hoạch, tăng 5,46% ngành thủy sản đã góp phần cho kim ngạch xuất khẩu đạt 610 triệu USD, tăng 4,67% so với năm 2006. Một nguồn ngoại tệ quan trọng trong việc xây dựng quê hương. Có được những kết quả trên một phần là do trong những năm qua công nghiệp chế biến thủy sản đã phát triển mạnh theo hướng CNH-HĐH. Nhiều băng chuyền, tủ đông Blook, nhiều dây chuyền chế biến những mặt hàng giá trị gia tăng cao đều được những nhà chế biến của Cà Mau nhập về. Nhờ vậy, công nghiệp chế biến thủy sản Cà Mau đã đạt trình độ ngang tầm so với các nước trong khu vực. Nhiều DN có sản phẩm chất lượng cao, thương hiệu mạnh và có giá trị xuất khẩu (XK) lớn. Điển hình là Cty XNK Thủy sản Minh Phú, Camimex, Cadovimex, Phú Cường, Quốc Việt… có giá trị xuất khẩu hàng chục triệu USD mỗi năm… Có thể nói: Kim ngạch XK tăng nhanh trong những năm qua cho thấy thủy sản Cà Mau đã có chỗ đứng trên thị trường, phát huy lợi thế cạnh tranh. Đây là thành tựu lớn, khẳng định vai trò ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chất thúc đẩy các ngành nghề và kinh tế xã hội tỉnh phát triển. Tuy vậy, bên cạnh vận hội mới, thủy sản Cà Mau cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. b. Những khó khăn Năm 2000, người Cà Mau đã làm một cuộc “cách mạng” tôm hết sức sôi động. Hơn 157.800ha đất trồng lúa kém hiệu quả và một phần đất vườn tạp đã được phép chuyển sang nuôi trồng thủy sản (NTTS), nâng tổng diện tích của Page 7 of 14
  8. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NUÔI TÔM Ở TỈNH CÀ MAU toàn tỉnh lên 278.200ha (chiếm 52,2% so với tổng diện tích đất tự nhiên, tăng 30,5% so với năm 1999). Trong đó, diện tích đất nuôi tôm là 248.400ha; đất sản xuất nông nghiệp 142.445ha, (chiếm 26,7% so với tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh, giảm 9,1% so với năm 1999); đất lâm nghiệp 106.088ha. Như vậy, Cà Mau là tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích NTTS. Tuy nhiên, các mô hình nuôi tôm ở Cà Mau chủ yếu vẫn là nuôi quảng canh, còn lệ thuộc nhiều vào tự nhiên; diện tích nuôi tôm công nghiệp thấp; việc ứng dụng khoa học-kỹ thuật vào nghề nuôi tôm chưa được phát huy triệt để, cho nên hiệu quả từ nuôi tôm chưa cao. Khi được Chính phủ “bật đèn xanh”, nhiều DN, nông dân và cả cán bộ, công chức nhà nước đã “nhảy” vào nuôi tôm, người ở thành phố thì đổ xô xuống các vùng nông thôn, các huyện trọng điểm tìm thuê, mua đất, rồi mướn nhân công trông coi. Hằng tháng, đúng con nước xổ tôm, họ chỉ việc ung dung ngồi đếm tiền trong sự hả hê sung sướng. Một số DN ở tận Bình Thuận, Vũng Tàu… cũng tìm đến tận huyện Đầm Dơi thuê hàng trăm héc-ta đất để nuôi tôm công nghiệp. Sau khi đầu tư vốn, năm thứ hai, một số hộ dân và DN trúng tôm như trúng kỳ nam. Bán tôm, tiền rủng rẻng không để đâu cho hết. Song trớ trêu, đến năm thứ ba, có người trúng, người thất, người huề vốn. Thậm chí có người còn thất bại một cách thảm hại, dẫn đến khuynh gia, phải cầm cố, bán đất, bỏ nhà trốn nợ. Và giấc mơ đổi đời từ con tôm sú của nhiều nông dân bỗng chốc bị lung lay. Tìm hiểu thực tế, chúng tôi được biết, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, có 780 hộ dân. Nhưng gần cuối năm 2006, có trên 90% số hộ đã thế chấp QSDĐ để vay vốn Ngân hàng với số tiền hơn 13 tỷ đồng để nuôi tôm kết hợp trồng rừng. Số tiền này không biết bao giờ người dân mới có thể trả nổi. Ông Tiết Văn Thiên, ở ấp Rạch Gốc B, than: “Con tôm đã “ăn” mất đất của người nông dân rồi! Nông dân chúng tôi nghèo cũng do con tôm, giàu cũng do con tôm mà ra cả”. Sau nhiều vụ tôm thất trắng, ông Thiên đành bấm bụng cầm cố 3,2ha đất với số tiền trên 70 triệu đồng, trong thời hạn ba năm để trả nợ Ngân hàng và nợ vay bên ngoài, sau đó thuê mướn lại của chủ đất với giá 20 triệu đồng/năm để làm. Ông Hồng Quang Nông, ngụ cùng ấp cũng đã cầm cố 3ha đất với giá 7 cây vàng để trả nợ Ngân hàng. Ông Đinh Văn Lẹ, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Đi vay 30 triệu đồng của Ngân hàng để làm một vụ lúa, một vụ tôm. Những vụ đầu tiên, ông Lẹ trúng đậm, “cao hứng” ông vội vàng đi thuê thêm 3ha đất tiếp tục nuôi tôm. Tôm thất trắng nhiều vụ liền, nợ nần chồng chất không có khả năng trả. Lãnh đạo xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân khi đề cập đến vấn đề này đã đưa ra con số khiến người viết bài không khỏi giật mình. Toàn xã có trên 3 ngàn hộ dân thì đã có 95% số hộ nợ Ngân hàng, trong số này có trên 50% số hộ khó hoàn trả được vốn. Và đứng trước tình trạng tôm nuôi chết trên diện rộng khi mưa chuyển mùa, giá cả lên Page 8 of 14
  9. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NUÔI TÔM Ở TỈNH CÀ MAU xuống thất thường như hiện nay, nông dân chắc chắn sẽ còn phải tiếp tục gánh nợ. Mười năm trước diện tích nuôi tôm của Cà Mau là 105 nghìn ha; sản lượng 55 nghìn tấn; mười năm sau diện tích tăng lên 257 nghìn ha, nhưng sản lượng cũng chưa vượt qua ngưỡng 100 nghìn tấn tôm chế biến/năm. Có nhiều nguyên nhân để lý giải điều này, nhưng điều dễ thấy nhất là chuyển dịch sản xuất rầm rộ, trong khi kết cấu hạ tầng về thủy lợi yếu, thiếu đồng bộ; vốn, con giống không đáp ứng nhu cầu. Những năm qua, Cà Mau đã đầu tư cả nghìn tỷ đồng cho công tác thủy lợi, nhưng cũng chỉ là chắp vá, cải tạo, nạo vét, khơi thông, dẫn và tháo nước mặn, trong khi yêu cầu bức xúc về hệ thống thủy lợi bài bản, căn cơ chủ động phục vụ sản xuất nuôi tôm-trồng lúa vẫn chưa có đáp số đầy đủ. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất chưa tương xứng với yêu cầu và tiềm năng. Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao. Một bộ phận nhân dân ở vùng chuyển dịch còn gặp nhiều khó khăn, chênh lệch thu nhập giữa dân cư thành thị và nông thôn còn lớn (22,65%). Nhưng, điều tệ hại nhất là môi trường sinh thái đã xuống cấp một cách trầm trọng. Nhìn từ trên cao xuống, cả một vùng chuyển dịch của tỉnh đất và nước vàng lòe đỏ chạch. Từ việc môi trường nuôi thủy sản bị ô nhiễm, kết hợp với nhiều yếu tố khác, nên thời gian nuôi tôm của nông dân hiện nay thường phải kéo dài, chi phí tăng, nhưng hiệu quả kinh tế lại thấp. Trước đây, nuôi ở điều kiện bình thường chỉ mất khoảng hai tháng rưỡi là có thể thu hoạch, hiện nay phải mất bốn tháng, thậm chí lâu hơn. Hoặc nuôi theo dạng công nghiệp, bốn tháng là có thể thu hoạch, nhưng bây giờ phải trên năm tháng. Mà nuôi tôm công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật, con giống, vốn đầu tư rất cao... nhưng độ rủi ro cũng không phải là nhỏ. Việc người nông dân có trình độ học vấn thấp, nên tiếp thu khoa học kỹ thuật còn hạn chế; diện tích đất canh tác ít nhưng lại sử dụng phương thức sản xuất không thích hợp; hệ thống thủy lợi không đồng bộ; ý thức tự vươn lên, ý thức học hỏi của nông dân bị hạn chế… Nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thì người nuôi tôm sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Không chỉ vậy ngành thủy sản tỉnh Cà Mau cũng sẽ gặp nhiều trở ngại trên con đường phát triển. Đều cấp thiết hiện nay là chúng ta cần có những biện pháp để giải quyết vấn đề trên. Page 9 of 14
  10. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NUÔI TÔM Ở TỈNH CÀ MAU III. Giải pháp cho những khó khăn của người nuôi tôm hiện nay Ðể trả được nợ vay, nhiều nông dân ở Cà Mau đã "tự cứu" mình bằng cách áp dụng các mô hình tăng hiệu quả sản xuất, hình thành nhiều mô hình sản xuất hiệu quả. Tình trạng độc canh con tôm được khắc phục dần. Ngoài con tôm, nhiều hộ dân chủ động lựa chọn các đối tượng nuôi thủy sản khác như cá chình, bống tượng, cua, sò huyết... và tận dụng bờ bao trồng rau màu, cây ăn quả để tăng thu nhập. Vụ mùa năm nay, tỉnh khuyến khích nông dân mở rộng diện tích gieo trồng một vụ lúa trên đất nuôi tôm; cùng với việc hỗ trợ giống, vật tư, phân bón, hỗ trợ kỹ thuật cho số hộ khó khăn. Ðến nay, tỉnh đã gieo trồng hơn 45 nghìn ha lúa trên đất nuôi tôm, cao nhất từ trước đến nay. Người nông dân đã ý thức rằng, nếu chỉ độc canh con tôm sẽ khó có lãi. Hầu hết nông dân rất cần vốn để đẩy mạnh sản xuất, nhưng trước khó khăn như hiện nay, việc đầu tư cho sản xuất xem ra vẫn chưa tới nơi, tới chốn, vì số đông hộ nông dân còn phải trang trải cho cái ăn, cho tiêu dùng hằng ngày và cho dù có chí thú làm ăn thì vẫn rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Do đó, ngay từ bây giờ, ngân hàng và các ngành chức năng của tỉnh và từng địa phương cần phối hợp khảo sát, rà soát, thống kê cụ thể số hộ thật sự khó khăn để tìm ra giải pháp thiết thực hơn. Xem xét cho giãn nợ hoặc khoanh nợ đối với số hộ thật sự khó khăn; đồng thời tăng thời gian, hạn mức cho vay từ 50 đến 100 triệu đồng với số hộ có điều kiện, quy mô sản xuất trang trại. Chính quyền và các đoàn thể tích cực gợi mở, hướng dẫn, triển khai các mô hình sản xuất hiệu quả giúp nông dân vươn lên ổn định cuộc sống, trả nợ. Với số hộ vẫn sản xuất có hiệu quả mà cố tình trây ỳ, dây dưa trả nợ, tuy không nhiều, nhưng cũng cần xử lý kiên quyết, khắc phục tâm lý trông chờ được giãn nợ. Theo tính toán, chỉ riêng lĩnh vực cho vay nuôi trồng thủy sản, sản xuất cây, con hệ ngọt, mỗi năm Cà Mau cần khoảng một nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay do dư nợ của hàng chục nghìn hộ nông dân còn chưa trả được, cho nên ngân hàng khó có thể tăng Page 10 of 14
  11. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NUÔI TÔM Ở TỈNH CÀ MAU lượng cho vay. Do đó, tỉnh cần có bước đi, cách làm bài bản, quyết liệt hơn nữa mới có thể giúp nông dân trả được nợ ngân hàng, ổn định đời sống. Trong điều kiện hiện nay, để nhân rộng mô hình sản xuất kết hợp trồng lúa và nuôi tôm, Cà Mau cần quy hoạch, bố trí lại sản xuất khoa học, hệ thống. Cần xây dựng những vùng chuyên canh tác theo mô hình luân canh lúa-tôm tập trung với quy mô lớn ở những nơi có điều kiện, đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi phù hợp, khép kín từng tiểu vùng, bảo đảm điều tiết nước cho cải tạo đất, phục vụ tưới tiêu khi cần thiết, tránh hiện tượng xâm nhập mặn. Tổ chức sản xuất gắn với quản lý cộng đồng, hình thành các Hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi thủy sản để thống nhất quản lý môi trường, nguồn nước, phân công hợp tác trong thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ nhau về vốn. Nâng cao chất lượng sản phẩm với việc thực hiện quy trình GAP, không sử dụng các hóa chất, kháng sinh bị cấm trong nuôi trồng thủy sản, chống bơm chích tạp chất vào nguyên liệu thủy sản, tiếp tục đổi mới công nghệ, tăng cường chế biến hàng giá trị gia tăng, hàng tinh chế. Đổi mới công tác khuyến nông, cần mở nhiều lớp huấn luyện kỉ thuật nuôi tôm cho người dân, phát triển kinh tế hợp tác, trang trại, ứng dụng khoa học-công nghệ tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất, tăng giá trị sản phẩm; chọn lọc giống thuỷ sản sạch bệnh, năng suất cao áp dụng phù hợp với từng vùng sinh thái mặn, ngọt, lợ; từng bước tiếp cận với công nghệ sinh học và công nghệ cao trong sản xuất. Phát triển nguồn nhân lực gắn với đầu tư ứng dụng khoa học, công nghệ. Áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật, công nghệ và quản lý để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. IV. KẾT LUẬN Theo như mục tiêu đề ra đến hết năm 2010, Cà Mau sẽ đạt được sản lượng thủy sản 390.000 tấn, giá trị thu nhập bình quân đạt 50 triệu đồng/ha/năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 1.2 tỷ USD, góp phần cùng cả nước hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu Đại Hội X của Đảng đã đề ra. Để đạt được mục tiêu này các cấp chính quyền, người nuôi tôm của tỉnh cần phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế trong những năm qua. Page 11 of 14
  12. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NUÔI TÔM Ở TỈNH CÀ MAU Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhằm khai thác tốt tiềm năng sẵn có ở địa phương, để tăng thêm hiệu quả kinh tế trong sản xuất thủy sản, đáp ứng đòi hỏi bức xúc của đại đa số người nuôi tôm đang mong muốn được đổi đời trên chính mảnh đất của mình. Tuy nhiên, quá trình đó cần phải được chuẩn bị tốt các khâu và có lộ trình thực hiện một cách căn cơ thì việc chuyển dịch mới phát triển một cách ổn định, bền vững.       TÀI LIỆU THAM KHẢO www.camau.gov.vn www.casep.com.vn www.khuyennongvn.gov.vn www.nhandan.org.vn www.vietbao.vn www.cema.gov.vn www.vietlinh.com.vn www.baoanhdatmui.vn Page 12 of 14
  13. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NUÔI TÔM Ở TỈNH CÀ MAU MỤC LỤC Tra ng LỜI MỞ ĐẦU 1 I. Giới thiệu chung về kinh tế tỉnh Cà Mau 2-3 II. Thực trạng phát triển thủy sản ở Cà Mau 3-9 1. Tiềm năng để phát triển thủy sản Cà Mau 3 2. Tình hình phát triển thủy sản nói chung và nghề 4 nuôi tôm nói riêng ở tỉnh Cà Mau trước năm 2000 3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 4-5 4. Tình hình phát triển nghề nuôi tôm sau khi 5-9 chuyển dịch cơ cấu kinh tế III.Giải pháp cho những khó khăn của người nuôi tôm hiện nay 10- 11 IV. Kết luận 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 Page 13 of 14
  14. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NUÔI TÔM Ở TỈNH CÀ MAU Page 14 of 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2