Cơ sở kinh tế phân bổ hiểu quả sử dụng nguồn lực và tăng phúc lợi xã hội khi tham gia hội nhập
lượt xem 16
download
sau khi Việt Nam gia nhập WTO nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều tác động trực tiếp, mạnh hơn của các tác động và diễn biến của thị trường quốc tế, điển hình như cuộc khủng hoảng tài chính, giá vàng, giá dầu và giá các đồng ngoại tệ. Vì vậy cần phải phân bổ hiểu quả sử dụng nguồn lực và tăng phúc lợi xã hội khi tham gia hội nhập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cơ sở kinh tế phân bổ hiểu quả sử dụng nguồn lực và tăng phúc lợi xã hội khi tham gia hội nhập
- Nguyễn Văn Song. 2009. Tạp chí Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Số từ trang 12-15; tháng 11 năm 2009 Cơ sở kinh tế phân bổ hiệu quả sử dụng nguồn lực và tăng phúc lợi xã hội khi tham gia hội nhập PGS.TS. Nguyễn Văn Song – Đại học Nông nghiệp Hà Nội Tóm tắt Từ năm 1990 Việt Nam luôn là nước nhập siêu, năm 2009 chúng ta có khả năng phải nhập siêu không dưới 10 tỉ đô la, nước mà Việt Nam hiện nhập siêu lớn hiện nay là Trung Quốc. Tham gia hội nhập, tham gia WTO là một xu thế chung mà các nước cần phải xúc tiến với lộ trình thích hợp. Bức tranh về nhập siêu không phản ánh toàn bộ lợi ích của quá trình hội nhập mang lại. Sử dụng mô hình hó để phân tích, cơ sở kinh tế của hội nhập, chuyển đổi nguồn lực đầu tư và cơ cấu kinh tế được chứng minh rằng sự hội nhập sẽ mang lại phúc lợi xã hội cao hơn cho một nền kinh tế khi tham gia hội nhập. Từ khóa: hội nhập, chuyển đổi nguồn lực, phúc lợi xã hội, nhập siêu, xuất siêu. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau khi Việt Nam tham ra WTO (năm 2007), nền kinh tế Việt Nam chịu tác động trực tiếp, mạnh hơn của các động và diễn biến của thị trường quốc tế, điển hình như cuộc khủng hoảng tài chính, giá vàng, giá dầu và giá các đồng ngoại tệ. Theo số liệu thống kê cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam từ trước khi chúng ta là thành viên của WTO đến nay không năm nào không thâm thủng (xem hình 1) Việt Nam xuất, nhập khẩu và cán cân thanh thoán thương mại (%GDP) Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu ròng Hình 1. Xuất, nhập khấu và cán cân thanh thương mại của Việt Nam từ 1990 -2008 Nguồn: WB năm 2009 Theo số liệu của Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết, tính đến hết tháng 9 năm 2009, Việt Nam đã nhập siêu 6,542 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 41,7 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu khoảng 48,2 tỷ USD. Nhập siêu đang tăng dần trong những tháng cuối năm. Tám (8) tháng đầu năm, con số này mới dừng ở mức 5,12 tỷ USD. Như vậy, chỉ tính riêng trong 1
- Nguyễn Văn Song. 2009. Tạp chí Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Số từ trang 12-15; tháng 11 năm 2009 tháng 9 cả nước đã nhập siêu tới 1,4 tỷ USD. Tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu ở mức dưới 20%, thấp hơn năm 2008. Trong đó, theo số liệu của Bộ tài Chính trong 10 năm, riêng kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tăng từ 2,5 tỷ USD đến năm 2010 có thể đạt 25 tỷ USD. Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại Việt Nam và Trung Quốc có hiện tượng mất cân đối cán cân thương mại, Việt Nam đang nhập siêu từ Trung Quốc. Mặc dù vậy, việc tham gia thị trường thương mại thế giới, hội nhập đặc biệt là tham gia WTO, về cơ sở kinh tế sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn so với trước, hơn là chỉ nhìn vào cán cân thương mại quốc tế. Nếu chúng ta chỉ nhìn vào cán cân buôn bán thương mại quốc tế thì đây là một bức tranh cần cải thiện thông qua các chiến lược sản xuất trong nước, các chính sách xuất nhập khẩu. Nhìn một cách tổng thể của việc tham gia hội nhập mang lại những lợi ích chung cho toàn nền kinh tế như việc sử dụng nguồn lực, phân phối lại phúc lợi xã hội hơn là chỉ nhìn vào bức tranh cán cân thương mại quốc tế. Bài viết này mục đích tác giả nhằm làm rõ thêm lợi thế của hội nhập và sự dịch chuyển nguồn lực, cũng như phúc lợi xã hội trong quá trình sản xuất khi gia hội nhập. Phương pháp sử dụng trong bài viết này là sử dụng các mô hình để phân tích và mô tả , chứng minh các lợi thế trong việc tham gia hội nhập. 2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN 2.1 Hàm sản xuất cho một loại sản phẩm với một đầu vào biến đổi Để giải quyết vấn đề này chúng ta giả sử: Hàm sản xuất hàng hóa X, Fx(K,L) bao gồm 2 yếu tố đầu vào đó là lao động (L) và vốn (K). Trong mô hình này chúng ta sẽ nghiên cứu ảnh hưởng của đầu vào là lao động (L) tới sản lượng. TPx Hệ số góc hàm sản lượng = w/px ƒx(K,L) TPX* πx 0 Lx* Lx Hình 2. Hàm sản lượng sản xuất hàng hóa X với một đầu vào biến đổi là lao động (L) Chúng ta cần lưu ý rằng, điểm đầu tư vào tối ưu khi ra quyết định đầu tư là tại đó giá trị sản phẩm biên VMP = giá đầu vào (khi xét một đầu vào biến đổi), hay nói cách khác, sản 2
- Nguyễn Văn Song. 2009. Tạp chí Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Số từ trang 12-15; tháng 11 năm 2009 phẩm biên bằng tỉ giá đầu vào chia cho giá đầu ra (điểm đầu vào LX* và sản lượng TPx* trong hình 2). Để cho đơn giản, chúng ta giả sử hãng sản xuất sản phẩm X ở trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, như vậy trong dài hạn hãng sẽ sản xuất theo đường chi phí trung bình dài hạn (LAC), tức là tại đó tổng chi phí bằng tổng doanh thu. Bởi vì, ở thị trường cạnh tranh hoàn hảo, trong dài hạn các hãng tự do gia nhập hoặc rút ra khỏi thị trường và như vậy nếu còn lãi thì các hãng mới sẽ tham gia vào sản xuất. Ta có phương trình: TPx×Px = w×LX + rx×Kx (1) Trong đó: Px là giá đầu ra của hàng hóa X; w là giá lao động; r là giá vốn thường tính bằng lãi suất ngân hàng; πx là hằng số trong phương trình TPx = w/Px×LX + πx (πx = rx/Px×Kx ) chúng ta chia cả hai vế của phương trình (1) cho Px. 2.2 Hàm sản xuất cho hai sản phẩm cùng sử dụng một đầu vào lao động giới hạn Để nghiên cứu và phân tích mối quan hệ và dịch chuyển các nguồn lực sản xuất theo xu hướng có lợi khi tham gia hội nhập. Chúng ta giả sử rằng, có hai ngành sản xuất hàng hóa X và hàng hóa M của hai ngành trong một quốc gia hoặc hai quốc gia (xem hình 3). M Đường năng lực sản xuất ƒm(Lm,Km) (Production Posibility Frontier) I II L 0 X Giới hạn về nguồn lực (lao động) 45o ƒx(Lx,Kx) III IV L Hình 3: Hàm sản xuất, đường khả năng sản xuất và giới hạn về nguồn lực (lao động) Giả sử trong nền kinh tế của Việt Nam hoặc của một khối cộng đồng nào đó sản xuất hai loại hàng hóa (để cho đơn giản chúng ta giả sử 2 loại hàng hóa). Góc phần tư thứ nhất (I) và thứ (IV) thể hiện hàm sản xuất sản phẩm M và sản phẩm X cùng sử dụng nguồn lực lao động giới hạn là (L) (góc phần tư thứ III); góc phần tư thứ (II) thể hiện đường năng lực sản xuất của một hãng, ngành, một quốc gia, hoặc một cộng đồng khu vực. Sự chuyển dịch trên đường khả năng sản xuất (PPF) là sự đánh đổi giữa sản xuất X hoặc M và ngược lại; Như vậy, trong một điều kiện kỹ thuật cho phép do giới hạn về nguồn lực sản xuất sự phân bổ lại nguồn lực, cơ cấu sản phẩm 3 GDP và phúc lợi xã hội sẽ diễn ra.
- Nguyễn Văn Song. 2009. Tạp chí Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Số từ trang 12-15; tháng 11 năm 2009 2.3 Ảnh hưởng của hội nhập tới phấn bố nguồn lực và phúc lợi xã hội Sự phân bổ nguồn lực cụ thể là lao động và vốn (trong mô hình này), cơ cấu sản phẩm GDP của quốc gia và phúc lới xã hội của một quốc gia được thay đổi theo xu hướng như thế nào được thể hiện rõ trên hình 4. Hệ số góc Fm sau hội nhập M Hệ số góc Fm trước hội nhập U1 Uhội nhập Fm(Km, Lm) M1 pW1 Π1 M PPF Mhn ΠhnM X X pWhội nhập Π1 Πhn L1m Lhn m 0 X1 Xhn X L L1 L1x Hệ số góc Fx trươc hội Lhnx Hệ 45o số nhập góc Fx sau L Fx(Kx, Lx) hội nhập Hình 4. Sự phân bổ lại nguồn lực, cơ cấu sản phẩm GDP và phúc lợi xã hội trước và sau khi hội nhập Khi tham hội nhập, giá cả các mặt hàng sẽ thay đổi do ảnh hưởng trực tiếp của giá các loại hàng hóa này trên thế giới. Trước khi tham gia hội nhập, lao động đầu tư cho sản xuất sản phẩm M là L1m , lượng sản phẩm sản xuất ra của ngành là M1; khi đó, lượng lao động đầu tư để sản xuất sản phẩm X là L1x và sản phẩm mà ngành sản xuất ra cho nền kinh tế quốc dân là X1. Đồng thời xem xét mức phúc lợi xã hội nền kinh tế lúc này sẽ đạt được mức U1 tương đương với mức giá pw1. Sau khi tham gia hội nhập, giá liên quan đến các loại hàng hóa X và hàng hóa M sẽ thay đổi. Trong mô hình này, quốc gia có lợi thế so sánh để sản xuất hàng hóa X mà không có lợi thế so sánh để sản xuất hàng hóa M, do đó hệ số giá tương đối giữa hai loại hàng hóa X và M sẽ thay đổi. Các doanh nghiệp sẽ trong nước của ngành X sẽ tăng cường đầu tư lao động để sản xuất hàng hóa X, lượng đầu tư lao động tăng từ L1x lên Lhnx, lượng lao động đầu tư cho ngành M sẽ giảm một lượng là L1m xuống Lhnm. Nếu giả định trong nền kinh tế 4
- Nguyễn Văn Song. 2009. Tạp chí Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Số từ trang 12-15; tháng 11 năm 2009 chỉ có 2 ngành và không có hiện tượng thất nghiệp thì lượng lao động giảm đi của ngành sản xuất sản phẩm M sẽ đúng bằng lượng lao động đầu tư sang ngành X và đương nhiên lượng vốn cũng sẽ được thu hút vào ngành X mà giảm bớt từ ngành sản xuất mặt hàng M (nếu lượng vốn cũng giả sử bị ràng buộc bởi ngân sách quốc gia, không đi vay thêm). Sản lượng của ngành X sẽ tăng từ X1 lên Xhn, sản lượng của ngành M sẽ giảm từ M1 đến Mhn. Sự chuyển dịch là đương nhiên do tác động của giá cả hàng hóa trên thế giới, nhưng nhìn toàn cục điều quan trọng là liệu phúc lợi của xã hội có tăng lên hay không thông qua quá trình hội nhập. Xét trên mô hình được thể hiện ở hình 4 chúng ta nhận thấy phúc lợi toàn xã hội sẽ tăng lên thông qua hội nhập (từ U1 lên Uhội nhập). Ở đây chúng ta cũng cần lưu ý một điều là, ngành M là ngành sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do không có khả năng cạnh tranh vì lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh của ngành không đủ mạnh, chỉ có những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả mới tồn tại, các doanh nghiệp làm ăn yếu kém sẽ bị phá sản và nguồn lực sẽ chuyển sang sản xuất ngành X. 3. KẾT LUẬN Việt Nam từ năm 1990 đến nay cán cân thanh toán thương mại quốc tế luôn trong tình trạng nhập siêu. Đặc biệt từ năm 2006 đến nay, tốc độ nhập siêu tăng mạnh.Năm 2009 con số nhập siêu không quá 10 tỉ đô là khó có thể đạt được. Đây là một biểu hiện không có lợi cho ngân sách Nhà nước. Nhưng chúng ta không vì thế mà bi quan, đương nhiên cán cân thanh toán quốc tế không bị thâm thủng hoặc thặng dư thì tốt hơn. Tham gia hội nhập đặc biệt là sau khi chúng ta tham gia WTO, chúng ta phải thích ứng với những biến đổi trực tiếp về giá cả và các loại khủng hoảng từ thị trường và tình hình thế giới. Nhưng xét trên toàn cục của một nền kinh tế thì việc tham gia hội nhập sẽ làm tăng phúc lợi xã hội của quốc gia, mặc dù có một số ngành sẽ bị thua thiệt nhưng tổng lợi ích của xã hội sẽ tăng. Mặc dù vậy, việc tham gia ở mức nào chúng ta phải vận dụng, tận dụng cơ hội của nền kinh tế thế giới và có lộ trình cụ thể để đỡ bị thua thiệt do bắt kịp trình độ về luật pháp và các quy định của nền kinh tế thế giới nói chung và khu vực nói riêng . Tài liệu tham khảo 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 9. 2009 2. Frank and Bernanke.2009. Principles of Macroeconomics, 4th edition 3. http://vietnamnet.vn/kinhte/chinhsach. tháng 9 năm 2009 4. Nguyễn Thành Biên. 9.2009. Bộ Công thương. 5. World Bank. 2009. 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI SOẠN ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (PHẦN 10)
5 p | 811 | 308
-
Vận dụng lý luận học thuyết về hình thái kinh tế xã hội vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa
22 p | 453 | 197
-
Chương II: Tăng trưởng kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
33 p | 1910 | 165
-
Phân tích tình hình kinh tế xã hội 7 tháng đầu năm 2009
13 p | 284 | 70
-
ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ VI MÔ - TRẦN THỊ HÒA - 1
26 p | 139 | 24
-
Đề án môn học Kinh tế Lao động - 6
6 p | 145 | 23
-
Thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam - Các nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: Phần 1
149 p | 168 | 20
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp
70 p | 32 | 15
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế - Chương 7
33 p | 99 | 9
-
Phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương
10 p | 76 | 7
-
Lịch sử các tư tưởng kinh tế: Phần 2
373 p | 23 | 4
-
Những giải pháp chủ yếu phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
13 p | 38 | 3
-
Bài tập Mô hình toán kinh tế: Phần 2 - PGS. TS Nguyễn Văn Quý
157 p | 7 | 2
-
Động thái và thực trạng kinh tế-xã hội tỉnh Phú Thọ 2010-2019
105 p | 9 | 2
-
Cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường và phát triển bền vững cho cán bộ cấp cơ sở vùng Tây Bắc
7 p | 26 | 2
-
Nghiên cứu tác động của vốn đầu tư tư nhân, lao động và cơ sở hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long
10 p | 83 | 2
-
Phát triển kinh tế biển tổng hợp tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng
7 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn