intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÔNG NGHỆ MÁY BÀO GIƯỜNG - PHẦN VI

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

277
lượt xem
66
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

THUYẾT MINH SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ Sơ đồ nguyên lý của hệ thông điều chỉnh tự động của hệ thống máy bào giường như sau. 1. Khởi động hệ thống: Để cung cấp nguồn điện cho toàn hệ thì đóng aptomat AB sau khi đó đóng nguồn cung cấp cho mạch kích từ của động cơ rồi mới đóng các tiếp điểm của khởi động từ k1, k2 để cung cấp cho các sơ đồ chỉnh lưu mạch động lực, cho mạch điều khiển và cho các mạch nguồn nuôi. Điều khiển cho động cơ quay theo chiều thuận hay...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÔNG NGHỆ MÁY BÀO GIƯỜNG - PHẦN VI

  1. PHẦN VI THUYẾT MINH SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ Sơ đồ nguyên lý của hệ thông điều chỉnh tự động của hệ thống máy bào giường như sau. 1. Khởi động hệ thống: Để cung cấp nguồn điện cho toàn hệ thì đóng aptomat AB sau khi đó đóng nguồn cung cấp cho mạch kích từ của động cơ rồi mới đóng các tiếp điểm của khởi động từ k1, k2 để cung cấp cho các sơ đồ chỉnh lưu mạch động lực, cho mạch điều khiển và cho các mạch nguồn nuôi. Điều khiển cho động cơ quay theo chiều thuận hay ngược bằng tín hiệu điện áp chủ đạo (ucđ). Khi muốn cho động cơ quay theo chiều thuận thì điện áp chủ đạo dương, thực hiện bằng điều khiển khống chế đóng tiếp điểm thuận T (đồng thời tiếp điểm ngược N mở). Ngược lại khi muốn động cơ quay theo chiều ngược thì đóng tiếp điểm N (đồng thời T mở), lấy ra điện áp âm. Điện áp chủ đạo lấy trên triết áp Rđ. Trong quá trình khởi động hệ thống, nhất thiết phải cung cấp nguồn điện cho cuộn kích từ độc lập của động cơ trước tiên. Vì nếu như phần ứng động cơ đã được cấp điện mà chưa có nguồn kích từ thì động cơ sẽ rơi vào tình trạng ngắn mạch. 2. Nguôn lý điều chỉnh tốc độ:
  2. Muốn điều chỉnh tốc độ của động cơ, thì điều chỉnh trị số điện áp chủ đạo (tín hiệu điện áp đặt tốc độ) đưa tới đầu vào của mạch khuếch đại trung gian. Khi điện áp chủ đạo thay đổi sẽ làm cho điện áp điều khiển thay đổi, dẫn đến thay đổi thời điểm phát xung điều khiển đến các cực điều khiển của Tiristor, nghĩa l à làm thay đổi góc mở của Tiristor. Kết quả là điện áp đặt vào mạch phần ứng động cơ thay đổi và như vậy tốc độ động cơ thay đổi. Giả sử muốn tăng tốc độ động cơ thì ta tăng biên độ của điện áp chủ đạo (tín hiệu điện áp đặt tốc độ u đ), làm cho điện áp điều khiển uđk= (uđ- n)ky tăng  góc điều khiển giảm, điện áp chỉnh lưu tăng dẫn đến điện áp ddawti vào phần ứng động cơ tăng, kết quả là tăng tốc độ của động cơ. Ngược lại muốn giảm tốc độ của động cơ thì giảm điện áp chủ đạo  uđk giảm  góc điều khiển  tăng, là cho điện áp chỉnh lưu (ud) giảm, kết quả tốc độ của động cơ giảm. 3. Nguyên lý điều chỉnh tốc độ: Khi tốc độ của động cơ trong chiều quay thuận (hoặc quay ngược) tăng đến mức ngưỡng của khối điều khiển tốc độ thì khối này bắt đầu tác động vào hệ thống điều khiển tự động. Giả sử động cơ đang làm việc ở một tốc độ đặt nào đó ứng với tín hiệu điện áp chủ đạo (uđ). Nếu vì một lý do nào đó làm cho tốc độ của động cơ thay đổi (chẳng hạn sự thay đổi của mômen tải) lúc này mạch phản hồi âm tốc độ tác động làm cho lượng n thay đổi theo bù lại sự thay đổi của tốc độ, kéo tốc độ về vị trí ổn định. Nếu vì lý do nào đó tốc độ động cơ tăng dẫn đến n tăng, trong khi đó uđ không đổi uđ- n giảm  uđk =(uđ - n).ky giảm (lúc này khâu hạn chế dòng điện chưa tác động), uđk giảm  góc điểu khiển  tăng  điện áp chỉnh lưu ud giảm  tốc độ động cơ n giảm. Nếu vì một lý do nào đó n giảm  n giảm  (uđ-n) tăng   giảm  ud tăng. kết quả là tốc độ n tăng đến giá trị ban đầu.
  3. Như vậy tốc độ động cơ luôn được giữ ổn định trong vùng giới hạn cho phép xung quanh giá tri đặt. 4. Nguyên lý hạn chễ dòng điện: Mạch vòng hạn chế dòng điện chỉ tác động khi dòng điện chạy trong mạch phần ứng của động cơ tăng lớn hơn trị số dòng điện cho phép (Ing). Còn khi hệ thống đang làm việc ổn định thì mạch hạn chế dòng điện không tác động. Giả sử động cơ đang làm việc với trị số điện áp chủ đạo nào đó. Nếu vì 1 lý do nào đó (chẳng hạn sự tăng quá mức của phụ tải)làm cho dòng điện mạch phần ứng của động cơ tăng (Iư), kéo theo dòng điện nguồn xoay chiều cung cấp cho sơ đồ chỉnh lưu tawng, như vậy tín hiệu phản hồi âm dòng lấy trên máy biến dòng TI tăng lớn hơn mức cho phép (tín hiệu này tỷ lệ với dòng điện phần ứng động cơ). Khi dòng phần ứng Iư > Ing thì I.KI >0 tác động đến đàu vào cộng đảo của khuếch đai thuật toán IC6, tín hiệu đầu ra IC6 có trị số âm sẽ thông mạch qua đi ốt D7 làm rẽ mạch điện áp điều khiển, tức là giảm bớt điện áp điều khiển: uđk= ky(uđ-n )-kI- (Iư-Ing) dẫn đến điện áp chỉnh lưu (ud) giảm kéo theo dòng điện Id giảm. Khi dòng điện phần ứng tăn lớn thì mạch hạn chế dòng điện sextacs động ngắt dòng làm cho tốc độ động cơ giảm nhanh về không. Khi tốc độ động cơ n đủ nhỏ làm cho điện áp mạch tổng hợp ổn định tốc độ đặt đến bão hoà: ky = (uđ-n)=ubh nên chỉ có khâu ngắt dòng tác động, dòng điện phần ứng được ghìm ở tri số dòng điện dừng. 5. Nguyên lý đảo chiều: Với sơ đồ nguyên lý hệ thống thiết kế, hai bộ biến đổi được khống chế độc lập. Vì vậy chiều quay của động cơ được quyết định bởi điện áp chủ đạo thông quantín hiệu mạch khoá logic. Muốn đảo chiều động cơ ta đảo chiều điện áp chủ đạo uđ làm thay đổi các mức tín hiệu logic khống chế ở khối logic và tạo chế tín hiệu. Khi có lệnh đảo
  4. chiều, lúc đó mạch logic và mạch tạo trễ tín hiệu sẽ cho xung điều khiển thực hiện việc đảo chiều. Giả sử động cơ đang quay theo chiều thuận ta đảo chiều cho động cơ cho động cơ quay sang chiều ngược , lúc đó tín hiệu mạch logic sẽ cắt xung ở bộ chỉnh lưu làm việc theo chiều quay thuận và sau một thừi gian trễ đủ để các Tiristor phục hồi đặc tính khoá th ì cấp xung mở bộ chỉnh lưu làm viẹc cho chiều quay ngược của động cơ. Ngược lại việc đảo chiều quay động cơ từ chiều quay ngược sang chièu quay thuận cũng tiến trình như trên. Đảo cực tính điện áp chủ đạo, lúc đó tín hiệu mạch logic sẽ khống cắt xung mở bộ biến đổi ngược và cấp xung mở bộ biến đổi thuạn (sau khoảng thời gian trễ). Khi thực hiện việc đảo chiều, lúc này từ thông động cơ vẫn là định mức và động cơ có sức điện động theo chiều cũ và sẽ xảy ra quá trình trả năng lượng về lưới thông qua bộ biến đổi sau (giả sử đảo chiều quay thuận sang chiều quay ngược thì năng lượng về lưới qua bộ biến đổi làm việc cho chiều quay ngược). Như vậy sẽ sảy ra hãm tái sinh ở đây Mômen hãm làm cho tốc độ động cơ giảm nhanh về không, rồi sau đó động cơ được khởi động theo chiều quay ngược lại. 6. Dừng hệ thống: Để tiễn hành dừng hệ thống thì tiến hành dừng động cơ rồi sau đó lần lượt cắt nguồn ra khỏi mạch động lực, mạch điều khiển và mạch kích từ. Tiến hành dừng động cơ, ấn nút dừng D ở mạch khống chế, cắt nguồn ra khỏi động cơ, đồng thời đưa điện trở hãm RH vào mạch phần ứng để thực hiện hãm động năng. Đồng thời song song với quá trình này cũng cắt nguồn khỏi mạch điều khiển và mạch các nguồn nuôi. Khi động cơ dừng thì cắt nguồn kích từ và cắt aptômat để cắt an toàn bộ hệ thống ra khỏi nguồn cung cấp. Cần phải lưu ý rằng với động cơ điện một chiều thì không được cắt nguồn kích từ trong khi mạch phần ứng vẫn còn có nguồn cung cấp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2