CÔNG SỞ VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN NGỤ NGÔN Ý NGHĨA
lượt xem 166
download
Chuyện thứ 1: Một con đại bàng đậu trên cây và nghỉ ngơi. Một con thỏ đi qua thấy vậy rất thích thú. Nó cũng bắt chước, ngồi dưới gốc cây và nghỉ ngơi. Bất ngờ, một con cáo đi ngang qua, nó nhảy vào và ăn thịt con thỏ. Trước khi muốn giống như một người ở trên cao, bạn phải biết làm việc chăm chỉ đã, đừng nghĩ quá nhiều chuyện nghỉ ngơi hay dừng phấn đấu, và bạn phải biết vị trí của mình dang ở đâu. Với một Công ty cũng vậy, để có thể chiếm được...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÔNG SỞ VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN NGỤ NGÔN Ý NGHĨA
- CÔNG SỞ VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN NGỤ NGÔN Ý NGHĨA Chuyện thứ 1: Một con đại bàng đậu trên cây và nghỉ ngơi. Một con thỏ đi qua thấy vậy rất thích thú. Nó cũng bắt chước, ngồi dưới gốc cây và nghỉ ngơi. Bất ngờ, một con cáo đi ngang qua, nó nhảy vào và ăn thịt con thỏ. Trước khi muốn giống như một người ở trên cao, bạn phải biết làm việc chăm chỉ đã, đừng nghĩ quá nhiều chuyện nghỉ ngơi hay dừng phấn đấu, và bạn phải biết vị trí của mình dang ở đâu. Với một Công ty cũng vậy, để có thể chiếm được vị trí vững chắc ở một thị trường, Công ty đó phải cạnh tranh để tạo được thương hiệu riêng đã. Chuyện thứ 2:
- Một chú chim nhỏ bay về miền Nam để trú đông. Trời rất lạnh mà chú chim lại rất yếu ớt. Nó bị rơi xuống một cánh đồng lớn. Một người nông dân đang cày bừa vô tình đổ một ít bùn lên người chú chim nhỏ. Chú chim mắc kẹt dưới bùn nhưng lại được sưởi ấm. Chú cảm thấy rất vui và bắt đầu hát. Một con mèo đi ngang qua nghe thấy tiếng hót, nó đến chỗ chú chim , cào bùn cho chú chim thoát ra và ăn thịt chú chim nhỏ. Không phải ai giải thoát cho bạn khỏi hoàn cảnh khó khăn cũng là bạn của bạn. Khi bạn đang mắc kẹt trong một hoàn cảnh không dễ dàng gì, tốt nhất là nên im lặng. Đừng cố than phiền hay kể lể, bởi bạn là người duy nhất biết rõ mình phải làm thế nào để có thể tự giải thoát cho bản thân. Chuyện thứ 3: Một nhân viên bán hàng, một nhân viên hành chính và một giám đốc đang cùng đi ăn trưa thì nhặt được một chiếc lọ. Khi họ mở nắp chiếc lọ, một vị thần bay ra và cho họ 3 điều ước, mỗi người 1 điều. Hai nhân viên tranh nhau ước trước. Cuối cùng, vì nhân viên bán hàng nhặt được cái chai, anh ta giành được quyền ước đầu tiên. Anh ta nói: tôi muốn ngay bay giờ được đến đảo Bahamas du lịch trên một chiếc thuyền và không phải nghĩ gì đến công việc. Ngay lập tức điều ước hiệu nghiệm, anh nhân viên biến mất. Điều ước thứ 2 là của nhân viên hành chính. Anh này ước được thần chai đưa đến Hawaili nghỉ ngơi, đỡ phải giải quyết đống giấy tờ chồng chất ở cơ quan. Lời ước cũng thành sự thật ngay tức thì. Đến lượt ông giám đốc. Ông nói: Tôi ước 2 nhân viên của tôi sẽ quay lại chỗ làm việc ngay sau giờ ăn trưa. Luôn để sếp là người được nói trước và bạn là người biết lắng nghe. Kể cả khi bạn không tán thành với quan điểm của sếp hay có những sáng tạo muốn nhanh chóng
- được công nhận. Kiên nhẫn và chọn đúng thời điểm để góp ý, bạn sẽ thấy sếp không phải là người khó thuyết phục. NHÀ VUA VÀ CON VẸT *** Nhà vua và hoàng tử mỗi người nuôi một con Vẹt. Hai con Vẹt ấy cũng là hai cha con. Nhà vua rất yêu quý con Vẹt cha, hoàng tử thì yêu con Vẹt con hơn. Ngoài ra, hoàng tử còn nuôi một con Chim sẻ cực kỳ đẹp đẽ và Chim sẻ cũng mang lại cho chàng nhiều niềm vui. Một lần, Vẹt con và Chim sẻ tranh nhau ăn thịt quay nên cãi nhau. Kết cục, Chim sẻ bị Vẹt con mổ cho suýt chết. Chim sẻ rụt đầu, cụp cánh lại, trông rất thảm thương. Hoàng tử vô cùng tức giận, ra lệnh giết chết Vẹt con. Vẹt cha biết tin, vô cùng đau lòng. Nó phẫn nộ xông vào hoàng tử và mổ mù mắt chàng. Vệt cha sợ nhà vua tìm mình báo thù liền bay đến một cây thông và trốn trên ngọn cây. Nhà vua muốn lừa Vẹt cha quay về, bèn đi đến dưới gốc cây thông và nói với nó: - Vẹt yêu quý, hãy trở về với ta đi! - Không, tôi không thể trở về được. - Vẹt cha kiên quyết nói. - Vẹt hãy trở về với ta, chúng ra sẽ lại sống như trước kia. - Nhà vua nhẹ nhàng thuyết phục. - Nếu tôi trở về, bệ hạ sẽ giết tôi! - Chúng ra là bạn, sao ta lại giết người? - Bởi vì bệ hạ muốn báo thù cho con. - Ta đảm bảo sẽ không lại hại ngươi. Bởi vì hoàng tử đã sai, nó không nên giết chết con ngươi. - Bệ hạ, làm sao để tôi tin ngài được?
- - Ngươi hãy bay vào lồng đi! Ta đảm bảo với ngươi. Vẹt tin lời vua, vỗ cánh bay vào lồng. Nhà vua tóm lấy chú Vẹt, hằn học nói: - Chúng ta là bạn, lẽ ra ngươi không nên mổ mù mắt con trai ta. Ngươi sẽ bị trừng phạt. Dù là bạn bè nhưng cũng không được dễ dàng tin mọi lời người khác nói. Đôi khi, bạn bè lại chính là kẻ thù đáng sợ nhất. CON LỪA CỦA BÁC NÔNG DÂN *** Một ngày kia, con lừa của bác nông dân sảy chân ngã xuống cái giếng bỏ hoang. Con vật kêu lên thảm thiết nhiều giờ liền trong lúc người chủ của nó nghĩ xem nên làm gì để cứu con lừa lên… Cuối cùng, ông quyết định rằng, vì con lừa cũng già rồi và cái giếng thì đằng nào cũng phải lấp, nên sẽ có cách để không phải bận tâm đến con lừa nữa. Ông mời hàng xóm đến giúp ông một tay. Mỗi ngưởi cầm một cái xẻng xúc đất đổ vào giếng. Nhận ra sự thật phũ phàng, con lừa rên rỉ thảm thiết. Sau khi hứng những xẻng đất đầu tiên, nó hoàn toàn tuyệt vọng, nhìn lên với đôi mắt đầy ai óan. Chỉ đến khi đất ngập đến gần hết chân, nó mới bừng tỉnh, nó cảm nhận điều gì đó đang và sẽ xảy ra đối với nó. Nó không nhìn lên nữa mà cố gắng xoay sở để trồi lên. Bác nông dân và mọi người chăm chú nhìn xuống giếng, họ kinh ngạc trước những gì đang diễn ra. Cứ mỗi xẻng đất đổ lên lưng, con lừa lại lắc mình cho đất rôi xuống chân và bước lên lớp đất ấy. Cứ thế, từng xẻng đất, rồi từng lớp đất. Và chẳng bao lâu, chú lừa đã có thể bước lên miệng giếng, mệt nhọc chạy ra ngoài trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người. Cuộc sống có thể sẽ đổ lên đầu bạn nhiều thứ khó chịu, thử thách và cả những sai lầm do chính bạn gây nên. Bí quyết nằm ở chỗ, bạn không nên để mình bị chôn vùi
- bởi những điều khó chịu ấy, mà phải biết rũ bỏ nó xuống và bước lên trên. Mỗi khó khăn, thất bại mà bạn gặp sẽ là một bước đệm để ta cao hơn. Chúng ta có thể thoát khỏi những cái giếng sâu nhất chỉ bằng cách không bao giờ bỏ cuộc. Đừng gục ngã và hãy bước lên! RÙA HỌC BAY *** Trong lùm cỏ, một chú Rùa đang ra sức tập bay. Một chú chim Sẻ bay ngang qua thấy thế liền hỏi: - Anh Rùa ơi, anh đang làm gì thế? Rùa thở dài đáp: - Tôi đang tập bay đấy, chim Sẻ ạ. - Sao cơ? Chẳng phải anh đã chiến thắng trong cuộc thi chạy với Thỏ đó sao? Tất cả là nhờ bốn chiếc chân của anh mà. - Thôi thôi, chú em đừng nhắc nữa. Tôi và Thỏ đã thi lại lần nữa. Thỏ không ngủ quên giữa cuôc nữa nên đã dễ dàng thắng tôi. Lần này, khi tập bay được tôi sẽ quyết đấu một trận nữa với Thỏ. Chim Sẻ cười: - Nhưng mà anh đâu có cánh! - Bất kể thế nào tôi cũng phải học bay cho bằng được, Chim Sẻ ạ. - Rùa vẫn không lay chuyển. Chim Sẻ bỏ đi rồi, Rùa đi kiếm về rất nhiều lông chim, may cho mình một đôi cánh tuyệt đẹp. Nó ra sức tập luyện, nhưng đã mấy ngày trôi qua mà vẫn không có gì tiến triển. Nó nghĩ:"Thế này không ổn. Mình phải đi mời thầy về dạy mới được". Ngày hôm sau, Rùa lên đường đi tìm thầy dạy bay. Ròng rã mấy ngày, nó đi đến một vách núi cheo leo hy vọng sẽ tìm được thầy. Một hôm, Rùa đi tới một vách đã, đột nhiên
- có một đôi cánh lớn liệng qua. Rùa ta vô cùng ngưỡng mộ, nghĩ bụng: "Đây chính là người thầy mà mình đang kiếm tìm". Rùa liền hét to: - Anh Chim ưng ơi, xin hãy dạy em biết bay nhé! Chim ưng ân cần nhắc nhở Rùa: - Em Rùa à, em và anh không giống nhau, em không có cánh, làm sao mà bay được? Rùa cầm ra đôi cánh tự làm, liên tục xin: - Anh xem, em có cánh rồi đây này, xin anh hãy nhận em làm đồ đệ đi. Chim ưng đành phải chấp nhận lời thỉnh cầu của Rùa. Rùa tự lắp thêm đôi cánh, Chim ưng nhấc bổng Rùa lên, đang bay trên không trung thì bỏ Rùa ra. Rùa ta giống như diều đứt dây, rơi vập xuống một tảng đá to, khiến cho mai Rùa bị vỡ rạn. Thay vì mù quáng học theo những điều mà mình ngưỡng mộ từ người khác mà không phù hợp với khả năng của bản thân mình. Bạn hãy phát huy hết sở trường và ưu thế của mình, tự đi trên con đường riêng của mình. BỌ NGỰA BẮT VE SẦU, CHIM SẺ RÌNH SAU LƯNG *** Thời Xuân Thu, Ngô Vương là một vị vua vô cùng ngang ngược, các vị đại thần đều khó mà thuyết phục được ông. Một lần, Ngô Vương chuẩn bị tấn công nước Sở, nói rằng nếu ai can gián thì sẽ giết chết người đó. Các vị đại thần biết được tin này đều rất lo lắng, bởi nếu nước Ngô đem quân đi đánh giặc nước khác thì chính nước Ngô có thể bị một nước khác mạnh hơn tấn công. Thế nhưng, không vị đại thần nào dám can ngăn Ngô Vương. Trong số các vị đại thần, có một người tính tình chính trực. Trở về nhà, ông vẫn lo lắng không yên về chuyện này, nhưng không biết phải can ngăn vua như thế nào. Ông sốt ruột đi đi lại lại trong hoa viên. Bỗng nhiên, ông nhìn thấy một con bọ ngựa đang rình bắt một
- con ve sầu, đằng sau bọ ngựa có một con chim sẻ đang nhìn chằm chằm vào nó. Nhìn cảnh ấy, ông liền nghĩ ra một cách để khuyên can vua. Sáng sớm hôm sau, vị đại thần đến ngự hoa viên. Khi Ngô Vương đi tới, ông giả vờ không trông thấy, trong tay cầm một cái súng bắn chim, nhìn chăm chú vào một cái cây. Ngô Vương rất tức giận, hỏi: - Mới sáng ra khanh đã đến đây làm gì? Tại sao nhìn thấy bản vương mà không quỳ? Vị đại thần làm ra vẻ vừa nhìn thấy nhà vua, vội vàng nói: - Vừa rồi thần mải nhìn con ve sầu và bọ ngựa trên cây nên không biết bệ hạ đến. Xin bệ hạ thứ tội. Ngô Vương tha tội vô lễ cho ông ta, tò mò hỏi: - Con ve sầu bà bọ ngựa trên cái cây này có gì đáng để xem vậy/ Vị đại thần đáp: - Thần nhìn thấy một con ve sầu đang uống sương, không đề phòng một con bọ ngựa đang cong mình chuẩn bị tấn công nó. Nhưng con bọ ngựa không ngờ rằng có một chú chim sẻ cũng đang rình bắt mình, còn con chim sẻ lại không biết rằng trong tay thần đang cầm súng bắn chim định bắn nó. Ngô Vương nghe xong, ngẫm nghĩ rồi cười: - Ta đã hiểu ý của khanh rồi. Cuối cùng, Ngô Vương quyết định không tấn công nước Sở nữa. Nếu chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không tính đến cái hoạ ẩn nấp phía sau thì sẽ khiến mình rơi vào cái thế hiểm nguy. NGƯỜI ĐI BUÔN VÀ CON LỪA ***
- Người lái buôn phải thường xuyên vào thành để mua đồ, và chất lên vai Lừa để trở về nhà. Con Lừa của người lái buôn nghĩ rằng mình rất thông minh, lúc nào cũng thích động não, nghĩ mọi cách để có thể khiến cho đồ mình phải chở càng nhẹ càng tốt. Một lần, người lái buôn mua một tải muối. Ông ta buộc tải thật chặt, chất lên lưng Lừa, rồi đi đằng sau thúc Lừa đi nhanh. Đi được một lúc, người lái buôn và Lừa đi đến một con sông nhỏ, người lái buôn thúc Lừa lội xuống nước. Lừa không cẩn thận đã bị trượt chân, ngã xuống nước. Nước sông đã ngấm vào miệng tải muối khiến cho muối bị tan ra rất nhiều. Khi Lừa ta đứng dậy thì phát hiện ra tải muối mà mình chở đã nhẹ hơn rất nhiều, trong lòng cảm thấy thích chí lắm. Có được kinh nghiệm lần này, mỗi lần qua sông, Lừa ta đều giả vờ trượt chân ngã để cho bớt một ít đồ trên lưng xuống sông. Người lái buôn biết vậy, định bụng sẽ phạt Lừa. Người lái buôn vào trong thành mua một tải bông, và chất lên lưng Lừa. Lại một lần nữa đi qua con sông nhỏ, nhìn thấy sông, Lừa ta vui mừng thầm reo lên, không ngần ngừ bước xuống sông. Khi đến giữa sông, Lừa ta lại giả vờ trượt chân ngã. Lừa sung sướng nghĩ: "Khi mà mình đứng lên chắc chắn đồ trên lưng mình sẽ nhẹ hơn rất nhiều đây". Nhưng khi Lừa ta vừa mới đứng dậy, đột nhiên thấy đồ trên lưng mình nặng hơn trước rất nhiều. Thì ra, tải bông sau khi hút nước đã trở nên nặng hơn trước rất nhiều. Lừa ta không ngờ trên lưng tải bông nặng như vậy, đành cúi đầu ngậm ngùi đi tiếp không dám than vãn gì. Khi làm bất cứ chuyện gì, không thể cứ cứng nhắc áp dụng mãi những kinh nghiệm đã có mà cần phải xem tình hình thức tế như thế nào, tuỳ cơ ứng biến, chọn cách làm cho phù hợp. HAI CON GÀ TRỐNG ***
- Có hai con gà cùng một gà mẹ sinh ra và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, đủ lông đủ cánh trở thành hai con gà trống, chúng lại hay cãi vã nhau. Con nào cũng tự cho mình đẹp đẽ, oai phong hơn, có quyền làm Vua của Nông Trại. Một hôm sau khi cãi nhau, chúng đánh nhau kịch liệt, định rằng hễ con nào thắng sẽ được làm Vua của Nông Trại. Sau cùng, dĩ nhiên một con thắng và một con bại. Con gà thắng trận vội nhảy lên hàng rào, vỗ cánh và cất tiếng gáy vang, ca tụng sự chiến thắng của mình. Chẳng ngờ tiếng gáy của con gà làm một con chim ưng khi bay ngang qua đấy chú ý đến. Thế là, con chim ưng xà xuống bắt con gà thắng trận mang đi mất. Trong khi đó con gà bại trận vẫn còn nằm thoi thóp thở. Câu chuyện muốn khuyên chúng ta phải thương yêu, và đùm bọc anh chị em trong nhà để người ngoài không hiếp đáp được.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những câu nói gây “nguy hại” cho công việc
5 p | 321 | 119
-
Bài học về lương thưởng qua câu chuyện "bầy thỏ và củ cà rốt" kỳ 1
6 p | 200 | 39
-
Những câu không nên nói trong công sở
5 p | 158 | 37
-
Những phẩm chất làm nên nhà lãnh đạo (Phần 1)
7 p | 170 | 31
-
Những câu không nên nói trong công sở
4 p | 161 | 28
-
Những câu nói tối kỵ trong công việc
4 p | 136 | 22
-
Đối phó chuyện "tám" nơi công sở
3 p | 143 | 18
-
Để những câu chuyện phiếm giúp ích cho sự nghiệp
4 p | 169 | 17
-
Câu chuyện lương thưởng kỳ 3.
5 p | 120 | 16
-
Đồng nghiệp không tế nhị nơi công sở
4 p | 68 | 12
-
Những câu không nên nói trong công sở
3 p | 78 | 10
-
Mẹo nâng cao hình ảnh nơi công sở
3 p | 77 | 9
-
Cẩm nang giúp bạn chuyển việc không hối tiếc
3 p | 64 | 8
-
“Buôn chuyện” ở công sở: Lợi và hại
3 p | 92 | 7
-
5 đề tài tối kị khi "buôn"
3 p | 71 | 5
-
Khi sếp kể chuyện
4 p | 85 | 4
-
Đủ kiểu 'dìm hàng' sếp của dân công sở
4 p | 64 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn