intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cùng tìm hiểu về công nghệ Internet băng thông rộng

Chia sẻ: Phượng Cửu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

104
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay, khi bạn sử dụng Internet tại nhà, gần như chắc chắn bạn đang sử dụng một dạng thức của băng thông rộng. Băng thông rộng có thể được định nghĩa theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau ví dụ như khả năng truyền dữ liệu lên tới 1.5-2 Mbit/s. Tốc độ này cần thiết để có thể stream một file video chuẩn HD, chơi game online và cho phép gửi đi và nhận về một lượng lớn dữ liệu. Vậy bạn đang kết nối tới mạng Internet toàn cầu bằng cách nào. Hãy cùng genk điểm qua những công...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cùng tìm hiểu về công nghệ Internet băng thông rộng

  1. Cùng tìm hiểu về công nghệ Internet băng thông rộng Ngày nay, khi bạn sử dụng Internet tại nhà, gần như chắc chắn bạn đang sử dụng một dạng thức của băng thông rộng. Băng thông rộng có thể được định nghĩa theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau ví dụ như khả năng truyền dữ liệu lên tới 1.5-2 Mbit/s. Tốc độ này cần thiết để có thể stream một file video chuẩn HD, chơi game online và cho phép gửi đi và nhận về một lượng lớn dữ liệu. Vậy bạn đang kết nối tới mạng Internet toàn cầu bằng cách nào. Hãy cùng genk điểm qua những công nghệ Internet băng thông rộng tại gia đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Công nghệ sử dụng cáp truyền hình (cable modem) Tại Mỹ, sử dụng đường mạng truyền hình cáp đang là một trong số những cách phổ biến nhất để truy cập Internet hộ gia đình. Tương tự như cáp quang và DSL (được đề cập ở dưới đây), mạng cáp truyền hình đóng vai trò cung cấp truy cập “last mile” từ nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tới người dùng cuối. “Last mile” ở đây để chỉ khâu cuối cùng trong mạng lưới viễn thông, khi thực sự vươn tới khách hàng sử dụng dịch vụ. Công nghệ này đòi hỏi có một modem đặt ở người dùng cuối và hệ thống CMTS- một thiết bị được đặt ở nhà cung cấp dịch vụ, thực hiện chức năng điều chế tín hiệu trước khi đưa đến cable modem. Hai hệ thống này được kết nối qua cáp đồng trục – tương tự như cáp TV. Khoảng cách giữa modem và và nhà cung cấp có thể lên tới 100 dặm với cơ sở hạ tầng tốt. Tốc độ sử dụng trên đường cáp này được chia sẻ giữa các người dùng và hệ thống được thiết kế để có thể phân phối tối ưu nhất tốc độ truyền. Nếu quá nhiều người truy cập một lượng lớn dữ liệu, thì bộ phận xử lý backend sẽ điều chỉnh hạ thấp tốc độ xuống cho tất cả người dùng. Để hạn chế người dùng chiếm hết băng thông, modem được lập trình để phân loại băng thông theo giá cước. Gói sử dụng với giá cước cao hơn sẽ được cấp tốc độ cao hơn. Trong một vài năm trở lại đây, một số lượng lớn các nhà cung cấp băng thông rộng đã chuyển sang sử dụng chính sách phân bổ theo lưu lượng, người dùng truy cập nhiều dữ liệu hơn đồng nghĩa với việc trả tiền nhiều hơn.
  2. Về mặt lý thuyết tốc độ với công nghệ này có thể đạt 100Mbit/s khi download và 20 Mbit/s khi upload. DSL Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với cáp Internet là DSL, viết tắt của Digital Subscriber Line (Đường Thuê bao Số). Nếu như trong cable modems, người dùng sử dụng đường truyền cáp tivi làm thiết bị cuối thì kỹ thuật DSL sử dụng đường truyền điện thoại nội hạt có sẵn. DSL được truyền đồng thời trên dây điện thoại mà không làm gián đoạn dịch vụ thoại hiện tại. Phần lớn DSL cung cấp tới hộ gia đình dưới dạng ADSL, với tốc độ download có thể nhanh hơn tốc độ upload. Còn với kỹ thuật ít phổ biến hơn là SDSL, tốc độ download và upload là tương đương nhau. Giống như công nghệ sử dụng mạng cáp truyền hình, DSL vận hành bằng cách kết nối ISP tới điểm cuối là người dùng. Tuy nhiên kết nối giữa đường truyền điện thoại của người dùng và tổng đài điện thoại bị giới hạn ở khoảng cách 2 dặm. Khoảng cách xa hơn sẽ dẫn tới băng thông bị suy giảm. Vì thê mà DSL phát huy hiệu quả tốt nhất ở những khu vực gần với tổng đài điện thoại. Hiện nay tốc độ download trên đường truyền DSL hộ gia đình bị giới hạn ở 40Mbit/s và tốc độ trung bình có thể thấp hơn thế nhiều. Cáp quang
  3. Trong những năm trở lại đây, cable và DSL đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ là công nghệ sử dụng đường truyền cáp quang. Lợi ích của công nghệ này so với cáp đồng trục hay đường dây điện thoại nằm ở chỗ nó có thể cung cấp tốc độ cao hơn nhiều ở phạm vi khoảng cách xa hơn.Trên thực tế, phần lớn mạng Internet đang sử dụng cáp quang làm nền tảng hạ tầng. Sau đó, hệ thống sẽ chuyển sang sử dụng các loại công nghệ khác nhau để đưa mạng tới người dùng cuối. Tốc độ truyền tải lên tới 100Mbit/s không còn xa lạ gì trong công nghệ này. Thậm chí hạ tầng mạng cáp quang của Google có thể cung cấp cho người dùng hộ gia đình kết nối 1000Mbit/s theo cả hai chiều up lên và tải xuống. LTE Với những ưu việt rõ rệt so với kĩ thuật kết nối Internet qua dây, công nghệ mạng không dây đang nhanh chóng trở thành sự thay thế hữu hiệu đối với băng thông rộng quy mô hộ gia đình. LTE là viết tắt của Long-Term Evolution là công nghệ mạng không dây thế hệ mới. Ở Mỹ, các nhà mạng Verizon, AT&T and Sprint đều đã sử dụng công nghệ LTE và họ có thể cung cấp cho người dùng tốc độ băng thông rộng đúng nghĩa từ các thiết bị di động và modem không dây.
  4. Không giống như công nghệ cable, sợi quang và DSL, LTE không đòi hỏi phải trang bị kết nối sử dụng dây nối để truy cập. Thay vào đó, người dùng sử dụng điện thoại LTE hoặc máy tính bảng, USB để kết nối. Hiện nay tốc độ có thể đạt tới 50Mbit/s khi download và 30Mbit/s khi upload. Trong tương lai khi Công nghệ cải tiến của LTE gọi là LTE Advanced đi vào hoạt động, người dùng hoàn toàn có thể truy cập với tốc độ cao hơn. Khía cạnh tích cực nhất của LTE đó là nó có thể giải quyết triệt để vấn đề last mile. Trong khi cable và sợi quang có thể vận hành tốt ở phạm vi khoảng cách trung bình, những hệ thống này đang nằm trong vòng tranh luận liệu có phù hợp với những khu vực nông thôn ở các nước đang phát triển hay không, nơi mà hạ tầng viễn thông vẫn còn lạc hậu. Trái lại, LTE có thể hoạt động ở phạm vi khoảng cách xa hơn nhiều và hạ tầng hỗ trợ chỉ cần mạng lưới các trạm thu phát tín hiệu. Bên cạnh đó, một lợi thế khác của LTE là người dùng có thể vẫn truy cập được khi di chuyển. Không như các công nghệ sử dụng dây để kết nối, LTE có thể được truy cập từ vô số các địa điểm. Người dùng có thể sử dụng iPad có kết nối LTE từ truy cập từ bất kì địa điểm nào hỗ trợ LTE. Nếu LTE không tồn tại ở khu vực đó, tín hiệu mặc định sẽ chuyển thành 3G. Tham khảo: http://mashable.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2