intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương môn học Thương mại điện tử (Ngành Marketing) - Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Môn học "Thương mại điện tử" giúp sinh viên hiểu rõ các mô hình kinh doanh trực tuyến và phương pháp triển khai hoạt động tiếp thị số. Mục tiêu của môn học là cung cấp kiến thức về nền tảng thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến và quản trị quan hệ khách hàng trên môi trường số. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương môn học "Thương mại điện tử" để biết thêm chi tiết về các chiến lược kinh doanh trực tuyến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương môn học Thương mại điện tử (Ngành Marketing) - Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC 1. Thông tin về môn học 1.1 Tên môn học tiếng Việt: Thương mại điện tử 1.2 Tên môn học tiếng Anh: E-Commerce 1.3 Mã môn học: BADM3306 1.4 Khoa/Ban phụ trách: Quản trị kinh doanh 1.5 Số tín chỉ: 3TC (3LT/TH) 1.6 Điều kiện tiên quyết 2. Mô tả môn học Đây là môn học bắt buộc đối với sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức căn bản về công nghệ Internet, tình hình phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam, các mô hình thương mại điện tử, hoạt động marketing, thanh toán trực tuyến, bảo an trong thương mại điện tử. 3. Mục tiêu môn học 3.1 Mục tiêu chung Sau khi học xong môn này sinh viên có thể đạt được các mục tiêu sau:  Mục tiêu 1: Trình bày, giải thích được những kiến thức căn bản về TMĐT  Mục tiêu 2: Trình bày, giải thích được các mô hình thương mại điện tử, mỗi mô hình có đặc điểm như thế nào và phân tích được các mô hình đó hoạt động ra sao.  Mục tiêu 3: Phân tích và ứng dụng lý thuyết vận hành kinh doanh thương mại điện tử vào thực tế của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động từ lúc xây dựng, vận hành và dịch vụ trong kinh doanh trực tuyến  Mục tiêu 4: Thực hành các kỹ năng quản trị kinh doanh TMĐT hiệu quả, bao gồm kỹ năng giao tiếp - truyền thông, làm việc nhóm, ra quyết định và giải quyết vấn đề  Mục tiêu 5: Chủ động, tích cực quan tâm đúng mức đến các hoạt động kinh doanh TMĐT, thích tương tác, làm việc nhóm. 3.2 Mục tiêu cụ thể: 3.2.1 Kiến thức Tri thức chuyên môn Có khả năng nắm vững các kiến thức cốt lõi trong thương mại điện tử.(Mục tiêu 1,2) Biết cách ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh. (Mục tiêu 3,4) 1
  2. Năng lực nghề nghiệp Phân biệt các mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử (Mục tiêu 1,2,3) Biết cách tạo và vận hành một website thương mại điện tử (Mục tiêu 4,5) Nắm và thực hiện được các phương pháp marketing trực tuyến (Mục tiêu 3,4) Hiểu và biết phòng chống những mối đe doạ trong thương mại điện tử (Mục tiêu 1,2) 3.2.2 Kỹ năng Kỹ năng cứng: Kỹ năng sử dụng thuần thục & thực hiện được các phương thức thanh toán, đặt hàng, mua sắm trên Internet. (Mục tiêu 3,4,5) Kỹ năng thực hiện kinh doanh online và sử dụng các cách thức quảng cáo trực tuyến theo mục đích. (Mục tiêu 3,4) Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng thuyết trình, Kỹ năng xác lập mục tiêu, kế hoạch và Kỹ năng quản lý thời gian trong hoạt động thương mại điện tử. 3.2.3 Thái độ Yêu thích hoạt động thương mại điện tử. Tìm tòi và trải nghiệm các phương thức kinh doanh trong thương mại điện tử Có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của thương mại điện tử trong doanh nghiệp. 4. Nội dung môn học S Số tiết Tài Tên T Mục, tiểu mục T L B T liệu chương T C T T H tự học 1. 1. Thương mại điện tử 2. Khái niệm, chức năng, phân loại, các đặc trưng công nghệ. Tổng quan 3. Thị trường điện tử 5 4 1 về TMĐT 4. Khái niệm, các loại hình giao dịch, chức năng, một số sản phẩm số hóa. 5. Lợi ích và hạn chế của TMĐT 2
  3. S Số tiết Tài Tên T Mục, tiểu mục T L B T liệu chương T C T T H tự học 2. Cơ sở hạ 1. Các loại mạng tầng kỹ 2. Cơ sở dữ liệu 5 5 thuật của 3. Địa chỉ IP và dịch vụ tên miền TMĐT 4. Website 3. CácM hình 1. Các thành phần chủ yếu của các mô hình mô kinh doanh kinh doanh trong thương mại điện tử 7 5 2 thương mại 2. Mô tả các mô hình kinh doanh B2C điện tử 3. Mô tả các mô hình kinh doanh B2C 4. 1. Khách hàng trực tuyến Khách hàng 2. Hành vi của khách hàng cá nhân 5 4 1 trực tuyến 3. Hành vi của khách hàng tổ chức 4. Nghiên cứu thị trường trực tuyến 5. Những khía 1. Khung pháp lý về thương mại điện tử cạnh pháp lý 2. Những vấn đề pháp lý liên quan trong trong TMĐT 5 4 1 thương mại điện tử 6. 1. Khái niệm, các lợi ích và hạn chế của marketing trực tuyến Marketing 2. Các hình thức hoạt động phổ biến của trực tuyến 7 5 2 marketing trực tuyến 3. Các hình thức hoạt động phổ biến của marketing trực tuyến (tiếp theo) 7. 1. Yêu cầu đối với an toàn thương mại điện tử 2. Các vấn đề an toàn thương mại điện tử Bảo mật và 3. Các đe doạ trong môi trường thương mại 6 5 1 an ninh điện tử 4. Giải pháp bảo an trong thương mại điện tử 8. Thanh toán 1. Thẻ thanh toán 5 5 3
  4. S Số tiết Tài Tên T Mục, tiểu mục T L B T liệu chương T C T T H tự học trực tuyến 2. Tiền điện tử 3. Chuyển ngân điện tử 4. Chi phiếu điện tử 5. Hoá đơn điện tử 6. Các hình thức thanh toán ngoại tuyến hỗ trợ Tổng cộng 45 37 8 5. Học liệu 5.1 Tài liệu chính - TS. Trần Văn Hòe, Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2015 5.2 Tài liệu tham khảo - Kenneth C.Laudon, Carol Guercio Traver, E-Commerce, Pearson International Edition 2013 - Nguyễn Đặng Tuấn Minh, Kinh doanh trực tuyến, NXB Dân Trí 2012 - Andreas Meier, Henrik Stormer, eBusiness & eCommerce: Quản trị theo chuỗi giá trị, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 2011. Phương pháp dạy – học Giảng lý thuyết Giảng viên hướng dẫn lý thuyết trên lớp, chủ yếu nhấn mạnh các khái niệm, các vấn đề cốt lõi và quan trọng ở mỗi chương. Giảng viên cũng hướng dẫn sinh viên tiến hành thảo luận theo chủ đề, phân tích tình huống thực tiễn. Sinh viên nên hình thành các nhóm học tập để cùng hỗ trợ nhau trong việc học lý thuyết, nghiên cứu các tình huống quản trị trong thực tiễn. Sinh viên cần đọc tài liệu trước ở nhà theo các chương tương ứng với nội dung học đã quy định tại đề cương. Các vấn đề chưa hiểu có thể thảo luận nhóm hoặc đề nghị giảng viên hướng dẫn thêm. Việc giảng lý thuyết này nhằm cung cấp nền tảng lý thuyết, kết hợp với việc sinh viên tích cực học tập cá nhân hoặc theo nhóm, sẽ giúp sinh viên đạt được các mục tiêu 1, 2, 3, 5. Giảng theo phương pháp nêu vấn đề 4
  5. Giảng viên sẽ nêu lên một vấn đề cần được suy nghĩ, trao đổi, chia sẻ. Các sinh viên sẽ được dành một khoảng thời gian ngắn để tự trả lời câu hỏi và trao đổi với bạn trong nhóm, sau đó trao đổi trên lớp. Giảng viên sẽ định hướng, hướng dẫn và phân tích các ý kiến trao đổi của sinh viên, từ đó hệ thống hoá lại làm cơ sở để dẫn dắt đến lý thuyết. Sau mỗi trường hợp giảng theo phương pháp nêu vấn đề, sinh viên sẽ học được cách lý giải các tình huống thực tế căn cứ theo lý thuyết, sinh viên được hệ thống hoá lý thuyết nền tảng, nói tóm lại là từ vấn đề để hệ thống hoá lý thuyết. Việc giảng theo phương pháp nêu vấn đề nhằm hệ thống hoá và dẫn dắt lý thuyết nền tảng từ các vấn đề cụ thể, kết hợp với việc sinh viên tích cực trao đổi, sẽ giúp sinh viên đạt được các mục tiêu 1, 2, 3, 5. Giảng theo tình huống Giảng viên sẽ giảng giải lý thuyết dựa theo một tình huống của một công ty hay tình huống thực tế xảy ra trong môi trường kinh doanh TMĐT. Thông thường, tình huống sẽ được cung cấp trước để sinh viên đọc và tìm hiểu. Trên lớp sinh viên sẽ nêu ý kiến trao đổi, thảo luận. Dựa trên đó giảng viên dẫn dắt, giảng giải lý thuyết để sinh viên hiểu rõ hơn và lý giải được tình huống trong thực tế. Việc giảng theo tình huống nhằm tạo cơ hội giúp sinh viên đạt được các mục tiêu 3,4, 5. Thảo luận nhóm theo chủ đề hoặc phân tích tình huống Sinh viên tiến hành thảo luận theo nhóm về một chủ đề hoặc thực hiện phân tích tình huống. Tình huống có thể cho dưới dạng văn bản và/hoặc video thể hiện 1 tình huống cần giải quyết tại công ty. Mỗi nhóm có thể tập hợp từ 5 đến 10 sinh viên. Kết thúc quá trình thảo luận nhóm, sinh viên thực hiện viết tiểu luận theo chủ đề, hoặc làm báo cáo phân tích tình huống cho trước, hoặc thuyết trình về nó. Nhóm sinh viên học môn này cần sử dụng thiết bị công nghệ có kết nối internet để cần nghiên cứu thông tin từ nhiều nguồn như internet, tạp chí, tài liệu... để có được cái nhìn tổng quan về toàn bộ vấn đề. Các báo cáo (dưới dạng word) được minh họa, trích dẫn tài liệu học thuật, hoặc dẫn chứng cụ thể sẽ được đánh giá cao. Các sinh viên không tham gia thảo luận, hoặc không đóng góp ý kiến và thực hiện các công việc cụ thể sẽ không có điểm phần này. Việc thảo luận nhóm này nhằm tạo cơ hội giúp sinh viên đạt được các mục tiêu 3, 4, 5. Thuyết trình kết quả thảo luận nhóm theo chủ đề 5
  6. Các nhóm tiến hành trình bày kết quả thảo luận. Phần trình bày được thực hiện dưới dạng power point. Cần lưu ý thời gian trình bày, mỗi nhóm trình bày trong 5 - 10 phút tùy thuộc vào chủ đề hoặc tình huống cụ thể và theo yêu cầu của giảng viên. Các sinh viên không tham gia vào buổi thảo luận nhóm, không có các hoạt động cụ thể đóng góp vào báo cáo, không tham gia trong buổi thuyết trình, sẽ không có điểm phần này. Trình bày kết quả thảo luận nhóm này nhằm tạo cơ hội giúp sinh viên đạt được các mục tiêu 3, 4, 5. Nghe báo cáo chuyên đề Tùy theo điều kiện cụ thể, các sinh viên sẽ được tham dự một buổi báo cáo chuyên đề về các vấn đề nổi bật, thời sự hoặc kiến thức, kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực hiện kinh doanh TMĐT của các nhà quản trị hoặc chuyên viên chuyên nghiệp trong từng phần tương ứng với chủ đề cụ thể liên quan đến TMĐT tại các công ty, doanh nghiệp. Báo cáo chuyên đề có thể được thực hiện tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, người báo cáo là các nhà quản trị doanh nghiệp được mời về; hoặc có thể thực hiện tại các công ty, doanh nghiệp. Sau đó sinh viên làm bản thu hoạch trả lời một số câu hỏi đặt ra liên quan đến vấn đề được nghe báo cáo. Sinh viên cũng có thể tổng kết những gì học hỏi được từ việc nghe báo cáo chuyên đề trong bản thu hoạch này. Bản thu hoạch được nộp cho giảng viên đứng lớp chính. Nghe báo cáo chuyên đề nhằm giúp sinh viên đạt được các mục tiêu 2, 3, 5. Sinh viên nghe báo cáo chuyên đề hoặc tham gia các hoạt động khác thay thế theo sự hướng dẫn của giảng viên nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Làm bài tập lớn môn học Tùy vào điều kiện cụ thể, sinh viên có thể kiến tập tại doanh nghiệp để làm bài tập lớn theo yêu cầu của giảng viên. Bài tập lớn có thể là một tình huống lớn, hoặc đi khảo sát tại doanh nghiệp để nắm bắt tình hình quản trị, kinh doanh của công ty và về viết bài luận thu hoạch. Sinh viên cần nghiên cứu thông tin từ nhiều nguồn như internet, tạp chí, tài liệu... để có được cái nhìn tổng quan về toàn bộ vấn đề. Các báo cáo (dưới dạng word) được minh họa, trích dẫn tài liệu học thuật, hoặc dẫn chứng cụ thể sẽ được đánh giá cao. Sinh viên có thể được yêu cầu làm bài tập lớn môn học theo cá nhân hoặc theo nhóm, tuỳ vào mức độ, quy mô lớp và điều kiện cụ thể của mỗi lớp. Làm bài tập lớn môn học nhằm giúp sinh viên đạt được các mục tiêu 2, 3, 5. 6. Đánh giá kết quả học tập 6
  7. STT Hình thức đánh giá Trọng số 1 Điểm đánh giá quá trình 50% (Bao gồm điểm cá nhân kết quả của bài kiểm tra giữa kỳ và các bài tập cá nhân - điểm nhóm gồm điểm các bài thực hành, thảo luận và thuyết trình theo nhóm..) 2 Thi hết môn 50% 7 .Tổ chức giảng dạy và học tập Thực hiện theo Quy chế học vụ theo học chế tín chỉ ban hành kèm quyết định hiện hành của Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Tp.HCM. 7.1 Kế hoạch giảng dạy lớp ngày (4,5 tiết/buổi) YÊU S TÌNH HUỐNG ĐÁNH GIÁ VIỆC BUỔI CẦU/ T NỘI DUNG THẢO LUẬN ĐẠT ĐƯỢC MỤC HỌC MỤC T /ĐÓNG VAI TIÊU TIÊU 1. 1,2 1. Thương mại điện Giao bài tập về nhà tử với chủ đề Thảo 2. Khái niệm, chức luận cho buổi tiếp năng, phân loại, các theo là: Chương đặc trưng công nghệ. Xu thế phát triển 1: 3. Thị trường điện tử TMĐT ở Vietnam Tổng 4. Khái niệm, các loại và Thế giới hiện quan hình giao dịch, chức nay TMĐT năng, một số sản phẩm số hóa. 5. Lợi ích và hạn chế của TMĐT 2. Chương 6. Lịch sử hình thành Xu hướng phát • Chỉ ra điểm chính 1: và phát triển TMĐT triển của TMĐT của xu thế Tổng 7. Tình hình TMĐT ở trên thế giới và • Chỉ ra nguyên quan VN việt nam. nhân dẫn đến xu thế TMĐT • Phân tích và lý (tiếp giải các nguyên nhân 7
  8. YÊU S TÌNH HUỐNG ĐÁNH GIÁ VIỆC BUỔI CẦU/ T NỘI DUNG THẢO LUẬN ĐẠT ĐƯỢC MỤC HỌC MỤC T /ĐÓNG VAI TIÊU TIÊU theo) một cách có căn cứ khoa học. • Được sự đồng tình cao của người học về các lý giải đó. • Khuyến khích sự trao đổi sôi nổi giữa các thành viên khác trong lớp. 3. 1. Các loại mạng Giao bài tập về 2. Cơ sở dữ liệu nhà chuẩn bị Chương 3. Địa chỉ IP và dịch cho chương 2: vụ tên miền tiếp theo: Cơ sở 4. Website Tìm hiểu về mô hạ tầng hình kinh TMĐT doanh của Amazon & Ebay 4. 1. Mô hình kinh Mô hình kinh • Chỉ ra điểm chính doanh là gì? doanh của hai tạo nên sự thành Chương 2. 08 yếu tố tạo nên website TMĐT công của từng công 3: sự thành công của một nổi tiếng thế giới ty với mô hình kinh Mô hình mô hình kinh doanh là Amazon và doanh cụ thể của nó kinh TMĐT. Ebay là gì? doanh 3. Mô tả các mô hình • Phân tích và lý TMĐT kinh doanh B2C giải các cách thức tạo 4. Mô tả các mô hình ra lợi nhuận của mô kinh doanh B2C hình kinh doanh của 8
  9. YÊU S TÌNH HUỐNG ĐÁNH GIÁ VIỆC BUỔI CẦU/ T NỘI DUNG THẢO LUẬN ĐẠT ĐƯỢC MỤC HỌC MỤC T /ĐÓNG VAI TIÊU TIÊU 5. Mô tả một số mô Amazon và Ebay hình phổ biến khác • Được sự đồng tình như C2C, P2P, M- cao của người học về commerce các lý giải đó. • Khuyến khích sự trao đổi sôi nổi giữa các thành viên khác trong lớp. 5. 1. Khách hàng trực “Giữ chân khách • Chỉ ra hoạt động tuyến hàng bằng cá chính của Lazoda và 2. Hành vi của khách nhân hóa dịch vụ” Stitch Fix đã làm để hàng cá nhân qua tình huống khách hàng của họ 3. Hành vi của khách thực tế của 2 hài lòng. hàng tổ chức website STITCH • Phân tích và lý Chương 4. Nghiên cứu thị FIX của Mỹ và giải sự hài lòng đó 4: trường trực tuyến LAZODA ở Việt được xây dựng từ Khách Nam”. những yếu tố nào của hàng từng công ty. trực • Được sự đồng tình tuyến cao của người học về các lý giải đó. • Khuyến khích sự trao đổi sôi nổi giữa các thành viên khác trong lớp. 6. Chương 1. Khung pháp lý về 3. Thảo luận: • Chỉ ra những thực 5: thương mại điện tử Thực trạng truyền trạng nổi bật hiện nay Những 2. Những vấn đề pháp thông mạng xã • Nguyên nhân của 9
  10. YÊU S TÌNH HUỐNG ĐÁNH GIÁ VIỆC BUỔI CẦU/ T NỘI DUNG THẢO LUẬN ĐẠT ĐƯỢC MỤC HỌC MỤC T /ĐÓNG VAI TIÊU TIÊU vấn đề lý liên quan trong hội và marketing các thực trạng đó pháp lý TMĐT qua thiết bị di • Lý giải được đồng khi kinh động tại Việt thuận và thu hút doanh Nam được sự trao đổi giữa TMĐT các thành viên khác trong lớp. 7. 1. Khái niệm, các lợi Tình huống: • Trình bày rõ ràng ích và hạn chế của Tìm và phân tích và cụ thể từng ví dụ Chương marketing trực tuyến ví dụ cho ít nhất • Vận dụng được lý 6: 2. Các hình thức hoạt 03 loại hình thuyết và chỉ ra mối Marketin động phổ biến của marketing mà liên hệ của nó với g trực marketing trực tuyến công ty sử dụng. thực tế như thế nào. tuyến 3. Dịch vụ trực tuyến Đánh giá của • Đánh giá theo nhóm về từng loại nhận định riêng của hình. nhóm về từng ví dụ. 8. 1. Yêu cầu đối với an Tình huống: • Trình bày rõ ràng toàn thương mại điện Mỗi nhóm được và cụ thể từng ví dụ tử chỉ định tìm ít • Vận dụng được lý Chương 2. Các vấn đề an toàn nhất 03 ví dụ về thuyết và chỉ ra mối 7: thương mại điện tử rủi ro khi giao liên hệ của nó với Rủi Ro 3. Các đe doạ trong dịch trên mạng thực tế như thế nào. và Bảo môi trường thương thường gặp và • Đánh giá theo An trong mại điện tử đưa ra cách nhận định riêng của TMĐT 4. Giải pháp bảo an phòng tránh. nhóm về từng ví dụ. trong thương mại điện tử 9. Chương 1. Thẻ thanh toán 8: 2. Tiền điện tử 10
  11. YÊU S TÌNH HUỐNG ĐÁNH GIÁ VIỆC BUỔI CẦU/ T NỘI DUNG THẢO LUẬN ĐẠT ĐƯỢC MỤC HỌC MỤC T /ĐÓNG VAI TIÊU TIÊU Thanh 3. Chuyển ngân điện tử toán điện 4. Chi phiếu điện tử tử 5. Hoá đơn điện tử 6. Các hình thức thanh toán ngoại tuyến hỗ trợ 10. 1. Kiểm tra giữa kỳ 2. Ôn tập cuối kỳ 3. Giải đáp thắc mắc 7.2 Kế hoạch giảng dạy lớp tối (3 tiết/buổi) S Nội dung Ghi Buổi học TT chú 1. 1. Thương mại điện tử CHƯƠNG 1: 2. Khái niệm, chức năng, phân loại, các đặc trưng công TỔNG QUAN nghệ. VỀ 3. Thị trường điện tử TMĐT 4. Khái niệm, các loại hình giao dịch, chức năng, một số sản phẩm số hóa. 2. 1. Lợi ích và hạn chế của TMĐT CHƯƠNG 1 2. Lịch sử phát triển của TMĐT (tiếp theo) 3. Tình hình TMĐT tại Vietnam 4. Thảo luận: Xu hướng phát triển TMĐT tại Vietnam và thế giới 3. CHƯƠNG 2: 1. Hạ tầng KT-XH CƠ SỞ HẠ 2. Luật pháp trong TMĐT TẦNG KỸ 3. Hạ tầng Công nghệ THUẬT CỦA - Các loại mạng 11
  12. S Nội dung Ghi Buổi học TT chú TMĐT - Cơ sở dữ liệu 4. Website TMĐT 4. CHƯƠNG 3: CÁC MÔ 1. Mô hình kinh doanh là gì? HÌNH KINH 2. 8 yếu tố tạo nên một MHKD thành công DOANH 3. Thảo luận: TMĐT Phân tích sự thành công của website TMĐT ALIBABA 5. 1. Các mô hình kinh doanh TMĐT phổ biến hiện nay CHƯƠNG 3 2. Các mô hình kinh doanh B2C (Tiếp theo) 3. Các mô hình kinh doanh B2C 4. Một số mô hình phổ biến khác : C2C, P2P, M-commerce 6. Các nhóm chia từ 6-10 người thuyết THUYẾT trình về mô hình kinh doanh TMĐT TRÌNH của một doanh nghiệp tự chọn 7. CHƯƠNG 4: 1. Khách hàng trực tuyến là ai? KHÁCH 2. Hành vi của khách hàng cá nhân HÀNG TRỰC 3. Hành vi của khách hàng tổ chức TUYẾN 4. Nghiên cứu thị trường trực tuyến 8. CHƯƠNG 5: 1. Khung pháp lý về thương mại điện tử NHỮNG VẤN 2. Những vấn đề pháp lý liên quan trong TMĐT ĐỀ PHÁP LÝ 3. Thảo luận: TRONG 4. Những thách thức về vấn đề pháp lý của TMĐT ở Việt TMĐT Ở nam VIỆT NAM 9. 1. Marketing trực tuyến CHƯƠNG 6: 2. Lợi ích và Khó khăn MARKETING 3. Thảo luận: TRỰC Thách thức lớn nhất trong Marketing trực tuyến tại Việt TUYẾN nam là gì? 12
  13. S Nội dung Ghi Buổi học TT chú 10. 1. Các hình thức Marketing trực tuyến 2. Dịch vụ khách hàng trong Marekting trực tuyến. CHƯƠNG 6: 3. Thảo luận: (tiếp theo) Tìm và phân tích ví dụ cho ít nhất 03 loại hình marketing mà công ty sử dụng. Đánh giá của nhóm về từng loại hình. 11. CHƯƠNG 7 : 1. Yêu cầu đối với an toàn thương mại điện tử BẢO MẬT 2. Các vấn đề an toàn thương mại điện tử VÀ AN NINH 3. Tìm 03 ví dụ về các vấn đề rủi ro khi kinh doanh TMĐT TRONG thường gặp và phân tích nguyên nhân gây ra thiệt hại TMĐT cho các bên. 12. 4. Các đe doạ trong môi trường thương mại điện tử CHƯƠNG 7 5. Giải pháp bảo an trong thương mại điện tử (tiếp theo) Thảo luận: Xu hướng bảo an hiện nay của các công ty là gì? 13. Các nhóm chia từ 6-10 người thuyết trình với nhiệm vụ tìm THUYẾT ít nhất 03 ví dụ về rủi ro khi giao dịch trên mạng thường TRÌNH gặp và đưa ra cách phòng tránh. 14.  Thẻ thanh toán CHƯƠNG 8 :  Tiền điện tử THANH  Chuyển ngân điện tử TOÁN TRỰC  Chi phiếu điện tử TUYẾN  Hoá đơn điện tử  Các hình thức thanh toán ngoại tuyến hỗ trợ 15.  Kiểm tra giữa kỳ ÔN TẬP  Ôn tập hết môn 8. Phụ trách môn học  Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Mẫn  Địa chỉ và email liên hệ: man.ntm@ou.edu.vn 13
  14. TRƯỞNG KHOA GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN Trịnh Thùy Anh Nguyễn Thị Minh Mẫn 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
517=>1