An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 61 – 69<br />
<br />
ĐẶC TRƯNG VÀ KHẢ NĂNG HẤP PHỤ PHỐT PHÁT CỦA VẬT LIỆU FexOy/TRO TRẤU<br />
Nguyễn Trung Thành1, Phan Phước Toàn1, Lê Trí Thích1, Lê Ngọc Hăng1<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
1<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 19/10/2016<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
28/02/2017<br />
Ngày chấp nhận đăng: 06/2017<br />
Title:<br />
Characteristics and phosphate<br />
adsorption capacity of<br />
FexOy/activated rice husk ash<br />
Keywords:<br />
Phosphate adsorption, iron<br />
oxide nanoparticles, rice<br />
husk ash<br />
Từ khóa:<br />
Hấp phụ phốt phát, nano<br />
oxit sắt, tro trấu<br />
<br />
ABSTRACT<br />
In this study, the FexOy/RHA (RHA-activated rice husk ash) was introduced as a<br />
novel adsorbent with high potential toward phosphate removal, regarding the<br />
aqueous solutions. The experimental results showed that FexOy/RHA had an<br />
immediate absorption balance and FexOy/RHA together with 5% iron by weight<br />
(5% (FeCl3)- FexOy/RHA) offered the highest phosphate absorption (∼ 62<br />
mgPO43- calculated per unit by weight of FeCl3 impregnated) and was at 1.6<br />
times that was higher than the absorption capacity of the 5% KL.%(FeCl3)FexOy/AC (AC-activated carbon). The cause may derive from the high specific<br />
surface of RHA (∼ 410 m2/g) and strong interaction between iron oxide<br />
particles and RHA support (particularly, within SiO2). It is clearly stated that<br />
rice husk ash (after being activated by HF acid) played an important role to<br />
enhance phosphate chemical absorption of iron oxide nanoparticles.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong nghiên cứu này, vật liệu FexOy/RHA (RHA-tro trấu đã hoạt hóa) được<br />
giới thiệu như một loại vật liệu hấp phụ mới và có tiềm năng ứng dụng trong<br />
việc loại bỏ phốt phát. Kết quả thực nghiệm cho thấy vật liệu FexOy/RHA có<br />
thời gian đạt cân bằng hấp phụ nhanh và vật liệu FexOy/RHA với hàm lượng sắt<br />
5% theo khối lượng (5 KL.%(FeCl3)-FexOy/RHA) cho hiệu quả hấp phụ phốt<br />
phát cao nhất (∼ 62 mgPO43- tính trên một đơn vị khối lượng FeCl3 được tẩm)<br />
và cao hơn 1,6 lần so với khả năng hấp phụ của vật liệu 5 KL.%(FeCl3)FexOy/AC (AC-than hoạt tính). Nguyên nhân có thể là do diện tích bề mặt riêng<br />
của tro trấu sau hoạt hóa lớn (~ 410 m2/g) và lực tương tác mạnh giữa các hạt<br />
oxit sắt với chất mang (cụ thể là SiO2 có trong chất mang). Từ đó có thể nói<br />
rằng, chất mang tro trấu (sau hoạt hóa bằng axit HF) đóng vai trò quan trọng<br />
để nâng cao hiệu quả hấp phụ hóa học phốt phát của các hạt nano oxit sắt trên<br />
bề mặt của nó.<br />
<br />
đến nay có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện<br />
về vấn đề loại bỏ phốt phát từ nước và nước thải.<br />
Trong đó, phương pháp hấp phụ được đánh giá là<br />
một trong những phương pháp hiệu quả để xử lý<br />
phốt phát; bởi chi phí thực hiện thấp (bao gồm chi<br />
phí đầu tư và vận hành), chất hấp phụ có thể tái sử<br />
dụng nhiều lần và ít tạo ra chất độc hại sau quá<br />
trình xử lý (Addo Ntim & Mitra, 2011; Nguyễn<br />
Trung Thành và cs., 2014). Các vật liệu hấp phụ<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Trong nước thải, phốt pho thường có ở nồng độ<br />
thấp và hầu hết chỉ tồn tại dạng phốt phát; bao<br />
gồm phốt phát hữu cơ, phốt phát vô cơ (orthophốt phát) và poly-phốt phát (hạt phốt pho). Khi<br />
phốt phát được phóng thích vào nước mặt, một<br />
trong số các vấn đề quan trọng về môi trường cần<br />
được quan tâm đó là hiện tượng phú dưỡng<br />
(Conley và cs., 2009; Chislock và cs., 2013). Cho<br />
61<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 61 – 69<br />
<br />
phốt phát thường có thành phần hóa học trên cơ<br />
bản là oxit nhôm và oxit sắt. Gần đây, việc sử<br />
dụng các chất thải công nghiệp hoặc các phế<br />
phẩm để loại bỏ phốt phát đã được chú ý với mục<br />
đích giảm chi phí xử lý; như: tro bay (Smedley và<br />
cs., 2002; Mondal và cs., 2006), xỉ lò cao<br />
(Chatterjee và cs., 1995), bùn đỏ (Dhar và cs.,<br />
1997), bùn phèn nhôm đã qua sử dụng<br />
(Richardson, 2006) và cũng như các loại phế<br />
phẩm khác chứa hàm lượng nhôm và sắt cao<br />
(Navas Acien và cs., 2008), v.v... Tuy nhiên, hiệu<br />
quả xử lý của các vật liệu này vẫn còn nhiều hạn<br />
chế về dung lượng hấp phụ phốt phát tính trên<br />
một đơn vị khối lượng vật liệu (khi so sánh với<br />
các vật liệu tổng hợp có cùng thành phần là oxit<br />
sắt và oxit nhôm). Do đó, việc tìm kiếm vật liệu<br />
hấp phụ phốt phát đáp ứng yêu cầu về kinh tế và<br />
hiệu quả hấp phụ vẫn là một thách thức lớn.<br />
<br />
Merck) được sử dụng trong các phân tích đặc<br />
trưng phổ hồng ngoại của vật liệu rắn. Dung dịch<br />
chứa phốt phát: các mẫu nước và dung dịch chuẩn<br />
chứa PO43- được chế từ muối KH2PO4 (được cung<br />
cấp bởi Công ty Merck).<br />
2.2 Tổng hợp vật liệu hấp phụ<br />
2.2.1 Tổng hợp chất mang từ tro trấu<br />
Tro trấu thô (có màu đen) được thu nhận từ các lò<br />
đốt gạch tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Tro<br />
trấu tươi (nguyên liệu cho quá trình sản xuất chất<br />
mang) thu được bằng cách rửa tro trấu thô (vài lần<br />
với nước DI) và sấy khô ở nhiệt độ 110 oC qua<br />
đêm. Quá trình hoạt hóa tro trấu được thực hiện<br />
bằng phương pháp ăn mòn hóa học với dung dịch<br />
axit HF có nồng độ 10% theo thể tích. Cụ thể là<br />
một hỗn hợp gồm 20 gam tro trấu tươi và 800 mL<br />
dung dịch HF 10% thể tích được khuấy trộn liên<br />
tục ở nhiệt độ phòng. Sau 30 phút khuấy trộn,<br />
chất rắn được tách ra bằng cách lọc và rửa nhiều<br />
lần với nước DI. Tro trấu đã hoạt hóa thu được<br />
bằng cách sấy chất rắn này ở nhiệt độ 110 oC qua<br />
đêm.<br />
<br />
Gần đây, việc chế tạo vật liệu hấp phụ từ tro trấu<br />
bằng phương pháp ăn mòn hóa học với axit HF đã<br />
được nghiên cứu thành công và cho hiệu quả hấp<br />
phụ cao đối với metyl da cam ở điều kiện pH<br />
trung tính (Nguyễn Trung Thành và cs., 2010).<br />
Nhận thấy rằng tro trấu sau hoạt hóa có thể thỏa<br />
mãn các yêu cầu cần thiết của chất mang như diện<br />
tích bề mặt riêng lớn và có cấu trúc composite<br />
giữa cacbon và các oxit khác (trong đó có oxit<br />
silic). Do đó, trong nghiên cứu này, ngoài mục<br />
đích tìm kiếm vật liệu hấp phụ có hiệu quả cao đối<br />
với phốt phát để xử lý ô nhiễm môi trường, còn<br />
tận dụng nguồn tro trấu ở địa phương giúp nâng<br />
cao giá trị sử dụng của các phụ phẩm nông nghiệp<br />
và giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường do<br />
tro trấu gây ra.<br />
<br />
2.2.2 Tổng hợp vật liệu FexOy/RHA hoặc<br />
FexOy/AC<br />
Các hạt nano oxit sắt được gắn lên bề mặt của<br />
RHA (hoặc AC) bằng phương pháp tẩm. Ở đây,<br />
FeCl3.6H2O được sử dụng làm nguyên liệu cho<br />
quá trình tổng hợp các hạt nano oxit sắt. Phương<br />
pháp có thể được mô tả cơ bản như sau: đối với<br />
mẫu có hàm lượng sắt được tẩm là 5% theo khối<br />
lượng (5 KL.% (FeCl3)-FexOy/RHA), 100 mL hỗn<br />
hợp huyền phù được tạo thành từ dung dịch<br />
(83,23 mg) FeCl3.6H2O và (~ 950 mg) RHA<br />
(hoặc AC), được khuấy trộn liên tục ở nhiệt độ 70<br />
o<br />
C. Sản phẩm rắn thu được ở cuối quá trình bốc<br />
hơi nước này. Tiếp theo, mẫu rắn này được sấy ở<br />
110 oC qua đêm. Cuối cùng vật liệu FexOy/RHA<br />
(hoặc AC) thu được sau quá trình nung 4 giờ ở<br />
450 oC. Các vật liệu FexOy/RHA (hoặc AC) được<br />
lưu giữ trong bình hút ẩm.<br />
<br />
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN<br />
CỨU<br />
2.1 Hóa chất<br />
Axit sunfuric (H2SO4-98 vol.%), axit flohydric,<br />
NaOH có nguồn gốc Trung Quốc; FeCl3.6H2O<br />
được cung cấp bởi Công ty Merck; nước khử ion<br />
(Deionized-DI) được sử dụng trong quá trình tổng<br />
hợp chất hấp phụ. KBr (cung cấp bởi Công ty<br />
<br />
2.3 Xác định hàm lượng sắt<br />
62<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 61 – 69<br />
<br />
Hàm lượng sắt trong các mẫu FexOy/RHA và<br />
FexOy/AC được xác định bằng phương pháp phát<br />
xạ ngọn lửa với máy ICP (Industively Coupled<br />
Plasma; iCap-6000, Thermal). Các dung dịch sắt<br />
chuẩn được cung cấp từ Công ty Merck để xây<br />
dựng đường chuẩn của sắt phục vụ cho việc xác<br />
định hàm lượng sắt.<br />
<br />
tích của dung dịch phốt phát được sử dụng trong<br />
nghiên cứu hấp phụ (250 mL); m là khối lượng<br />
của vật liệu hấp phụ được sử dụng (50 mg).<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1 Các đặc trưng của vật liệu FexOy/RHA<br />
Tro trấu thô được thu gom từ các lò đốt trấu (sản<br />
xuất gạch) dùng làm nguyên liệu cho quá trình sản<br />
xuất chất mang. Ở đây chất mang được sản xuất<br />
bằng phương pháp ăn mòn hóa học dựa vào phản<br />
ứng cơ bản giữa HF và SiO2 như đã được trình<br />
bày trong nghiên cứu trước đây (Nguyễn Trung<br />
Thành và cs., 2010). Các đặc trưng cơ bản của<br />
chất mang – tro trấu sau khi hoạt hóa (RHA) đã<br />
được nghiên cứu và công bố trong công trình gần<br />
đây của Phan Phước Toàn và cs. (2016). Kết quả<br />
cho thấy, RHA có những đặc trưng rất tốt có thể<br />
đáp ứng các yêu cầu cần thiết của chất mang như<br />
diện tích bề mặt riêng lớn (~ 410 m2/g) và có thể<br />
tạo ra lực liên kết mạnh giữa chất mang và oxit sắt<br />
bởi thành phần oxit silic chứa trong tro trấu.<br />
Ngoài ra, ảnh chụp hiển vi điện tử quét (SEM)<br />
cũng cho thấy bề mặt của RHA có cấu tạo gồ ghề<br />
và tồn tại nhiều lỗ xốp hơn so với tro trấu ban đầu<br />
(Phan Phước Toàn và cs., 2016).<br />
<br />
2.4 Phân tích đặc trưng của mẫu<br />
Các phổ nhiễu xạ tia X của các mẫu được thực<br />
hiện với máy D2 Phaser (model: XRD 300W,<br />
Đức), bước góc quay là 0,05o, bước thời gian 30 s<br />
sử dụng nguồn phát xạ là Cu Kα (λ= 1,5406 Å).<br />
Hình dạng và kích thước hạt của FexOy/RHA<br />
được chụp ảnh bằng kính hiển vi điện tử truyền<br />
qua (TEM). Đặc trưng thành phần hóa học bề mặt<br />
của các mẫu được thực hiện bằng phương pháp<br />
quang phổ hồng ngoại (FTIR) với máy Bruker<br />
(model: Alpha, Đức).<br />
2.5 Thực nghiệm hấp phụ phốt phát<br />
Quá trình hấp phụ phốt phát được thực hiện ở<br />
điều kiện tĩnh với các thông số cố định như: 250<br />
mL dung dịch phốt phát có nồng độ 2 mg/L, 50<br />
mg vật liệu 5 KL.% (FeCl3) FexOy/RHA (trừ thí<br />
nghiệm khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng sắt),<br />
60 phút tiếp xúc (đối với thí nghiệm khảo sát ảnh<br />
hưởng của pH), nhiệt độ môi trường hấp phụ là 30<br />
0C và điều kiện pH phù hợp (được xác định trong<br />
thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của pH). Sau thời<br />
gian hấp phụ, dung dịch qua lọc được xác định<br />
hàm lượng phốt phát với phương pháp đo phổ<br />
dùng amoni molipdat được mô tả theo TCVN<br />
6202:2008.<br />
<br />
Trong nghiên cứu này, các hạt oxit sắt được gắn<br />
lên trên bề mặt của RHA bằng phương pháp tẩm.<br />
Hình ảnh của các mẫu vật liệu được thể hiện trong<br />
Hình 1. Từ Hình 1 cho thấy, màu sắc của các mẫu<br />
thay đổi từ màu đen đồng nhất của RHA (chưa<br />
tẩm sắt) sang màu nâu đỏ đến màu màu nâu có<br />
ánh đen khi hàm lượng FeCl3 tẩm thay đổi từ 5<br />
KL.%(FeCl3) đến 20 KL.%(FeCl3). Điều này có<br />
thể do sự khác nhau về sản phẩm sau quá trình<br />
oxit hóa đối với muối sắt. Kết quả phân tích xác<br />
định hàm lượng ion sắt thực tế trên bề mặt RHA<br />
không khác nhiều so với hàm lượng sắt được sử<br />
dụng trong quá trình tổng hợp mẫu FexOy/RHA<br />
tính trên cơ bản FeCl3. Lấy ví dụ đối với mẫu 5<br />
KL.%(FeCl3) FexOy/RHA; hàm lượng sắt được<br />
xác định là 0,017 g Fe/g vật liệu tương ứng là<br />
0,05142 g FeCl3/g vật liệu.<br />
<br />
Xác định khả năng hấp phụ phốt phát của vật liệu:<br />
<br />
q=<br />
<br />
Co − Ce<br />
×V<br />
m<br />
<br />
(1)<br />
<br />
Trong đó, Co và Ce lần lượt là nồng độ phốt phát<br />
ban đầu (2 mg/L) và sau khi tiếp xúc với dung<br />
dịch phốt phát trong một khoảng thời gian thích<br />
hợp đối với FexOy/RHA hoặc FexOy/AC; V là thể<br />
<br />
63<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 61 – 69<br />
<br />
Hình 1. Hình ảnh các mẫu vật liệu, gồm có: tro trấu tươi; RHA; 5 KL.%(FeCl3)-FexOy/RHA; 10<br />
KL.%(FeCl3)-FexOy/RHA; 15 KL.%(FeCl3)-FexOy/RHA và 20 KL.%(FeCl3)-FexOy/RHA<br />
<br />
3.1.1 Đặc trưng TEM<br />
<br />
Ngoài ra, mẫu 5 KL.%(FeCl3) FexOy/AC (than<br />
hoạt tính) cũng được tổng hợp với phương pháp<br />
tương tự như tổng hợp FexOy/RHA. Trong nghiên<br />
cứu này mẫu 5 KL.%(FeCl3) FexOy/AC được sử<br />
dụng như mẫu đối chứng nhằm thấy được ảnh<br />
hưởng của chất mang đến khả năng hấp phụ phốt<br />
phát của oxit sắt.<br />
<br />
Các đặc trưng hình học của FexOy/RHA được<br />
quan sát bằng kính hiển vi điện truyền qua (TEM)<br />
và<br />
được<br />
thể<br />
hiện<br />
trong<br />
Hình<br />
2.<br />
<br />
Hình 2. Ảnh TEM của vật liệu 5 KL.%(FeCl3) FexOy/RHA<br />
<br />
Từ ảnh TEM của mẫu cho thấy rằng, các hạt oxit<br />
sắt đã được gắn lên trên bề mặt của RHA. Nhìn<br />
chung, các hạt oxit sắt có kích thước khoảng 20<br />
nm đến 50 nm và phân tán đều trên bề mặt các<br />
chất mang.<br />
<br />
cm-1 tương ứng với dao động của SiO2 (Shen và<br />
cs., 2012) được tìm thấy đối với mẫu có nồng độ<br />
tẩm sắt cao (15 và 20 KL.%(FeCl3)). Tuy nhiên,<br />
peak này không được tìm thấy đối với các mẫu có<br />
nồng độ tẩm sắt thấp (0; 5 và 10 KL.%(FeCl3)).<br />
Điều này cần nhiều kỹ thuật phân tích tiên tiến để<br />
giải thích vấn đề này. Đối với peak ở số sóng<br />
1700 cm-1 tương ứng với dao động –OH (Sharma<br />
& Jeevanandam, 2013), cường độ peak tăng dần<br />
tương ứng với hàm lượng sắt (FeCl3) được tẩm<br />
tăng từ 0 ÷ 20 KL.% (FeCl3). Điều này có thể do<br />
quá trình hydroxit hóa của các oxit sắt.<br />
<br />
3.1.2 Đặc trưng phổ FTIR<br />
Phổ FTIR của các vật liệu FexOy/RHA được thể<br />
hiện trong Hình 3. Kết quả cho thấy có sự thay<br />
đổi đáng kể của các peak ở các vị trí số sóng 630;<br />
1000; 1188; 1700 cm-1. Đối với peak ở số sóng<br />
630 cm-1 tương ứng với dao động Fe-O-Fe (Shen<br />
và cs., 2012), các peak ở số sóng 1000 và 1188<br />
64<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 61 – 69<br />
<br />
Hình 3. Phổ FTIR của các vật liệu FexOy/RHA<br />
<br />
(III) thành các oxit sắt (II) (Chanéac, 1995). Đồng<br />
thời, kết quả XRD cũng xác nhận sự tồn tại của<br />
hợp chất Fe2SiO4. Đây là một dạng spinel của hỗn<br />
hợp hai oxit sắt (II) và SiO2. Vị trí peak XRD của<br />
Fe2SiO4 được xác nhận ở vị trí 2θ - 32o (Chanéac,<br />
1995). Điều này có thể là các ion sắt (III) khuếch<br />
tán và thay thế các vị trí silic trong nút mạng phân<br />
tử (do các nguyên tử silic đã phản ứng với HF) và<br />
cuối cùng bị khử bởi sự đứt gãy liên kết Si-H ở<br />
nhiệt độ cao. Cường độ peak XRD của Fe2SiO4<br />
(2θ - 32o) giảm dần khi hàm lượng sắt được tẩm<br />
càng cao. Tuy nhiên các hiện tượng này không<br />
được tìm thấy đối với mẫu FexOy/cacbon (Geng<br />
và cs., 2014).<br />
<br />
3.1.3 Đặc trưng phổ nhiễu xạ tia X (XRD)<br />
Các phổ nhiễu xạ tia X của các vật liệu<br />
FexOy/RHA với các nồng độ sắt thay đổi từ 0 đến<br />
20 KL.% (FeCl3) được thể hiện trong Hình 4. Kết<br />
quả phân tích cho thấy rằng, các oxit sắt trên chất<br />
mang RHA thu được là hỗn hợp của các oxit sắt<br />
(II) và oxit sắt (III). Lưu ý rằng, trong nghiên cứu<br />
này FeCl3 được sử dụng là nguồn nguyên liệu để<br />
tổng hợp oxit sắt. Như vậy trong quá trình gắn kết<br />
các oxit sắt lên bề mặt của RHA các ion Fe3+ đã bị<br />
khử thành các ion Fe2+. Điều này có thể là ở nhiệt<br />
độ cao (450 oC được sử dụng trong quá trình nung<br />
để tạo oxit sắt) dẫn đến sự đứt gãy các nhóm Si-H<br />
(được thể hiện trong phổ FTIR) trên bề mặt tro<br />
trấu sau khi hoạt hóa và tiến hành khử các oxit sắt<br />
<br />
Hình 4. Phổ nhiễu xạ tia X của RHA và FexOy/RHA. Trong đó, SiO2-JCPDS-No.2:01-089-1668; Fe2O3-<br />
<br />
65<br />
<br />