intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá quản lý rác thải sinh hoạt ở thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Lê Thị Phương Tú | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

348
lượt xem
112
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch và công nghiệp lớn nhất nước ta. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, quá trình đô thị hóa lại diễn ra mạnh mẽ nữa, nên nhu cầu khai thác và tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên của con người cũng không ngừng tăng lên, làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề môi trường, một trong số đó là vấn đề rác thải sinh hoạt trong thành phố....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá quản lý rác thải sinh hoạt ở thành phố Hồ Chí Minh

  1. Bài Luận Đề Tài: Đánh giá quản lý rác thải sinh hoạt ở thành phố Hồ Chí Minh Trang|1    
  2. I.TỔNG QUAN Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch và công nghiệp lớn nhất nước ta. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, quá trình đô thị hóa lại diễn ra mạnh mẽ nữa, nên nhu cầu khai thác và tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên của con người cũng không ngừng tăng lên, làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề môi trường, một trong số đó là vấn đề rác thải sinh hoạt trong thành phố. Có thể nói rằng, hiện nay, chất thải sinh hoạt là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhất ở những nước phát triển cũng như đang phát triển, trong đó có Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Đặc biệt, sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã ngày càng đáp ứng và nâng cao đời sống của con người, đồng thời càng đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. Đây cũng là nguyên nhân chính làm sản sinh ngày càng nhiều chất thải, kéo theo đó là việc giải quyết hàng nghìn tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Với số dân hơn 7,3 triệu người (năm 2011), trung bình mỗi ngày TP.HCM thải ra môi trường hơn 7.000 tấn chất thải thải sinh hoạt. Trong số khoảng 6.500 tấn chất thải này sẽ được thu gom và vận chuyển lên các khu chôn lấp của thành phố, phần còn lại sẽ được tái chế sử dụng. Tại TP.HCM hiện có 241 điểm thu gom rác thải. Con số 44 đơn vị thu gom vận chuyển và 11 đơn vị xử lý chất thải nguy hại ở thành phố hiện nay là quá ít so với nhu cầu thực tế. Công suất xử lý của các đơn vị tư nhân này đều ở quy mô nhỏ, từ 0,5 – 4 tấn/ngày trong đó có khoảng 20% rác có tính chất độc hại cần được xử lý. II. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT 1. Định nghĩa chất thải sinh hoạt Rác thải sinh hoạt được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh ra do các hoạt động của con người tồn tại ở dạng rắn được thải bỏ khi không còn muốn sử dụng nữa. Khu dân cư: Rác thải từ các khu dân cư chủ yếu là rác thải sinh hoạt bao gồm: rác thực phẩm, giấy, cacton, nhựa, túi nilon, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro, chất thải đặc biệt như pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa…ở đó có sự tích luỹ và lưu tồn nhiều chất thải, khả năng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của con người. 2. Sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải sinh hoạt Trang|2    
  3. Nguồn phát sinh Tồn trữ tại nguồn Thu gom Trung chuyển Tái sinh, tái chế và vận chuyển và tái sử dụng Bãi chôn lấp 2.1. Hoạt động thu gom rác 2.1.1. Lực lượng thu gom Hiện nay trên địa bàn TPHCM đang tồn tại song song 2 hệ thống tổ chức thu gom rác sinh hoạt: hệ thống thu gom công lập và hệ thống thu gom dân lập. - Hệ thống công lập gồm 22 Công ty Dịch vụ công ích của các Quận. Hệ thống này đảm nhận toàn bộ việc quét dọn vệ sinh đường phố, thu gom rác chợ, rác cơ quan và các công trình công cộng, đồng thời thực hiện dịch vụ thu gom rác sinh hoạt cho khoảng 30% số hộ dân trên địa bàn, sau đó đưa về trạm trung chuyển hoặc đưa thẳng tới bãi rác. Một số đơn vị ký hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị để vận chuyển rác trên địa bàn. - Hệ thống thu gom dân lập bao gồm các cá nhân thu gom rác, các nghiệp đoàn thu gom và các Hợp tác xã vệ sinh môi trường. Lực lượng thu gom dân lập chủ yếu thu gom rác hộ dân (thông qua hình thức thỏa thuận hợp đồng dưới sự quản lý của UBND Phường), trên 70% hộ dân trên địa bàn và các công ty gia đình (Nguồn: Điều tra chỉ số hài lòng về dịch vụ thu gom 2008, Cục Thống kê và Viện Nghiên cứu Phát triển). Rác dân lập chịu trách nhiệm quét dọn rác trong các ngỏ hẻm, sau đó tập kết rác đến các điểm hẹn dọc đường hoặc bô rác trung chuyển và chuyển giao rác cho các đơn vị vận chuyển rác. - Đối với hệ thống thu gom rác công lập thì vấn đề tổ chức thu gom đã đi vào nề nếp, từng bước ổn định. Đây là lực lượng nòng cốt có trách nhiệm duy trì các hoạt động thu gom rác khu vực công cộng, quét dọn đường phố. Còn với lực lượng thu gom rác dân lập do được hình thành một cách tự phát từ rất lâu nên lực lượng này thường làm việc một cách độc lập và thường không ký hợp đồng thu gom bằng văn bản với các hộ dân. Chính quyền địa phương hầu như không thể quản lý được lực lượng này, vì thế đã gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý chung của Thành phố. 2.1.2. Phương tiện thu gom Trang|3    
  4. Thành phố hiện có 517 xe thu gom vận chuyển rác các loại như lavi, xe xuồng, xe ép, xe tải ben, xe hooklift có tải trọng từ 1 tấn đến 15 tấn với 52 nhãn hiệu khác nhau. Đây là số lượng xe của 22 Công ty dịch vụ công ích, Công ty Môi trường đô thị và Hợp tác xã công nông. Quy trình bố trí thu gom và vận chuyển rác cho các loại xe này như sau: Thu gom về trạm trung chuyển: có 175 xe ép, xe tải ben với tải trọng dưới 4 tấn thực hiện thu gom 1.915 tấn rác/ngày từ điểm phát sinh rác đến trạm trung chuyển và sau đó đổ sang các xe chuyên dụng khác có tải trọng lớn hơn để vận chuyển đến bãi xử lý với cự ly vận chuyển trung bình là 13,98 km. Tuy nhiên, dung tích chứa của các phương tiện hiện nay đều không đáp ứng khối lượng chất thải được thu gom trong một chuyến, phần lớn các phương tiện đều phải cơi nới cao lên. Hầu hết các phương tiện thu gom của lực lượng rác dân lập đều đáp ứng được nhu cầu thu gom, các phương tiện này đều có khả năng thu gom rác với khối lượng lớn (gấp 1,5 - 2 lần so với các loại thùng 660 lít), vận tốc vận chuyển nhanh như xe lam, lavi, xe bagac máy, v.v… Do hầu hết các phương tiện này là tự chế, không theo quy chuẩn hay thiết kế đảm bảo về mặt môi trường nên các phương tiện này thường gây ô nhiễm về không khí (mùi, tiếng ồn), nước (nước rỉ rác), v.v… Phần lớn phương tiện thu gom rác không đạt yêu cầu về vệ sinh, an toàn giao thông và mỹ quan đô thị và thuộc loại phương tiện phải thay thế theo qui định của Nghị quyết 38/CP của Chính phủ. Chưa có chính sách hỗ trợ thiết thực để chuyển đổi phương tiện, qui định chỉ sử dụng xe thùng 660 lít và xe tải nhỏ để thu gom rác không phù hợp với đặc điểm thu gom rác của các địa bàn dân cư và khả năng của người lao động thu gom rác. 2.1.3. Phương pháp thu gom Quy trình thu gom của lực lượng thu gom công lập - Quy trình thu gom thủ công: Công nhân xuất phát từ địa điểm tập trung thùng, công nhân đẩy thùng 660L đi thu gom hết các hộ ở một bên tuyến đường sau đó quay về bên còn lại của tuyến đường để thu gom tiếp. Nếu tuyến thu gom có một người thì người công nhân có thể đẩy từ 1 tới 2 thùng 660L, tuyến có 2 người có thể đẩy từ 2-3 thùng 660L đến khoảng giữa tuyến đường, đẩy từng thùng đi thu gom rác hộ dân dọc theo 2 bên đường đến khi đầy, sau đó đẩy các thùng đến điểm hẹn. - Quy trình thu gom cơ giới: Một xe lam chạy chậm dọc theo lề đường của các tuyến được quy định trước, một công nhân đi nhặt các túi rác bỏ vào trong xe. Xe đầy, chạy về trạm trung chuyển đổ rồi tiếp tục đi thu gom cho tới hết tuyến quy định. - Đối với các khu vực phát sinh chất thải lớn: Công ty cho xe tới thu gom một hoặc vài cơ sở vào ngày thoả thuận trước rồi vận chuyển về trạm trung chuyển để xe lớn vận chuyển đi bãi chôn lấp. Trang|4    
  5. Quy trình thu gom của lực lượng dân lập Lực lượng rác dân lập sử dụng phương tiện cá nhân đến thu gom rác tại các nguồn thải (chủ yếu là hộ dân) theo giờ đã thỏa thuận với chủ nguồn thải hay theo giờ họ quyết định. Sau khi thu gom tại nguồn thải họ phân loại một số chất thải rắn có thể tái chế đem bán phế liệu. Sau đó, một số rác dân lập đẩy xe (thùng) đến điểm hẹn đổ vào xe cơ giới theo giờ quy định của đơn vị vận chuyển, một số khác đến đổ rác trực tiếp tại bô rác gần nhất. Tại các điểm hẹn, chất thải rắn từ xe đẩy tay sẽ được đưa lên các xe ép nhỏ (2-4 tấn) và đưa về trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển, một số công nhân thu gom sẽ thu nhặt lại một lần nữa chất thải rắn có thể tái chế, sau đó xe tải và xe ép lớn (từ 7-10 tấn) tiếp nhận chất thải rắn và vận chuyển ra bãi chôn lấp. 2.2. Trung chuyển và vận chuyển Phương tiện vận chuyển Vận chuyển thẳng lên bãi rác: có 342 xe ép, xe tải ben, xe hooklift với tải trọng trên 4 tấn thu gom 6.059 tấn rác/ngày từ các nơi phát sinh rác (điểm hẹn, chợ, cơ sở sản xuất, trạm ép rác kín, nơi có nguồn rác lớn) vận chuyển rác trực tiếp lên bãi xử lý với cự ly vận chuyển trung bình là 32,66 km. Phương thức vận chuyển Cty Môi trường Đô thị là đơn vị tổng thầu ký hợp đồng lại với các Cty DVCI QH tổ chức tiếp nhận, thu gom rác tại các điểm hẹn, các thùng rác công cộng hoặc các điểm phát sinh rác đổ bừa bãi trên đường phố, sau đó: - Sử dụng xe ép < 4 tấn chuyển rác đến các trạm trung chuyển rác. - Sử dụng xe ép > 4 tấn chuyển rác đưa thẳng đến khu xử lý rác. Ngoài ra, Quận 1, Quận Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh và Huyện Củ Chi, Cần Giờ là những đơn vị được phân cấp trực tiếp thực hiện công tác vận chuyển rác thông qua hợp đồng với UBND Quận - Huyện. Các mục tiêu của các trạm chuyển tiếp bao gồm: - Đón tiếp các xe thu gom rác thải một cách có trật tự; - Xử lý các rác thải thành từng khối; - Chuyển từng khối sang hệ thống vận chuyển hoạt động như một bộ phận trung gian giữa hệ thống vận chuyển và các xe thu gom rác thải; - Giảm thiểu sự lộn xộn và tác động của các hoạt động thu gom chất thải đến môi trường. Thành phần của hệ thống trung chuyển rác thải của TP. HCM bao gồm: Bô rác, điểm hẹn, trạm trung chuyển. Điểm hẹn - Là vị trí tập kết các xe tay chở rác để chuyển sang xe cơ giới Trang|5    
  6. - Trong tương lai, các điểm hẹn nằm trong thành phố cần phải được giảm dần, thay thế bằng các trạm trung chuyển với công nghệ tốt hơn. Trạm trung chuyển - Là nơi tiếp nhận rác từ các xe thu gom nhỏ để chuyển sang xe có tải trọng lớn vận chuyển đến khu xử lý. - Trạm được xây dựng kiên cố, có nền bêtông cứng, mái che và có hệ thống xử lý mùi, bụi… Đối với rác sinh hoạt: Có 2 trạm trung chuyển chính nhận rác từ các xe ép rác nhỏ, xe tải nhỏ, xe đẩy tay. - Trạm trung chuyển 12B Quang Trung, Gò Vấp. - Trạm trung chuyển Vận chuyển số 2 (345/2 Lạc Long Quân, Quận 11). 2.3.Phân loại, tái sinh, tái chế Hiện nay, rác thải sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa được phân loại rõ ràng ngay tại nguồn mà được thu gom hết tại điểm thu gom, sau đó đưa về các cơ sở xử lý mới phân loại. Việc tái sinh, tái chế chỉ ở mức độ rất ít. Trang|6    
  7. 2.4. Hiện trạng tại nơi chứa rác Công nghệ truyền thống được sử dụng để xử lý chất thải sinh hoạt ở thành là chôn lấp vệ sinh với rất nhiều nhược điểm như chiếm đất, tạo thành nước rò rỉ có nồng độ ô nhiễm cao, khí bãi chôn lấp gây hiệu ứng nhà kính,… Dự án công trường khu xử lý rác Gò Cát với ứng dụng công nghệ mới từ Tây Âu vào xử lý nước rỉ rác. Sau hơn 5 năm hoạt đông , bãi rác này đã đóng cửa từ tháng 7-2007 nhưng suốt ba năm qua rất nhiều tiền vẫn phải đổ vào đây để xử lý hàng trăm mét khối nước rỉ rác đậm đặc - một việc khó chưa biết khi nào mới xong. Ở phía tây bắc TP.HCM, khu liên hiệp xử lý chất thải rắn ở huyện Củ Chi như một đại công trường với diện tích quy hoạch hơn 800 ha. Bãi chôn lấp rác đầu tiên thuộc khu này chiếm 45 ha, gần gấp đôi bãi Gò Cát, song cũng chỉ khoảng ba năm là đầy rác, phải đóng bãi.Cạnh đó là một ô chôn rác 10ha cũng chỉ sau sáu tháng mở cửa là chứa đầy rác. Phía nam TP.HCM là bãi rác Đa Phước (huyện Bình Chánh) do Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) làm chủ đầu tư, sẽ là nơi chôn lấp hơn 20 triệu tấn rác. Chính quyền TP.HCM đã dành 128 ha giữa bốn bề sông nước để xử lý rác sinh hoạt, trong đó gần 80 ha để chôn lấp rác. Và để phục vụ bãi rác này, ngân sách còn phải chi tiền giải tỏa hơn 300 ha đất làm vành đai cách ly. III. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA RÁC THẢI SINH HOẠT 1. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người Các nguyên nhân gây bệnh: - Rác thải chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh do chứa mầm bệnh từ phân người, súc vật, rác thải y tế - Các vi khuẩn gây bệnh như: E.Coli, Coliform, giun, sán... - Ruồi, muỗi đậu vào rác rồi mang theo các mầm bệnh đi khắp nơi - Kim loại nặng: Chì, thủy ngân, crôm có trong rác không bị phân hủy sinh học, mà tích tụ trong sinh vật, tham gia chuyển hóa sinh học - Dioxin từ quá trình đốt rác thải ở các điều kiện không thích hợp Trang|7    
  8. Ảnh hưởng đến sức khỏe của người thu gom rác: bệnh phổi, phế quản, Ung thư, Sốt xuất huyết, Sida, cảm cúm, dịch bệnh và các bệnh nguy hại khác,…Các bệnh trên có thể gây ra các tác động tức thời hoặc lâu dài. Bệnh về da: nếu không sử dụng thiết bị bảo hộ khi thu gom rác thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào da và gây viêm da. Ngoài ra chất hữu cơ dễ bay hơi cũng có thể gây viêm loét da. Bệnh phổi, phế quản: chất hữu cơ dễ bay hơi gây nguy cơ bị hen suyễn nhất; chảy nước mắt, mũi; viêm họng. Trường hợp ngộ độc nặng có thể gây nhức đầu, nôn mữa. Về lâu dài có thể gây tổn thương gan và các cơ quan khác. Ngoài ra khi tiếp xúc trực tiếp với rác thải còn gây ra bênh xung huyết niêm mạc miệng, viêm họng, lợi, rối loạn tiêu hóa. Bệnh ung thư: một số thành phần chất hữu cơ dễ bay hơi trong rác có khả năng gây ung thư như: benzen, styrene butadience gây ung thư máu; tiếp xúc trực tiếp nhiều với THC có khả năng gây ung thư da, ung thư tinh hoàn. Bệnh sốt xuất huyết: rác thải là môi trường cho muỗi phát triển. Muỗi chích sẽ gây nên bệnh sốt xuất huyết và lan truyền mầm bệnh đi khắp nơi. Bệnh này gây nguy hiểm đến tính mạng, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong. Bệnh sida, cảm cúm, dịch bênh và các bệnh nguy hại khác: rác thải chứa nhiều ruồi, muỗi và vi trùng gây bệnh nên dễ bị dịch bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với rác thải. 2. Ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị Ngoài việc gây nguy hại dến sức khỏe con nguời thì rác thải sinh hoạt còn ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Nó mang lại những hình ảnh không đẹp giữa lòng thành phố văn minh và hiện đại. Dưới đây là những hình ảnh làm mất đi mỹ quan dô thị của những thành phố lớn tại Việt Nam và trên thế giới. 3. Ảnh hưởng đến môi trường sống Ô nhiễm môi trường không khí Rác thải phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong rác gây ô nhiễm môi trường không khí. Các khí phát sinh từ quá trình phân hũy chất hữu cơ trong rác là: Amoni (có mùi khai); phân có mùi hôi; hydrosunfur (trứng thối); amin (cá ươn); diamin (thịt thối),… Ngoài ra, quá trình đốt rác sẽ phát sinh nhiều khí ô nhiễm như: SO2, NOx, CO2, bụi... Trang|8    
  9. Ô nhiễm môi trường nước Nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao (chất hữu cơ: do trong rác có phân súc vật, các thức ăn thừa…, chất thải độc hại: từ các bao bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm...) nếu không được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước mặt và nước ngầm gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm môi trường đất từ rác thải do 2 nguyên nhân: Rác thải bị rơi vải trong quá trình thu gom, vận chuyển gây ô nhiễm đất do: trong rác có các thành phần độc hại như: thuốc BVTV, hóa chất, VSV gây bệnh. Nước rỉ rác nếu không được thu gom, xử lý sẽ thấm xuống đất gây ô nhiễm môi trường đất do: - Nước rỉ rác chứa nhiều kim loại nặng - Có thành phần chất hữu cơ khó phân hủy sinh học cao - Chứa nhiều vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh. IV. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT 1. Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong hệ thống quản lý rác thải Bộ khoa học công nghệ và môi trường chịu trách nhiệm vạch chiến lược cải thiện môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho nhà nước trong việc đề xuất luật lệ chính sách quản lý môi trường quốc gia. Bộ xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý chất thải. Ủy ban Nhân dân thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường và Sở Giao thông Công chính thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và luật pháp về bảo vệ môi trường của Nhà nước thông qua việc xây dựng các quy tắc, quy chế cụ thể trong việc bảo vệ môi trường của thành phố. Công ty Môi trường đô thị là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ xử lý chất thải, bảo vệ vệ sinh môi trường thành phố theo chức trách được Sở Giao Thông Công Chính thành phố giao. 2. Các yêu cầu chung trong quản lý rác thải Việc quản lý rác thải ở các thành phố nói chung, về cơ bản phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Phải thu gom và vận chuyển hết rác thải. Đây là yêu cầu đầu tiên, cơ bản của việc xử lý rác thải nhưng hiện đang còn là một khó khăn, đòi hỏi phải có nhiều cố gắng khắc phục. Trang|9    
  10. - Phải bảo đảm việc thu gom, xử lý có hiệu quả theo nguồn kinh phí nhỏ nhất nhưng lại thu được kết quả cao nhất. Bảo đảm sức khỏe cho đội ngũ những người lao động trực tiếp tham gia việc quản lý rác thải phù hợp với khả năng kinh phí của thành phố và Nhà nước. - Đưa được các công nghệ và kỹ thuật, các trang thiết bị xử lý rác thải tiên tiến của các nước vào sử dụng ở trong nước, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và lao động có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và lòng yêu nghề, có trách nhiệm với vấn đề môi trường của đất nước. Phù hợp với cơ chế quản lý của Nhà nước theo hướng chấp nhận mở cửa và cạnh tranh với nhiều thành phần kinh tế. 3. Đánh giá quy trình quản lý rác thải 3.1. Về quá trình thu gom, vận chuyển rác thải Tuy đã được xã hội hóa nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí, vệ sinh đô thị vẫn còn là vấn đề của toàn xạ hội cũng như vấn đề cảnh quan đô thị và sức khỏe cộng đồngcũng cần được chú trọng. - Việc phân loại rác không được quan tâm đúng mức chỉ dùng lại ở mức độ thí điểm. Đa số chất thải rắn không được phân loại tại nguồn, tỷ lệ thu gom rác trung bình chỉ đạt trên 90%. Tuy có phân loại tại nguồn trên địa bàn Q8 và Q6 nhưng người dân vẫn khó khăn trong việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn lí do: + Khả năng phân loại của người dân kém. + Lực lượng rác dân lập chưa đồng thuận với chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn. + Ý thức của người dân chưa cao. - Tỷ lệ thu hồi các thành phần có khả năng tái chế và tái sử dụng chỉ khoảng 20 -25%. - Đa số công nhân thu gom rác là nữ và trẻ em thất học xuất thân từ những gia đình nghèo dẫn đến những vấn đề an toàn xã hội. - Các hoạt động thu gom tự phát, thiếu tổ chức quản lý. - Dung tích chứa của các phương tiện hiện nay đều không đáp ứng khối lượng chất thải được thu gom trong một chuyến, phần lớn các phương tiện đều phải cơi nới cao lên. Hầu hết các phương tiện thu gom của lực lượng rác dân lập đều đáp ứng được nhu cầu thu gom, các phương tiện này đều có khả năng thu gom rác với khối lượng lớn (gấp 1,5 - 2 lần so với các loại thùng 660 lít), vận tốc vận chuyển nhanh như xe lam, lavi, xe bagac máy, v.v… Do hầu hết các phương tiện này là tự chế, không theo quy chuẩn hay thiết kế đảm bảo về mặt môi trường nên các phương tiện này thường gây ô nhiễm về không khí (mùi, tiếng ồn), nước (nước rỉ rác), v.v. Ưu nhược điểm của quá trình thu gom rác: Phương tiện thu gom có ưu điểm là đa dạng về hình dạng và và kích thước cho nên cơ động thích hợp với nhiều loại chất thải rắn, thu gom được từng loại chất thải rắn và thích hợp cho những khu vực hẻm nhỏ, khó di chuyển. Trang|10    
  11. Tuy nhiên vẫn có nhược điểm là không thu gom được các loại chất thải rắn nặng, cồng kềnh, cản trở phượng tiện giao thông khác, dễ bị rơi vãi ra ngoài. Loại này phổ biến dùng để chuyên chở bốc dỡ chất thải rắn ở các khu nhà ở. Loại bốc dỡ thủ công có hiệu quả hơn loại bốc dỡ cơ giới trong các khu nhà ở bởi vì lượng chất thải rắn cần bốc xếp ở rải rác các nơi với số lượng ít, thời gian tiếp xúc, bốc xếp ngắn. 3.2. Phân loại, tái chế, tái sử dụng Các nhà máy tái chế rác từ trước đến giờ đều gặp khó khăn do không thể tự động phân loại được rác thải. Đơn giản là vì chất thải rắn sinh hoạt ở TPHCM nói riêng, trên cả nước nói chung là hỗn hợp giữa các loại rác hữu cơ như rau-củ-quả, vải vụn, da, gỗ… cho đến rác vô cơ như thủy tinh, xà bần, kim loại… Trong khi đó, đa phần người dân TP không quen với việc tự phân loại rác ngay tại nhà mình trước khi đưa ra cho ngành vệ sinh đem đi đổ. Công tác phân loại rác tại thành phố Hồ Chí Minh đã được áp dụng ở một số quận trên địa bàn thành phố nhưng nó chưa thật sự hiệu quả,và vẫn còn đang là vấn đề nhức nhối của chính quyền thành phố. Trong khi đó công tác phân loại rác tại nguồn sẽ giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong khâu xử lý và tái chế chất thải. Đánh giá tỷ lệ % khả năng tái chế chất thải của các ngành sản xuất Tái chế thực tế STT Ngành công nghiệp (%) Khả năng tái chế (%) Chế biến thực phẩm 60 – 80 % 1 40% 2 Dệt nhuộm, may mặc 80 – 900 %
  12. - Giảm nhu cầu năng lượng. không được như mong muốn. - Giảm sử dụng nước. - Các quá trình phức tạp và phải tiêu tốn các nguồn tài lực cho vận chuyển, phân - Giảm sự phát thải ra không khí, đất, nước. loại làm sach. - Giảm chất thải chưa xử lí và thải bỏ. - Các chất thải khác lại được sản sinh ra. - Số các chi kì tái chế chỉ có giới hạn. Đánh giá về tái sử dụng chất thải Ưu điểm Hạn chế - Ngăn ngừa sự sản sinh chất thải. - Làm sạch và sửa chữa có thể tốn kém nhiều nguồn lực hơn là tiết kiệm - Cắt giảm lượng chất thải rắn cần phải xử lý. - Các hạn chế về thiết kế - Có thể trợ giúp cho việc giảm lượng chất - Khoảng cách vận chuyển cho việc tải thải chung. sử dụng. - Chỉ có hiệu quả hạn chế chất thải. Trong khi các nước tiên tiến như Nhật, Mỹ, Anh đầu tư hàng triệu USD tái chế rác thải vì mục tiêu tiết kiệm và bảo vệ môi trường, thì Việt Nam lại nằm trong top những quốc gia đang lãng phí nguồn tài nguyên "mới" này. TP.HCM hàng ngày có trên 7.000 tấn rác sinh hoạt thải ra môi trường, mỗi năm riêng công tác xử lý rác đã ngốn hết 235 tỷ đồng ngân sách. Phương pháp xử lý chất thải phổ biến ở Hồ Chí Minh hiện nay chỉ dừng lại ở chôn, đốt thủ công, còn người dân vẫn hàng ngày xả rác bừa bãi trên các kênh rạch, sông ngòi. Thực trạng này không chỉ gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và phát sinh bệnh tật cho con người. Trong khi đó theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, bên cạnh mục đích bảo vệ môi trường thì việc thu gom, xử lý rác thải còn hứa hẹn đem lại lợi ích kinh tế, xã hội rất lớn. Hiện một số doanh nghiệp Việt Nam cũng như trong địa bàn Thành phố đã tiên phong trong lĩnh vực này và bắt đầu thu lợi từ việc tận dụng rác vào mục đích tái chế giấy, thép, sắt..., Trang|12    
  13. sản xuất phân vi sinh, tận dụng nhiệt đốt rác để chưng thu nước cất... Công tác này vừa giúp tiết kiệm chi phí chôn lấp, tận dụng được nguồn tài nguyên rác, vừa tạo việc làm cho nhiều người. Nhưng thực trạng cho thấy, việc tái chế chất thải rắn chưa hiệu quả, chỉ có chất thải của một số ngành công nghiệp là có thể tái chế, tái sử dụng được. Trong đó, tái chế plastic chiếm tỉ lệ cao nhất do nhu cầu tương đối lớn của thị trường và đầu tư công nghệ cũng ít tốn kém hơn; phần lớn phần chất thải không có giá trị tái chế được đưa đi chôn lấp đối với chất thải không nguy hại hoặc thiêu đốt đối với chất thải nguy hại. Theo một thống kê của Hiệp hội Giấy Việt Nam, hiện các doanh nghiệp trong nước đã đầu tư lắp đặt hàng loạt dây chuyền hiện đại, đồng bộ để tái chế bột giấy từ phế liệu với tổng cộng suất lên đến 190.000 tấn mỗi năm. Tuy nhiên, khó khăn gặp phải là tỷ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng ở nước ta rất thấp. Cụ thể tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 50%, trong khi các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia và Indonesia là hơn 80%. Theo bà Từ Bích Nguyệt, Giám đốc môi trường Công ty Tetra Pak Việt Nam đã lên tiếng kêu gọi mọi người ý thức lợi ích của việc thu gom: “Hiện nay ở Việt Nam chỉ có một lượng nhỏ rác thải được thu gom để tái chế, phần còn lại chủ yếu là mang đi tiêu hủy. Đó là một sự lãng phí rất lớn, trong khi nhà máy giấy có thể tận dụng lại được tới 50-55% bột giấy bao bì làm thành thùng carton”. Việc tái chế chủ yếu do dân nhập cư, người lao động trình độ thấp thực hiện nên qui mô sản xuất nhỏ và mức đầu tư công nghệ không cao. Đa số công nghệ đều lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ do đa số được chế tạo trong nước (bằng phương pháp thủ công) nên hoạt động không hiệu quả, thường xuyên hư hỏng. Do đó, mức độ tiêu hao phế liệu rất lớn (10- 20%) và tiêu thụ điện năng nhiều. 3.3. Bãi chôn lấp Hoạt động của các bãi chôn lấp tại thành phố đã góp phần xử lý một lượng lớn rác thải. Tuy nhiên có thể nhận thấy nhiều vấn đề còn tồn tại vẫn chưa giải quyết được tại các bãi chôn lấp ví dụ như: Dự án công trường xử lý rác Gò Cát có tổng vốn đầu tư 261 tỉ đồng, trong đó Chính phủ Hà Lan tài trợ không hoàn lại 60%, phía VN 40%. Tổng diện tích công trường này là 25ha, trong đó 17,5ha chôn rác. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng vào 2/2002, Trạm xử lý nước rỉ rác tại Gò Cát do Công ty Vermeer (Hà Lan) thiết kế và lắp đặt với công suất 17,5m3/giờ bị trục trặc ở bộ phận siêu lọc khiến nước thải sau khi xử lý không đạt tiêu chuẩn gây ra mùi hôi và phải ngưng hoạt động. Người dân phản ứng gay gắt do mùi hôi từ hồ nước rỉ rác bốc ra làm ảnh hưởng đến hàng trăm hộ dân sống chung quanh. Vào thời điểm đó, một số chuyên gia, nhà khoa học về môi trường nhận định ứng dụng công nghệ mới từ các nước Tây Âu vào xử lý nước rỉ rác tại Việt Nam là không hợp lý và tốn kém vì thành phần rác và thời tiết ở mỗi nơi mỗi khác. Đầu tháng 8/2007, bãi rác Gò Cát chính thức đóng cửa sau hơn 5 năm hoạt động. Toàn bộ 3.000- 4.000 tấn rác thải ra hàng ngày “bí” đầu ra buộc phải chuyển về chôn lấp tại bãi rác Phước Hiệp (thuộc Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Tây Bắc thành phố, huyện Củ Chi) nhưng hậu quả nặng nề vãn còn đó người dân phải hứng chịu mùi hôi thối tù bãi rác, nước rĩ rác chưa Trang|13    
  14. được xử lý và tình trạng ô nhiễm nguồn nước, đất gây nên hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến môi trường. Và hiện nay bãi rác lớn nhất thành phố bãi Đa Phước với 100% vốn đầu tư từ nước ngoài cũng đang tiếp tục là vần đề gây tranh cãi với những vấn nạn ô nhiễm mà bãi tác gây ra cũng như việc chi trả tiền xử lý rác của thành phố cho bãi rác này.   Tác động tích cực Khi hoạt động, các BCL sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho xã hội: - Giúp thành phố giải quyết vấn đề rác thải, đồng thời mang lại vệ sạch đẹp cảnh quan môi trường, phòng chống, hạn chế dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân; - Giải quyết lượng lớn rác thải sinh hoạt được thải ra hằng ngày, đảm bảo cho sinh hoạt của người dân diễn ra bình thường, hạn chế sự ô nhiễm môi trường và các vấn đề phát sinh từ việc tích tụ chất thải tại khu dân cư. - Tạo công ăn, việc làm ổn định cho một số đông người làm công tác vệ sinh bãi chôn lấp sau khi hết thời hạn sử dụng sẽ được phục hồi và đưa vào sản xuất nông nghiệp hoặc các mục đích khác. Tác động tiêu cực Bên cạnh những lợi ích mà các BCL hiện nay mang lại (BCL hợp vệ sinh) như đáp ứng nhu cầu xử lý lượng chất thải rắn sinh hoạt khổng lồ của thành phố một cách hợp vệ, khắc phục những nhược điểm của BCL cũ…, việc tập trung hơn 1000 người nhặt rác về mỗi BCL có thể biến khu vực quanh BCL thành khu ổ chuột với nhiều tệ nạn xã hội phức tạp. Để giải quyết được vấn đề này, phải kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để có những quy định cụ thể đối với những người đến khu vực BCL cũng như có kế hoạch bảo vệ an ninh và cuộc sống lành mạnh cho nhân dân. Ảnh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh do tăng mật độ giao thông vận chuyển chất thải, ô nhiễm tiếng ồn bởi động cơ xe tải và nguy cơ tai nạn giao thông. Tăng mức độ rủi ro về các tai nạn gây ô nhiễm các nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất trong quá trình xây dựng và vận hành BCL dẫn tới những tác động tiêu cực đến môi trường sống và sức khỏe của người dân ở khu vực xung quanh Có thể là nguồn gốc gây ra các loại dịch bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ của cộng đồng dân cư; Hoạt động chôn lấp chất thải tại các bãi chôn lấp đã tạo ra một ma trận nguy hại tại đây: Mối nguy hại – Địa điểm tại các nơi chứa rác Mối nguy hại KHÍ BÃI RÁC NƯỚC RỈ Gây ngạt RÁC Cháy nổ Mùi hôi Khí độc Địa điểm thở X X Cầu cân Trang|14    
  15. X X X Sàn phân loại X X X X X Ngay tại BCL X X Khu văn phòng XX X X Dân cư xung quanh V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN 1. Biện pháp quản lý chất thải sinh hoạt Những nguyên tắc chung Chiến lược quản lý chất thải rắn sinh hoạt sẽ theo hướng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, bảo tồn tài nguyên, giữ gìn sức khỏe và bảo vệ môi trường. Chất thải sinh hoạt gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đô thị và do vậy phải được kiểm soát chặt chẽ. Khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt phụ thuộc vào sự tăng trưởng của xã hội, phong tục tập quán và ý thức của người dân. Những điểm đặc biệt cần lưu ý: Chiến lược quản lý chất thải rắn sinh hoạt cần xem xét trên quan điểm từ phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý. Các biện pháp hành chính phải được thực hiện dồng thời với việc đầu tư tài chính để bảo đảm các biện pháp kỹ thuật hoạt động một cách hiệu quả. Tăng cường sự tham gia, ủng hộ của nhân dân - Phải có thông tin đầy đủ các lợi ích kinh tế xã hội và môi trường của việc quản lý chất thải sinh hoạt. - Nêu rõ tính cấp bách của việc quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Khẳng định được tính an toàn cao của các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong quản lý. - Làm cho mọi người thấy được tầm quan trọng của sự tự giác của nhân dân, việc tham gia các ý kiến đóng góp cụ thể cho công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, hay những phản ánh kịp thời về các vấn đề môi trường cho cơ quan có chức năng. Vai trò của các cơ quan chủ quản: - Sự quan tâm và ủng hộ của cơ quan chuyên môn đối với việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật tiên tiến giảm thiểu lượng chất thải sinh ra như việc không sử dụng xe quá cũ hoặc tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất hoặc nhập khẩu các thiết bị phục vụ xử lý chất ô nhiễm hoặc thiết bị sản xuất sinh ra ít chất ô nhiễm như tuốc bin chạy khí phát điện… Trang|15    
  16. - Việc thanh tra các công trình xử lý trong thời gian xây dựng cũng như trong lúc vận hành cần có tính thương lượng, quan tâm hơn là quan liêu, ra lệnh. - Tăng cường thông tin đại chúng để tạo sự ủng hộ và tham gia của dân chúng. Quản lý thông qua các văn bản luật – “Công cụ điều hành và kiểm soát” (CAC) Pháp luật là công cụ quản lý môi trường hiệu quả với nhiều văn bản luật, nghị định, công ước, quy chế, hướng dẫn… sử dụng trong việc quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải sinh hoạt nói riêng: - Nghị định số 121/2004/NĐ-CP của chính phủ ngày 12/5/2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong bảo vệ môi trường - Chỉ thị số 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp. - Thông tư liên tịch số 1590/1997/TTLB-KHCNMT-XD của Bộ Khoa học công nghệ và môi trường và Bộ Xây dựng ban hành ngày 17/10/1999 hướng dẫn thi hành chỉ thị số 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lýchất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp. - TCVN 6696-2000 – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh – Yêu cầu về bảo vệ môi trường. - TCVN 6705-2000 – Chất thải rắn không nguy hại – Phân loại. Quản lý bằng công cụ kinh tế (EIs): Phí môi trường: Phí môi trường của Việt Nam trong lĩnh vực quản lý chất thải sinh hoạt là “phí rác thải sinh hoạt”. Phí rác thải sinh hoạt là công cụ kinh tế được sử dụng khá sớm. Về cơ bản, loại phí này chủ yếu được sử dụng ở khu vực đô thị. Quy định thu phí do UBND thành phố hoặc các tỉnh quy định, do vậy mức thu phí có thể khác nhau và phụ thuộc vào từng địa phương. Nhìn chung, mức phí hiện nay là 10.000-20.000/tháng/hộ gia đình, các khu thương mại, nhà hàng, khách sạn… thì chịu mức phí cao hơn. Theo điều tra trên địa bàn thành phố, các hộ gia đình tỏ ra sẵn sàng chi trả phí rác thải cao hơn nếu họ được hưởng dịch vụ thu gom rác tốt và hiệu quả hơn. Đặt cọc hoàn trả: Để hạn chế đáng kể lượng rác thải phát sinh ra môi trường, trong đó có các loại rác có khả năng tái sinh, tái chế. Mặt khác, tạo thói quen và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về trách nhiệm với rác thải mà họ thải ra. Quỹ môi trường: Trang|16    
  17. Quỹ môi trường là loại EIs được sử dụng khá phổ biến hiện nay cho mục đích bảo vệ môi trường. Lĩnh vực quản lý chất thải sinh hoạt được hỗ trợ rất lớn từ 2 nguồn Quỹ môi trường quốc gia và Quỹ môi trường địa phương. Quỹ môi trường quốc gia: để huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước nhằm hỗ trợ các chương trình, dự án, các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước. Quỹ môi trường địa phương: mục tiêu chủ yếu là cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp công nghiệp có hoạt động sản xuất sạch hơn. Điều này góp phần hạn chế chất thải sinh hoạt phát sinh ra môi trường, tăng khả năng tái sinh, tái chế và sinh lợi từ chất thải ngay tại nhà máy. Một số kiến nghị: - Để thực hiện tốt EIs, cần phải thực hiện 2 nguyên tắc cơ bản: Người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP) và Người được hưởng lợi từ môi trường cũng phải trả tiền (BPP). Về khía cạnh này, EIs thể hiện sự đảm bảo về mặt công bằng xã hội. - Nhà nước nên có những cơ chế chính sách phù hợp cho việc hình thành và khuyến khích sử dụng EIs trong quản lý môi trường nói chung và quản lý CTRĐT nói riêng. Phải thể hiện cụ thể trong các điều luật, nghị quyết. Coi EIs là một tất yếu trong bối cảnh của cơ chế thị trường. - Để thực hiện tốt EIs, cần có sự phối hợp với các loại công cụ khác như công cụ pháp lý, công cụ tuyên truyền giáo dục, công cụ kỹ thuật… Đồng thời, không ngừng hoàn thiện cơ chế thị trường - ứng với mỗi thời kỳ sẽ có những loại EIs phù hợp với thời kỳ đó. - Phải có đội ngũ cán bộ đủ năng lực trong việc thực thi EIs trong quản lý môi trường, từ việc nghiên cứu xây dựng cho đến triển khai thực hiện. 2. Các biện pháp hỗ trợ Các biện pháp hỗ trợ trước mắt - Tăng cường các phương tiện vận chuyển và thiết bị công trình có độ an toàn cao. Cấp cứu kịp thời khi có sự cố, giải quyết nhanh các hậu quả có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân. - Tích cực bảo vệ tốt diện tích cây xanh trồng xung quanh BCL rác để giảm thiểu ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tạo cảnh quan cho khu vực. - Tận dụng tối đa lượng đất thải bỏ trong quá trình đào hố chôn lấp. Các biện pháp hỗ trợ dài hạn Hoàn thiện khung thể chế và năng lực thể chế Để quản lý hiệu quả chất thải sinh hoạt Việt Nam nói chung và TpHCM nói riêng, cần xây dựng một khung thể chế hoàn thiện. Trong đó, phân công rõ ràng vai trò của từng cấp (từ trung Trang|17    
  18. ương đến địa phương) trong việc giải quyết các nhiệm vụ cụ thể liên quan đến công tác quản lý chất thải sinh hoạt. Bên cạnh việc xây dựng một khung thể chế hoàn thiện, cần chú trọng đến năng lực của thể chế. Các vấn đề sau đây cần được quan tâm hơn nữa nhằm phát huy tối đa hiệu quả của công tác quản lý chất thải sinh hoạt hiện nay: Cần tăng cường hoạt động giám sát Nhà nước về CTRĐT nói chung và chất thải sinh hoạt nói riêng. Cần nâng cao kiến thức chuyên môn cho các cán bộ đang hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất thải thông qua các chương trình tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực… - Chú ý tăng cường quan trắc chất thải trên địa bàn thành phố. - Phân công, phân trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan quản lý nhà nước về vai trò và quyền hạn trong công tác quản lý chất thải Thể hiện rõ hơn vai trò của cộng đồng Cộng đồng có vai trò rất lớn trong việc chia sẻ gánh nặng quản lý với chính quyền địa phương và cả nước. Chương trình xã hội hoá hoạt động thu gom chất thải trên địa bàn TpHCM từ những năm 1990 đến nay đã cho thấy hiệu quả đáng kể trong công tác thu gom, phân loại chất thải, góp phần đáng kể vào công tác tái sinh, tái chế chất thải rắn, càng thể hiện rõ vai trò không thể thiếu của cộng đồng trong công tác quản lý chất thải rắn nói chung. Do đó, chính quyền cần chú trọng đến vai trò của cộng đồng hơn nữa trong công tác quản lý chất thải rắn. Tạo điều kiện cho cộng đồng tiếp cận với các vấn đề chất thải rắn để từ đó đóng góp tiếng nói của họ trong công tác quản lý. Nói khác hơn, nếu vai trò của cộng đồng được chính quyền xem trọng hơn, nếu cộng đồng được chia sẻ nhiều thông tin hơn về những tác động có thể xảy ra đối với họ từ hoạt động của BCL thì những quyết định từ phía chính quyền sẽ thuyết phục cư dân hơn. Giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng Thường xuyên nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn đã được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường: - Tổ chức các chiến dịch truyền thông gây ấn tượng mạnh, nhằm phát động phong trào toàn dân thực hiện Luật Bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh phong trào: xanh-sạch-đẹp, Ngày chủ nhật xanh… - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trực tiếp cho cộng đồng thông qua đội ngũ những người tình nguyện (Đoàn viên, hội viên, Hội phụ nữ…). - Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các tài liệu, sách báo tuyên truyền, hướng dẫn bảo vệ môi trường nói chung và quản lý CTRĐT nói riêng. Giáo dục cộng đồng theo bốn vấn đề lớn: - Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng - Giáo dục môi trường ở các cấp học mầm non, tiểu học, phổ thông, đại học, sau đại học. - Huấn luyện, đào tạo phục vụ công tác quản lý CTR nói chung và quản lý chất thải sinh hoạt nói riêng. - Các hoạt động phong trào mang tính truyên truyền giáo dục. 1. Áp dụng kĩ thuật và công nghệ Trang|18    
  19. Công nghệ xử lý chất thải ở các đô thị Việt Nam thường là tự thiết kế và chế tạo, nhưng đã tập hợp tương đối đầy đủ các loại hình có tính phổ biến để xử lý chất thải rắn, nước thải và khí thải đô thị.Trình độ công nghệ đã đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.Đặc biệt, giá giảm so với giá của công nghệ ngoại nhập. Tuy nhiên, việc sản xuất thiết bị, công nghệ còn ở tình trạng cá thể, đơn chiếc, chưa có sản xuất chế tạo công nghệ môi trường hàng loạt hoặc sản xuất trên dây chuyền công nghiệp.Thị trường công nghệ môi trường nội địa chưa được hình thành cho dù hiện tại đang có nhu cầu.Vốn đầu tư cho môi trường ở nước ta còn rất hạn chế.Khả năng cung thì có nhưng chưa có sản phẩm công nghiệp và thương hiệu để bán.Một số công nghệ được sử dụng và có những hiệu quả nhất định trong xử lý chất thải tại thành phố. Hiện nay có nhiều loại công nghệ khác nhau để xử lý chất thải, mỗi công nghệ chỉ có khả năng ứng dụng tốt trong một phạm vi nhất định, trong điều kiện nhất định. Theo Chiến lược quản lý chất thải quốc gia, chất thải phải được xử lý tập trung theo quy trình khép kín. Do điều kiện chưa cho phép nên hiện tại mỗi địa phương đều phải tự vận động theo cách riêng của mình, dẫn đến việc mất cân đối, gây tác động tương tác xấu. Vì vậy, cần phải lựa chọn mô hình quản lý phù hợp hơn, miền. Cụ thể là phân nhỏ hợp lý theo từng cụm một hoặc vài tỉnh để đáp ứng nhu cầu quản lý thực tế. Tuy nhiên, dù quản lý theo cách nào đi nữa thì tại các cụm xử lý chất thải khuyến nghị áp dụng các giải pháp công nghệ dưới đây: Phân loại và xử lý cơ học Đây là khâu ban đầu không thể thiếu trong quy trình xử lý chất thải. Biện pháp này sẽ làm tăng hiệu quả tái chế và xử lý ở các bước tiếp theo. Các công nghệ dùng để phân loại, xử lý cơ học chất thải bao gồm: Cắt, nghiền, sàng, tuyển từ, tuyển khí nén… Ví dụ, các loại chất thải có kích thước lớn và thành phần khác nhau phải được phân loại ngay khi tiếp nhận. Các chất thải rắn chứa các chất độc hại (như muối cyanua rắn) cần phải được đập thành những hạt nhỏ trước khi hòa tan để xử lý hóa học. Các chất thải hữu cơ dạng rắn có kích thước lớn phải được băm và nghiền nhỏ đến kích thước nhất định, rồi trộn với các chất thải hữu cơ khác để xử lý thiêu đốt… Công nghệ thiêu đốt Đốt là quá trình oxy hóa chất thải ở nhiệt độ cao. Công nghệ này rất phù hợp để xử lý chất thải. Để triển khai theo hướng này, cần có thời gian chuẩn bị nhiều mặt, cả về pháp lý, nguồn lực thu gom vận chuyển, sự đồng thuận của cộng đồng và doanh nghiệp. Khi thiết kế lò đốt chất thải phải đảm bảo 4 yêu cầu cơ bản: cung cấp đủ ôxy cho quá trình nhiệt phân bằng cách đưa vào buồng đốt một lượng không khí dư; khí dư sinh ra trong quá trình cháy phải được duy trì lâu trong lò đốt đủ để đốt cháy hoàn toàn. Công nghệ thiêu đốt có nhiều ưu điểm như khả năng tận dụng nhiệt, xử lý triệt để khối lượng, sạch sẽ, không tốn đất để chôn lấp nhưng cũng có một số hạn chế như chi phí đầu tư, vận hành, xử lý khí thải lớn, dễ tạo ra các sản phẩm phụ nguy hiểm. Công nghệ xử lý hóa – lý Công nghệ xử lý hóa - lý là sử dụng các quá trình biến đổi vật lý, hóa học để làm thay đổi tính chất của chất thải nhằm mục đích chính là giảm thiểu khả năng nguy hại của chất thải đối với môi trường. Công nghệ này rất phổ biến để thu hồi, tái chế chất thải, đặc biệt là một số loại nguy hại như dầu, mỡ, kim loại nặng, dung môi. Trang|19    
  20. Biện pháp tái chế, thu hồi chất thải bằng công nghệ hóa - lý chỉ thực sự mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường đối với những nhà máy xử lý chất thải quy mô lớn, đầu tư công nghệ hiện đại để có thể thu hồi sản phẩm từ chất thải. Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh Chôn lấp hợp vệ sinh là biện pháp tiêu hủy chất thải được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới. Trước đây, nhiều quốc gia tiên tiến như Anh, Nhật cũng dùng biện pháp chôn lấp, kể cả một số loại chất thải hạt nhân, lây nhiễm hoặc độc hại, nhưng trước khi chôn lấp phải được cách ly an toàn bằng các vật liệu phù hợp như chì, bêtông nhiều lớp để chống phóng xạ. Theo công nghệ này, chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại dạng rắn hoặc sau khi đã cố định ở dạng viên được đưa vào các hố chôn lấp có ít nhất 2 lớp lót chống thấm, có hệ thống thu gom nước rò rỉ để xử lý, có hệ thống thoát khí, có giếng khoan để giám sát khả năng ảnh hưởng đến nước ngầm. Việc xây dựng hố chôn lấp chất thải phải theo đúng các quy chuẩn thiết kế về kích thước, độ dốc, các lớp chống thấm đáy và vách, xử lý nước rò rỉ, khí gas và các quy định tiêu chuẩn liên quan khác. Giới thiệu một số công nghệ mới có thể áp dụng Ngoài một số giải pháp công nghệ nêu trên, chúng ta cũng nên nghiên cứu, cân nhắc các công nghệ mới, tiên tiến hiện nay đang được một số nước áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Và vừa qua Hội thảo "Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện Việt Nam" do Hiệp hội môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 21-10 tại Hà Nội tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng rác thải của Việt Nam và lựa chọn phương pháp xử lý tốt nhất cho vấn đề rác thải sinh hoạt tại Việt Nam. Tại hội thảo, rất nhiều công nghệ xử lý rác được các công ty giới thiệu nhằm góp phần giải quyết vấn đề môi trường, rác thải của Việt Nam hiện nay. Trong đó, công nghệ chuyển hóa rác thải thành năng lượng của tập đoàn Hitachi Zosen Corporation (Nhật Bản) được các chuyên gia đánh giá cao. Công nghệ này đang được tiến hành làm dự án mẫu xử lý rác thải công nghiệp phát điện tại Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội). Trên cơ sở dự án mẫu sẽ tiến hành hoạt động nhân rộng công nghệ xử lý rác thải thành năng lượng ra các khu vực lân cận thành phố Hà Nội và trên cả nước. Cũng tại buổi hội thảo, ông Nguyễn Gia Long, giám đốc Công ty TNHH Thủy lực - Máy đã giới thiệu tới các chuyên gia, các nhà quản lý và các đơn vị liên quan công nghệ MBT-CD.08 - Công nghệ xử lý và tái chế rác thải thành viên nhiên liệu và vật liệu xây dựng - Không chôn lấp. Công nghệ này đã được hội đồng khoa học quốc gia thẩm định, được BXD cấp chứng nhận là công nghệ phù hợp, cho phép nhân rộng trên cả nước và được cục SHTT cấp bằng phát minh sáng chế. Đây là công nghệ phù hợp với xu thế chuyển hóa, tái tạo năng lượng từ chất thải rắn của thế giới theo quy chuẩn quản lý chất thải rắn của Bộ Xây Dựng (QCXDVN 1/2008). Một số công nghệ khác có thể áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh như: công nghệ xử lý bằng phương pháp nhiệt phân và khí hóa để có thể thu hồi năng lượng, nâng cao tỷ lệ tái chế, thu Trang|20    
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2