intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các em đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức" để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức

  1. Sở GD – ĐT Hà Nội ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II Trường THPT Việt Đức MÔN HÓA HỌC – LỚP 10 Năm học 2022 – 2023 A. LÝ THUYẾT Chương 6: Tốc độ phản ứng hóa học: 1. Tốc độ phản ứng và tốc độ phản ứng trung bình. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích tiếp xúc, chất xúc tác. 3. Mối quan hệ giữa nhiệt độ và tốc độ phản ứng: Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff. 4. Định luật tác dụng khối lượng. Chương 7: Nguyên tố nhóm halogen: 1. Khái quát về nhóm halogen (vị trí, trạng thái tự nhiên, cấu tạo nguyên tử, cấu tạo phân tử). 2.Tính chất vật lý, tính chất hóa học, phương pháp điều chế đơn chất halogen. 3. Tính chất hóa học của hydrochloric acid B. BÀI TẬP * Toàn bộ bài tập trong SGK Hóa học 10 * Một số bài tập tham khảo I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Tốc độ phản ứng là: A. độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. B. độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. C. độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian. D. độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. Câu 2. Hoàn thành phát biểu về tốc độ phản ứng sau:"Tốc độ phản ứng được xác định bởi độ biến thiên ...(1)... của ...(2)... trong một đơn vị ...(3)..." A. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thể tích. B. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thời gian. C. (1) thời gian, (2) một chất sản phẩm, (3) nồng độ. D. (1) thời gian, (2) các chất phản ứng, (3) thể tích. Câu 3. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: A. Nhiệt độ chất phản ứng. B. Thể vật lí của chất phản ứng (rắn, lỏng, kích thước lớn, nhỏ....). C. Nồng độ chất phản ứng. D. Tỉ lệ mol của các chất trong phản ứng. Câu 4. Cho các yếu tố sau: (a) Nồng độ, (b) Nhiệt độ, (c) Chất xúc tác, (d) Áp suất, (e) Khối lượng chất rắn, (f) Diện tích bề mặt chất rắn. Có mấy yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 5. Đối với phản ứng có chất khí tham gia thì nhận định nào dưới đây đúng? A. Khi áp suất tăng thì tốc độ phản ứng giảm. B. Khi áp suất tăng thì tốc độ phản ứng tăng. C. Khi áp suất giảm thì tốc độ phản ứng tăng. D. Áp suất không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Câu 6. Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff γ có ý nghĩa gì? A. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng nhỏ. B. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng càng nhỏ. C. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng mạnh. D. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng càng mạnh. 1
  2. Câu 7. Hằng số tốc độ phản ứng k phụ thuộc yếu tố nào sau đây: A. Bản chất chất phản ứng và nhiệt độ. B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng. C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng. D. Chất xúc tác. Câu 8. Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu? A. Nhiệt độ. B. Chất xúc tác. C. Nồng độ. D. Áp suất. Câu 9. Thực hiện phản ứng: 2H2O2 (l) → 2H2O (l) + O2 (g) Cho các yếu tố: (1) tăng nồng độ H2O2, (2) giảm nhiệt độ, (3) thêm xúc tác MnO2. Những yếu tố làm tăng tốc độ phản ứng là A. 1, 3. B. chỉ 3. C. 1, 2. D. 1, 2, 3. Câu 10. Cho 5 gam kẽm viên vào cốc đựng 50 ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25o). Tốc độ của phản ứng không đổi khi A. thay 5 gam kẽm viên bằng 5 gam kẽm bột. B. thêm 50 ml dung dịch H2SO4 4M nữa. C. thay 50 ml dung dịch H2SO4 4M bằng 100 ml dung dịch H2SO4 2M. D. đun nóng dung dịch. Câu 11. Cho bột Fe vào dung dịch HCl loãng. Sau đó đun nóng hỗn hợp này. Phát biểu sau đây không đúng? A. Khí H2 thoát ra nhanh hơn. B. Lượng muối thu được nhiều hơn so với không đun nóng khi phản ứng kết thúc. C. Bột Fe tan nhanh hơn D. Nồng độ HCl giảm nhanh hơn. Câu 12. Cho phản ứng xảy ra trong pha khí sau: H2 + Cl2 ⎯⎯ 2HCl. Biểu thức tốc độ trung bình của → phản ứng là: CH2 CCl2 CHCl CH2 CCl2 −CHCl A. v = = = . B. v = = = . t t t t t t −CH2 −CCl2 CHCl −CH2 −CCl2 CHCl C. v = = = . D. v = = = . t t t t t 2t Câu 13. Cho phương trình hóa học của phản ứng: X + 2Y → Z + T. Ở thời điểm ban đầu, nồng độ của chất X là 0,01 mol/L. Sau 20 giây, nồng độ của chất X là 0,008 mol/L. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất X trong khoảng thời gian trên là A. 4,0.10−4 mol/(L.s). B. 1,0.10−4 mol/(L.s). C. 7,5.10−4 mol/(L.s). D. 5,0.10−4 mol/(L.s). Câu 14. Khi nhiệt độ tăng lên 10o, tốc độ của một phản ứng hóa học tăng lên 3 lần. Hỏi tốc độ của phản ứng đó tăng lên bao nhiêu lần khi nâng nhiệt độ lên từ 30oC đến 50oC? A. 3 lần. B. 6 lần. C. 9 lần. D. 27 lần. Câu 15. Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 33,6 ml khí O2 (ở đktc) theo phương trình: 2H2O2 ⎯⎯⎯ 2H2O + O2 → MnO 2 Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây trên là A. 5,0.10−4 mol/(L.s). B. 5,0.10−5 mol/(L.s). C. 1,0.10−3 mol/(L.s). D. 2,5.10−4 mol/(L.s). Câu 16. Khi nhiệt độ tăng lên 10o, tốc độ của một phản ứng hóa học tăng lên 3 lần. Hỏi tốc độ của phản ứng đó thay đổi như thế nào khi giảm nhiệt độ lên từ 80oC xuống 40oC? A. Tăng 81 lần. B. Tăng 27 lần. C. Giảm 81 lần. D. Giảm 27 lần. Câu 17. Thực hiện phản ứng sau: CaCO3 + 2HCl ⎯⎯ CaCl2 + CO2 ↑ + H2O. Theo dõi thể tích CO2 → thoát ra theo thời gian, thu được đồ thị như sau (thể tích khí được đo ở áp suất khí quyển và nhiệt độ phòng). 2
  3. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng? A. Ở thời điểm 90 giây, tốc độ phản ứng bằng 0. B. Tốc độ phản ứng giảm dần theo thời gian. C. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian từ thời điểm đầu đến 75 giây là 0,33 ml/s. D. Tốc độ trung bình của phản ứng trong các khoảng thời gian 15 giây là như nhau. Câu 18. Cho các phát biểu sau: (a) Tốc độ của phản ứng hóa học là đại lượng mô tả mức độ nhanh hay chậm của chất phản ứng hoặc sản phẩm tạo thành. (b) Tốc độ của phản ứng hóa học là hiệu số nồng độ của một chất trong hỗn hợp phản ứng tại hai thời điểm khác nhau. (c) Tốc độ của phản ứng hóa học có thể có giá trị âm hoặc dương. (d) Trong cùng một phản ứng hóa học, tốc độ tạo thành của các chất sản phẩm khác nhau là khác nhau, tùy thuộc vào hệ số cân bằng của chúng trong phương trình hóa học. (e) Trong cùng một phản ứng hóa học, tốc độ tiêu thụ của chất phản ứng khác nhau sẽ như nhau nếu chúng được lấy với cùng một nồng độ. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 19. Khí oxygen được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân potassium chlorate. Để thí nghiệm thành công và rút ngắn thời gian tiến hành có thể dùng một số biện pháp sau: (1) Dùng chất xúc tác manganes dioxide. (2) Nung ở nhiệt độ cao. (3) Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxygen. (4) Đập nhỏ potassium chlorate. (5) Trộn đều bột potassium chlorate và xúc tác. Số biện pháp dùng để tăng tốc độ phản ứng là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 20. Cho phản ứng A + 2B ⇄ C. Nồng độ ban đầu của A là 1M, B là 3M, hằng số tốc độ k=0,5 L/mol.s. Biết tốc độ của phản ứng tỉ lệ thuận với nồng độ của các chất tham gia phản ứng với số mũ là hệ số tỉ lượng của chất đó trong phương trình hóa học. Tốc độ của phản ứng khi đã có 20% chất A tham gia phản ứng là: A. 0,016 (mol/L.s). B. 2,304 (mol/L.s). C. 2,704 (mol/L.s). D. 2,016 (mol/L.s). Câu 21. Theo chiều từ F → Cl → Br →I, giá trị độ âm điện của các nguyên tố A. không đổi. B. tăng dần. C. giảm dần. D. không có quy luật chung Câu 22. Nguyên tử của các nguyên tố halogen đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng A. ns2np5. B. ns2np4. C. ns2. D. ns2np6. Câu 23. Trong đơn chất tử F2 đến I2. Chất có tính oxi hoá mạnh nhất là A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2. 3
  4. Câu 24. Khi tác dụng với các kim loại, các nguyên tử halogen thể hiện xu hướng nào sau đây? A. Nhận 1 electron. B. Nhường 7 electron. C. Nhường 1 electron.. D. Góp chung 1 electron. Câu 25. Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm chung cho các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)? A. Lớp electron ngoài cùng đều có 7 electron. B. Nguyên tử đều có khả năng nhận thêm 1 electron. C. Chỉ có số oxi hóa -1 trong các hợp chất. D. Các hợp chất với hydrogen đều là hợp chất cộng hóa trị. 𝑡𝑜 Câu 26. Cho sơ đồ: Cl2 + KOH → A + B + H2O ; Cl2 + KOH → A + C + H2O Công thức hoá học của A, B, C, lần lượt là A. KCl, KClO, KClO4. B. KClO3, KCl, KClO. C. KCl, KClO, KClO3. D. KClO3, KClO4, KCl. Câu 27. Khi tiến hành điều chế và thu khí chloride vào bình, để ngăn khí chloride thoát ra ngoài gây độc, cần đậy miệng bình thu khí chloride bằng bông có tẩm dung dịch chất nào sau đây A. NaCl. B. HCl. C. NaOH. D. KCl. Câu 28. Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí Cl2 khi cho chất rắn nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng? A. CaCO3. B. NaHCO3. C. FeO. D. MnO2. Câu 29. Hít thở không khí có chứa khí nào sau đây vượt ngưỡng 30 µg/m không khí (QCVN 3 06:2009/BTNMT) sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây viêm đường hô hấp, co thắt phế quản, khó thở? A. O2 B. Cl2 C. N2 D. O3 Câu 30. Số oxi hóa của Cl trong HCl là A. +1 B. -1 C. 0 D. +2 Câu 31. Kim loại tác dụng với dd HCl và tác dụng với khí Cl2 đều thu được cùng một muối là A. Fe B. Zn C. Cu D. Ag Câu 32. Cho các phản ứng sau: o (1) 4HCl + MnO2 ⎯⎯ MnCl2 + Cl2 + 2H2O t → o (2)14HCl + K2Cr2O7 ⎯⎯ 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O t → o (3)16HCl + 2KMnO4 ⎯⎯ 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O t → (4) 2HCl + Fe ⎯⎯ FeCl2 + H2 → (5)6HCl + 2Al ⎯⎯ 2AlCl3 + 3H2 → Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1 𝑡 𝑜 Câu 33. Cho phản ứng: KMnO4 + HCl (đặc) → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O Hệ số cân bằng phản ứng là các số tối giản. Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử là A. 5 B. 8 C. 10 D. 16 Câu 34. Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl là A. Cu, Fe, Al. B. Fe, Mg, Al. C. Cu, Pb, Ag. D. Fe, Au, Cr. Câu 35. Hoà tan 6 gam kim loại X (hoá trị II) tác dụng vừa đủ 3,7185 lít khí Cl2 (đkc). Kim loại X là A. Ca. B. Zn. C. Ba. D. Mg. Câu 36. Cho 5,4 gam Al tác dụng hết với khí Cl2 (dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 12,5. B. 25,0. C. 19,6. D. 26,7. Câu 37. Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,958 lít khí H2 ở đkc và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là A. 6,4. B. 8,5. C. 2,2. D. 2,0. 4
  5. Câu 38. Cho 30,45 gam MnO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl đặc, nóng thu được V lít khí Cl2 (đkc). Giá trị của V là A. 7,437 lít. B. 12,395 lít. C. 8,6765 lít. D. 4,958 lít. Câu 39. Trong các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt thì khâu cuối cùng của việc xử lí nước là khử trùng nước. Một trong những phương pháp khử trùng nước đang được dùng phổ biến ở nước ta là dùng chloride. Lượng chloride được bơm vào nước trong bể tiếp xúc theo tỉ lệ 5 gam/m 3. Nếu với dân số của một tỉnh là 3,5 triệu người, mỗi người dùng 200 lít nước/ngày, thì các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cần dùng bao nhiêu kg chloride mỗi ngày cho việc xử lí nước? A. 4500. B. 3000. C. 3500. D. 4000. Câu 40. Cho các phát biểu: (a) Trong phòng thí nghiệm, chlorine được điều chế bằng cách điện phân dung dịch muối ăn bão hòa có màng ngăn giữa các điện cực. (b) Trong các phản ứng hóa học, halogen chỉ thể hiện tính oxi hóa. (c) Fluorine có số oxi hóa bằng -1 trong các hợp chất. (d) Trong phản ứng điều chế nước Javel từ chlorine và sodium hydroxide, chlorine vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử. (e) Có thể điều chế bromine bằng cách cho khí fluorine vào dung dịch sodium bromide. (f) Nước clorine có khả năng tẩy màu là do có mặt hydrocloric acid là acid mạnh. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. II. TỰ LUẬN Câu 1. Hãy giải thích các hiện tượng sau: a. Các nhà khảo cổ thường tìm được xác các loài động thực vật thời tiền sử nguyên vẹn trong băng. Hãy giải thích tại sao băng lại giúp bảo quản xác động thực vật. b. Khi thắng đường để làm caramen hoặc nước hàng, ta thường dùng đường kính chứ không dùng đường phèn. c. Khi dùng MnO2 làm xúc tác trong phản ứng phân hủy H2O2, tại sao ta cần dùng MnO2 ở dạng bột chứ không dùng ở dạng viên. Câu 2. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: a. KMnO4 ⎯⎯ Cl2 ⎯⎯ HCl ⎯⎯ FeCl2 ⎯⎯ FeCl3 ⎯⎯ AgCl (1) → (2) → (3) → (4) → (5) → b. MnO2 ⎯⎯ Cl2 ⎯⎯ FeCl3 ⎯⎯ NaCl ⎯⎯ Cl2 ⎯⎯ CuCl2 ⎯⎯ AgCl (1) → (2) → (3) → (4) → (5) → (6) → Câu 3. Viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau: a. Cho Na tác dụng với I2, đun nóng. b. Sục Cl2 vào dung dịch KOH, đun nóng. c. Cho CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl. d. Sục khí Cl2 vào dung dịch Na2CO3. Câu 4. Dữ liệu thí nghiệm của phản ứng: SO2Cl2 (g) → SO2 (g) + Cl2 (g) được trình bày ở bảng sau: Nồng độ (M) SO2Cl2 SO2 Cl2 Thời gian (phút) 0 1,00 0 0 100 ? 0,13 0,13 200 0,78 ? ? (a) Tính tốc độ trung binh của phản ứng theo SO2Cl2 trong thời gian 100 phút. (b) Sau 100 phút, nồng độ của SO2Cl2 còn lại là bao nhiêu? (c) Sau 200 phút, nồng độ của SO2 và Cl2 thu được là bao nhiêu? 5
  6. Câu 5. NOCl là chất khí độc, sinh ra do sự phân hủy nước cường toan (hỗn hợp HNO3 và HCl có tỉ lệ 1:3) NOCl có tính oxi hóa mạnh, ở nhiệt độ cao bị phân hủy theo phản ứng hóa học sau: 2NOCl ⎯⎯ 2NO + Cl2. → Tốc độ phản ứng ở 700C là 2.10-7 mol/(L.s) và ở 800C là 4,5.10-7 mol/(L.s). (a) Tính hệ số nhiệt độ  của phản ứng. (b) Dự đoán tốc độ phản ứng ở 600C. Câu 6. Cho 18,4 gam hỗn hợp hai kim loại Cu và Fe phản ứng vừa đủ với V lít khí Cl2 (ở đkc) thu được 43,25 gam hỗn hợp hai muối chloride. Xác định giá trị của V? Câu 7. Cho 13,2 gam hỗn hợp Mg và Fe tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch X và 8,6765 lít khí H2 (đkc). a. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu? b. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Tính m? Câu 8. Hòa tan 17,75 gam hỗn hợp gồm NaCl và NaBr vào nước thành dung dịch. Sục khí Cl2 vừa đủ vào dung dịch sau đó cô cạn dung dịch thu được thì thu được 13,30 gam muối khan. Xác định khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. Câu 9. Dùng chlorine để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, lượng chlorine dư nhiều sẽ gây nguy hiểm cho con người và môi trường nên cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ chlorine dư trong nước. Cách đơn giản để kiểm tra lượng chlorine dư là dùng potassium iodide và hồ tinh bột. Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong quá trình kiểm tra này? Câu 10. Ở vùng đồng bằng (độ cao gần mực nước biển), nước sôi ở 100 oC. Trên đỉnh núi Fansipan (cao 3200m so với mực nước biển ), nước sôi ở 90 oC. Khi luộc chín một miếng thịt trong nước sôi, ở vùng đồng bằng mất 3,2 phút (min), trong khi trên đỉnh núi Fansipan mất 3,8 phút (min). (a) Tính hệ số nhiệt độ của phản ứng làm chín miếng thịt trên? (b) Nếu luộc miếng thịt trên đỉnh núi cao hơn, tại đó nước sôi ở 80oC thì mất bao lâu để luộc chín miếng thịt? 6
  7. Sở GD – ĐT Hà Nội ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II Trường THPT Việt Đức MÔN HÓA HỌC – LỚP 11 Năm học 2022 – 2023 A. LÝ THUYẾT CHƯƠNG 6: HIDROCACBON KHÔNG NO 1. Anken là gì? Cách gọi tên anken. Tính chất hóa học của anken. Điều chế anken. 2. Ankađien là gì? Tính chất hóa học của buta-1,3-đien và isopren. 3. Ankin là gì? Cấu tạo ankin và cách gọi tên ankin. Tính chất hóa học của ankin. Điều chế ankin. CHƯƠNG 7: HIDROCACBON THƠM 1. Hiđrocacbon thơm là gì? Cách gọi tên một số hiđrocacbon thơm đơn giản. 2. Tính chất hóa học của benzen và đồng đẳng của benzen. B. BÀI TẬP * Các bài tập trong SGK Hóa học 11 * Một số bài tập tham khảo I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Anken là A. những hiđrocacbon có 1 liên kết đôi trong phân tử. B. những hiđrocacbon mạch hở có 1 liên kết đôi trong phân tử. C. những hiđrocacbon có liên kết ba trong phân tử. D. những hiđrocacbon mạch hở có liên kết ba trong phân tử. Câu 2: Số đồng phân cấu tạo của anken C4H8 là A. 3. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 3: Những hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học? (I) CH3CH=CH2 (II) CH3CH=CHCl (III) CH3CH=C(CH3)2 (IV) C2H5–C(CH3)=C(CH3)–C2H5 (V) C2H5–C(CH3)=CCl–CH3 A. (I), (IV), (V). B. (II), (IV), (V). C. (III), (IV). D. (II), III, (IV), (V). Câu 4: Cho các chất sau: (1) 2-metylbut-1-en (2) 3,3-đimetylbut-1-en (3) 3-metylpent-1-en (4) 3-metylpent-2-en Những chất nào là đồng phân của nhau ? A. (3) và (4). B. (1), (2) và (3). C. (1) và (2). D. (2), (3) và (4). Câu 5: Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là A. isohexan. B. 3-metylpent-3-en. C. 3-metylpent-2-en. D. 2-etylbut-2-en. Câu 6: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo quy tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính ? A. CH3–CH2–CHBr–CH2Br. C. CH3–CH2–CHBr–CH3. B. CH2Br–CH2–CH2–CH2Br. D. CH3–CH2–CH2–CH2Br. Câu 7: Trùng hợp etilen, sản phẩm thu được là A. (–CH2=CH2–)n. B. (–CH2–CH2–)n. C. (–CH=CH–)n. D. (–CH3–CH3–)n . 1
  8. Câu 8: Cho 2,24 lít anken qua bình đựng dung dịch brom dư thì thấy khối luợng bình tăng 4,2 gam. Anken có công thức phân tử là A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C4H10. Câu 9: 2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8,0 gam Br2. Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất. A có tên gọi là A. eten. B. but-2-en. C. hex-2-en. D. 2,3-đimetylbut-2-en. Câu 10: Cho 1,12 gam anken cộng hợp vừa đủ với brom thu được 4,32 gam sản phẩm cộng hợp. Công thức phân tử của anken là A. C3H6. B. C4H8. C. C5H10. D. C6H12. Câu 11: Công thức phân tử của buta-1,3-đien là A. C4H6. B. C4H4. C. C5H8. D. C5H10. Câu 12: CH2=C(CH3)–CH=CH2 có tên thường gọi là A. isopren. B. 2-metyl-1,3-butađien. C. 2-metyl-butađien-1,3. D. 2-metylbuta-1,3-đien. Câu 13: Trùng hợp buta-1,3-đien tạo ra sản phẩm là A. (–C2H–CH–CH–CH2–)n. B. (–CH2–CH=CH–CH2–)n. C. (–CH2–CH–CH=CH2–)n. D. (–CH2–CH2–CH2–CH2–)n. Câu 14: Buta-1,3-đien tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra sản phẩm A. cộng 1,2 và cộng 1,3. B. cộng 1,2 và cộng 2,3. C. cộng 1,2 và cộng 3,4. D. cộng 1,2 và cộng 1,4. Câu 15: buta-1,3-đien tác dụng với hidro dư (xúc tác Ni, nhiệt độ) thu được sản phẩm là A. butan B. but-1-en C. but-2-en D. but-1-in Câu 16: Dãy đồng đẳng của axetilen có công thức chung là A. CnH2n+2 (n  2). B. CnH2n-2 (n  1). C. CnH2n-2 (n  3). D. CnH2n-2 (n  2). Câu 17: Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa? A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 18: Một chất có công thức cấu tạo: CH3−CH2−CC−CH(CH3)−CH3. Tên thay thế của chất đó là A. 5-metylhex-3-in. B. 2-metylhex-3-in. C. Etylisopropylaxetilen. D. Cả A, B và C Câu 19: Để chuyển hoá ankin thành anken ta thực hiện phản ứng cộng H2 trong điều kiện có xúc tác A. Ni, to. B. Mn, to. C. Pd/ PbCO3, to. D. Fe, to. Câu 20: Chất nào trong 4 chất dưới đây có thể tham gia cả 4 phản ứng: phản ứng cháy trong oxi, phản ứng cộng brom, phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, to), phản ứng thế với dung dịch AgNO3/NH3? A. etan. B. etilen. C. axetilen. D. cacbonic. Câu 21: Cho phản ứng: C2H2 + H2O ⎯⎯⎯ A. A là chất nào dưới đây ? → o t , xt A. CH2=CHOH. B. CH3CHO. C. CH3COOH. D. C2H5OH. Câu 22: Cho dãy chuyển hoá sau : CH4 → A → B → C → Cao su Buna. Công thức phân tử của B là A. C4H6. B. C2H5OH. C. C4H4. D. C4H10. Câu 23: Để phân biệt các khí propen, propan, propin có thể dùng thuốc thử là A. dung dịnh KMnO4. B. dung dịch Br2. C. dung dịch AgNO3/NH3. D. dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch Br2. Câu 24: Cho các công thức cấu tạo : 2
  9. H (1) (2) (3) Cấu tạo nào là của benzen ? A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (2) và (3). D. (1) ; (2) và (3). Câu 25: Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là A. CnH2n+6 ; n  6. B. CnH2n-6 ; n  3. C. CnH2n-6 ; n  6. D. CnH2n-6 ; n  6. Câu 26: Tính chất nào sau đây không phải của ankyl benzen A. Không màu. B. Không mùi. C. Không tan trong nước. D. Tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. Câu 27: Phản ứng nào sau đây không xảy ra? A. Benzen + Cl2 (as). B. Benzen + H2 (Ni, p, to). C. Benzen + Br2 (dd). D. Benzen + HNO3 (đ) /H2SO4 (đ). Câu 28: Tính chất nào không phải của benzen ? A. Dễ thế. B. Khó cộng. C. Bền với chất oxi hóa. D. Kém bền với các chất oxi hóa. Câu 29: 1 mol Toluen + 1 mol Cl2 ⎯⎯ A . A là as → A. C6H5CH2Cl. B. p-ClC6H4CH3. C. o-ClC6H4CH3. D. B và C đều đúng. Câu 30: Benzen → A → o-brom-nitrobenzen. Công thức của A là A. nitrobenzen. B. brombenzen. C. aminobenzen. D. o-đibrombenzen. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có): a. Al4C3 CH4 C2H2 C4H4 C4H6 cao su buna CaC2 C2H3Cl PVC C2H4 C2H5OH b. axetilen → benzen → brombenzen → o-bromnitrobenzen Câu 2: Viết phương trình phản ứng (ghi rõ sản phẩm chính, phụ và điều kiện phản ứng nếu có) khi cho: a) propilen + H2O e) đốt cháy propen i) toluen + Br2 (1:1) b) but-1-en + Br2(dd) f) trùng hợp buta-1,3-đien j) propin + H2O c) trùng hợp etilen g) isopren + Br2(dd) (tỉ lệ mol 1:1) k) propin + H2 (Pd/PbCO3, t0) d) but-1-en +HCl h) toluen + HNO3 m) axetilen + H2 (Ni, t0) Câu 3: Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các lọ mất nhãn đựng a. etan; etilen; axetilen; cacbon đioxit b. but-1-in; but-2-in; butan c. hex-2-en; benzen; toluen Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,025 mol hidrocacbon X mạch hở thu được 2,24 lit CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. a) Tìm CTPT của X. b) Viết công thức và gọi tên các đồng phân mạch hở của X. c) Biết X tác dụng với HCl thu được 1 sản phẩm. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên X. Câu 5: Hỗn hợp X gồm hai anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 5 lít X cần vừa đủ 18 lít khí oxi (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). a) Tìm công thức phân tử của hai anken. 3
  10. b) Xác định % thể tích mỗi anken trong X. Câu 6: Cho H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua Ni đun nóng thu được hỗn hợp A. Biết tỉ khối hơi của A đối với H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là 75%. Tìm công thức phân tử của olefin. Câu 7: Dẫn 0,448 lít (đktc) ankin X đi qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có 3,22 gam kết tủa màu vàng. Tìm công thức cấu tạo của X. Câu 8: Dẫn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm propin và but-2-en đi qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có 14,7 gam kết tủa màu vàng. Tính % thể tích mỗi khí trong X. Câu 9: Cho 6,72 lít(đktc) hỗn hợp X gồm propan, etilen và axetilen qua dung dịch brom dư, thấy còn 1,68 lít (đktc) khí không bị hấp thụ. Nếu dẫn 6,72(đktc) lít khí trên qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có 24,24 gam kết tủa. Tính phần trăm khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp. Câu 10: Cho benzen tác dụng với lượng dư HNO3 đặc, có xúc tác H2SO4 đặc để điều chế nitrobenzen. Tính khối lượng nitrobenzen thu được khi dùng 62,4 kg benzen, biết hiệu suất phản ứng 80%. 4
  11. Sở GD – ĐT Hà Nội ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II Trường THPT Việt Đức MÔN HÓA HỌC – LỚP 12 Năm học 2022 – 2023 A. LÝ THUYẾT 1. Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dung và phương pháp điều chế kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm, sắt. 2. Tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm. 3. Nước cứng là gì? Có những loại nào? Cách làm mềm nước cứng. B. BÀI TẬP * Các bài tập trong SGK Hóa học 12 * Một số bài tập tham khảo Câu 1. Kim loại nào sau đây không phải kim loại kiềm thổ ? A. Na B. Ca C. Sr D. Ba Câu 2. Kim loại nào sau đây không tan trong nước ? A. Na B. K C. Fe D. Ba Câu 3. Để bảo quản các kim loại kiềm cần phải A. ngâm chúng trong rượu nguyên chất B. giữ chúng trong lọ có nắp đậy kín C. ngâm chúng vào nước D. ngâm chúng trong dầu hoả Câu 4. Nhận xét nào sau đây không đúng ? A. Kim loại kiềm có tính oxi hóa mạnh nhất trong bảng tuần hoàn. B. Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện tốt nên được dùng làm dây tải điện cao thế. C. Kim loại sắt có khả năng bị nhiễm từ. D. Kim loại Xesi được dùng để sản xuất tế bào quang điện. Câu 5. Oxit sắt từ có công thức hóa học là A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. FeCO3 Câu 6. Tên quặng và thành phần hóa học chính của quặng nào sau đây không đúng ? A. Boxit (Al2O3) B. Hematit đỏ (Fe2O3) C. Manhetit (Fe3O4) D. Pirit sắt (FeCO3) Câu 7. Nhận xét nào sau đây không đúng ? A. Trong hợp chất, kim loại kiềm luôn có hóa trị là +1. B. Trong hợp chất, nhôm luôn có số oxi hóa +3. C. Trong các phản ứng hóa học, kim loại kiềm thổ luôn nhường 2 electron. D. Trong các phản ứng hóa học Fe dễ dàng cho đi 2 electron nên hợp chất Fe(II) bền vững. Câu 8. Kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện A. Na B. Ca C. Al D. Fe Câu 9. Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp A. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực. B. điện phân NaCl nóng chảy. C. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực. D. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực. Câu 10. Trong các muối sau, muối nào dễ bị nhiệt phân nhất ? A. Na2SO4 B. Na2CO3 C. KBr D. KHCO3 Câu 11. Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch NaOH ? A. Al B. Na C. Ba D. Mg Câu 12. Phương pháp nào sau đây được sử dụng để điều chế kim loại nhóm IIA. A. điện phân dung dịch B. nhiệt luyện C. thuỷ luyện D. điện phân nóng chảy Câu 13. Phản ứng nào sau đây không xảy ra ? 1
  12. A. Na2O + H2O B. MgO + H2O C. BaO + H2O D. CaO + H2O Câu 14. Sự tạo thạch nhũ trong các hang động đá vôi là một quá trình hoá học kéo dài hàng triệu năm. Phản ứng hoá học nào sau đây biểu diễn quá trình hoá học đó? A. 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O B. MgCO3 + CO2 + H2O → Mg(HCO3)2 C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2. D. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O Câu 15. Nước chứa ion nào sau đây là nước cứng ? A. Ca2+, Mg2+ B. Ca2+, Ba2+ C. Na+, Ca2+ D. Ba2+, Mg2+ Câu 16. Cách nào sau đây làm mềm được nước cứng vĩnh cửu ? A. Cho dung dịch Na3PO4 nước cứng vĩnh cửu. B. Cho dung dịch Ca(OH)2 nước cứng vĩnh cửu. C. Đun nóng nước cứng vĩnh cửu. D. Cho phèn chua vào nước cứng vĩnh cửu. Câu 17. Chất nào sau đây không dùng làm mềm nước có tính cứng tạm thời. A. dung dịch Na3PO4 B. dung dịch Ca(OH)2 C. dung dịch Na2CO3 D. dung dịch HCl Câu 18. Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô chất khí nào sau? A. CO2 B. H2 C. NO2 D. SO2 Câu 19. Trong phản ứng: 2Al + 6H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2. Chất oxi hóa là A. NaOH B. H2O và NaOH C. H2O D. Al Câu 20. Để chứng minh Al2O3 có tính chất lưỡng tính. Hóa chất cần sử dụng là A. dung dịch NH3 và dung dịch HCl. B. dung dịch NH3 và dung dịch CH3COOH. C. dung dịch NaOH và dung dịch CH3COOH. D. dung dịch NaOH và dung dịch HCl. Câu 21. Chỉ sử dụng dung dịch NaOH có thể phân biệt dãy các chất rắn nào sau đây? A. Al, Al2O3, BaO B. Al, Al2O3, Zn C. Al, Al2O3, ZnO D. Al, Al2O3, MgO Câu 22. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là A. Có kết tủa trắng xuất hiện và không tan khi dư dung dịch NaOH. B. Có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan dần tạo dung dịch trong suốt. C. Có kết tủa trắng xuất hiện và có khí bay ra. D. Có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan một phần khi dư NaOH. Câu 23. Có thể thu được Al(OH)3 bằng cách A. Cho lượng dư NaOH vào dung dịch Al2(SO4)3. B. Cho lượng dư HCl vào dung dịch NaAlO2. C. Cho lượng dư NH3 vào dung dịch AlCl3. D. Cho nhôm oxit tác dụng với H2O dư. Câu 24. Chỉ sử dụng dung dịch Ba(OH)2 có thể phân biệt dãy dung dịch riêng biệt nào sau đây? A. MgCl2, Na2SO4, NH4Cl và NaNO3 B. NaNO3, HCl, NH4NO3 và MgCl2 C. Na2SO4, NH4NO3, HNO3 và NaNO3 D. Na2SO4, NH4Cl, HCl và NH4HCO3 Câu 25. Có các phát biểu sau: a) Criolit có công thức hoá học là Na3AlF6 hay 3NaF.AlF3. b) Criolit có vai trò tiết kiệm năng lượng trong việc sản xuất nhôm. c) Chất lỏng thu được khi hoà tan Al2O3 vào criolit nóng chảy có tính dẫn điện tốt hơn nhôm oxi nóng chảy. d) Chất lỏng thu được khi hoà tan Al2O3 vào criolit nóng chảy có khối lượng riêng lớn hơn nhôm. e) Trong quá trình điện phân Al2O3 để sản xuất nhôm, cực dương bị oxi hoá dần thành CO và CO2. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 26. Công thức hoá học của phèn chua là A. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. C. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Câu 27. Cho sơ đồ biến hóa : Al → X → Y → Z → Al. X, Y, Z lần lượt là A. Al2(SO4)3, AlCl3, Al(OH)3 B. Al(NO3)3, Al2O3, NaAlO2 C. AlCl3, Al(OH)3, Al2O3 D. Al(NO3)3, AlCl3, Al2O3 Câu 28. Al, Fe bị thụ động trong dung dịch nào sau đây? 2
  13. A. H2SO4 đặc, nóng B. HCl đặc, nguội C. HNO3 đặc, nguội D. HNO3 loãng, nguội Câu 29. Phương trình hoá học nào sau đây sai ? o A. Cu + Fe2(SO4)3 ⎯ CuSO4 + 2FeSO4 t → B. Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4 o C. Fe(NO3)2 + AgNO3 ⎯ Fe(NO3)3 + Ag t → D. 2Fe + 3H2SO4 loãng → Fe2(SO4)3 + 3H2 Câu 30. Trong số các loại quặng sắt: FeCO3 (xiđerit), Fe2O3 (hematit), Fe3O4 (manhetit), FeS2 (pirit). Quặng chứa hàm lượng phần trăm Fe nhỏ nhất là A. FeCO3 B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. FeS2 Câu 31. Cho từng chất: Fe, Fe(OH)3, Fe3O4, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 32. Tiến hành 6 thí nghiệm sau: (1) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. (2) Cho Zn dư vào dung dịch FeCl3. (3) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư. (4) Đốt FeS2 trong không khí. (5) Cho Fe vào dung dịch CuSO4. (6) Cho dd AgNO3 vào dd Fe(NO3)2. Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm có kim loại sinh ra là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 33. Cho một số nhận định sau: a. Các kim loại kiềm đều có 1 electron ở lớp ngoài cùng. b. Kim loại nhóm IA và IIA đều tan với nước ở nhiệt độ thường. c. NaHCO3 dùng làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày. d. Công thức của thạch cao sống là CaSO4.2H2O. e. Hiđroxit của kim loại kiềm thổ đều tan trong nước. f. dung dịch Na2CO3 có thể làm mềm tất cả các loại nước cứng. Số nhận định đúng là A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 34. Cho các nhận định sau đây: a. Kim loại sắt có tính sắt từ (bị nhiễm từ tính). b. Phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) dùng để làm trong nước. c. Nhôm bền trong không khí vì có lớp hidroxit nhôm bảo vệ. e. Criolit (Na3AlF6) làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 trong quá trình điều chế Al. f. Al, Al2O3, Al(OH)3 là những chất lưỡng tính. g. Sục CO2 dư vào dd Ca(OH)2 thu được kết tủa Số nhận định đúng là A. 4 B. 5 C. 3 D. 2 Câu 35. Hỗn hợp bị hoà tan hoàn toàn trong H2O (dư) là A. Na2O (1 mol) và Al2O3 (2 mol) B. K2O (1 mol) và Al2O3 (1 mol). C. BaO (1 mol) và Al2O3 (3 mol). D. Na2O (1 mol) và ZnO (1 mol). Câu 36. Cho 5,6 gam Fe vào dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là A. 2,24 B. 4,48 C. 6,72 D. 8,96 Câu 37. Cho m gam Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 13,44 lít khí SO2 (đktc). Giá trị của m là A. 5,6. B. 8,4. C. 11,2. D. 16,8 Câu 38. Cho thanh Fe nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch CuSO4 0,2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn lấy thanh Fe ra sấy khô, cân nặng bao nhiêu gam ? Giả thiết Cu sinh ra bám hết vào thanh Fe A. 100,16 gam. B. 98,88 gam. C. 101,28 gam D. 99,84 gam. 3
  14. Câu 39. Cho từ từ 70 ml dung dịch NaOH 1M vào 20 ml dung dịch AlCl3 1M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 7,8. B. 1,56. C. 0,78. D. 1,04. Câu 40. Cho từ từ 0,46 gam Na (dạng viên rất nhỏ) tan hết vào 100 ml dung dịch HCl 0,1M thu được V lít khí H2 (đktc) và m gam dung dịch X. Cô cạn X khối lượng chất rắn thu được là A. 1,985 gam B. 0,985 gam C. 0,815 gam D. 0,585 gam Câu 41. Trộn criolit vào 102 gam Al2O3 sau đó tiến hành điện phân nóng chảy với hiệu suất điện phân là 92%. Khối lượng Al thu được catot là A. 24,84 gam B. 54,00 gam C. 47,52 gam D. 49,68 gam Câu 42. Sục 1,568 lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M thu được kết tủa có khối lượng là A. 5,91 gam. B. 7,88 gam. C. 9,85 gam. D. 3,0 gam. Câu 43. Cho m gam hỗn hợp Al và Al2O3 tác dụng vừa hết với 500 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X và 3,36 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng Al trong hỗn hợp là A. 16,19% B. 88,31% C. 11,69% D. 9,03% Câu 44. Trộn m gam bột Al với 16 gam bột Fe2O3 nung nóng trong môi trường không có không khí, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là A. 8,1 B. 2,7. C. 5,4. D. 10,8. Câu 45. Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra 0,448 lít khí H2 (đktc). Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch KOH (dư) thì được 1,12 lít khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Al trong X là (biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện) A. 22,1%. B. 88,1% C. 77,9% D. 69,3% Câu 46. Cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 2M vào 100 ml dung dịch X chứa Na2CO3 3M và NaHCO3 2M, kết thúc phản ứng thu được V lít khí CO2 thoát ra (đktc). Giá trị của V là A. 2,24 B. 1,12 C. 4,48 D. 6,72 Câu 47. Cho từ từ 100 ml dung dịch X chứa Na2CO3 0,3M và NaHCO3 0,2M vào 100 ml dung dịch HCl 0,4M kết thúc phản ứng thu được V lít khí CO2 thoát ra (đktc). Giá trị của V là A. 0,56 B. 0,84 C. 0,96 D. 0,672 Câu 48*. Cho 3,235 gam Mg, Zn tác dụng vừa hết với 110 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa m gam muối và 0,336 lít hỗn hợp X gồm 2 khí NO và N2O (ở đktc). Tỉ khối của X so với H2 là 17,33. Giá trị của m là A. 8,727 gam. B. 7,575. C. 8,375. D. 6,335 gam. Câu 49*. Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa a mol Ba(AlO2)2 và b mol Ba(OH)2. Số mol Al(OH)3 tạo thành phụ thuộc vào số mol HCl được biểu diễn bằng đồ thị hình bên. Tỉ lệ a:b tương ứng là A. 9:4. B. 4:9. C. 7:4. D. 4:7. Câu 50*. Nung hỗn hợp X gồm a mol Mg và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian, thu được chất rắn Y và 0,45 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và O2. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 1,3 mol HCl, thu được dung dịch chỉ chứa m gam hỗn hợp muối clorua và 0,05 mol hỗn hợp khí T (gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 là 11,4). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 82. B. 74. C. 72. D. 80. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1