intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT An Khánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT An Khánh" sẽ cung cấp cho bạn đa dạng những câu hỏi trắc nghiệm và tự luận về môn Toán lớp 10, hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo để các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao. Chúc các bạn may mắn và thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT An Khánh

  1. TRƯỜNG THPT AN KHÁNH TỔ SỬ - ĐỊA - GD KT& PL TÀI LIỆU ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2024 -2025 MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 - Nội dung kiểm tra gồm: + Địa lí dân cư; Các nguồn lực, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế; Địa lí các ngành kinh tế (Nông -Lâm - thuỷ sản từ bài 23 đến bài 26) (Đã kểm tra GKII) => chỉ cho 10% số điểm mức độ biết + Địa lí các ngành kinh tế: Nông – Lâm – Thủy sản (Bài 27. Thực hành: Vẽ và nhận xét biểu đồ và SLLT thế giới; Công nghiệp; Dịch vụ) – (90%) Bài 27. THỰC HÀNH,…….. Câu 1. Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN PHÂN THEO CHÂU LỤC, NĂM 2019 (Đơn vị: tỉ USD) Năm 2019 Châu Á 2236,9 Châu Âu 333,6 Châu Mỹ 496,3 Châu Phi 403,9 Châu Đại Dương 40,6 (Nguồn: Ngân hàng thế giới, năm 2020) Tính tỉ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của châu Âu so với toàn thế giới. Câu 2. Cho bảng số liệu: Dân số và sản lượng lương thực thế giới giai đoạn 2000 – 2019. Năm 2000 2010 2015 2019 Dân số thế giới (Triệu người) 6049,2 6960,4 7340,5 7627,0 Sản lượng lương thực (Triệu tấn) 2060,0 2476,4 2550,9 2964,4 (Nguồn: Dân số thế giới, 2022) a) Hãy tính bình quân lượng thực theo đầu người (kg/người) của thế giới qua các năm. b) Tính tốc độ tăng trưởng của sản lượng lương thực của thế giới qua các năm (lấy năm 2000 = 100%) ================
  2. BÀI 28. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP A. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn Câu 1. Ngành nào sau đây thuộc nhóm ngành công nghiệp khai thác? A. Luyện kim. B. Cơ khí. C. Sản xuất hàng tiêu dùng. D. Khai thác mỏ. Câu 2. Ngành nào sau đây thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến? A. Khai thác dầu khí. B. Khai thác tài nguyên sinh vật. C. Điện tử dân dụng. D. Khai thác than. Câu 3. Đặc điểm của sản xuất công nghiệp A. Gắn liền với việc sử dụng máy móc và công nghệ. B. Tiêu thụ nguyên liệu đầu vào và lượng chất thải ít. C. đối tượng sản xuất là cây trồng, vật nuôi. D. không gây ô nhiễm môi trường. Câu 4. Đặc điểm của sản xuất công nghiệp A. có tính tập trung cao độ, chuyên môn hóa. B. có tính mùa vụ, phân bố tương đối rộng. C. đối tượng sản xuất là cây trồng, vật nuôi. D. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Câu 5. Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, cơ cấu công nghiệp được phân thành A. 2 loại. B. 3 loại. C. 4 loại. D. 5 loại. Câu 6. Vai trò chủ đạo của sản xuất công nghiệp là A. cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất. B. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. C. sản xuất ra nhiều sản phẩm mới. D. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Câu 7. Vai trò của công nghiệp đối với các ngành kinh tế là A. khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên. B. thúc đẩy sự phát triển của các ngành. C. làm thay đổi sự phân công lao động. D. giảm chênh lệch về trình độ phát triển. Câu 8. Vai trò của công nghiệp đối với đời sống người dân là A. thúc đẩy nhiều ngành phát triển. B. tạo việc làm mới, tăng thu nhập. C. làm thay đổi phân công lao động. D. khai thác hiệu quả các tài nguyên. Câu 9. Nhân tố quan trọng làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp là A. thị trường. B. chính sách. C. tiến bộ khoa học - kĩ thuật. D. dân cư và lao động. Câu 10. Đặc điểm của sản xuất công nghiệp A. có tính tập trung cao độ, chuyên môn hóa.
  3. B. có tính mùa vụ, phân bố tương đối rộng. C. đối tượng sản xuất là cây trồng, vật nuôi. D. không gây ô nhiễm môi trường. Câu 11. Yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp và khu chế xuất là A. Khoáng sản. B. Vị trí địa lí. C. Nguồn nước. D. Khí hậu. Câu 12. Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng chính đến sự phát triển và phân bố công nghiệp? A. Vị trí địa lí. B. Điều kiện tự nhiên. C. Điều kiện kinh tế - xã hội. D. Lịch sử hình thành lãnh thổ. Câu 13. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng tới việc phân bố các cơ sở sản xuất, mức độ thuận lợi trong tiếp cận các nhân tố bên ngoài? A. Vị trí địa lí. B. Điều kiện tự nhiên. C. Dân cư, lao động. D. Vốn, thị trường. Câu 14. Nhân tố nào sau đây có tính quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp? A. Vị trí địa lí. B. Điều kiện tự nhiên. C. Điều kiện kinh tế-xã hội. D. Tài nguyên thiên nhiên. Câu 15. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng tới hướng phát triển của ngành công nghiệp? A. Dân cư-lao động. B. Trình độ khoa học, công nghệ. C. Vốn, thị trường. D. Chính sách phát triển. Câu 16. Vùng nào sau đây ở nước ta có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất? A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 17. Vai trò của công nghiệp đối với các ngành kinh tế là A. khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên. B. thúc đẩy sự phát triển của các ngành. C. làm thay đổi sự phân công lao động. D. giảm chênh lệch về trình độ phát triển. Câu 18. Nhân tố dân cư, lao động ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp là A. thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp. B. đảm bảo lực lượng sản xuất. C. xây dựng thương hiệu sản phẩm. D. xuất hiện nhiều ngành mới. B. Trắc nghiệm Đúng/ Sai Câu 1. Cho thông tin sau: Đặc điểm của sản xuất công nghiệp là: gắn với máy móc, gồm nhiều công đoạn phức tạp. Các cuộc cách mạng công nghiệp với tác động của công nghệ số làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành công nghiệp và hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp. Sản xuất công nghiệp có sự tập trung hóa, chuyên môn hóa và hợp tác hóa. Ngành công nghiệp ngày càng tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu. Sản xuất công nghiệp ngày càng chú trọng đến bảo vệ môi trường. a) Sản xuất công nghiệp luôn gắn với máy móc và ngày càng hiện đại. Đúng
  4. b) Sản xuất công nghiệp có sự tập trung hóa, chuyên môn hóa và hạn chế sự thay đổi. Sai c) Việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đã làm giảm mức độ cạnh tranh của hàng hóa. Sai d) Để phát triển bền vững trong công nghiệp cần chú trọng đến bảo vệ môi trường. Đúng Câu 2. Công nghiệp là ngành sản xuất đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế a Cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất cho nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đúng b Cung cấp hàng tiêu dùng phong phú, đa dạng cho cuộc sống con người, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ văn minh cho xã hội. Đúng c Góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên, làm biến đổi sâu sắc không gian kinh tế, đóng vai trò là hạt nhân phát triển các vùng. Đúng d Có vai trò chủ đạo trong việc duy trì sự sống và tồn tại của con người. Sai Câu 3. Cho thông tin sau: Công nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Nền công nghiệp gồm nhiều ngành khác nhau, mỗi ngành lại có vai trò, đặc điểm và sự phân bố riêng. a) Than được dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện. Đúng b) Quá trình khai thác và sử dụng than gây tác động xấu đến môi trường nên đòi hỏi phải có nguồn năng lượng tái tạo thay thế. Đúng c) Hiện nay, các nước trên thế giới đều rất chú trọng khai thác và sử dụng than. Các nước có sản lượng than lớn nhất thế giới là: Thái Lan, Việt Nam, Anh… Sai d) Ở nước ta, các mỏ than lớn đang được khai thác tập trung chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh. Đúng ============== BÀI 29. ĐỊA LÍ MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP A. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn Câu 1. Trữ lượng dầu mỏ trên thế giới tập trung lớn nhất ở A. Mĩ Latinh. B. Tây Âu. C. Bắc Mĩ. D. Trung Đông. Câu 2. Ngành nào sau đây không thuộc công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng? A. Dệt - may. B. Da - giày. C. Rượu, bia. D. Nhựa. Câu 3. Nguồn năng lượng nào sau đây được coi là nguồn năng lượng sạch A. than. B. dầu mỏ. C. khí đốt. D. địa nhiệt. Câu 4. Công nghiệp điện tử, tin học là ngành cần A. nhiều diện tích rộng. B. nhiều kim loại, điện. C. lao động trình độ cao. D. tài nguyên thiện nhiện. Câu 5. Sản phẩm công nghiệp điện lực có đặc điểm là A. phong phú, đa dạng. B. khó di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác.
  5. C. không lưu giữ được. D. quá trình sản xuất ít đòi hỏi về trình độ kĩ thuật. Câu 6. Nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành A. khai thác gỗ, chăn nuôi và hải sản. B. trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. C. khai thác gỗ, khai thác khoáng sản. D. khai thác khoáng sản, thủy hải sản. Câu 7. Sản phẩm của công nghiệp luyện kim màu là A. sắt. B. mangan. C. ti tan. D. đồng. Câu 8. Đặc điểm chủ yếu của quặng kim loại màu không phải là A. thường tồn tại ở dạng đa kim. B. có hàm lượng kim loại thấp. C. đòi hỏi kĩ thuật chế biến cao. D. rất dễ khai thác và đầu tư nhỏ. Câu 9. Than là nguồn nhiên liệu quan trọng cho A. nhà máy chế biến thực phẩm. B. nhà máy nhiệt điện. C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. D. nhà máy thủy điện. Câu 10. Cơ cấu sử dụng năng lượng hiện nay có sự thay đổi theo hướng tập trung tăng tỉ trọng A. năng lượng mới. B. thủy điện. C. than đá. D. điện nguyên tử. Câu 11. Ý nào sau đây thể hiện vai trò của công nghiệp điện tử, tin học? A. Thước đo trình độ phát triển kinh tế, kĩ thuật của mọi quốc gia. B. Cơ sở để tiến hành cơ giới hóa, tự động hóa. C. Điều kiện thiết yếu để đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội. D. Cung cấp nguyên liệu cho các nhiệt điện, luyện kim. Câu 12. Vai trò nào sau đây không đúng với công nghiệp điện lực? A. Cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại. B. Cơ sở để đẩy mạnh tiến bộ khoa học, kĩ thuật. C. Đáp ứng đời sống văn hoá, văn minh con người. D. Cơ sở về nhiên liệu cho công nghiệp chế biến. Câu 13. Ngành công nghiệp nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế, kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới? A. Công nghiệp cơ khí. B. Công nghiệp hóa chất. C. Công nghiệp điện tử, tin học. D. Công nghiệp khai thác than. Câu 14. Ngành công nghiệp thực phẩm giúp thúc đẩy phát triển ngành nào sau đây? A. Trồng trọt, chăn nuôi. B. Luyện kim, cơ khí. C. Thủy sản, cơ khí. D. Trồng trọt, luyện kim. Câu 15. Quốc gia nào sau đây có sản lượng than lớn nhất thế giới? A. Việt Nam. B. Trung Quốc. C. LB Nga. D. In-đô-nê-xi-a. Câu 16. Ngành công nghiệp nào thường gắn chặt với nông nghiệp A. cơ khí. B. hóa chất. C. năng lượng. D. chế biến thực phẩm. Câu 17. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có vai trò là A. sản xuất hàng hoá thông dụng, phục vụ cuộc sống.
  6. B. đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. C. đáp ứng nhu cầu ăn, uống của con người. D. đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Câu 18. Các nước trên thế giới có cơ cấu điện khác nhau, phụ thuộc vào A. vị trí địa lí, đặc điểm và sự phân bố dân cư, số đô thị. B. điều kiện tự nhiên, trình độ văn hoá của dân cư, thói quen sử dụng năng lượng. C. điều kiện tự nhiên, trình độ kĩ thuật, chính sách phát triển. D. vị trí địa lí, sự phát triển công nghiệp, trình độ kĩ thuật. Câu 19. Một trong những thước đo để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia là A. sản lượng điện của quốc gia đó. B. sản lượng điện bình quân đầu người của quốc gia đó. C. số nhà máy điện trong nước D. hệ thống truyền tải điện trong nước. Câu 20. Công nghiệp hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố A. nhiên liệu, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu. B. lao động, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu. C. năng lượng, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu. D. thiết bị, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu. Câu 21. Vai trò của ngành công nghiệp thực phẩm là A. đáp ứng nhu cầu hàng ngày về ăn uống. B. phục vụ việc mặc, ăn uống và sinh hoạt. C. không thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển. D. làm giảm giá trị sản phẩm nông nghiệp. Câu 22. Ở Việt Nam dầu khí tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 23. Cho bảng số liệu: Sản lượng dầu mỏ của thế giới, giai đoạn 1990 - 2020 (Đơn vị: triệu tấn) Năm 1990 2000 2010 2020 Sản lượng dầu mỏ 3157,9 3 605,5 3 983,4 4165,1 (Nguồn: Ngân hàng thế giới, năm 2021) Dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện sản lượng dầu mỏ của thế giới, giai đoạn 1990 - 2020? A. Miền. B. Cột. C. Đường. D. Tròn. Câu 24. Cho bảng số liệu: Trữ lượng than của các châu lục trên thế giới, năm 2019
  7. (Đơn vị: tỉ tấn) Châu lục Trữ lượng Châu Á 329,9 Châu Âu 297,3 Châu Mỹ 271,0 Châu Đại Dương 156,7 Châu Phi 14,8 (Nguồn: Ngân hàng thế giới, năm 2020) Dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện trữ lượng than của các châu lục trên thế giới năm 2019? A. Miền. B. Cột. C. Đường. D. Tròn. Câu 25. Cho bảng số liệu: Sản lượng dầu mỏ của thế giới, giai đoạn 1990 - 2020 (Đơn vị: triệu tấn) Năm 1990 2000 2010 2020 Sản lượng dầu mỏ 3157,9 3 605,5 3 983,4 4165,1 (Nguồn: Ngân hàng thế giới, năm 2021) Dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng dầu mỏ của thế giới, giai đoạn 1990 - 2020? A. Miền. B. Cột. C. Đường. D. Tròn. Câu 26. Công nghiệp thế giới hiện nay chú trọng A. tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác. B. giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến. C. phát triển các ngành công nghệ cao. D. phân bố đều khắp ở các địa phương. Câu 27. Ngành công nghiệp nào sau đây đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa? A. Hoá chất. B. Luyện kim. C. Cơ khí. D. Thực phẩm. Câu 28. Công nghiệp điện lực trên thế giới phát triển rất nhanh chủ yếu do A. tiềm năng sản xuất điện phong phú, đa dạng, phân bố đồng đều. B. ít thiên tai, dân số đông và tăng nhanh, trình độ dân trí cao. C. tài nguyên thiên nhiên đa dạng, trình độ lao động nâng cao. D. nhu cầu của nền kinh tế và mức sống ngày càng cao của dân cư. B. Trắc nghiệm Đúng/ Sai Câu 1. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG DẦU MỎ VÀ ĐIỆN TRÊN THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1990 - 2020 Năm 1990 2000 2010 2020 Sản phẩm Dầu mỏ (triệu tấn) 3157,9 3598,3 3978,6 4165,1
  8. Điện (tỉ kWh) 11890,0 15109,0 21073,0 25865,3 (Nguồn: Ngân hàng thế giới, năm 2021) a) Sản lượng dầu mỏ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn điện. Sai b) Sản lượng điện có tốc độ tăng nhanh và liên tục trong giai đoạn 1990 - 2020. Đúng c) Sản lượng dầu mỏ có tốc độ tăng nhanh nhưng không liên tục trong giai đoạn 1990 - 2020. Sai d) Biểu đồ kết hợp là dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sản lượng dầu mỏ và điện trên thế giới, giai đoạn 1990 - 2020. Đúng Câu 2. Cho bảng số liệu: Sản lượng dầu mỏ và điện của thế giới, giai đoạn 2000 – 2019 Năm 2000 2010 2015 2019 Dầu mỏ (triệu tấn) 3 605,5 3 983,4 4 362,9 4 484,5 Điện (tỉ KWh) 1 555,3 21 570,7 24 266,3 27 004,7 (Nguồn: Ngân hàng thế giới, năm 2020) a) Giai đoạn 2000 - 2019, sản lượng dầu mỏ của thế giới có xu hướng tăng. (Đúng) b) Giai đoạn 2000 - 2019, sản lượng điện của thế giới có xu hướng giảm. (Sai) c) Sản lượng điện nhỏ nhất vào năm 2000.(Đúng) d) Biểu đồ tròn là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng dầu mỏ và điện của thế giới, giai đoạn 2000 - 2019.(Sai) Câu 3. Cho bảng số liệu: Cơ cấu sản lượng điện toàn thế giới, năm 1990 và 2020 (Đơn vị: %) Năm 1990 2020 Than 37,5 33,8 Khí tự nhiên 15,0 22,8 Thủy điện 18,2 16,8 Dầu mỏ 11,5 4,4 Điện nguyên tử 16,8 10,1 Năng lượng tái tạo khác 1,0 12,1 (Nguồn: Ngân hàng thế giới, năm 2021) a) Tỉ trọng của điện từ khí tự nhiên trong cơ cấu sản lượng điện toàn thế giới tăng nhanh nhất (từ 1990 đến 2020). Sai b) Tỉ trọng sản lượng điện từ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sản lượng điện toàn thế giới luôn nhỏ nhất. Sai c) Tỉ trọng sản lượng điện từ than trong cơ cấu sản lượng điện toàn thế giới luôn lớn nhất. Đúng
  9. d) Biểu đồ tròn là dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu sản lượng điện toàn thế giới năm 1990 và 2020. Đúng Câu 4. Cho thông tin sau: Trong cơ cấu sử dụng năng lượng, than được coi là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản. Than được sử dụng làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, luyện kim, ngoài ra còn là nguyên liệu quý cho công nghiệp hoá học. Các mỏ than phân bố chủ yếu ở bán cầu Bắc với các nước có trữ lượng lớn: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ,… Dầu khí cấp nguồn năng lượng và nguyên liệu quan trọng bậc nhất. Ngoài ra, từ dầu mỏ sản xuất ra nhiều loại hoá dược phẩm. Hiện nay dầu mỏ tập trung ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, LB Nga,… a) Than có vai trò quan trọng, làm nhiên liệu cho nhà máy luyện kim. Đúng b) Dầu mỏ là cơ sở để phân chia trình độ phát triển của các nhóm nước. Sai c) Dầu mỏ là nhiên liệu quan trọng, “vàng đen” của nhiều quốc gia. Đúng d) Than phân bố khắp các nơi trên thế giới, tập trung nhiều ở các nước đang phát triển. Sai ================== BÀI 30. TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP A. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn Câu 1. Gồm 1 - 2 xí nghiệp riêng lẻ, phân bố gần vùng nguyên nhiên liệu và đồng nhất với một điểm dân cư là đặc điểm nổi bật của A. vùng công nghiệp. B. điểm công nghiệp. C. khu công nghiệp tập trung. D. trung tâm công nghiệp. Câu 2. Khu vực có ranh giới rõ ràng, tập trung tương đối nhiều xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao là đặc điểm của A. điểm công nghiệp. B. khu công nghiệp. C. trung tâm công nghiệp. D. vùng công nghiệp. Câu 3. Điểm công nghiệp có vai trò nào sau đây? A. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. B. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại. C. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương. D. Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Câu 4. Khu công nghiệp có đặc điểm nào sau đây? A. Gắn với đô thị vừa và lớn. B. Có ranh giới địa lí xác định. C. Gồm 1 đến 2 xí nghiệp. D. Gắn liền với điểm dân cư. Câu 5. Trung tâm công nghiệp có vai trò nào sau đây? A. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương. B. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại.
  10. C. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. D. Là nơi đón đầu công nghệ mới, tạo đột phá trong sản xuất. Câu 6. Đà Nẵng là hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây? A. Vùng công nghiệp. B. Điểm công nghiệp. C. Trung tâm công nghiệp. D. Khu công nghiệp. Câu 7. Ở nước ta, khu công nghiệp tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Tây Nguyên. Câu 12. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp về mặt kinh tế là A. giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động. B. sử dụng hợp lí, hiệu quả các nguồn lực trên lãnh thổ. C. thu hút đầu tư, tăng cường hợp tác giữa các xí nghiệp. D. góp phần thay đổi môi trường, tạo các cảnh quan mới. B. Trắc nghiệm Đúng/ Sai Câu 1. Cho thông tin sau: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc bố trí, sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo nên không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường. a) Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc bố trí các nhà máy, xí nghiệp một cách ngẫu nhiên trên một khu vực. Sai b) Mục đích của tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Đúng c) Việc xác định các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cần dựa trên điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của từng địa phương. Đúng d) Việc xác định các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên thế giới hiện nay không phụ thuộc vào vấn đề môi trường. Sai ================ BÀI 31. TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRONG TƯƠNG LAI. A. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn Câu 1. Ở châu Á, quốc gia nào sau đây phát triển mạnh năng lượng tái tạo? A. Triều Tiên. B. Việt Nam. C. Hàn Quốc. D. Nhật Bản. Câu 2. Năng lượng nào sau đây không phải nguồn năng lượng tái tạo? A. Sức gió. B. Nhiệt điện. C. Mặt Trời. D. Sức nước. Câu 3. Quốc gia nào sau đây phát triển mạnh năng lượng tái tạo?
  11. A. LB Nga. B. Ấn Độ. C. Bra-xin. D. Hoa Kì. Câu 4. Năng lượng nào sau đây là nguồn năng lượng tái tạo? A. Điện than đá. B. Nhiệt điện. C. Điện thủy triều. D. Điện hạt nhân. Câu 5. Ngành công nghiệp trong tương lai cần phát triển theo hướng bền vững chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây? A. Bảo vệ môi trường, hạn chế các chất độc hại ra môi trường. B. Suy thoái tài nguyên, nhiều loài biến mất và ô nhiễm nước. C. Nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên, mất cân bằng tiêu dùng. D. Đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Câu 6. Việc đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo nhằm mục đích nào sau đây? A. Đảm bảo an ninh lương thực cho mỗi quốc gia. B. Đảm bảo cung cấp năng lượng cho công nghiệp. C. Góp phần vào phát thải nhiều loại khí nhà kính. D. Tăng lượng điện năng, sử dụng nhiều hóa thạch. Câu 7. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo là do A. sử dụng thuận lợi, sinh nhiều nhiệt và gây ra nhiều ô nhiễm môi trường. B. gây ô nhiễm môi trường, ban hai cực tăng và chi phí đầu tư không lớn. C. biến đổi khí hậu toàn cầu, nhiều tài nguyên và nhu cầu người dân rất lớn. D. năng lượng hóa thạch cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Câu 8. Giải pháp nào sau đây được sử dụng để hạn chế rác thải công nghiệp? A. Hạn chế dùng các sản phẩm tái sử dụng. B. Tăng cường sử dụng nhựa dùng một lần. C. Đẩy mạnh sử dụng túi nilong và đồ nhựa. D. Phân loại và tái chế rác thải công nghiệp. ========================================= BÀI 33. CƠ CẤU, VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ DỊCH VỤ A. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn Câu 1. Ngành dịch vụ nào sau đây thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng? A. Bảo hiểm. B. Hành chính công. C. Giáo dục. D. Bán buôn. Câu 2. Các dịch vụ hành chính công, thủ tục hành chính,... thuộc nhóm ngành dịch vụ nào sau đây? A. Dịch vụ công. B. Tiêu dùng. C. Bảo hiểm. D. Kinh doanh. Câu 3. Nhận định nào sau đây đúng về vai trò của ngành dịch vụ về mặt kinh tế?
  12. A. Nâng cao đời sống con người. B. Góp phần khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên. C. Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí. D. Bảo vệ môi trường. Câu 4. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, người ta thường chia các ngành dịch vụ ra thành mấy nhóm? A. 5 nhóm. B. 4 nhóm. C. 2 nhóm. D. 3 nhóm. Câu 5. Nhân tố nào sau đây có tác động mạnh tới tốc độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ? A. Trình độ phát triển kinh tế. B. Đặc điểm dân số và lao động. C. Vốn đầu tư, khoa học công nghệ. D. Thị trường. Câu 6. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của ngành dịch vụ? A. Sản phẩm dịch vụ phần lớn là phi vật chất. B. Quá trình cung cấp dịch vụ và tiêu dùng thường diễn ra đồng thời. C. Sự phát triển của khoa học-công nghệ làm thay đổi hình thức, cơ cấu dịch vụ. D. Là ngành trực tiếp tạo ra các sản phẩm vật chất. Câu 7. Nhân tố nào sau đây quyết định đến định hướng phát triển, trình độ phát triển, quy mô ngành dịch vụ? A. Trình độ phát triển kinh tế. B. Đặc điểm dân số và lao động. C. Vốn đầu tư, khoa học công nghệ. D. Thị trường. Câu 8. Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP thế giới theo ngành kinh tế năm 2000 và 2019 (Đơn vị: %) Năm Nông nghiệp lâm Công nghiệp và xây Dịch vụ nghiệp và thủy sản dựng 2000 5,2 30,7 64,1 2019 4,2 27,9 67,9 (Nguồn: https://www.gso.gov.vn/) Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP thế giới theo ngành kinh tế năm 2000 và 2019? A. Tròn. B. Miền. C. Đường. D. Cột. Câu 9. Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP thế giới theo ngành kinh tế năm 2000 và 2019 (Đơn vị: %) Năm Nông nghiệp lâm Công nghiệp và Dịch vụ nghiệp và thủy sản xây dựng 2000 5,2 30,7 64,1
  13. 2019 4,2 27,9 67,9 (Nguồn: https://www.gso.gov.vn/) Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu GDP thế giới theo ngành kinh tế năm 2000 và 2019? A. Tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp tăng qua các năm. B. Tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tăng qua các năm. C. Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng qua các năm. D. Tỉ trọng ngành nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng cao nhất. B. Trắc nghiệm đúng/sai Câu 1. Cho thông tin sau: Dịch vụ là những hoạt động nhằm thoả mãn các nhu cầu trong sản xuất và đời sống của con người. Cơ cấu của ngành dịch vụ rất đa dạng và phức tạp, là ngành có vai trò ngày càng quan trọng trong cơ cấu kinh tế của các quốc gia. a) Dịch vụ góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Đúng b) Dịch vụ là ngành tạo ra những sản phẩm vật chất cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế và cung cấp lượng hàng tiêu dùng phong phú. Đúng c) Do sự phát triển của khoa học – công nghệ đã làm xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới như: viễn thông, thương mại điện tử, chuyển giao công nghệ… Đúng d) Ở các nước phát triển, ngành dịch vụ thường chiếm tỉ trọng rất cao và ngày càng tăng trong cơ cấu nền kinh tế. Sai Câu 2. Cho thông tin sau: Dịch vụ là kết quả của quá trình lao động nhằm thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và đời sống của con người nên có cơ cấu ngành đa dạng và phức tạp. Việc phân chia các ngành dịch vụ hiện nay dựa vào các hoạt động dịch vụ diễn ra trong thực tế với ba nhóm: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công. a) Dịch vụ là kết quả của quá trình lao động chỉ nhằm thỏa mãn các nhu cầu đời sống con người. Sai b) Do dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật chất nên cơ cấu ngành dịch vụ không đa dạng. Sai c) Dịch vụ tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người như ăn uống, đi lại, học tập,... Đúng d) Ở các nước đang phát triển thường có ngành dịch vụ kém hơn các nước phát triển . Đúng ================= BÀI 34. ĐỊA LÍ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI A. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn Câu 1. Ý nào sau đây là vai trò của ngành giao thông vận tải về kinh tế?
  14. A. Vận chuyển nguyên liệu, vật tư kĩ thuật. B. Vận chuyển hành khách, phục vụ nhu cầu đi lại. C. Tăng cường khả năng an ninh quốc phòng. D. Thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế. Câu 2. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự có mặt loại hình vận tải? A. Vị trí địa lí. B. Điều kiện tự nhiên. C. Tài nguyên thiên nhiên. D. Điều kiện kinh tế-xã hội. Câu 3. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng tới quy mô và tốc độ phát triển giao thông vận tải, loại hình vận tải? A. Vị trí địa lí. B. Điều kiện tự nhiên. C. Khoa học-công nghệ. D. Vốn đầu tư. Câu 4. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng tới sự lựa chọn loại hình vận tải? A. Vị trí địa lí. B. Điểu kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. C. Sự phát triển phân bố các ngành kinh tế và dân cư. D. Khoa học-công nghệ. Câu 5. Ưu thế của giao thông vận tải đường ô tô là A. sự tiện lợi, tính cơ động. B. sử dụng ít nhiên liệu. C. ít gây ô nhiễm môi trường. D. tốc độ vận chuyển nhanh. Câu 6. Nơi có mật độ đường sắt cao nhất thế giới là A. Châu Âu và Châu Á. B. Châu Âu và Đông Bắc Hoa Kì. C. Châu Mĩ và Trung Quốc. D. Châu Mĩ và Châu Phi. Câu 7. Ngành giao thông vận tải ra đời muộn nhưng có bước phát triển mạnh mẽ là đặc điểm của loại hình giao thông vận tải nào sau đây? A. Đường sắt. B. Đường ô tô. C. Đường biển. D. Đường hàng không. Câu 8. Loại hình giao thông vận tải nào sau đây đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa ? A. Đường sắt. B. Đường ô tô. C. Đường biển. D. Đường hàng không. Câu 9. Quốc gia phát triển mạnh nhất về giao thông sông, hồ là A. Hoa Kì. B. Trung Quốc. C. Liên Bang Nga. D. Nhật Bản. Câu 10. Tiêu chí nào sau đây không dùng để đánh giá khối lượng của giao thông vận tải? A. Khối lượng vận chuyển. B. Sự tiện nghi, an toàn. C. Khối lượng luân chuyển. D. Cự li vận chuyển trung bình. Câu 11. Đồng bằng sông Cửu Long không phát triển loại hình giao thông vận tải đường sắt do A. cấu tạo địa chất yếu. B. chi phí xây dựng cao. C. trình độ lao động chưa cao. D. mức độ tập trung công nghiệp thấp.
  15. Câu 12. Cho bảng số liệu: Số lượng lượt hành khách vận chuyển đường hàng không trên thế giới, giai đoạn 2000- 2019 Năm 2000 2010 2019 Số lượng hành khách 1,9 2,6 4,4 (Nguồn: https://www.gso.gov.vn/) Nhận xét nào sau đây đúng về số lượt hành khách vận chuyển đường hàng không trên thế giới, giai đoạn 2000-2019? A. Số lượng hành khách giảm qua các năm. B. Số lượng hành khách tăng liên tục qua các năm. C. Số lượng hành khách tăng giảm không đều qua các năm. D. Số lượng hành khách không thay đổi qua các năm. B. Trắc nghiệm đúng/sai Câu 1. Cho bảng số liệu: CHIỀU DÀI ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG SẮT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2019 (Đơn vị: Nghìn km) Quốc gia Hoa Kỳ Trung Quốc Ấn Độ Liên bang Nga Đường ô tô 6586,6 4860,6 4699,0 1283,4 Đường sắt 239,2 131,0 68,5 87,2 (Nguồn: Ngân hàng thế giới, năm 2020) a) Hoa Kỳ có chiều dài đường ô tô ít hơn Trung Quốc và nhiều hơn Ấn Độ. Đúng b) Liên bang Nga có chiều dài đường sắt ít hơn Trung Quốc và nhiều hơn Ấn Độ. Sai c) Hoa Kỳ có chiều dài đường sắt lớn nhất do kinh tế phát triển mạnh, nhất là công nghiệp. Đúng d) Liên bang Nga có chiều dài đường ô tô ít nhất do phạm vi lãnh thổ nhỏ nhất. Sai Câu 2. Cho thông tin sau: Đường ô tô là loại hình giao thông thuận tiện và cơ động, phù hợp với cự li vận tải trung bình và ngắn, có khả năng phối hợp hoạt động với các loại hình vận tải khác; mạng lưới ngày càng mở rộng, chất lượng và phương tiện ngày càng hiện đại. Khối lượng chuyên chở không lớn; tiêu thụ nhiều nhiên liệu gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn và tai nạn giao thông,… a) Đường ô tô có khối lượng chuyên chở không lớn nên phù hợp với cự li vận tải xa. Sai b) Khối lượng vận chuyển bằng đường ô tô thấp hơn các loại đường khác. Sai c) Mức độ và số lượng tai nạn đường ô tô lớn và chỉ đứng sau đường hàng không. Sai d) Ở nhóm nước phát triển có chiều dài đường ô tô cao tốc lớn hơn nhóm nước đang phát triển. Đúng
  16. ==========HẾT=========
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2