intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT An Khánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT An Khánh". Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT An Khánh

  1. TRƯỜNG THPT AN KHÁNH TỔ: SỬ - ĐỊA – GDKT&PL ---------- ĐỀ CƯƠNG MÔN GDKT&PL KHỐI 10, CUỐI HK2 NH 2024 - 2025 Cần Thơ, tháng 3 năm 2025
  2. 2 BÀI 11: KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT A. LÝ THUYẾT 1. Khái niệm và các đặc điểm của pháp luật a. Khái niệm: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. b. Đặc điểm: - Tính quy phạm phổ biến: khuôn mẫu chung áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi… - Tính quyền lực, bắt buộc chung: bắt buộc, ai cũng phải xử sự theo PL - Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: Văn bản PL phải đơn giản chính xác, 1 nghĩa, VB cơ quan cấp dưới ban hành không trái VB cơ quan cấp trên. Pháp luật phải được thể hiện bằng văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải tuân theo trình tự, thủ tục hình thức pháp luật quy định. 2. Vai trò a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội. b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. CÂU HỎI ÔN TẬP *NHẬN BIẾT Câu 1. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng A. tính tự giác của nhân dân. B. tiềm lực tài chính quốc gia. C. quyền lực nhà nước. D. sức mạnh chuyên chính. Câu 2. Pháp luật được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, trong tất cả mọi lĩnh vực thể hiện đặc điểm nào của pháp luật? A. Tính cưỡng chế. B. Tính quyền lực bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 3. Đặc điểm nào dưới đây của pháp luật đòi hỏi ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật diễn đạt phải chính xác, một nghĩa nhất định? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính nhân văn, nhân đạo. Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của pháp luật? A. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến. B. Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của pháp luật?
  3. 3 A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính thuyết phục, nêu gương. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 6. Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là vi phạm đặc điểm nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. Câu 7. Để quản lý xã hội bằng pháp luật, Nhà nước cần tích cực thực hiện A. quảng cáo pháp luật trong xã hội. B. phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân. C. giữ nguyên mọi chủ trương, chính sách. D. ép buộc để mọi người phải chấp hành pháp luật. Câu 8. Đối với Nhà nước pháp luật có vai trò là A. phương tiện để quản lý xã hội. B. công cụ để bảo vệ quyền lợi của giai cấp cầm quyền. C. biện pháp duy nhất để quản lý xã hội. D. cách để thể hiện quyền lực của giai cấp cầm quyền. Câu 9. Đối với công dân pháp luật có vai trò là A. phương tiện để quản lý xã hội. B. công cụ để bảo vệ quyền lợi của giai cấp cầm quyền. C. phương tiện để công dân bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. D. cách để thể hiện quyền lực của giai cấp cầm quyền. Câu 10. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải tuân theo trình tự, thủ tục hình thức pháp luật quy định là thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung . D. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. *THÔNG HIỂU Câu 1. Nhờ có pháp luật nhà nước mới kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình. Nhận định này đề cập đến A. chức năng của pháp luật. B. vai trò của pháp luật. C. đặc trưng của pháp luật. D. nhiệm vụ của pháp luật. Câu 2. Nhận định nào sau đây là sai khi nói về vai trò của pháp luật? A. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình. B. Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. C. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội. D. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước giới hạn quyền của công dân. Câu 3. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung, nghĩa là quy định bắt buộc đối với
  4. 4 A. mọi người từ 18 tuổi trở lên. B. mọi cá nhân, tổ chức. C. mọi đối tượng cần thiết. D. mọi cán bộ, công chức. Câu 4. Cá nhân không thực hiện đúng pháp luật, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật là thể hiện đặc điểm cơ bản nào của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến Câu 5. Việc Nhà nước ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (năm 2010) đã thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật? A. Là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội. B. Là phương tiện để trừng phạt người vi phạm. C. Là công cụ điều chỉnh hoạt động kinh tế. D. Là công cụ để điều hành hoạt động xã hội. Câu 6. “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình” thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. C. Tính tự giác. D. Tính ý chí và khách quan. Câu 7. Nhận định nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của pháp luật? A. Pháp luật được áp dụng với nhiều người, ở nhiều nơi. B. Văn bản pháp luật phải chính xác, một nghĩa. C. Mọi người đều phải xử sự theo qui định của pháp luật. D. Chỉ có công nhân viên chức mới cần tuân thủ pháp luật. Câu 8. Nội dung của Bộ luật Dân sự phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp là thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. D. Tính bắt buộc chung. Câu 9. Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được thể hiện rõ nhất ở đặc điểm nào dưới đây? A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 10. Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của nhà nước trong quản lý xã hội bằng pháp luật? A. Nhà nước công bố pháp luật tới mọi người dân. B. Nhà nước ban hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội. C. Công dân chủ động, tự giác tìm hiểu và thực hiện đúng pháp luật. D. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông. *VẬN DỤNG
  5. 5 Câu 1. Công trình xây dựng K không tuân thủ các quy định về an toàn lao động nên đã xảy ra sự cố sập giàn giáo làm ba công nhân bị thương vong. Cơ quan Cảnh sát điều tra quận X, nơi xảy ra vụ tai nạn trên đã khởi tố hình sự đối với chủ đầu tư công trình K. Việc làm này của Cảnh sát quận X đã thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính giáo dục của pháp luật. Câu 2. Trên cùng một địa bàn có anh M và anh N và ông Q cùng làm đại lý phân phối xăng dầu, anh M cố gắng duy trì nguồn hàng để cung cấp ổn định cho người dân. Ông Q đang trong giai đoạn chuẩn bị các điều kiện kinh doanh nên anh chú trọng hoàn thiện các quy định về phòng cháy chữa cháy để cơ quan chức năng kiểm tra. Anh N do giá xăng dầu tăng cao, việc kinh doanh có nguy cơ thua lỗ nên anh đã treo biển tạm thời không bán với lý do để sửa chữa cửa hàng từ đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu của người dân trên địa bàn nên bị người dân gửi đơn tố cáo. Sau khi xem xét, ông H cán bộ chức năng đã tiến hành xử phạt anh N về hành vi vi phạm của mình. Việc làm của chủ thể nào trong thông tin trên thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật? A. Anh M và anh N. B. Ông Q và anh N. C. Anh M và ông Q. D. Ông H và anh N. Câu 3. Khi phát hiện con gái mình có dấu hiệu bị xâm hại bởi một đối tượng gần nhà, chị M đã gửi đơn tố cáo lên cơ quan công an thành phố. Trong trường hợp này, pháp luật thể hiện vai trò là phương tiện A. để nhà nước quản lý xã hội. B. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. C. công cụ điều chỉnh hoạt động kinh tế. D. công cụ để điều hành hoạt động xã hội. Câu 4. Điều 19, Hiến pháp (2013) của nước ta quy định: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật” là thể hiện đặc điểm A. tính quy phạm phổ biến. B. tính quyền lực bắt buộc chung. C. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. tính nhân văn, nhân đạo. Câu 5. Điều 5, mục 6, khoản C, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định “Người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/100 ml máu, hoặc chưa vượt quá 0, 25 mg/1 lít khí thở thì bị phạt từ 06 đến 08 triệu đồng”. Quy định trên thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật? A. Công cụ quản lý giao thông hiệu quả. B. Hình thức cưỡng chế người vi phạm. C. Phương tiện để nhà nước quản lý con người. D. Phương tiện để nhà nước quản lí xã hội. Câu 6. Ông C bị kỉ luật vì nhận hối lộ là biểu hiện của đặc điểm nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  6. 6 Câu 7. Ông A mở cửa hàng kinh doanh gạo và nộp thuế đầy đủ theo quy định pháp luật. Việc kinh doanh của ông A thể hiện vai trò nào của pháp luật trong đời sống xã hội? A. Công cụ quản lý sản xuất kinh doanh hiệu quả nhất hiện nay. B. Hình thức cưỡng chế hành vi của người vi phạm. C. Phương tiện để nhà nước quản lý con người. D. Phương tiện để công dân thực hiện quyền và bảo vệ lợi ích của mình. Câu 8. Trên cơ sở quy định chung của pháp luật về tự do ngôn luận, ông Q viết bài báo chia sẻ những hành động đẹp của các chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch. Qua việc làm của ông Q, pháp luật đã thể hiện vai trò A. giúp công dân lựa chọn ngành nghề trong đời sống. B. là phương tiện để bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân. C. là phương tiện để công dân thực hiện các quyền của mình. D. là phương tiện để công dân quản lý đời sống xã hội. Câu 9. Mặc dù là đối tượng được hưởng hỗ trợ khó khăn trong đợt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nhưng chị B lại không được địa phương cấp phát tiền như những người khác. Bức xúc, Chị B làm đơn khiếu nại và đã được nhận số tiền theo đúng qui định. Trong trường hợp này, chị B đã sử dụng pháp luật để A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. B. đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của mình. C. bảo vệ lợi ích của phụ nữ. D. bảo về quyền của lao động nữ. Câu 10. Anh H và chị M đến Ủy ban nhân dân xã X để làm thủ tục đăng kí kết hôn. Việc làm của anh H và chị M thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính áp đặt, cưỡng chế. C. Tính đề cao quyền lực cá nhân. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 11. Do hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên sau mỗi buổi học, em C đã cùng với anh trai lén lút phá rừng lấy gỗ để bán lấy tiền giúp đỡ gia đình. Em H là bạn của C đã quay clip cảnh vận chuyển gỗ lậu của C và đăng tải trên trang cá nhân nên cả hai anh em C bị cơ quan chức năng tạm giữ để điều tra. Thương bạn nên K đã phản đối gay gắt H vì đã gián tiếp khiến C bị bắt. Hành vi của những ai đã vi phạm pháp luật? A. Hai anh em C. B. Anh em C và H. C. Anh em C, H và K. D. Bạn H và K. Câu 12: Chủ một nhà hàng là anh K bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính vì có hành vi kinh doanh trái phép một số hàng hóa không có trong danh mục đăng ký kinh doanh. Việc xử phạt của cơ quan chức năng thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. Câu 13. Bạn M không cho B nhìn bài trong lúc kiểm tra nên B rủ X chặn đường đe doạ M khiến M hoảng loạn tinh thần. Nghe M kể lại chuyện đó, H là bạn cùng lớp với M và B đã rủ thêm L đánh B và X. Hành vi của những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật? A. Bạn B và X. B. Bạn B, X và M.
  7. 7 C. Bạn B, X, H và L. D. Bạn H và L. PHẦN ĐỌC DOẠN THÔNG TIN Đọc thông tin sau và trả lời các câu hỏi 14, 15, 16, 17: Qua kiểm tra tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý, Công an tỉnh H phát hiện cơ sở Y sản xuất, kinh doanh rượu không có giấy tờ, nguồn gốc xuất xứ. Tại thời điểm kiểm tra, trong kho hàng của cơ sở có một số thùng phuy nhựa chứa 1000 lít rượu không có tem nhãn hàng hoá theo quy định và 75 kg men không rõ nguồn gốc xuất xứ, chủ cơ sở không xuất trình được hồ sơ pháp lí liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình. Công an tỉnh H đã lập biên bản và xử phạt hành chính đối với hành vi kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ của cơ sở Y theo quy định của pháp luật. Sau khi nhận quyết định xử phạt, thấy có một số nội dung ghi trong quyết định xử phạt mà mình không vi phạm, chủ cơ sở đã làm đơn khiếu nại gửi tới cơ quan chức năng đề nghị xem xét lại và được cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh một số nội dung trong quyết định xử phạt. Câu 14: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình được thể hiện như thế nào trong thông tin trên? A. Xử phạt hành vi vi phạm. B. Kiểm tra dấu hiệu vi phạm. C. Gửi đơn khiếu nại tới cơ quan chức năng. D. Điều chỉnh quyết định xử phạt đã ban hành. Câu 15: Đặc điểm về tính quy phạm phổ biến của pháp luật được thể hiện như thế nào trong thông tin trên? A. Gửi đơn khiếu nại tới cơ quan chức năng. B. Mọi công dân phải tuân thủ pháp luật về kinh doanh. C. Xử phạt hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh. D. Hoạt động kiểm tra giám sát các cơ sở kinh doanh. Câu 16: Vai trò quản lý xã hội của pháp luật được thể hiện như thế nào trong thông tin trên? A. Kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh của cá nhân. B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân. C. Tăng cường xử phạt để góp phần tăng ngân sách nhà nước. D. Mọi công dân đều nghiêm chỉnh chấp hành khi kinh doanh. Câu 17: Việc xử phạt của công an tỉnh H đối với cơ sở Y thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định về hình thức. C. Tính quyền lực bắt buộc chung. D. Tính lợi nhuận trong kinh doanh. Đọc thông tin sau và trả lời các câu hỏi 18, 19, 20, 21, 22 Anh T đi xe máy vượt đèn đỏ nên bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt. Anh T trình bày vì gia đình có việc nên anh đi vội, không chú ý tín hiệu đèn giao thông. Anh mong
  8. 8 muốn cảnh sát giao thông bỏ qua cho lỗi của mình. Người cảnh sát giải thích: "Để bảo đảm trật tự, an toàn cho mọi người khi tham gia giao thông và giao thông được thông suốt, Nhà nước đã ban hành pháp luật quy định người tham gia giao thông phải chấp hành tín hiệu đèn giao thông, dừng xe trước vạch kẻ đường khi gặp đèn đỏ. Đây là quy tắc xử sự chung bắt buộc tất cả mọi người khi tham gia giao thông phải tuân thủ và thực hiện nghiêm túc ở mọi nơi, vào bất kì thời gian nào. Nếu không tuân thủ quy định này sẽ bị xử phạt". Câu 18: Việc cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt anh T là thể hiện tính A. nhân văn, nhân ái. B. quyền lực nhà nước. C. quy phạm phổ biến. D. lợi ích cá nhân. Câu 19: Vai trò quản lý xã hội của pháp luật được thể hiện như thế nào trong thông tin trên? A. Bảo vệ quyền lợi của công dân. B. Điều chỉnh hành vi của công dân. C. Xác nhận tư cách quyền công dân. D. Xâm phạm lợi ích của công dân. Câu 20: Việc cảnh sát giao thông tiến hành lập biên bản xử phạt những người có hành vi vi phạm các quy định của Luật giao thông đường bộ phản ánh vai trò nào dưới đây của pháp luật? A. Bảo vệ quyền lợi của công dân. B. Xác nhận các quyền công dân. C. Quản lý xã hội. D. Tính quyền lực chung. Câu 21: Theo quy định của pháp luật, mọi công dân có trách nhiệm chấp hành tín hiệu điều khiển giao thông để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông là thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biển. B. Tính quyền lực bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính xã hội hóa toàn diện. Câu 22: Việc cảnh sát giao thông tiến hành lập biên bản xử phạt anh T thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biển. B. Tính quyền lực bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính xã hội hóa toàn diện. Câu 23: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai: Nhà máy xi măng A đặt tại xã M, huyện B, tỉnh C đã đi vào hoạt động được hơn 1 năm. Thời gian gần đây, chính quyền tỉnh C nhận được nhiều đơn phản ánh của nhân dân về việc nhà máy thải khói bụi gây ảnh hưởng xấu cho môi trường và sức khoẻ của người dân. Sau khi nhận được đơn phản ánh, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chuyển vụ việc cho Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thanh tra và kết luận: hệ thống xử lí khí thải của nhà máy không đạt tiêu chuẩn theo quy định; nhà máy không tuân thủ yêu cầu báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phê duyệt. Căn cứ vào quy định của pháp luật, cơ quan chức năng đã tiến hành xử phạt và yêu cầu nhà máy tạm ngừng sản xuất để khắc phục những tồn tại cũng như xem xét trách nhiệm bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng. a. Nhà máy A đăng ký sản xuất kinh doanh xi măng tại xã M là thể hiện đặc điểm tính quy phạm phổ biến của pháp luật. b. Việc người dân phản ánh đến cơ quan chức năng là thể hiện vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội
  9. 9 c. Hình thức xử phạt và yêu cầu khắc phục hậu quả là thể hiện tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật. d. Hình thức xử phạt và yêu cầu khắc phục hậu quả phản ánh vai trò quản lý xã hội của pháp luật. BÀI 12: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM A. LÝ THUYẾT 1. Hệ thống pháp luật Việt Nam - Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được sắp xếp thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam. - Về cấu trúc: hệ thống pháp luật bao gồm: các ngành luật, các chế định pháp luật và các quy phạm pháp luật. + Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điểu chỉnh quan hệ xã hội theo định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định. + Chế định pháp luật là tập hợp các quy phạm pháp luật có cùng tính chất điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong một hoặc nhiều ngành luật. + Ngành luật là tập hợp các quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. - Về hình thức: hệ thống pháp luật được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật. 2. Văn bản pháp luật Việt Nam a. Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam - Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà Nhà nước muốn xác lập). - Văn bản quy phạm pháp luật gồm các đặc điểm: + Có chứa quy phạm pháp luật. + Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. + Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy đinh. - Văn bản quy phạm pháp luật gồm văn bản luật và văn bản dưới luật. + Văn bản luật là văn bản do Quốc hội ban hành gồm: Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết. + Văn bản dưới luật gồm có: pháp lệnh, nghị quyết, nghị quyết liên tịch, lệnh, quyết định, nghị định, thông tư, thông tư liên tịch.
  10. 10 b. Văn bản áp dụng pháp luật Việt Nam - Văn bản áp dụng pháp luật: + Là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, mang tính quyền lực nhà nước do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định trên cơ sở áp dụng các quy phạm pháp luật đối với những quan hệ cụ thể, cá biệt nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức nhất định hoặc xác định trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể vi phạm pháp luật. + Có nội dung cụ thể đối với cá nhân, tổ chức xác định, được thực hiện một lần trong thực tiễn. B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM * NHẬN BIẾT Câu 1: Tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được sắp xếp thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam là đề cập đến khái niệm nào sau đây? A. Quy phạm pháp luật Việt Nam. B. Hệ thống pháp luật Việt Nam. C. Hệ thống chính trị Việt Nam. D. Thực hiện pháp luật Việt Nam. Câu 2: Trong hệ thống pháp luật Viêt Nam thì văn bản luật nào sau đây có hiệu lực pháp lý cao nhất? A. Hiến pháp. B. Nghị quyết. C. Thông tư. D. Luật. Câu 3: Về cấu trúc, hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm các chế định pháp luật, các quy phạm pháp luật và A. các ngành luật. B. các giá trị xã hội. C. các giá trị đạo đức. D. các quy tắc xử sự. Câu 4: Các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định là nội dung khái niệm nào sau đây? A. Quy phạm pháp luật. B. Chế định pháp luật. C. Hệ thống pháp luật. D. Thực hiện pháp luật. Câu 5: Việc tập hợp các quy phạm pháp luật có cùng tính chất điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong một hoặc nhiều ngành luật là khái niệm nào sau đây? A. Quy phạm pháp luật. B. Chế định pháp luật. C. Hệ thống pháp luật. D. Thực hiện pháp luật. Câu 6: Loại văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà Nhà nước muốn xác lập là nói đến văn bản A. quy phạm pháp luật. B. thực hiện pháp luật. C. chế định pháp luật. D. ban hành pháp luật. Câu 7: Ở nước ta hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật bao gồm văn bản dưới luật và văn bản
  11. 11 A. luật. B. đạo đức. C. pháp lệnh. D. nghị quyết. Câu 8. Văn bản quy phạm pháp luật gồm mấy loại chính? A. 2 loại. B. 3 loại. C. 4 loại. D. 5 loại. Câu 9: Văn bản áp dụng pháp luật nhằm giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để đưa ra các quyết định làm phát sinh A. các quyền cụ thể của công dân. B. những quan điểm trái chiều. C. tất cả nhu cầu của cá nhân. D. mọi giao dịch dân sự. Câu 10: Mục đích của việc áp dụng pháp luật là cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra quyết định nhằm chấm dứt A. nghĩa vụ cụ thể của công dân. B. các loại hình tín ngưỡng dân gian. C. sự phát triển của xã hội. D. mọi nguồn lực tự nhiên. * THÔNG HIỂU Câu 1: Văn bản quy phạm pháp luật nào sau đây trong hệ thống pháp luật Việt Nam là văn bản luật? A. Nghị quyết của Quốc hội. B. Thông tư của Tòa án. C. Quyết định của Chính phủ. D. Lệnh của Chủ tịch nước. Câu 2: Văn bản quy phạm pháp luật nào sau đây trong hệ thống pháp luật Việt Nam là văn bản dưới luật? A. Hiến pháp. B. Bộ luật. C. Luật. D. Pháp lệnh. Câu 3: Trong các văn bản sau đây thì văn bản bản nào là văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay? A. Quyết định của Hiệu trưởng. B. Nghị quyết của Đoàn thanh niên. C. Nghị định của Chính phủ. D. Nội quy của khu dân cư. Câu 4: Trong các văn bản sau đây thì văn bản nào không phải là văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay? A. Thông tư của Bộ trưởng. B. Quyết định của Chủ tịch nước. C. Quyết định của UBND cấp xã. D. Quyết định của Hiệu trưởng. Câu 5. Cơ sở để quy định tên gọi, trình tự ban hành của văn bản pháp luật là gì? A. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. B. Luật Ban hành văn bản hợp nhất. C. Luật Ban hành văn bản. D. Luật Ban hành văn bản hành chính. Câu 6. Văn bản nào dưới đây không phải văn bản dưới luật? A. Pháp lệnh. B. Lệnh. C. Hiến pháp. D. Nghị quyết. * VẬN DỤNG Câu 1: Khi thảo luận về hệ thống pháp luật Việt Nam thì bạn T có quan điểm: lệnh của Chủ tịch nước mới là một trong những văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý nhất định. Tuy nhiên bạn B thì cho rằng: Nghị quyết của Quốc hội mới là văn vản quy phạm pháp luật. Bạn C thì nói: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ mới là văn bản quy phạm pháp luật.
  12. 12 Còn bạn D thì cho rằng Nghị quyết của HĐND cấp huyện mới là văn bản quy phạm pháp luật. Theo em, trong các văn bản trên thì đâu không phải là văn bản quy phạm pháp luật dưới luật? A. Nghị quyết của Quốc hội. B. Lệnh của Chủ tịch nước. C. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. D. Nghị quyết của HĐND cấp huyện. Câu 2: Trong giờ học môn Kinh tế và pháp luật, giáo viên H yêu cầu học sinh lấy ví dụ về văn bản quy phạm pháp luật. Bạn A xung phong và trả lời rằng: Quyết định của Hiệu trường nhà trường là văn bản quy phạm pháp luật. Bạn B thì cho rằng: quy định của khu dân cư mới là văn bản quy phạm pháp luật. Bạn C thì nói: Các nội quy do làng xã đặt ra mới là văn bản quy phạm pháp luật. Còn bạn D thì cho rằng quyết định xử phạt hành chính của cảnh sát giao thông mới là văn bản quy phạm pháp luật. Theo em, trong các văn bản trên thì đâu là văn bản quy phạm pháp luật? A. Quyết định của Hiệu trưởng. B. Quy định của khu dân cư. C. Nôi quy do làng xã đặt ra. D. Quyết định xử phạt hành chính. Câu 3: Lợi dụng chính sách của Nhà nước về miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19. Giám đốc công ty A đã chỉ đạo kế toán làm giả chứng từ, hóa đơn để trốn thuế và nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước. Việc này đã bị cơ quan thuế tỉnh B phát hiện và ra quyết định xử phạt công ty A. Theo em quyết định trên của cơ quan thuế tỉnh là văn bản nào sau đây? A. Đạo đức. B. Luật. C. Dưới luật. D. Quy ước. Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 4, 5, 6: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông Câu 4: Trong thông tin trên văn bản nào không phải là văn bản quy phạm pháp luật? A. Nghị quyết số 29-NQ/TW. B. Nghị quyết số 44/NQ-CP. C. Nghị quyết số 88/2014/QH13. D. Quyết định số 404/QĐ-TTg. Câu 5: Nghị quyết 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ có điểm gì khác với Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 nãm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung Ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa? A. Đối tượng thực hiện. B. Nội dung điều chỉnh. C. Chủ thể ban hành. D. Thời gian áp dụng.
  13. 13 Câu 6: Trong các văn bản pháp luật dưới đây, văn bản nào có giá trị pháp lý cao nhất? A. Nghị quyết số 44/NQ-CP. B. Nghị quyết số 88/2014/QH13. C. Quyết định số 404/QĐ-TTg. D. Chỉ thị số 16/CT-TTg. Câu 7: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai: Thông cáo báo chí của Văn phòng chủ tịch nước nêu rõ, sáng 18/12, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước công bố 09 Luật và 02 Nghị quyết đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua. Các Luật và Nghị quyết được công bố gồm: Luật an toàn thông tin mạng (ATTTM), Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Luật kế toán, Luật Thống kê, Luật Khí tượng thủy văn, Bộ Luật hàng hải VN, Luật phí và lệ phí, Luật Trưng cầu ý dân (TCYD), Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Nghị quyết ban hành nội quy kỳ họp của QH và Nghị quyết về việc phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức thương mại thế giới. a. Nghị quyết về việc phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức thương mại thế giới của Quốc hội được Chủ tịch nước ký lệnh công bố là văn bản pháp luật. b. Lệnh của Chủ tịch nước có giá trị pháp lý cao nhất. c. Thông cáo báo chí của Văn phòng chủ tịch nước có giá trị pháp lý như Lệnh của chủ tịch nước. d. Luật an toàn thông tin mạng và Nghị quyết ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội đều là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành. BÀI 13: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT A. LÝ THUYẾT 1. Khái niệm Là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của PL đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổchức. 2. Các hình thức thực hiện pháp luật + Sử dụng PL: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phéplàm. + Thi hành PL: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phảilàm. + Tuân thủ PL: Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luậtcấm. + Áp dụng PL: Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa
  14. 14 vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. - Đặc điểm: + Áp dụng pháp luật mang tính quyền lực Nhà nước. + Áp dụng pháp luật được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. + Áp dụng pháp luật theo nguyên tắc cá biệt hóa các quy phạm pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể. B. CÂU HỎI ÔN TẬP *NHẬN BIẾT Câu 1: Tuân thủ pháp luật là việc các cá nhân, tổ chức kiềm chế không thực hiện các hành vi A. xã hội kì vọng. B. pháp luật cấm. C. tập thể hạn chế. D. đạo đức chi phối. Câu 2: Cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm là A. tuân thủ nội quy. B. thi hành pháp luật. C. vận dụng chính sách. D. chấp hành đường lối. Câu 3: Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là A. áp dụng pháp luật. B. thực hiện pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 4: Hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền tự do của mình theo quy định của pháp luật là A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 5: Việc các cơ quan, cán bộ, công công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào qui định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức là A. áp dụng pháp luật. B. thực hiện pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 6: Chủ thể nào dưới đây có quyền áp dụng pháp luật? A. Mọi cán bộ, công chức nhà nước. B. Các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền. C. Các cơ quan, tổ chức của nhà nước. D. Mọi công dân trên lãnh thổ Việt Nam. Câu 7: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây mà chủ thể có quyền lựa chọn làm hoặc không làm? A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.
  15. 15 Câu 8: Cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật là thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 9: Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức chủ động làm những gì mà pháp luật A. cho phép làm. B. ép buộc tuân thủ. C. quy định phải làm. D. khuyến khích. *THÔNG HIỂU Câu 1: Chị C không đội mũ bảo hiểm khi đi xe trên đường, trong trường hợp này chị C đã A. không sử dụng pháp luật. B. không thi hành pháp luật. C. không tuân thủ pháp luật. D. không áp dụng pháp luật. Câu 2: Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Tìm hiểu dịch vụ trực tuyến. B. Tham gia bảo vệ Tổ quốc. C. Theo dõi tư vấn pháp lí. D. Lựa chọn bảo hiểm nhân thọ. Câu 3: Khi 17 tuổi, A chủ động đăng ký khám tuyển nghĩa vụ quân sự ngay đợt đầu và sẵn sàng nhập ngũ khi có giấy thông báo gọi nhập ngũ. Vậy A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 4: Chị T khiếu nại Chủ tịch ủy ban nhân dân phường A vì không cấp giấy khai sinh cho con chị với lý do chị là mẹ đơn thân. Chị T đang A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 5: Trường hợp Chủ tịch ủy ban nhân dân quận N ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với anh D vì hành vi lấn chiếm đất công là hình thức A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 6: Công ty của anh P luôn chủ động thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh là đang A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 7: Hành vi chạy xe ngược chiều khi tham gia giao thông trên đường của người điều khiển xe moto là vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 8: Người tự nguyện đăng ký hiến tặng cơ thể của mình sau khi qua đời nhằm phục vụ công tác nghiên cứu trong y học. Điều đó thể hiện hình thức thực hiện pháp luật theo nào sau đây? A. Thi hành pháp luật B. Sử dụng pháp luật C. Áp dụng pháp luật D. Phổ biến pháp luật.
  16. 16 Câu 9: Doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, họ đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 10. Phát hiện X đi xe lấn làn, vượt đèn đỏ và chạy quá tốc độ, đồng chí công an giao thông đã yêu cầu X dừng xe và lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp này, đồng chí cảnh sát giao thông đã A. tuân thủ pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. thi hành pháp luật. Câu 11. Chị B sau khi tốt nghiệp đại học liền về quê, đăng kí thành lập cơ sở kinh doanh để phát triển nghề truyền thống mây tre đan của gia đình, tổ chức việc kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Chị B đã A. tuân thủ pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. thi hành pháp luật. Câu 12. Y sau khi tốt nghiệp THPT đã theo bạn bè rủ rê tham gia vào tệ nạn xã hội. Một lần, khi đang thực hiện vận chuyển, buôn bán ma túy thì bị bắt. Y đã không A. tuân thủ pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. thi hành pháp luật. *VẬN DỤNG Câu 1: Vì chị K thường xuyên bị ông N lãnh đạo cơ quan gây khó khăn nên anh B chồng chị là phóng viên đã viết bài đăng báo xuyên tạc việc ông N sử dụng ngân sách của đơn vị sai mục đích. Ông N nhờ chị T là Chủ tịch công đoàn khuyên vợ chồng chị K nên cải chính nội dung bài báo đó nhưng chị K từ chối. Vì thế ông N không cho chị phát biểu ý kiến trong nhiều cuộc họp sau này. Những ai dưới đây chưa tuân thủ pháp luật? A. Anh B, ông M và chị K. B. Anh B và ông N. C. Ông M và chị K. D. Anh B, ông N và chị T. Câu 2: Ông Q xây nhà lấn chiếm đất mặt đường, thanh tra xây dựng đã lập biên bản về hành vi vi phạm của ông Q và yêu cầu ông tự dỡ bỏ, khôi phục lại nguyên trạng phần đất đã lấn chiếm trước khi xât dựng. Sau thời gian quy định, ông Q không dỡ bỏ phần nhà lấn chiếm, thanh tra xây dựng đã áp dụng biện pháp cưỡng chế dỡ bỏ phần nhà lẫn chiếm và xử phạt ông Q về hành vi vi phạm cùng toàn bộ chi phí dỡ bỏ này. Trong trường hợp này, thanh tra xây dựng đã A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 3: Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh, trên cơ sở quyền tự do kinh doanh của công dân và sự trợ giúp tài chính của gia đình, anh N đã đăng kí mở cửa hàng bách hóa tự chọn và đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh. Trong trường hợp này, anh N đã A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 4: Công việc kinh doanh của bà X rất thuận lợi vì có nhiều khách hàng quen thường xuyên đến mua hàng. Gần đây, thấy nhu cầu hút thuốc lá điện tử của thanh niên tăng mạnh, bà X quyết định nhập hàng về bán, dù cửa hàng của bà không đăng kí kinh doanh thuốc lá. Việc làm này của bà X bị cơ quan quản lí thị trường kiểm tra, lập biên bản xử phạt vi phạm
  17. 17 hành chính về hành vi kinh doanh không đúng mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp. Vậy cơ quan quản lí thị trường đã A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 5: Học sinh G mua các chất gây nổ pha chế làm thuốc pháo, trong lúc pha chế thuốc đã phát nổ gây thương tích cho nhiều người. Để xảy ra hậu quả trên là do G đã không A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 6: Ông S và ông N là chủ của hai cơ sở kinh doanh giặt là khác nhau nhưng cả hai ông đều không lắp đạt hệ thống xả thải theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Phát hiện sự việc, anh T hàng xóm ông S đã làm đơn tố cáo với cơ quan có thẩm quyền. Biết chuyện, ông S thuê anh K chặn đường đe dọa anh T. Những ai dưới đây không thi hành pháp luật? A. Ông N và anh K. B. Ông S và anh K. C. Ông S, ông N và anh K. D. Ông S và ông N. Câu 7: Chị M điều khiển xe máy vượt đèn đỏ, chị đã bị cảnh sát giao thông X lập bên bản xử phạt hành chính. Việc làm của chị M và việc làm của cảnh sát giao thông X là biểu hiện của những hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Không tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật. B. Không thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật. C. Không tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật. Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 8, 9, 10, 11 Bà Y và bà D cùng hoàn thiện hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyển và được cấp phép kinh doanh thực phẩm tươi sống theo quy định. Sau một thời gian hoạt động, hai cơ sở kinh đã có hành vi xả chất thải chưa qua xử lí gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân xung quang nên bị người dân làm đơn tố cáo tới cơ quan chức năng. Là người nhà của bà D nên khi cùng đoàn kiểm tra đến xử lí vi phạm của ba cơ sở kinh doanh trên, ông N trưởng đoàn chỉ lập biên bản nhắc nhở đối với cơ sở kinh doanh của bà D và xử phạt bà Y. Bà Y thắc mắc và gửi đơn lên ông T giám đốc cơ quan ông N để giải quyết. Câu 8: Việc bà Y và bà D cùng hoàn thiện hồ sơ để được cấp phép hoạt động kinh doanh thực phẩm tươi sống là đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 9: Hành vi không tuân thủ quy định về môi trường, xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường của bà Y và bà D là chưa thực hiện pháp luật ở hình thức nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 10: Việc làm của chủ thể nào trong thông tin trên là biểu hiện của hình thức áp dụng pháp luật? A. Bà Y. B. Bà D. C. Ông N. D. Ông T.
  18. 18 Câu 11: Việc người dân xung quang và bà Y gửi đơn tới cơ quan chức năng để trình bày sự việc liên quan đến mình là đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 12: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai: Sau khi tốt nghiệp ra trường, chị H đã hoàn thiện hồ sơ để mở công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Sau khi được cấp phép hoạt động, doanh nghiệp của chị H hàng năm đều nộp thuế đầy đủ và không bán hàng giả, hàng nhái cũng như làm tốt công tác an sinh xã hội. Với những đóng góp của mình, ông K cán bộ phụ trách thuế trong khu vực đã làm hồ sơ đề nghị cấp trên khen thưởng về thành tích thực hiện tốt công tác thu nộp thuế đối với doanh nghiệp của chị H. a. Qua đoạn thông tin trên chị H đã thực hiện tốt hình thức sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật. b. Chị H đã không thực hiện tốt hình thức tuân thủ hành pháp luật trong đoạn thông tin trên. c. Việc không bán hàng giả, hàng nhái là thể hiện hành vi áp dụng pháp luật của chị H. d. Việc làm của ông K là biểu hiện của hình thức áp dụng pháp luật.
  19. 19 Bài 14. GIỚI THIỆU VỀ HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM A. LÝ THUYẾT 1. Khái niệm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, tổ chức quyển lực nhà nước, địa vị pháp lí của con người và công dân. - Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lí cao nhất, do Quốc hội ban hành để quy định những vấn đề quan trọng của đất nước. 2. Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiến pháp là đạo luật cơ bản, là cơ sở để xây dựng và ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. - Hiến pháp có hiệu lực pháp lí lâu dài, tương đối ổn định. - Hiến pháp có quy trình làm, sửa đổi đặc biệt được quy định tại Hiến pháp. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM * NHẬN BIẾT Câu 1: Hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định về những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lí của con người và công dân là A. Hiến pháp. B. Luật giáo dục. C. Luật kinh tế. D. Luật hôn nhân gia đình. Câu 2: Đạo luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lí cao nhất, do Quốc hội ban hành để quy định những vấn đề quan trọng của đất nước là A. Luật lao động. B. Luật dân sự. C. Luật an ninh quốc gia. D. Hiến pháp. Câu 3: Ở nước ta, việc soạn thảo, thông qua Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và thủ tục, trình tự giải thích Hiến pháp do cơ quan nào quy định? A. Chính phủ. B. Tòa án nhân dân tối cao. C. Quốc hội. D. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Câu 4: Trong hệ thống pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý A. cao nhất. B. thấp nhất. C. vĩnh cửu. D. vĩnh viễn. Câu 5: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định những vấn đề A. cơ bản và quan trọng nhất. B. cơ bản và cụ thể hóa mọi vấn đề. C. quan trọng nhất đối với ngân sách. D. quan trọng nhất đối với Đảng. Câu 6: Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có bao nhiêu tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành? A. Ít nhất hai phần ba. B. Một phần ba. C. Hai phần ba. D. Ít nhất một phần ba.
  20. 20 Câu 7: Khẳng định nào dưới đây là đúng về đặc điểm của Hiến pháp? A. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của đất nước. B. Hiến pháp chỉ áp dụng cho một số chủ thể pháp luật. C. Hiến pháp là văn bản pháp luật có hiệu lực trong từng hoàn cảnh cụ thể. D. Hiến pháp được xây dựng theo ý chí của riêng giai cấp cầm quyền. Câu 8: Theo quy định của Hiến pháp, quy trình làm, sửa đổi Hiến pháp Việt Nam bao gồm mấy bước? A. 3 bước. B. 7 bước. C. 5 bước. D. 8 bước. * THÔNG HIỂU Câu 1: Nhà nước phải ban hành Hiến pháp để A. quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của Nhà nước và xã hội. B. chấm dứt các hành vi vi phạm pháp luật, ổn định trận tự xã hội. C. giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật cho người dân. D. tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân. Câu 2: Khi ban hành luật trẻ em 2016, Quốc hội phải căn cứ vào nội dung của Hiến pháp 2013 vì A. Hiến pháp là Luật nguồn, nền tảng cho các văn bản luật khác. B. Hiến pháp quy định những vấn đề quan trọng của xã hội. C. Hiến pháp quy định về tổ chức quyền lực nhà nước. D. đó là đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp. Câu 3: Các quy định của Hiến pháp mang tính A. xác định chặt chẽ về mặt nội dung. B. quy phạm phổ biến. C. quyền lực bắt buộc chung. D. tuyên ngôn, cương lĩnh, điều chỉnh chung. Câu 4: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không có đặc điểm nào dưới đây? A. Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước. B. Hiến pháp quy định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước. C. Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lí cao nhất. D. Hiến pháp là luật có vị trí ngang bằng nhau như các luật khác. Câu 5: Nội dung nào dưới đây không nói về vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam? A. Quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của quốc gia. B. Có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. C. Mọi văn bản quy phạm pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp. D. Các văn bản pháp luật khác có tính độc lập với Hiến pháp. * VẬN DỤNG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0