intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa

Chia sẻ: Starburst Free | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

50
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa cung cấp cho các bạn những câu hỏi bài tập giúp bạn ôn tập và hệ thống kiến thức hiệu quả. Hi vọng với tư liệu này sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa

  1. ĐÊ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I LỚP 12 Môn địa lí Phần 1: Câu hỏi kiến thức ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN Câu 1: Phần đất liền của nước ta nằm trong khung của hệ tọa độ địa lí: A: từ 8034’B đến 23022’B; từ 102010’Đ đến 109024’Đ B: từ 8034’B đến 23023’B; từ 102009’Đ đến 109024’Đ C :từ 8034’B đến 23022’B; từ 102008’Đ đến 109024’Đ D: từ 8034’B đến 23022’B; từ 102010’Đ đến 109042’Đ Câu 2: Theo niên giám thống kê năm 2006. Phần đất liền và các hải đảo của nước ta có tổng diện tích là A. 330991 Km2. C. 329789 Km2. B. 331991 Km2 D. 331212 Km2. Câu 3: Chiều dài đường biên giói trên đất liền giữa nước ta với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia lần lượt là: A. Hơn 1.300 Km, gần 1.100 Km, hơn 2.100 Km. B. Hơn 1.400 Km, gần 2.100 Km, hơn 1.100 Km. C. Hơn 1.300 Km, gần 2.100 Km, hơn 1.100 Km. D. Hơn 1.100 Km, hơn 2.100 Km, gần 1.300 Km. Câu 4: Đường bờ biển nước ta có chiều dài. A. 2.360 Km B. 2.036 Km. C. 3,206 Km D. 3.260 Km. Câu 5: Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố tiếp giáp với biển? A. 29 B.30 C. 28 D. 27. Câu 6: Theo giờ GMT, lãnh thổ phần đất liền của nước ta chủ yếu nằm ở múi giờ thứ A. 6 B. 7 C. 8 D. 9 Câu 7: Các bộ phận của vùng biển nước ta theo thứ tự từ trong ra ngoài là: A. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa B. Lãnh hải vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa C. Nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa D. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế . Câu 8: Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, đó là
  2. A. Lãnh hải C. Thềm lục địa B. Vùng tiếp giáp lãnh hải. D. Nội thủy Câu 9: ở vùng này nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không theo công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, đó là: A. Lãnh hải C. Thềm lục địa B. Vùng tiếp giáp lãnh hải D. Vùng đặc quyền kinh tế Câu 10: Đường ranh giới được coi như biên giới quốc gia trên biển của nước ta là A. Đường cơ sở B. Ranh giới giữa vùng lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải C. Ranh giới giữa vùng tiếp giáp lãnh hải với vùng đặc quyền kinh tế D. Ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế Câu 11: Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lần lượt thuộc các tỉnh/thành phố: A. Quảng Nam, Đà Nẵng C. Khánh Hòa, Quảng Ngãi B. Đà Nẵng, Khánh Hòa D. Đà Nẵng, Quảng Ngãi Câu 12: Vị trí địa lí nước ta có ý nghĩa rất quan trọng cho việc phát triển A. Nền nông nghiệp nhiệt đới B. Nền nông nghiệp nhiệt đới và cận nhiệt C. Nền nông nghiệp ôn đới D. Nền nông nghiệp có sự phân hóa sản phẩm theo vùng miền. Câu 13: Nước ta nằm ở vị trí liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên có A. Nguồn tài nguyên sinh vật phong phú B. Tài nguyên khoáng sản phong phú C. Sự phân hóa đa dạng về tự nhiên D. Khí hậu với hai mùa rõ rệt Câu 14: Hình dạng laqnhx thổ kéo dài và hẹp ngang có tác động đến đặc điểm tự nhiên nước ta và được thể hiện ở A. Thiên nhêm từ Bắc vào Nam của nước ta khá đồng nhất B. Tính biển xâm nhập sâu vào đất liền C. Sự phân hóa đông tây của tự nhiên khá rõ rệt D. Tiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo độ cao địa hình Câu 15: Nước ta có thể mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới là do vị trí A. Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa B. ở nơi giao thoa giữa nhiều vành đai sinh khoáng C. nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế qua trọng
  3. D. nằm trong khu vực kinh tế năng động của thế giới Câu 16: Vị trí địa lí được coi là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta bởi vị trí địa lí đã A. Quy định các đặc điểm của tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên B. Tạo nên sự phong phú đa dạng của tài nguyên khoáng sản và sinh vật, ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới thiên tai của nước ta C. Taoh điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài D. Tác động lớn đến sự đa dạng của văn hóa và các thành phần dân tộc của nước ta. Câu 17: Khu vực đồi núi nước ta có thế mạnh: A. Khoáng sản, thủy điện, lâm nghiệp, chăn nuôi gia cầm, du lịch, trồng cây công nghiệp lâu năm. B. Khoáng sản, thủy điện, trồng cây nương thực, chăn nuôi gia súc du lịch. C. Khoáng sản, thủy điện, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp lhàng năm, du lịch D. Khoáng sản, thủy điện, lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc, du lịch. Câu 18: Khó khăn cơ bản về tự nhiên của khu vực đồi núi ở nước ta là: A. Địa hình không thuận lợi cho phát triển giao thông B. Có nhiều thiên tai: lũ quét, xói mòn, trượt lở đất C. Nhiều nơi khan hiếm nước về mùa khô D. Tất cả các ý trên đều đúng. Câu 19: Khu vực đồng bằng của nước ta có thế mạnh A. Trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi lợn, gia cần, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản B. Trồng cây lương thực, cây thực phẩm, chăn nuôi lợn và gia cầm, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản C. Trồng cây lương thực, chăn nuôi gia súc lớn, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản D. Hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản. Câu 20: Ý nào sau đây nói về ảnh hưởng của khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội A. Có nhiều loại khoáng sản nguồn gốc nội sinh, là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp
  4. B. Đất đai, địa hình thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm, cây hoa màu và cây ăn quả C. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản và nông sản chính là lúa gạo D. Tất cả các ý trên. Câu 21: Phần Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam rộng hơn A. 1,5 triệu km2 B. 1,0 triệu km2 B. C. 3,0 triệu km2 D. 2,0 triệu km2 Câu 22: Khoáng sản có ý nghĩa quan trọng nhất Biển Đông nước ta là: A. Vàng B. Titan C. Dầu mỏ D. Sa khoáng Câu 23: Biển Đông của nước ta có đặc điểm A. Nằm trong vùng có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa B. Độ mặn 32 – 33%, chế độ hải lưu và thủy triều đơn giản C. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa D. Là biển mở, phía Đông và phía Nam được mở rộng. Câu 24: Ý nào sau đây không đúng khi đánh giá về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta? A. Làm cho độ ẩm không khí trên 80%, lượng mưa trung bình 1.500 mm/năm B. Làm giảm sự khô hạn trong mùa đông, làm dịu thời tiết nóng bức trong mùa hạ C. Làm cho khí hậu biến động phức tạp và phân hóa đa dạng D. Làm cho khí hậu mang nhiều đặc tinhscuar khí hậu hải dương nên điều hòa hơn Câu 25: Hệ sinh thái rừng ngập mặn của nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng biển A. Bắc Bộ B. Trung Bộ C. Nam Trung Bộ D. Nam Bộ Câu 26: Quá trình địa mạo chủ yếu chi phối đường bờ biển nước ta là: A. Xâm thực B. Mài mòn C. Tích tụ D. Xâm thưc, bồi tụ Câu 27: Các tam giác châu thổ có bãi triều rộng thuộc về A. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ B. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long C. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
  5. D. Đông Nam Bộ và đồng bằng song Cửu Long. Câu 28: Hiện tượng sạt lở bờ biển nước ta xảy ra mạnh nhất ở bờ biển A. Bắc Bộ B. Trung Bộ C. Đồng băng song Cửu Long D. Nam Bộ. Câu 29: Mỗi năm thường có bao nhiều cơn bão trực tiếp đổ bộ vào nước ta? A. 3 - 4 cơn B. 5 – 6 cơn C. 2 – 3 cơn D. 6 – 7 cơn Câu 30: Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc thường xảy ra ở vùng ven biển A. Bắc Bộ B. Miền Trung C. Đông Nam Bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 31: Đặc điểm khí hậu nước ta là: A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng B. Khí hậu xích đạo nóng, ẩm và mưa nhiều quanh năm C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh D. Khí hậu cận nhiệt đới, có sự phân hóa theo mùa, theo vĩ tuyến và độ cao. Câu 32: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí địa lí A. Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn B. Nằm ở bán cầu Đông trên trái đất C. Có tầng bức xạ lớn D. Nằm trong vùng nội chí tuyến Câu 33: Nhân tố phá vỡ nền tảng nhiệt đới của khí hậu nước ta và làm giảm sút nhiệt độ mạnh mẽ, nhất là trong mùa đông là do A. Địa hình nhiều đồi núi B. Gió mùa đông C. Địa hình nhiều đồi núi và gió mùa C. Do ảnh hưởng của biển Câu 34: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là do A. Vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á và tiếp giáp Biển Đông B. Vị trí nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc, quanh năm nhận lượng bức xạ rất lớn của Mặt trời. C. Vị trí nước ta nằm trong vùng gió mùa, giữa hai đường chí tuyến nên có lượng mưa lớn và góc nhập xạ lớn quanh năm D. Vị trí nước ta nằm ở vùng vĩ độ thấp nên nhận được nhiều nhiệt của Mặt trời và vị trí tiếp giáp Biển Đông nên mưa nhiều.
  6. Câu 35: Nước ta có lượng mưa và độ ẩm trung bình khoảng A. 1400 – 1800mm/năm; trên 80% B. 1500 – 2000mm/năm; 60 – 80% C. 1500 – 2000mm/năm; trên 80% D. 1800– 2000mm/năm; 80 – 100% Câu 36: Ở nước ta, nơi lượng mưa có thể đạt tới 3500 – 4000mm/năm là A. Vị trí đón gió nằm sát biển B. Sườn núi hướng về phía Bắc với địa hình cao C. Các long chảo, cánh đồng, thung lũng ở miền núi D. Sườn núi đón gió biển và các khối núi cao Câu 37: Hai hướng chủ đạo của hai loại gió chính ở nước ta là A. Hướng Đông Bắc về mùa đông và hướng Đông Nam về mùa hè B. Hướng Tây Nam về mùa hè và hướng Đông Bắc về mùa đông C. Hướng Tây Nam về mùa đông và hướng Đông Nam về mùa hè D. Hướng Đông Nam về mùa đông và hướng Tây Nam về mùa hè. Câu 38: Hướng thổi chiếm ưu thế của Tín phong nửa cầu Bắc từ khu vực dãy Bạch Mã trở vào Nam từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là: A. Đông Bắc B. Tây Bắc C. Đông Nam D. Tây Nam Câu 39: Kiểu thời tiết lạnh khô ở miền Bắc nước ta diễn ra trong khoảng A. Nửa đầu mùa đông (tháng 11, 12, 1) B. Nửa sau mùa đông (tháng 2, 3, 4) C. Nửa đầu mùa hạ (tháng 5, 6 ,7) D. Nửa cuối mùa hạ (tháng 8, 9, 10) Câu 40: Gió mùa Tây Nam hoạt động trong thời kì đầu mùa hạ ở nước ta có nguồn gốc từ A. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương B. Khối khí chí tuyến bán cầu Nam C. Khối khí nhiệt đới Nam Thái Bình Dương D. Khối khí từ phương Bắc Câu 41: Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam vào nước ta và gây mưa lớn cho A. Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên B. Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ C. Miền núi Tây Bắc và Bắc Trung Bộ D. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  7. Câu 42: Gió phơn Tây Nam hoạt động ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần Nam của khu vực Tây Bắc có đặc điểm A. Nóng, ẩm B. Lạnh, ẩm C. Ôn hòa, dịu mát C. Khô, nóng. Câu 43: Gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho A. Cả miền Bắc và miền Nam B. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ C. Cả nước D. Miền Trung Câu 44: Ý nào sau đây không đúng khi nói về khí hậu các miền A. Miền Bắc có một mùa hè mưa nhiều và một mùa đông lạnh mưa ít B. Miền Nam có một mùa mưa và mùa khô rõ rệt C. Tây Nguyên và đồng bằng Duyên Hải Nam Trung Bộ có sự đối lập hai mùa mưa – khô D. Tây Nguyên và đồng bằng Duyên Hải Nam Trung Bộ có sự tương đồng hai mùa mưa – khô. Câu 45: Đặc điểm khí hậu vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ khác so với vùng Nam Bộ là: A. Có kiểu khí hậu cận xích đạo B. Mùa đông chịu ảnh hưởng của Tín phong C. Chia thành hai mùa: mưa và khô D. Mưa nhiều vào thu – đông Câu 46: Ở nước ta, quá trình xâm thực xảy ra mạnh ở A. Miền đồi núi B. Cao nguyên C. Miền đồi Trung du D. Đồng bằng Câu 47: Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là A. Rừng rậm thường xanh quanh năm với thành phần động, thực vật nhiệt đới chiếm ưu thế B. Hệ sinh thái rừng ngậm mặn cho năng suất sinh học cao C. Rừng nhiệt đới khô lá rộng và xa van, bụi gai nhiệt đới D. Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit Câu 48: Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp làm cho phần lớn sông ngòi nước ta ngắn và dốc là A. Hình dáng lãnh thổ và địa hình B. Khí hậu và địa hình C. Hình dáng lãnh thổ và khí hậu D. Địa hình và sinh vật, thổ nhưỡng.
  8. Câu 49: Theo quốc lộ 1 đi từ Bắc vào Nam, lần lượt phải qua các con sông A. Sông Hồng, sông Gianh, sông Mã, sông Ba, sông Tiền, sông Hậu B. Sông Hồng, sông Mã, sông Gianh, sông Ba, sông Tiền, sông Hậu C. Sông Hồng, sông Mã, sông Ba, sông Gianh, sông Tiền, sông Hậu D. Sông Hồng, sông Mã, sông Gianh, sông Ba, sông Hậu, sông Tiền. Câu 50: Hệ thống song có diện tích lưu vực lớn nhất nằm trên lãnh thổ nước ta là A. Sông Hồng B. Sông Đồng Nai C. Sông Mã D. Sông Mê Công Câu 51: Chế độ nước của hệ thống sông ngòi nước ta phụ thuộc vào A. Độ dài của các con sông B. Đặc điểm địa hình mà sông ngòi chảy qua C. Hướng dòng chảy D. Chế độ mưa theo mùa Câu 52: Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đất đặc trưng của vùng có khí hậu A. Khô, nóng B. Khô, lạnh C. Nóng, ẩm D. Ôn hòa. Câu 53: Sự màu mỡ của đất feralit ở miền núi nước ta phụ thuộc chủ yếu vào A. Kĩ thuật canh tác của con người B. Điều kiện khí hậu ở các vùng núi C. Nguồn gốc đá mẹ khác nhau D. Quá trình xâm thực – bồi tụ Câu 54: Trong hệ đất đồi núi, nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất là A. Đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá mẹ axit, đá phiến sét B. Đất xám phù sa cổ C. Đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi D. Đất mùn alit núi cao. Câu 55: Nhân tố quyết định tính chất phong phú về thành phần loài của giới thực vật nước ta là A. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế, phân hóa phức tạp B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng C. Đất đai phong phú về chủng loại D. Vị trí nước ta nằm tiếp giáp với lục địa và đại dương. Câu 56: Thảm thực vật rừng nước ta đa dạng về kiểu hệ sinh thái là do A. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế, phân hóa phức tạp
  9. B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu C. Sự phong phú đa dạng của các nhóm đất D. Vị trí nằm ở nơi giao thoa của các luồng di cư sinh vật Câu 57: Theo độ cao, thiên nhiên nước ta A. Phân hóa thành 4 đai B. Phân hóa thành 3 đai C. Phân hóa thành 2 đai D. Không có sự phân hóa Câu 58: Đai nhiệt đới gió mùa không có đặc điểm nào dưới đây? A. Nhiệt độ trung bình tháng trên 250C B. Gồm đất đồng bằng và đất đồi núi thấp C. Có hệ sinh thái: rừng nhiệt đới gió mùa, rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh D. Nằm ở độ cao 600 – 700m lên đến 1600m Câu 59: Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đặc điểm là A. Chỉ có 2 tháng nhiệt độ trên 250C B. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 250C C. Không có tháng nào nhiệt độ trên 250C D. Các tháng có nhiệt độ trên 280C Câu 60: Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao A. Từ 2000m trở lên B. Từ 2200m trở lên B. Từ 2400m trở lên D. Từ 2600m trở lên. Câu 61: Khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm là A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Tây Nam B. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc C. Ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc D. Khí hậu ít có sự phân hóa Câu 62: Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là A. Sắt B. Thiếc C. Bô xít D. Than đá Câu 63: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ bao gồm: A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, và Đồng băng sông Cửu Long B. Đông Nam Bộ và Đồng băng sông Cửu Long C. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
  10. D. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long Câu 64: Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là A. Than nâu và vật liệu xây dựng B. Dầu khí và bô xít C. Sắt và than nâu D. Than nâu và bô xít Câu 65: Nhìn chung ở nước ta mùa bão bắt đầu và kết thúc trong thời gian A. Từ tháng 5 đến tháng 10 B. Từ tháng 6 đến tháng 11 C. Từ tháng 7 đến tháng 11 C. Từ tháng 6 đến tháng 12 Câu 66: Mùa bão của nước ta A. Chậm dần từ Bắc vào Nam B. Chậm dần từ Nam ra Bắc C. Bắt đầu ở miền Trung rồi lan ra 2 miền Bắc, Nam D. Đồng đều ở tất cả các miền Câu 67: Hiện tượng lụt úng ở đồng bằng sông Hồng không chỉ do mưa lớn mà còn do A. Ảnh hưởng của chiều cường B. Địa hình dốc, nước tập trung nhanh C. Địa hình thấp lại bị bao bọc bởi hệ thống đê song, đê biển D. Không có các công trình thoát lũ Câu 68: Hiện tượng ngập lụt ở đồng bằng song Cửu Long là do A. Vùng có lượng mưa quá lớn B. Địa hình quá thấp C. Thủy triều dâng cao D. Mưa lớn và triều cường Câu 69: Lũ quét thường xảy ra ở A. Miền núi B. Miền đồi Trung du C. Đồng bằng D. Ven biển Câu 70: Khô hạn kéo dài thể hiện sâu sắc nhất ở A. Miền Bắc và Đông Bắc Bộ B. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ C. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ D. Tất cả các ý trên. Câu 71: Vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước hiện nay ở nước ta là A. Thiếu nước trong mùa khô và nguồn nước bị ô nhiễm B. Lũ lụt trong mùa mưa và ô nhiễm nguồn nước sông C. Ô nhiễm nguồn nước, nguồn nước ngầm có nguy cơ cạn kiệt
  11. D. Lượng nước phân bố không đều giữa các mùa và các vùng Câu 72: Vùng thường chịu thiệt hại nặng nề nhất của bão ở nước ta là A. Ven biển Đông Bắc Bắc Bộ B. Ven biển miền Trung C. Ven biển Đông Nam Bộ C. Ven biển Đồng bằng sông Hồng Câu 73: Vùng chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất ở nước ta hiện nay là A. Châu thổ sông Hồng B. Các đồng bằng Bắc Trung Bộ C. Các đồng bằng ở Duyên hải miền Trung D. Châu thổ sông Cửu Long Câu 74: Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất hiện nay là A. Củng cố đê chắn sóng ven biển B. Nhanh chóng khắc phục hậu quả của bão C. Huy động toàn bộ sức người, sức của để chống bão D. Dự báo chính xác về cấp độ và hướng đi của bão để phòng tránh. Câu 75: Để chống xói mòn trên đất dốc và vùng núi phải tiến hành A. Làm rộng bậc thang, đào hố vảy cá B. Trồng cây theo băng, làm ruộng bậc thang C. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác D. Trồng cây gây rừng, làm ruộng bậc thang. ĐỊA LÍ DÂN CƯ Câu 1: Trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta đông thứ 3 sau A. Inđônêxia và Philippin B. Inđônêxia và Malaixia C. Inđônêxia và Thái Lan D. Inđônêxia và Mianma Câu 2: Đặc điểm nổi bật về dân số nước ta là A. Dân số đông, gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao B. Dân cư phân bố tương đối đồng đều C. Dân số trẻ và đang có sự biến đổi D. Tỉ suất tử cao, tỉ suất sinh cao. Câu 3: Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của nước ta có xu hướng giảm là do A. Quy mô dân số nước ta giảm dần B. Dân số đông có xu hướng già hóa
  12. C. Thực hiện tốt các biện pháp về kế hoạch hóa dân số D. Chất lượng cuộc sống chưa được nâng cao. Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm dân số nước ta? A. Dân số đông nhiều thành phần dân tộc B. Gia tăng dân số tự nhiên giảm C. Dân cư phân bố hợp lí giữa thành thị và nông thôn D. Dân số đang có sự biến đổi nhanh về cơ cấu nhóm tuổi. Câu 5: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là A. Đồng bằng song Hồng B. Đồng bằng sông Cửu Long C. Duyên hải miền Trung D. Đông Nam Bộ Câu 6: Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta là A. Tây Nguyên B. Bắc Trung Bộ C. Đông Nam Bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 7: Mật độ dân số nước ta có xu hướng A. Ngày càng giảm B. Ngày càng tăng C. Ít biến động D. Thấp so với trung bình thế giới Câu 8: Trung du và miền núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn vùng đồng bằng là do A. Cơ sở vật chất kĩ thuật còn thiếu thốn và lạc hậu B. Lịch sử định cư sớm hơn C. Đất đai dùng để quy hoạch phát triển cây công nghiệp D. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn Câu 9: Việc đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở nông thôn nước ta để A. Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và sử dụng tối đa nguồn lao động B. Hạn chế di dân tự do từ đồng bằng lên Trung du miền núi C. Chuyển quỹ đất nông nghiệp thành đất chuyên dung và đô thị D. Hình thành các đô thị, tăng tỉ lệ dân thành thị trong tổng dân số Câu 10: Việc phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trên cả nước là rất cần thiết vì A. Thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở nước ta B. Nhằm thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình C. Nhằm giảm bớt tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp
  13. D. Dân cư nước ta phân bố không đều và chưa hợp lí. Câu 11: Dân số hoạt động kinh tế của nước ta bao gồm: A. Những ngời có việc làm thường xuyên, những người thiếu việc làm, những người có nhu cầu làm việc nhưng chưa có việc làm B. Tất cả những người có nhu cầu làm việc C. Những người có việc làm thường xuyên D. Những người có việc làm thường xuyên và những người thiếu việc làm. Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay A. Nguồn lao động dồi dào B. Lao động có kinh nghiệm sản xuất nhất là trong nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao D. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế có sự chuyển biến mạnh mẽ. Câu 13: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của nước ta đang có sự dịch chuyển theo hướng: A. Tỉ trọng khu vực I giảm, tỉ trọng khu vực II tăng, tỉ trọng khu vực III tăng B. Tỉ trọng khu vực I giảm, tỉ trọng khu vực II không thay đổi, tỉ trọng khu vực III tăng C. Tỉ trọng khu vực I không thay đổi, tỉ trọng khu vực II tăng, tỉ trọng khu vực III giảm D. Tỉ trọng khu vực I tăng, tỉ trọng khu vực II giảm, tỉ trọng khu vực III tăng. Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không đúng với cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta A. Lao động tập trung chủ yếu trong khu vực kinh tế Nhà nước B. Số lao động trong khu vực ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất C. Lao động trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng tỉ trọng D. Lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm tỉ trọng. Câu 15: Mặt hạn chế lớn nhất về chất lượng nguồn lao động của nước ta hiện nay là A. Số lượng quá đông B. Lao động có trình độ cao và công nhân lành nghề còn thiếu C. Tỉ lệ người biết chữ không cao D. Lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn Câu 16: Lao động nước ta chủ yếu tập trung ở các ngành nông – lâm nghiệp vì
  14. A. Các ngành này có cơ cấu ngành đa dạng B. Khu vực nông thôn cơ cấu ngành nghề đang có sự chuyển biến mạnh mẽ C. Đã sử dụng nhiều máy móc trong sản xuất nông nghiệp D. Tỉ lệ lao động thủ công cao, công cụ thô sơ còn phổ biến nên năng suất lao động thấp, trình độ chuyên môn hạn chế Câu 17: Nguyên nhân cơ bản làm cho tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá cao là do A. Tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, nghề phụ kém phát triển B. Thu nhập của người nông dân thấp, chất lượng cuộc sống không cao C. Cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là mạng lưới giao thông kém phát triển D. Ngành dịch vụ còn kém phát triển Câu 18. Thu nhập bình quân của lao động nước ta thuộc loại thấp so với thế giới là do A. Năng suất lao động thấp B. Nhiều lao động làm trong ngành nông nghiệp C. Nhiều lao động làm trong ngành tiểu thủ công nghiệp D. Lao động chỉ chuyên sâu vào một nghề Câu 19: Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng cao là do A. Số lượng lao động làm việc trong các khu công nghiệp tăng lên B. Ý thức tự đào tạo nghề của người lao động C. Nhiều lao động được hướng nhiệp, đào tạo tay nghề D. Phát triển công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn. Câu 20: Ý nào đúng nhất khi nói về nguyên nhân của sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế ở nước ta? A. Kết quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ngày càng hợp lí C. Đẩy mạnh quá trình đô thị hóa ở nước ta D. Kết quả của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường. Câu 21: Biện pháp chủ yếu để giải quyết việc làm ở nông thôn nước ta là: A. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp B. Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn C. Xuất khẩu lao động. D. Phát triển ngành thủ công nghiệp ở nông thôn
  15. Câu 22: Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta là: A. Xây dựng các nhà máy quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động B. Phân bố lại lực lượng lao động trên quy mô cả nước C. Đẩy mạnh phát triển các làng nghề D. Đẩy mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị. Câu 23: Phương hướng giải quyết việc làm và sử dụng hợp lí nguồn lao động ở nước ta là A. Phân bố dân cư và nguồn lao động giữa các vũng lãnh thổ và các ngành kinh tế B. Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất C. Tăng cường hợp tác, thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu lao động D. Kết hợp linh hoạt các phương án trên phù hợp với từng địa phương. Câu 24: Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra A. Khá nhanh, trình độ đô thị hóa cao B. Chậm trình độ đô thị hóa thấp C. Nhanh hơn quá trình đô thị hóa của thế giới D. Nhanh, tuy nhiên trình độ đô thị hóa còn thấp. Câu 25: Quá trình đô thị hóa ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây A. Diễn ra chậm, còn ở mức thấp so với thế giới. B. Diễn ra lâu dài C. Tỉ lệ dân đô thị còn thấp D. Lối sống thành thị phát triển rộng khắp cả nước. Câu 26: Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh trong những năm gần đây là do A. Phân bố lại dân cư giữa nông thôn và thành thị B. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở thành thị cao hơn nông thôn C. Di dân tự phát từ nông thôn ra thành thị D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mở rộng, quy hoạch các đô thị Câu 27: Các đô thị ở Việt Nam phân bố A. Chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển B. Chủ yếu ở miền Bắc C. Chủ yếu ở miền Nam
  16. D. Tương đối đồng đều trên lãnh thổ Câu 28: Tỉ lệ dân số đô thị chiếm chưa đến 1/3 dân số nước ta đã chứng tỏ A. Nông nghiệp phát triển mạnh mẽ B. Điều kiện sống ở nông thôn khá cao C. Điều kiện sống ở thành thị thấp D. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm Câu 29: Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa tới nền kinh tế ở nước ta là A. Tạo việc làm cho người lao động B. Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế C. Tăng thu nhập cho người dân D. Tạo ra thị trường có sức mua lớn Câu 30: Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là A. Phát triển và mở rộng mạng lưới đô thị B. Đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị C. Hạn chế sự gia tăng dân số cả ở nông thôn và đô thị D. Xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, công nghiệp hóa nông thôn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2