Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
lượt xem 2
download
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa cung cấp cho các bạn những câu hỏi bài tập giúp bạn ôn tập và hệ thống kiến thức hiệu quả. Hi vọng với tư liệu này sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
- TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ - HỌC KÌ I ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – MÔN ĐỊA LÍ – LỚP 11 NĂM HỌC: 2018 – 2019 PHẦN I. TỰ LUẬN: I. LÝ THUYẾT: A – KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI Câu 1. Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế-xã hội của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển. Câu 2. Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến những hệ quả gì? Câu 3. Tại sao việc giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thể loài người. Câu 4. Nêu những thử thách lớn của xã hội loài người về tài nguyên và môi trường. Câu 5. Các nước đang phát triển gặp những khó khăn gì về mặt kinh tế - xã hội khi giải quyết các vấn đề môi trường? Câu 6. Trình bày các vấn đề môi trường toàn cầu. Câu 7. Nêu các loại tài nguyên của nước ta, cần được sử dụng và bảo vệ. Câu 8. Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học. Câu 9. Hãy nêu tình trạng suy thoái tài nguyên đất và các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Câu 10. Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì? Vì sao? Câu 11. Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển, sự già hóa dân số diễn ra ở nhóm nước phát triển. Câu 12. Dân số tăng nhanh dẫn tới những hệ quả gì về mặt kinh tế - xã hội? Câu 13. Dân số già dẫn tới những hệ quả gì về mặt kinh tế - xã hội? Câu 14. Hãy phân tích tác động của những vấn đề dân cư và xã hội châu Phi tới sự phát triển kinh tế của châu lục này. Câu 15. Những nguyên nhân nào làm cho kinh tế các nước Mĩ La tinh phát triển không ổn định? Câu 16. Các cuộc chiến tranh, xung đột trong khu vực Tây Nam Á gây hậu quả như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường? 1
- TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ - HỌC KÌ I B – ĐỊA LÍ QUỐC GIA VÀ KHU VỰC Câu 1. Hãy cho biết vị trí địa lí của Hoa Kì có thuận lợi gì cho phát triển kinh tế? Câu 2. Việc hình thành thị trường chung châu Âu và đưa vào sử dụng đồng tiền chung ơ-rô có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển EU? Câu 3. Vì sao nói việc ra đời đồng tiền chung Ơ rô là bước tiến mới của liên kết EU? Câu 4. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nước Nga ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển kinh tế của quốc gia này? II. KĨ NĂNG: A – KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI Câu 1. Dựa vào bảng số liệu: GDP bình quân đầu nguời của một số nước trên thế giới năm 2013 (Đơn vị: USD) Các nước phát triển Các nước đang phát triển GDP bình quân GDP bình quân Tên nước Tên nước đầu người đầu người Thụy Điển 60381 Cô-lôm-bi-a 7831 Hoa kì 53042 In-đô-nê-xi-a 3475 Niu Di-lân 41824 Ấn Độ 1498 Anh 41781 Ê-ti-ô-pi-a 505 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất, thể hiện sự chênh lệch về GDP bình quân đầu người giữa các nước phát triển và đang phát triển. 2. Rồi nhận xét. Câu 2. Dựa vào bảng số liệu Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Thụy Điển, Ê-ti-ô-pi-a và Việt Nam, năm 2013 Nước Khu vực I Khu vực II Khu vực III Thụy Điển 1,4 25,9 72,7 Cô-lôm-bi-a 45,0 11,9 43,1 Việt Nam 18,0 33,2 48,8 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất, thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Thụy Điển, Ê-ti- ô-pi-a và Việt Nam năm 2013. 2
- TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ - HỌC KÌ I 2. Rồi nhận xét. Câu 3. Dựa vào bảng số liệu: Tỉ trọng dân số của các châu lục trên thế giới năm 2005 và 2014 Đơn vị: % Châu lục Năm 2005 Năm 2014 Châu Phi 13,8 15,7 Châu Mĩ 13,7 13,4 Châu Á 60,6 60,2 Châu Âu 11,4 10,2 Châu Đại Dương 0,5 0,5 Thế giới 100 100 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng dân số của các châu lục trên thế giới năm 2005 và 2014. Rồi nhận xét. Câu 4. Cho bảng số liệu: Tốc độ tăng GDB của một số nước Mĩ La Tinh qua các năm Đơn vị: % Quốc gia Năm 2005 Năm 2010 Năm 1013 Gre-na-đa 13,3 -0,5 2,4 Ác-hen-ti-na 9,2 9,1 2,9 Chi-lê 5,6 5,8 4,1 Bra-xin 3,2 7,5 2,5 Vê-nê-xu-ê-la 10,3 -1,5 1,3 Pa-na-ma 7,2 5,9 8,4 1.Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng GDP của một số nước Mĩ La Tinh qua các năm. 2. Rồi nhận xét PHẦN II. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN A - KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ XÃ HỘI THẾ GIỚI Bài 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VÈ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TÉ – XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI Câu 1. Căn cứ để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước (phát triển và đang phát 3
- TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ - HỌC KÌ I triến) là: A. Đặc điểm tự nhiên. B. Dân cư và xã hội C. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội D. Cơ cấu dân số Câu 2. Các nước phát triển có đặc điểm là: A. GDP bình quân đầu người cao. B. Đầu tư ra nước ngoài nhiều, C. Chỉ số HDI ở mức cao. D. Tất cả các ý kiến trên. Câu 3. Đặc điểm của các nước đang phát triển là: A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều. B. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều, C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều. D. Năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều. Câu 4. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là: A. khu vực II rất cao, Khu vực I và III thấp B. khu vực I và khu vực II rất thấp, Khu vực III cao C. khu vực I và III cao, Khu vực II thấp D. khu vực I rất thấp, Khu vực III rất cao Câu 5. Trong số các quốc gia sau đây, quốc gia được coi là nước công nghiệp mới (NICs) là: A. Hàn Quốc, Xin-ga-po, In-đô-nê-xia, Braxin B. Xin-ga-po, Thái lan, Hàn Quốc, Ác-hen-ti-na C. Thái lan, Hàn Quốc, Braxin, Ác-hen-ti-na D. Hàn Quốc, Xin-ga-po, Braxin, Ác-hen-ti-na Câu 6. Ý nào sau đây không phải là biểu hiện về trĩnh độ phát triển kinh tế xã hội của các nước phát triển? A. GDP bình quân đầu người cao. B. Đầu tư ra nước ngoài nhiều, C. Chỉ số HDI ở mức cao. D. Dân số đông và tăng rất nhanh. Câu 7. Nhận xét đúng nhất về một số đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước phát triển là: 4
- TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ - HỌC KÌ I A. Giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình thấp, chỉ số HDI ở mức cao B. Giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức cao C. Giá trị đầu tư ra nước ngoài nhỏ, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức cao D. Giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức thấp Câu 8. Nhận xét đúng nhất về một số đặc điểm kinh tế - xã hội của. các nước đang phát triển là: A. Nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình thấp, chỉ số HDI ở mức thấp B. Nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức thấp C. Nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung binh thấp, chỉ số HDI ở mức cao D. Nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức cao Câu 9. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ có đặc trưng là: A. Công nghệ có hàm lượng tri thức cao B. Công nghệ dựa vào thành tựu khoa học mới nhất C. Chỉ tác động đến lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ D. Xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao. Câu 10. Bốn công nghệ trụ cột của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là: A. Công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin. B. Công nghệ hóa học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin. C. Công nghệ hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ vật liệu. D. Công nghệ điện tử, công nghệ tin học, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin. Câu 11. Tác động chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế - xã hội: A. Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp B. Xuất hiện các ngành công nghệ có hàm lượng kỹ thuật cao C. Thay đồi cơ cấu lao động, phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư nước ngoài trên phạm vi toàn cầu D. Các ý kiến trên Câu 12. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được tiến hành vào thời gian: A. giữa thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX B. cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX C. giữa thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI D. cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI Câu 13. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa nhóm nước phát triển với đang phát triển là: 5
- TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ - HỌC KÌ I A. thành phần chủng tộc và tôn giáo. B. quy mô dân số và cơ cấu dân số. C. trình độ khoa học kĩ thuật D. điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Câu 14. Nền kinh tế tri thức có một số đặc điểm nổi bật là: A. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân tri thức là chủ yếu; tầm quan trọng của giáo dục là rất lớn. B. Trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân tri thức là chủ yếu; tầm quan trọng của giáo dục là rất lớn. C. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân tri thức là chủ yếu; giáo dục có tầm quan trọng lớn. D. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân là chủ yếu; giáo dục có tầm quan trọng lớn. Câu 15. Nền kinh tế công nghiệp có một số đặc điểm nồi bật là: A. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân là chủ yếu; giáo dục có tầm quan trọng lớn trong nền kinh tế. B. Trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân là chủ yếu; giáo dục có tầm quan trọng lớn trong nền kinh tế. C. Trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp và nông nghiệp là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân là chủ yếu; giáo dục có tầm quan trọng lớn trong nền kinh tế. D. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân là chủ yếu, giáo dục có tầm quan trọng rất lớn trong nền kinh tế. Câu 16. Đối với nền kinh tế tri thức, tầm quan trọng của giáo dục và vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông lần luợt là: A. Lớn và quyết định B. Rất lớn và quyết định C. Rất lớn và lớn D. Lớn và rất lớn Câu 17. Trong nền kinh tế tri thức, tỷ lệ đóng góp của khoa học công nghệ cho tăng trưởng kinh tế chiếm khoảng: A. trên 60% B. trên 70% C. trên 80% D. trên 90% Câu 18. Trong nền kinh tế nông nghiệp, tỷ lệ đóng góp của khoa học công nghệ cho tăng trưởng kinh tế chiếm khoảng: A. trên 10% B. dưới 10% C. trên 20% D. dưới 20% Câu 19. Trong nền kinh tế công nghiệp, tỷ lệ đóng góp của khoa học - công nghệ cho tăng trưởng kinh tế chiếm khoảng: 6
- TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ - HỌC KÌ I A. dưới 30% B. trên 30% C. dưới 40% D. trên 40% Câu 20. Đối với nền kinh tế công nghiệp, vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông là A. không lớn B. lớn C. không có vai trò gì D. quyết định Câu 21. Đối với nền kinh tế tri thức vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông là: A. không lớn B. lớn C. không có vai trò gì D. quyết định Câu 22. Đối với nền kinh tế nông nghiệp vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông là: A. không lớn B. lớn C. không có vai trò gì D. quyết định Câu 23. Biểu hiện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển không bao gồm: A. Nợ nước ngoài nhiều. B. Tuổi thọ trung bình thấp, C. Chỉ số HDI ở mức cao D. GDP bình quân đầu người thấp. Câu 24. Điểm khác biệt trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển so với các nước đang phát triển là: A. Tỉ trọng khu vực III rất cao. B. Tỉ trọng khu vực II rất thấp, C. Tỉ trọng khu vực I rất cao. D. Cân đối tỉ trọng giữa các khu vực. Câu 25. Điểm khác biệt trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước đang phát triển so với các nước phát triển là: A. Tỉ trọng khu vực III rất cao B. Tỉ trọng khu vực II rất thấp C. Tỉ trọng khu vực I rất thấp D. Tỉ trọng khu vực I còn cao Câu 26. Cho bảng số liệu: GDP bình quân đầu nguời của một số nước trên thế giới năm 2013 Đơn vị: USD Các nước phát triển Các nước đang phát triển GDP bình quân GDP bình quân Tên nước Tên nước đầu người đầu người Thụy Điển 60381 Cô-lôm-bi-a 7831 Hoa kì 53042 In-đô-nê-xi-a 3475 Niu Di-lân 41824 Ấn Độ 1498 Anh 41781 Ê-ti-ô-pi-a 505 Dựa vào bảng số liệu trên cho biết nhận xét nào sau đây là đúng: A. GDP/người của Hoa Kì gấp 119,6 lần của Ê-ti-ô-pi-a 7
- TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ - HỌC KÌ I B. GDP/người của Thụy Điển gấp 119,6 lần của Ê-ti-ô-pi-a C. GDP/người của Thụy Điển gấp 169,1 lần của Ê-ti-ô-pi-a D. GDP/người của Hoa Ki gấp 9,6 lần của Ấn Độ Câu 27. Cho bảng số liệu: GDP bình quân đầu người của một số nước trên thế giới năm 2013 Đơn vị: USD Các nước phát triển Các nước đang phát triển GDP bình quân GDP bình quân Tên nước Tên nước đầu người đầu người Thụy Điển 60381 Cô-lôm-bi-a 7831 Hoa kì 53042 In-đô-nê-xi-a 3475 Niu Di-lân 41824 Ấn Độ 1498 Anh 41781 Ê-ti-ô-pi-a 505 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện GDP bình quân đầu người của một số nước trên thế giới năm 2013 là: A. Biểu đồ đường B. Biểu đồ tròn C. Biểu đồ kết hợp D. Biểu đồ cột Câu 28. Cho bảng số liệu Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Thụy Điển, Ê-ti-ô-pi-a và Việt Nam năm 2013 Nước Khu vực I Khu vực II Khu vực III Thụy Điển 1,4 25,9 72,7 Cô-lôm-bi-a 45,0 11,9 43,1 Việt Nam 18,0 33,2 48,8 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Thụy Điển, Ê-ti-ô-pi-a và Việt Nam năm 2013 là: A. Biểu đồ đường B. Biểu đồ tròn C. Biểu đồ kết hợp D. Biểu đồ cột Câu 29. Nguyên nhân cơ bản tạo nên sự khác biệt về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển là: A. trình độ phát triển kinh tế. B. sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên. C. sự đa dạng về thành phần chủng tộc. D. sự phân hóa của địa hình. Câu 30. Ở các nước phát triển, người dân có tuổi thọ trung bình cao, nguyên nhân chủ yếu là do: 8
- TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ - HỌC KÌ I A. môi trường sống thích hợp B. nguồn gốc gen di tmyền C. chất lượng cuộc sống cao D. số giờ làm trong 1 tuần ít. Câu 31. Châu lục có tuổi thọ trung bĩnh thấp nhất thế giưới hiện nay là: A. Châu Phi. B. Châu Á. C. Châu Âu D. Châu Mĩ Câu 32. Cho bảng số liệu: Chỉ số HDI của một số nước trên thế giới năm 2010 đến 2013 Nhóm nước Tên nước Năm 2010 Năm 2013 Na Uy 0,941 0,944 Phát triển Ô-x-trây-lia 0,927 0,933 Nhật Bản 0,899 0,890 In-đô-nê-xi-a 0,613 0,684 Đang phát triển Ha-i-ti 0,449 0,471 Ni-giê 0,293 0,337 Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên: A. Chỉ số HDI của In-đo-nê-xi-a tăng nhiều nhất còn Ha-i-ti tăng ít nhất B. Chỉ số HDI của các nước phát triển cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển C. Chỉ số HDI của Na Uy cao nhất còn chỉ số HDI của Ni-giê là thấp nhất D. Chỉ số HDI của tất cả các nước đều giảm Câu 33. Trong bốn công nghệ trụ cột của cách mạng khoa hoạc và công nghệ hiện đại, công nghệ nào giúp cho các nước dễ dàng liên kết với nhau hơn: A. Công nghệ sinh học. B. Công nghệ vật liệu C. Công nghệ năng lượng. D. Công nghệ thông tin Câu 34. Nền kinh tế tri thức dựa trên: A. Tri thức và kinh nghiệm cổ truyền B. Kĩ thuật và kinh nghiệm cổ truyền C. Công cụ lao động cổ truyền D. tri thức, kĩ thuật là công nghệ cao. Bài 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ Câu 1. Nhận thức không đúng về xu hướng toàn cầu là: A. Quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về một số mặt B. Quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt 9
- TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ - HỌC KÌ I C. Có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền Kinh tế - Xã hội thế giới D. Toàn cầu hóa liên kết giữa các quốc gia từ kinh tế đến văn hóa, khoa học. Câu 2. Xu hướng toàn cầu không có biểu hiện nào sau đây? A. Thương mại thế giới phát triển mạnh B. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh C. Thị trường tài chính quốc tế bị thu hẹp D. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn Câu 3. Tính đến tháng 1/2007, số quốc gia thành viên của tổ chức thương mại thế giới là: A. 149 B. 150 C. 151 D. 152 Câu 4. Với 150 thành viên (tính đến tháng 1/2007) tổ chức thương mại thế giới (WTO) chiếm khoảng : A. 85% dân số thế giới B. 89% dân số thế giới C. 90% dân số thế giới D. 91% dân số thế giới Câu 5. Với 150 thành viên (tính đến tháng 1/2007) tổ chức thương mại thể giới (WTO) chi phối tới: A. 59% hoạt động thương mại của thế giới B. 85% hoạt động thương mại của thế giới C. 90% hoạt động thương mại của thế giới D. 95% hoạt động thương mại của thế giới Câu 6. Nhận xét đúng nhất về hoạt động đầu tư nước ngoài thời kỳ 1990 - 2004 là: A. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. B. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng thấp, trong đó một số hoạt động giảm sút là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm... C. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiểm tỉ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động công nghiệp khai khoáng, cơ khí chế tạo, kỹ thuật điện - điện tử. D. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực sản xuất vật chất chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động công nghiệp. Câu 7. Hệ quả của toàn cầu hóa là: A. Tăng cường họp tác quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế B. Đẩy mạnh đầu tư và tăng cường sự họp tác quốc tế C. Làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo D. Tất cả các ý kiến trên Câu 8. Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả: A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu B. Đẩy mạnh đầu tư và tăng cường họp tác quốc tế 10
- TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ - HỌC KÌ I C. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước D. Làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước Câu 9. Nhận xét đúng nhất về vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế thế giới là: A. Nắm trong tay nguồn của cải vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng. B. Nắm trong tay nguồn của cải vật chất không lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng, C. Nắm trong tay nguồn của cải vật chất khá lớn và chi phối một số ngành kinh tế quan trọng D. Nắm trong tay nguồn của cải vật chất lớn và quyết định sự phát triển của một số ngành kinh tế quan trọng Câu 10. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia ngày càng lớn trong nền kinh tế thế giới được thể hiện là: A. Phạm vi hoạt động rộng, ở nhiều quốc gia khác nhau. B. Toàn thế giới hiện có trên 60 nghìn công ti xuyên quốc gia với khoảng 500 nghìn chi nhánh. C. Chiếm 30% tổng giá trị GDP toàn thế giới, 2/3 buôn bán quốc tế và hơn 75% đầu tư trực tiếp và trên 75 % việc chuyển giao công nghệ, khoa học kĩ thuật trên thế giới. D. Các công ty xuyên quốc gia tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Câu 11. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực hỉnh thành trên cơ sở: A. Những quốc gia có nét tương đồng về địa lý B. Những quốc gia có nét tương đồng về văn hóa-xã hội C. Những quốc gia có chung mục tiêu, lợi ích phát triển D. Tất cả các ỷ trên Câu 12. NAFTA là tên viết tắt của tổ chức: A. Liên minh Châu Âu B. Diễn đàn họp tác kinh tế Chây Á - Thái Bình Dương C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ D. Thị trường chung Nam Mỹ Câu 13. MERCOSUR là tên viết tắt của tổ chức A. Thị trường chung Nam Mỹ B. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ C. Liên minh Châu Âu D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Câu 14. APEC là tên viết tắt của tổ chức: A. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mỹ B. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương C. Liên minh Châu Âu D. Thị trường chung Nam Mỹ Câu 15. EU là tên viết tắt của tổ chức 11
- TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ - HỌC KÌ I A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ B. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương C. Liên minh Châu Ầu D. Thị trường chung Nam Mỹ Câu 16. Trong các tổ chức liên kết sau đây, tổ chức có số dân đông nhất là: A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ B. Liền minh Châu Âu C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á D. Thị trường chung Nam Mỹ Câu 17. Tổ chức liên kết kinh tế khu vực thị trường chung Nam Mỹ tính đến tháng 6-2006 có số thành viên là: A. 3 quốc gia B. 4 quốc gia C. 5 quốc gia D. 6 quốc gia Câu 18. Tính đến tháng 1-2007, các nước vùng lãnh thổ là thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) là: A. 25 B. 26 C.27 D.28 Câu 19. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) được thành lập vào năm: A. 1991 B.1992 C.1993 D.1994 Câu 20. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm: A. 1966 B.1967 C.1968 D.1969 Câu 21. Tổ chức liên kết kinh tế khu vực thị trường chung Nam Mỹ được thành lập vào năm A. 1991 B.1992 C.1993 D.1994 Câu 22a. Liên minh Châu Âu (EU) được thành lập vào năm: A. 1954 B.1955 C.1956 D.1957 Câu 22b. Tổ chức nào sau đây chi phối 95% hoạt động thương mại của thế giới: A. hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). B. thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) C. Liên minh Châu Âu (EU) D. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Câu 23. Vai trò lớn nhất của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là: A. Tăng cường liên kết giữa các khối kinh tế. B. Thúc đẩy tự do hóa thương mại. C. Giải quyết xung đột giữa các nước. 12
- TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ - HỌC KÌ I D. Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Câu 24. Trong xu hướng xu toàn cầu hóa kinh tế, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng được biểu hiện ở lĩnh vực nào sau đây? A. nông nghiệp B. công nghiệp C. dịch vụ D. xây dựng Câu 25. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ nổi lên hàng đầu là các hoạt động: A. tài chính, ngân hàng và bảo hiểm... B. giáo dục, y tế. C. du lịch, y tế. D. hành chính công, giáo dục. Câu 26. Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế được mở rộng là: A. Sự sát nhập của các ngân hàng với nhau. B. Hình thành mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu nhờ mạng viễn thông điện tử. C. triệt tiêu các ngân hàng nhỏ. D. sự kết nối giữa các ngân hàng lớn với nhau. Câu 27. Các tổ chức tài chính quốc tế nào sau đây có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế toàn cầu nói chung và từng quốc gia nói riêng? A. Ngân hàng châu Âu, quỹ tiền tệ quốc tế. B. Ngân hàng châu Á và ngân hàng châu Âu. C. Ngân hàng thế giới và quỹ tiền tệ quốc tế. D. Ngân hàng châu Á và ngân hàng thế giới. Câu 28. Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu dẫn đến: A. tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. B. sự liên kết các nước phát triển với nhau, C. ít phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. D. các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn. Câu 29. Toàn cầu hóa bên cạnh những tác động tích cực còn có những mặt trái, đặc biệt là: A. Cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia. B. Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo C. Các nước phải phụ thuộc lẫn nhau. D. Nguy cơ thất nghiệp và thiếu việc làm ngày càng tăng. Câu 30. Hiện nay GDP của tổ chức nào lớn nhất: A. Liên minh Châu Âu B. Diễn đàn họp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ D. Thị trường chung Nam Mỹ 13
- TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ - HỌC KÌ I Câu 31. Việt Nam đã tham gia vào tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây: A. Liên minh Châu Ãu B. Diễn đàn họp tác kinh tế Chây Á - Thái Bình Dương C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ D. Thị trường chung Nam Mỹ Câu 32. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực vừa họp tác, vừa cạnh tranh với nhau không phải để: A. Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. B. Tăng cường đầu tư dịch vụ giữa các khu vực. C. Hạn chế khả năng tự do hóa thương mại. D. Bảo vệ lợi ích của các nước thành viên. Câu 33. Xu hướng khu vực hóa đặt ra một trong những vấn đề đòi hỏi các quốc gia cần phải quan tâm giải quyết là: A. Tự chủ về kinh tế. B. Thị trường tiêu thụ sản phẩm. C. Khai thác và sử dụng tài nguyên. D. Bảo vệ môi trường. BÀI 3: MỘT SÓ VẤN ĐÈ MANG TÍNH TOÀN CẰU Câu 1. Hiện nay trung bình mỗi năm dân số thế giới tăng thêm khoảng: A. Gần 60 triệu người B. Gần 70 triệu người C. Gần 80 triệu người D. Trên 80 triệu người Câu 2. Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra: A. ở hầu hết các quốc gia B. chủ yếu ở các nước phát triển C. chủ yếu ở các nước đang phát triển D. chủ yếu ở châu Âu. Câu 3. Các nước đang phát triển hiện nay chiếm khoảng: A. 70% dân số và 80% số dân tăng hàng năm của thế giới B. 75% dân số và 85% số dân tăng hàng năm của thế giới C. 80% dân số và 90% số dân tăng hàng năm của thế giới D. 80% dân số và 95% số dân tăng hàng năm của thế giới Câu 4. Dự kiến dân số có thể ổn định vào năm 2025 với số dân khoảng: 14
- TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ - HỌC KÌ I A. 6 tỉ người B. 7 tỉ người C. 8 tỉ người D. 9 tỉ người Câu 6. Một trong những vấn đề mang tính chất toàn cầu mà nhân loại đang phải đối mặt là: A. mất cân bằng giới tính. B. động đất, núi lửa C. ô nhiễm môi trường. D. gia tăng cơ học cao. Câu 7. Hiện tượng già hóa dân số thế giới được thể hiện ở: A. tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp B. tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao C. tuổi thọ trung của dân số ngày càng tăng D. Tất cả các ý trên Câu 8. Ở các nước phát triển hiện tượng già hóa dân số được thể hiện ở: A. tỉ lệ tử không tăng, tỉ lệ người già tăng nhiều B. tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên rất thấp C. tỉ lệ người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng D. Các ý trên Câu 9. Cho bảng số liệu: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của một số nước trên thế giời qua các năm. Đơn vị % Nhóm nước Nước Năm 2005 Năm 2010 Năm 2014 Phần Lan 0,2 0,2 0,1 Pháp 0,4 0,4 0,2 Phát triển Nhật Bản 0,1 0,0 - 0,2 Thụy Điển 0,1 0,2 0,2 Mông Cổ 1,6 1,9 2,3 Bô-li-vi-a 2,1 2,0 1,9 Đang phát triển Dăm-bi-a 1,9 2,5 3,4 Ai Cập 2,0 2,1 2,6 Nhận xét nào đúng với bảng số liệu trên: A. Các nước đang phát triển có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp và đang giảm. B. Các nước phát triển có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp và đang tăng. C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của các nước đang phát triển cao hơn nhiều so với các nước phát triển. D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của các nước đang phát triển thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. 15
- TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ - HỌC KÌ I Câu 10. Dựa vào bảng số liệu ở câu 9: Cho biết biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của một số nước trên thế giời qua các năm. A. biểu đồ đường B. biểu đồ cột C. biểu đồ miền D. biểu đồ tròn Câu 11. Việc dân số thế giới tăng nhanh đã: A. thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế. B. làm cho tài nguyên bị suy giảm, môi trường bị ô nhiễm, C. thúc đẩy giáo dục và y tế phát triển. D. làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng tăng. Câu 12. Dân số già gây ra hậu quả nào sau đây: A. Thiếu hụt lực lượng lao động và chi phí xã hội lởn cho người già. B. Thất nghiệp và thiếu việc làm. C. gây sức ép lớn đối với tài nguyên và môi trường. D. tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt Câu 13. Cho bảng số liệu: Tuổi thọ trung bình của một số nước trên thế giới qua các năm Nhóm nước Nước Năm 2005 Năm 2010 Năm 2014 Ca-na-đa 80 81 81 Phát triển Nhật Bản 82 83 83 Phần Lan 79 80 81 Mô-dăm-bích 42 48 53 Ha-i-ti 52 61 63 Đang phát triển In-đô-nê-xi-a 68 71 71 Việt Nam 72 73 73,2 Thế giới 67 69 71 Nhận xét nào dưới đây đúng với bảng số liệu trên: A. Các nước phát triển có tuổi thọ trung bình tăng nhanh các nước đang phát triển. B. Tuổi thọ trung bình của dân số trên thế giới qua các năm tăng dần. C. Tuổi thọ trung binh của Việt Nam thấp hơn trung bình của thế giới. D. Trong các nước đang phát triển, tuổi thọ trung bình của Mô-dăm-bích tăng chậm nhất. Câu 14. Số người cao tuổi đang tăng nhanh hiện nay không phải ở khu vực A. Nam Á B. Tây Á C. Trung Á D. Caribê Câu 15. Dự báo đến năm 2020, số lượng người cao tuổi trên thế giới chiếm khoảng: A. 13% tổng số dân của thế giới B. 14% tồng số dân của thế giói 16
- TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ - HỌC KÌ I C. 15% tổng số dân của thế giới D. 16% tổng số dân của thế giới Câu 16. Trong các ngành sau, ngành nào sau đây đã đưa khí thải vào khí quyển nhiều nhất: A. nông nghiệp. B. công nghiệp. C. dịch vụ D. xây dựng. Câu 17. Nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên là do sự gia tăng chủ yếu của chất khí nào trong khí quyển?. A.CO2 B. CH4 C.N20 D.O3 Câu 18. Ở Việt Nam, vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do nước biển dâng là: A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 19. Một trong những biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu là: A. Xuất hiện nhiều động đất. B. Nhiệt độ trái đất tăng C. Núi lửa sẽ hình thành ở nhiều nơi. D. Băng ở hai cực ngày càng dày. Câu 20. Biến đổi khí hậu toàn cầu chủ yếu là do: A. Con người đã đổ các chất thải sinh hoạt và công nghiệp vào sông hồ. B. Con người đã đưa một lượng khí thải lớn vào khí quyển. C. Các sự cố đắm tàu, tràn dầu vỡ ống dầu. D. Các thảm họa như núi lửa, cháy rừng… Câu 21. Biến đổi khí hậu toàn cầu là do: A. sản xuất công nghiệp và các phương tiện giao thông đã đưa một lượng lớn khí thải vào khí quyển B. sự bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử gây ô nhiễm phóng xạ C. lượng khí thải CFCs dùng trong máy lạnh thải vào khí quyển ngày càng tăng D. Các ý trên Câu 22. Lượng khí thải đưa vào khí quyển ngày càng tăng hàng chục tỉ tấn mỗi năm chủ yếu là do: A. con người sử dụng nhiên liệu ngày càng nhiều B. các nhà máy, xí nghiệp ngày càng nhiều C. các phương tiện giao thông ngày càng nhiều D. hiện tượng cháy rừng ngày càng nhiều Câu 23. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngọt, nước biển đại dương là do: 17
- TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ - HỌC KÌ I A. chất thải công nghiệp và chất thải sinh học chưa được xử lý đổ ra sông, hồ B. các sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu C. thuốc trừ sâu, phân hóa học từ các đồng ruộng D. Các ý trên Câu 24. Nguyên nhân chủ yếu ô nhiễm nguồn nuớc ngọt là: A. chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt chua được xử lý đổ ra sông, hồ B. các sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu C. thuốc trừ sâu, phân hóa học từ các đồng ruộng D. Ý A và C đúng Câu 25. Tầng ô-dôn đang mỏng dần, lỗ thủng ngày càng rộng ra chủ yếu của chất khí nào trong khí quyển?. A. C02 B. CH4 C.N20 D. CFCS Câu 26. Dự báo đến năm 2100, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng thêm từ: A. 1,4 đến 5,8°c B. 2,4 đến 6,8°c C. 3,4 đến 7,8°c D. 4,4 đến 8,8°c Câu 27. Sự suy giảm đa dạng sinh vật dẫn đến hậu quả là: A. nhiều loài sinh vật tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. B. mất đi các nguồn gen di tmyền quý hiếm C. mất đi các nguồn thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nguyên liệu cho sản xuất D. Tất cả các ý trên Câu 28. Năm 2016, hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung của Việt Nam là do: A. nước biển nóng lên. B. hiện tượng thủy triêu đỏ. C. độ mặn nước biển tăng. D. ô nhiễm môi trường nước. Câu 29. Nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh vật hiện nay là do: A. con người khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên. B. động đất và núi lửa gia tăng, C. băng ở hai cực đang tan dần. D. nước biển ngày càng dâng cao. Câu 30. Đe bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng cần: A. tăng cường nuôi trồng. B. lai tạo các giống mới. C. đưa chúng vào các vườn thú, công viên. 18
- TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ - HỌC KÌ I D. mở rộng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và đưa chúng vào Sách đỏ. Câu 31. Một số vấn đề mang tính toàn cầu xuất hiện vào những thập niên cuối của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI trở thành mỗi đe dọa trực tiếp tới ổn định, hòa bình của thế giới là: A. khủng bố, xung đột sắc tộc và xung đột tôn giáo B. làn sóng di cư tới các nước phát triển C. nạn bắt cóc và buôn bán người. D. toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế. Câu 32. Để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu cần sự hợp tác tích cực giữa: A. một số cường quốc kinh tế lớn. B.B. các quốc gia và toàn thể cộng đồng quốc tế. C. các nước phát triển. B. D. các nước đang phát triển. Câu 33. Một trong những biểu hiện rõ nhất của toàn cầu hóa kinh tế là: A. Số các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triến mạnh mẽ. B. Đầu tư ra nước ngoài tăng nhanh. C. khoảng cách già nghèo giữa các nước ngày càng tăng. D. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Câu 34. Sự bùng nổ dân số trên thế giới diễn ra bắt đầu: A. Từ giữa thế kỉ XIX. B. Từ giữa thế kỉ XX. C. Từ đầu thế kỉ XX. D. Từ đầu thế kỉ XXI. Bài 4: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Câu 1. Ý nào sau đâylà cơ hội của toàn cầu hoá với các nước đang phát triển: A. được chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh, thị trường được mở rộng... B. trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển C. các giá trị đạo đức và truyền thống văn hóa tốt đẹp có nguy cơ bị xói mòn, đánh mất bản sắc dân tộc. D. chịu sự cạnh tranh khốc liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn. Câu 2. Ý nào sau đây là thách thức của toàn cầu hoá với các nước đang phát triển: A. khoa học và công nghệ có tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống. B. Nhanh chóng đón đầu được công nghệ hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình sản xuất. C. Các nước đều có thể thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế 19
- TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ - HỌC KÌ I D. các giá trị đạo đức và truyền thống văn hóa tốt đẹp có nguy cơ bị xói mòn, đánh mất bản sắc dân tộc. Câu 3. Ý nào sau đây đúng với nước ta khi toàn cầu hoá phát triển mạnh: A. thu hút được vốn, công nghệ và mở rộng thị trường. B. tạo điều kiện để người dân di cư tự do ra nước ngoài C. không khai thác được triệt để tài nguyên. D. tăng giá thành sản phẩm xuất khẩu. Câu 4. Toàn cầu ho á cũng có thách thức đối với nước ta là: A. phải phụ thuộc nhiều vào các nước phát triển. B. phải cạnh tranh quyết liệt với các nền kinh tế phát triển hơn. C. phải phụ thuộc nhiều vào các nước láng giềng. D. phải hợp tác với các nước kém phát triển hơn đế chuyển giao công nghệ. Câu 5. Biểu hiện rõ nhất của thương mại thế giới phát triển đối với nước ta là: A. Việt Nam là thành viên của APEC. B. Việt Nam được tham gia vào tất cả các tổ chức kinh tế thế giới, C. Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO. D. Việt Nam là thành viên của ASEAN từ năm 1995. Câu 6. Các nước đang phát triển phụ thuộc vào các nước phát triển ngày càng nhiều về: A. vốn, khoa học và công nghệ. B. thị trường, C. lao động D. nguyên liệu Câu 7. Các nước phát triển hợp tác với các nước đang phát triển sẽ: A. thu hút được lao động có trình độ. B. thu hút được nguồn vốn nhiều hơn. C. nhập được nhiều sản phẩm công nghiệp có chất lượng cao. D. hạn chế được rất nhiều về ô nhiễm môi trường do khai thác tài nguyên và chế biến nguyên liệu. Bài 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC Tiết 1- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI Câu 1. Phần lớn lãnh thổ Châu Phi có cảnh quan: A. Rừng xích đạo, rừng nhiệt đới ẩm và nhiệt đới khô B. Hoang mạc, bán hoang mạc và cận nhiệt đới khô C. Hoang mạc, bán hoang mạc, và xavan D. Rừng xích đạo, cận nhiệt đới khô và xavan 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 99 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
33 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
7 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 39 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 92 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
16 p | 119 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 64 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn