Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường
lượt xem 5
download
"Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường" là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Hóa học. Để nắm chi tiết nội dung các câu hỏi mời các bạn cùng tham khảo đề cương được chia sẻ sau đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường
- ỦY BAN NHÂN DÂN TP BÀ RỊA TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN: HÓA HỌC 8 – Năm học 2022 - 2023 ********** A. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC 1) Nước (H2O). a) Thành phần hóa học của nước - Bẳng phương pháp phân hủy nước và tổng hợp nước, người ta chứng minh thành phần định tính và định lượng của nước. đp Phương trình phân hủy nước : 2 H 2O 2 H 2 + O2 Phương trình tổng hợp nước : 2H2 + O2 to 2 H 2O - Nước là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố hiđro và oxi. Chúng hóa hợp với nhau: + Tỉ lệ thể tích là 2 : 1 + Tỉ lệ khối lượng là 1 : 8 => công thức hóa học của nước là H2O b) Tính chất vật lí - Chất lỏng không màu, không mùi, không vị - Sôi ở 1000C, hóa rắn ở O0C - Khối lượng riêng (ở 40C) là D = 1g/ml - Có thể hòa tan được nhiều chất rắn, lỏng, khí. c) Tính chất hóa học *Tác dụng với kim loại (K, Na, Ca, Ba, ...) tạo thành bazơ và khí H2 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 *Tác dụng với một số oxít bazơ (K2O; Na2O; CaO; BaO) tạo thành bazơ CaO + H2O Ca(OH)2 Dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh *Tác dụng với một số oxit axit (CO2; SO2; SO3; N2O5; P2O5..) tạo ra axit tương ứng. P2O5 +3H2O2H3PO4 Dung dịch axit đổi màu quỳ tím thành đỏ. 2) Các loại phản ứng
- Phản ứng hóa hợp Phản ứng phân hủy Phản ứng thế Là phản ứng hóa học trong đó Là phản ứng hóa học trong đó Là phản ứng hóa hợp giữa đơn chỉ có một chất mới (sản phẩm) một chất sinh ra hai hay nhiều chất và hợp chất, trong đó được tạo thành từ hai hay nhiều chất mới. nguyên tử của đơn chất thay thế chất ban đầu. nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất. VD VD VD 2Ca + O2 to 2CaO CaCO3 to CaO + CO2 Fe + H2SO4 ? FeSO4 + H2 3) Oxit – Axit – Bazơ – Muối Oxit Axit Bazơ Muối Na2O, CaO, SO2, HCl, H2S, HNO3, KOH, NaOH, NaCl, K2SO4, CaCO3, Ví dụ CO2, P2O5, … H2SO3, H2SO4,… Ca(OH)2, Ba(OH)2, … Na2HPO4,… Là hợp chất của hai Axit là hợp chất gồm 1 Bazơ là hợp chất gồm Muối là hợp chất gồm nguyên tố, trong đó hay nhiều nguyên tử nguyên tử kim loại 1 hay nhiều nguyên tử Định có một nguyên tố là hiđro liên kết với gốc liên kết với 1 hay kim loại liên kết với 1 nghĩa oxi. axit nhiều nhóm hiđroxit hay nhiều gốc axit (-OH) AxOy HxB A(OH)y AxBy Trong đó: Trong đó: Trong đó: Trong đó: Công A là kim loại hoặc B là gốc axit A là kim loại A là kim loại thức phi kim x là hóa trị của gốc y là hóa trị của kim B là gốc axit hóa x là hóa trị của O axit loại x là hóa trị của B học y là hóa trị của A y là hóa trị của A *Lưu ý: x, y là các số đã được tối giản. Phân Có 2 loại: Có 2 loại: Có 2 loại: Có 2loại: loại - Oxit axit: thường là - Axit không có oxi: - Bazơ tan trong nước - Muối trung hòa là oxit của phi kim, HCl, H2S (kiềm): NaOH, KOH, muối mà trong gốc tương ứng với một - Axit có oxi: HNO3, Ca(OH)2, Ba(OH)2 axit không có nguyên axit. H2SO4, H3PO4 - Bazơ không tan trong tử hiđro: NaCl, K2SO4, - Oxit bazơ: thường là nước: Cu(OH)2, CaCO3,… oxit của kim loại, Fe(OH)3. - Muối axit là muối mà tương ứng với một trong gốc axit còn
- bazơ nguyên tử hiđro: NaHCO3, Na2HPO4,… - Tên oxit bazơ: tên *Axit không có oxi: Tên bazơ: tên kim loại Tên muối: tên kim loại kim loại (kèm theo Tên axit = Axit + Tên + hiđroxit + tên gốc axit hoá trị) + oxit PK+ hiđric. ( kèm theo hóa trị của ( kèm theo hóa trị của VD: VD: kim loại nếu kim loại kim loại nếu kim loại FeO: sắt (II) oxit HCl: Axit clohiđric có nhiều hoá trị) có nhiều hoá trị) Fe2O3: sắt (III) oxit H2S : Axit VD: VD: - Tên oxit axit: tên sunfuhiđric. NaOH: natri hiđroxit NaCl: natri clorua phi kim (kèm tiền số *Axit có oxi: Fe(OH)2: sắt (II) FeCl2: sắt (II) clorua chỉ số nguyên tử) + - Axit có nhiều hiđroxit FeCl3: sắt (III) clorua oxit (kèm tiền số chỉ nguyên tử oxi: Fe(OH)3: sắt (III) Na2HPO4: natri Gọi số nguyên tử). Tên axit = axit + tên hiđroxit hiđrophotphat tên VD: PK+ ic. SO2: lưu huỳnh đioxit VD: P2O5: điphotpho H2SO4: Axit sunfuric pentaoxit H3PO4 : Axit photphoric - Axit có ít nguyên tử oxi: Tên axit = axit + tên PK+ ơ. VD: H2SO3: Axit sunfurơ. 4. Dung dịch – Nồng độ dung dịch - Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch. - Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi. - Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan. - Nồng độ phần trăm là số gam chất tan có trong 100g dung dịch Công thức tính nồng độ phần trăm: m ct C% = 100% m dd Trong đó: - mct là khối lượng chất tan (g) - mdd là khối lượng dung dịch (g) - C% là nồng độ phần trăm (%)
- - Nồng độ mol của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. Công thức tính nồng độ mol : n CM = V Trong đó: - n là số mol chất tan (mol) - V là thể tích dung dịch (l) - CM là nồng độ mol (M hoặc mol/l) B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP I. LÝ THUYẾT 1. Trình bày tính chất hóa học của nước. Viết phương trình hóa học minh họa. 2. Nước có vai trò gì đối với đời sống và sản xuất của con người? Trình bày những biện pháp chốngô nhiễm nguồn nước. 3. Viết công thức tính nồng độ phần trăm, nồng độ mol dung dịch. Giải thích ý nghĩa các đại lượng có trong công thức. 4. Phân biệt các loại phản ứng: hóa hợp, phân hủy, thế. Với mỗi loại phản ứng, cho ví dụ minh họa. II. BÀI TẬP DẠNG 1: Hoàn thành các PTHH Bài 1: Hoàn thành, 0phân loại các phương trình hóa học sau : t a) CaCO3 CaO + CO2 b) ?P + ? ?P2O5 t 0 Điện phân c) Al + Fe2O3 Al2O3 + Fe d) ?H2O ? + O2 e) Al + HCl AlCl3 + ? f) N2O5 + H2O HNO3 Bài 2: Viết phương trình hoá học biểu diễn các biến hoá sau: a/ Na (1) Na2O (2) NaOH
- b/ P (1) P2O5 (2) H3PO4 (3) Na3PO4 c/ KMnO4 (1) O2 (2) CuO (3) H2 O (4) KOH d/ CaCO3 (1) CaO (2) Ca(OH)2 (3) CaCO3 DẠNG 2 : Viết công thức hóa học (CTHH) và gọi tên các hợp chất Bài 3: a) Viết CTHH của các chất có tên gọi sau: 1. Nitơ đioxit 2. Nhôm oxit 3. Đồng (II) hidroxit 4. Sắt (III) hidroxit 5. Axit photphoric 6. Axit nitric 7. Axit clohidric 8. Axit nitric 9. Natri sunfat 10. Kali sunfit 11. Natri đihidrophotphat. 12. Kali hidrocacbonat b) Phân loại (oxit, axit, bazơ, muối) và gọi tên các hợp chất có công thức hóa học sau: 1. Fe2O3 2. CuO 3. N2O3 4. NaOH 5. Fe(OH)2 6. Ca(OH)2 7. Zn(OH)2 8. KOH 9. Cu(OH)2 10. HNO3 11. H2SO4 12. HCl 13. H2S 14. HBr 15. Al2(SO4)3 16. MgCO3 17. Ba(NO3)2 18. NaH2PO4 19. CaHPO4 20. CuS 21. CaSO3 22. AgCl 23. H3PO4 24. Na2O DẠNG 3 : Bài tập có liên quan đến nồng độ dung dịch Bài 4: Hãy tính số mol và số gam chất tan trong mỗi dung dịch sau: a. 150ml dung dịch KNO3 2M b. 200ml dung dịch CaCl2 1,5M Bài 5: Tính nồng độ % của những dung dịch sau : a. Trong 600g dung dịch KCl có hoà tan 30 gam KCl. b. Hòa tan 15g NaCl vào 135g nước Bài 6: Cho 5,6 g sắt vào 200 ml dung dịch HCl 2,5M . Hãy: a. Thể tích khí H2 sinh ra đo ở đktc. b. Chất nào còn dư sau phản ứng và dư là bao nhiêu gam? c. Tính nồng độ mol các chất sau phản ứng, Biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Bài 7: Phản ứng hoàn toàn 10,8 g nhôm cần vừa a gam dung dịch axit clohiđric 10% . Tính: a. thể tích khí thoát ra (đo ở đktc).
- b. khối lượng dung dịch axit đã dùng. b. nồng độ phần trăm của dung dịch sau khi phản ứng kết thúc. Bài 8: Cho 4,6g Na vào nước dư thu được 200 ml dung dịch NaOH và khí H2. Tính: a. thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc) và khối lượng NaOH tạo thành. b. nồng độ mol/l của dung dịch thu được. Bài 9: Để hòa tan hoàn toàn 15,7 g hỗn hợp gồm 2 kim loại Zn, Al cần vừa đủ 200ml dung dịch axit clohiđric (HCl) 3,5M. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Bài 10: Cho hỗn hợp 18,8g gồm kim loại nhôm và đồng cho phản ứng với axit HCl dư và thu được 6,72 lít khí hidro ở đktc. Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Cô chúc các em luôn mạnh khỏe, chăm ngoan và đạt kết quả cao trong học tập! -HẾT-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 141 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 76 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 78 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 136 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 111 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 60 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 54 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
15 p | 106 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 40 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn