intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường" dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1. UBND THÀNH PHỐ BÀ RỊA TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – LỚP 6 Năm học: 2023 – 2024 I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN Câu 1. Lực tác dụng vào vật có thể gây ra các tác dụng nào? Mỗi loại cho một ví dụ minh họa. - Lực tác dụng lên một vật có thể làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động của vật, làm biến dạng vật hoặc đồng thời làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động và làm biến dạng vật. - Ví dụ: + Thay đổi tốc độ: khi đang chạy xe đạp, ta bóp phanh khiến xe dừng lại. + Thay đổi hướng chuyển động: Bóng đang bay về phía khung thành thì bị hậu vệ phá sang phải. Lực của hậu vệ làm bóng đổi hướng chuyển động. + Bị biến dạng: Kéo dãn một lò xo, dùng tay nén 2 đầu của lò xo….. + Đồng thời làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động và làm biến dạng vật: Khi quả bóng cao su đập vào một bức tường, lực do tường tác dụng lên bóng vừa làm biến dạng quả bóng, quả bóng chạm tường và bị bật trở lại. Câu 2. a. Khối lượng là gì? Trên vỏ hộp sữa có ghi: “Khối lượng tịnh 380 g”.Số ghi đó cho biết điều gì? - Khối lượng là số đo lượng chất của một vật. Khi không tính bao bì thì khối lượng đó được gọi là khối lượng tịnh. - Trên vỏ hộp sữa có ghi: “Khối lượng tịnh 380g”. Số ghi đó chỉ lượng sữa trong hộp là 380g. b. Trọng lượng của vật. - Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lượng được kí hiệu là P. - Trọng lượng của quả cân 100 g là 1 N. - Trọng lượng của một vật 1 kg là 10 N. c. Lực hấp dẫn. - Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng. Ví dụ: Lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng và Trái Đất. Lực hấp dẫn giữa hai quyển sách đặt gần nhau. 1
  2. Câu 3. Thế nào là lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. Cho ví dụ minh họa. a. Lực tiếp xúc. Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực. Ví dụ: Thủ môn bắt được bóng trước khung thành. Thủ môn và quả bóng tiếp xúc với nhau. b. Lực không tiếp xúc. Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực. Ví dụ: Nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt, nam châm và miếng sắt không tiếp xúc với nhau. Câu 4. Khi nào xuất hiện lực ma sát trượt, ma sát nghỉ? Cho ví dụ minh họa. ­ Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. Ví dụ: Lực ma sát trượt xuất hiện khi em bé chơi cầu trượt. - Lực ma sát nghỉ xuất hiện ngăn cản sự chuyển động của vật khi vật tiếp xúc với bề mặt của một vật khác và có xu hướng chuyển động trên đó. Ví dụ: Tay ta cầm, nắm được các vật là nhờ có sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ. Câu 5. Theo nguồn tạo ra năng lượng, năng lượng được phân loại theo các dạng nào? Cho ví dụ từng loại. - Theo nguồn tạo ra năng lượng, năng lượng được phân loại theo các dạng: + Động năng: năng lượng mà một vật có do chuyển động. VD: Cánh quạt máy đang quay; Ô tô đang chạy trên đường…. + Thế năng hấp dẫn: năng lượng có được khi vật ở trên cao so với mặt đất (ngay cả khi vật không chuyển động). VD: Cánh diều trên bầu trời; quả táo trên cành cây khi chưa rơi chạm đất…. + Thế năng đàn hồi: những vật như lò xo, dây cao su,… khi bị biến dạng có năng lượng ở dạng thế năng đàn hồi. VD: Dây cung được kéo căng; dùng tay nén chặt cái lò xo…. + Quang năng: Mặt Trời, ngọn lửa, bóng đèn…. phát ra ánh sáng. Ánh sáng mang năng lượng gọi là quang năng. VD: Mặt Trời đang chiếu sáng; Đèn pin đang chiếu sáng….. + Nhiệt năng: năng lượng phát ra từ các nguồn nhiệt. VD: hòn than đang cháy; ấm nước đang sôi… 2
  3. + Điện năng: Các nhà máy nhiệt điện, điện gió,thủy điện,… sản xuất ra điện năng và được truyền tải đến nơi tiêu thụ. VD: trạm phát điện gió Bạc Liêu, nhà máy thủy điện Hòa Bình,.. + Hóa năng: năng lượng do quá trình biến đổi hóa học tạo ra. VD: năng lượng trong pin, thực phẩm. Câu 6. a. Thế nào là nhiên liệu và năng lượng tái tạo? Kể tên hai loại nhiên liệu và hai loại năng lượng tái tạo mà em biết? - Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng. Ví dụ như: Than, củi, khí gas, xăng, dầu…. - Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn như Mặt Trời, gió, thủy triều, sóng,… VD: trạm phát điện gió Bạc Liêu, nhà máy thủy điện Hòa Bình,.. b. Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. VD: Rót nước vào cốc nước đá. Năng lượng nhiệt của nước đã truyền cho đá làm đá tan. Xoa 2 bàn tay vào nhau. Động năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm ấm bàn tay. Câu 7. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. - Hằng ngày chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng đông và “chuyển động” trên bầu trời về hướng tây rồi lặn. - Nguyên nhân của hiện tượng này là do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó theo chiều từ tây sang đông. Con người đứng trên Trái Đất lại nhìn thấy các thiên thể trong bầu trời đều quay từ đông sang tây (tức là ngược lại hướng tự quay của Trái Đất). Câu 8. Tại sao chúng ta có thể nhìn thấy được Mặt Trăng? Nêu các hình dạng nhìn thấy của mặt trăng mà em biết. - Chúng ta thấy Mặt Trăng vì nó phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời. - Mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau nên ta thấy hình dạng Mặt Trăng là khác nhau. - Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng là: Trăng tròn, Trăng khuyết, Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm, không Trăng. Câu 9. Hãy nêu cấu trúc hệ Mặt Trời. 3
  4. - Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương hệ) là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời. - Trong hệ Mặt Trời, các hành tinh quay quanh Mặt Trời còn các vệ tinh quay quanh các hành tinh. Trong hệ Mặt Trời, ngoài Mặt Trời còn có hai nhóm: + Nhóm 1: gồm 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng. + Nhóm 2: gồm các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch. II. MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO Câu 1: Biểu diễn các lực sau đây bằng hình vẽ: a. Lực kéo một vật theo phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải, độ lớn 2000N (Biết tỉ xích 1 cm ứng với 500N) b. Lực đẩy một vật theo phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 1500N (Biết tỉ xích 1 cm ứng với 500N) Câu 2. Hãy cho biết trọng lượng tương ứng của các vật sau đây: a. Túi kẹo có khối lượng 250g. Trọng lượng của túi kẹo là ………………………………. b. Túi bột giặt có khối lượng 5kg. Trọng lượng của túi bột giặt là ………………………… c. Hộp sữa có khối lượng 380g. Trọng lượng của hộp sữa là ………………………………. Câu 3. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm được treo thẳng đứng, đầu dưới của lò xo treo một quả cân có khối lượng 50 g. Khi quả cân nằm cân bằng thì lò xo có chiều dài 22 cm. Hỏi khi treo 2 quả cân như trên vào lò xo thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu? Cho biết độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo. Câu 4. Hãy giải thích: a. Tại sao mặt lốp xe không làm nhẵn? Tại sao mặt dưới của đế giày lại gồ ghề? b. Tại sao cần quy định người lái xe cơ giới (ô tô, xe máy,...) phải kiểm tra lốp xe thường xuyên và thay lốp khi đã mòn? c. Tại sao người ta thường tra dầu mỡ vào các ổ trục xe đạp, ổ khoá và thay dầu xe máy định kì? Câu 5. Hãy quan sát các dụng cụ điện trong gia đình và hoàn thành thông tin vào bảng sau: Dụng cụ điện Điện năng biến đổi thành Năng lượng có ích Năng lượng hao phí các dạng năng lượng nào? Bóng đèn sợi đốt 4
  5. Nồi cơm điện Máy khoan điện Câu 6. Hãy nêu 4 lợi ích của việc tiết kiệm năng lượng và 4 biện pháp cần thực hiện để tiết kiệm năng lượng trong cuộc sống. CHÚC CÁC EM ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI THẬT TỐT! -----------Hết----------- ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2 (THAM KHẢO ) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Trên một hộp mứt Tết có ghi: “Khối lượng tịnh 250g”. Số đó chỉ: A. Sức nặng của hộp mứt. B. Thể tích của hộp mứt. C. Lượng mức có trong hộp. D. Sức nặng và khối lượng của hộp mứt. Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng. B. Giữa Trái Đất và Mặt Trời không có lực hấp dẫn. C. Trọng lượng của vật là độ lớn của lực hút Trái Đất tác dụng lên vật. Kí hiệu là P. D. Trọng lượng của vật có khối lượng 1kg là 10N Câu 3. Lực nào sau đây là lực tiếp xúc? A. Lực của Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà. B. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo. C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách nó một đoạn. D. Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Câu 4. Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc? A. Lực của chân cầu thủ tác dụng vào quả bóng. B. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo. C. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa. D. Lực hút giữa hai thanh nam châm. Câu 5. Một cái bàn nằm yên được tác dụng một lực đẩy, phát biểu nào sau đây đúng? A. Cái bàn chỉ bị thay đổi tốc độ. B. Cái bàn chỉ bị biến dạng. C. Cái bàn vừa bị biến dạng, vừa bị thay đổi tốc độ. D. Cái bàn không bị thay đổi tốc độ và không bị biến dạng. Câu 6. Động năng của vật là: A. năng lượng do vật có độ cao. B. năng lượng do vật bị biến dạng. C. năng lượng do vật có nhiệt độ cao. D. năng lượng do vật chuyển động. 5
  6. Câu 7. Năng lượng do quá trình biến đổi hóa học tạo ra gọi là: A. nhiệt năng. B. động năng. C. hóa năng. D. quang năng. Câu 8. Hoạt động nào dưới đây sử dụng năng lượng hiệu quả? A. Để máy tính ở chế độ chờ khi không sử dụng. B. Để thức ăn còn nóng vào tủ lạnh. C. Sử dụng bóng đèn dây tóc thay cho đèn LED. D. Sử dụng máy giặt khi đủ lượng quần áo để giặt. Câu 9. Khi sử dụng lò sưởi điện, năng lượng nào đã biến đổi thành nhiệt năng? A. điện năng. B. động năng. C. hóa năng. D. quang năng. Câu 10. Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì: A. Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng. B. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng mặt trời. C. Ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất. D. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời. Câu 11. Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi: A. một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất. B. toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất. C. toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng. D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời. Câu 12. Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do: A. Mặt Trời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây. B. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông. C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây. D. Mặt Trời chuyển động từ đông sang tây. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 đ) Khi nào xuất hiện lực ma sát trượt, ma sát nghỉ? Cho mỗi loại một ví dụ minh họa. Câu 2. (2,0 đ) a. Thế nào là nhiên liệu và năng lượng tái tạo? Kể tên một loại nhiên liệu và một loại năng lượng tái tạo mà em biết? b. Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Câu 3. (1,0 đ) Hãy biểu diễn các lực sau trên hình vẽ với tỉ xích 1 cm ứng với 50 N a. Lực nâng thùng hàng hướng từ dưới lên, độ lớn 100 N. b. Lực kéo chiếc tủ có hướng từ phải sang trái, độ lớn 150N. Câu 4. (2,0 đ) Quan sát hình và trả lời các câu hỏi sau đây: a) Trong số các vị trí M, N, P, Q thì ở những vị trí nào đang là ban ngày? Ở những vị trí nào đang là ban đêm? Vì sao? b) Người ở vị trí nào trong hai vị trí M và N sẽ thấy Mặt Trời mọc trước? Vì sao? c) Người ở vị trí nào trong hai vị trí P và Q sẽ thấy Mặt Trời lặn trước? Vì sao? 6
  7. -----------Hết----------- 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2