intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Du

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

20
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Du” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Du

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II – MÔN TOÁN 6 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II TOÁN 6-NĂM HỌC 2022-2023 KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Khái niệm phân số 𝑎 𝑏 với a, b ∈ ℤ, b ≠ 0 là một phân số; 𝑎 là tử số (tử), 𝑏 là mẫu số (mẫu) của phân số. 2. Hai phân số bằng nhau 𝑎 𝑐 = nếu 𝑎𝑑 = 𝑏𝑐 𝑏 𝑑 −3 6 Ví dụ: 4 = −8 vì (−3). (−8) = 4.6 3. Hỗn số 3 3 + Hỗn số dương: 2 4; + Hỗn số âm: −2 4 4. Làm tròn số thập phân Để làm tròn một số thập phân dương đến một hàng nào đấy (gọi là hàng làm tròn hay hàng quy tròn), ta làm như sau: - Đối với chữ số làm tròn: + Giữ nguyên nếu chữ số ngay bên phải nhỏ hơn 5. + Tăng một đơn vị nếu chữ số ngay bên phải lớn hơn hay bằng 5. - Đối với các chữ số sau hàng làm tròn: + Bỏ đi nếu ở phần thập phân. + Thay bởi các chữ số 0 nếu ở phần số nguyên. Ví dụ: Làm tròn số 384,673  đến chữ số thập phân thứ hai: 384,673 ≈ 384,67;  đến chữ số thập phân thứ nhất: 384, 673 ≈ 384,7;  đến hàng đơn vị: 384, 673 ≈ 385;  đến hàng chục: 384,673 ≈ 380;  đến hàng trăm: 385,673 ≈ 400. 5. Phép cộng phân số 𝑎 𝑏 𝑎+𝑏 - Cộng hai phân số cùng mẫu: 𝑚 + 𝑚 = 𝑚 - Cộng hai phân số khác mẫu, ta quy đồng mẫu những phân số đó rồi cộng các tử giữ nguyên mẫu chung. - Các tính chất: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0. 6. Phép trừ phân số 𝑎 𝑐 𝑎 −𝑐 𝑎 𝑐 𝑎 𝑐 − = + ; − (− ) = + 𝑏 𝑑 𝑏 𝑑 𝑏 𝑑 𝑏 𝑑 7. Phép nhân phân số 𝑎 𝑐 𝑎. 𝑐 ∙ = (𝑏 ≠ 0; 𝑑 ≠ 0) 𝑏 𝑑 𝑏. 𝑑 - Các tính chất: giao hoán, kết hợp, nhân với số 1, phân phối của phép nhân đối với phép cộng. 8. Phép chia phân số 𝑎 𝑐 𝑎 𝑑 𝑎. 𝑑 : = ∙ = (𝑏, 𝑐, 𝑑 ≠ 0) 𝑏 𝑑 𝑏 𝑐 𝑏. 𝑐 1
  2. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II – MÔN TOÁN 6 9. Cộng, trừ, nhân, chia hai số thập phân Để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân, ta áp dụng các quy tắc dấu như khi thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số nguyên. 𝒎 𝑚 10. Muốn tìm 𝒏 của số 𝒃 cho trước, ta tính 𝑏 ∙ (𝑚, 𝑛 ∈ Ν, 𝑛 ≠ 0). 𝑛 𝒎 𝑚 11. Muốn tìm một số biết của nó bằng 𝒂, ta tính 𝑎: (𝑚, 𝑛 ∈ Ν ∗). 𝒏 𝑛 𝑎 12. Tỉ số của hai số a và b là 𝑎: 𝑏 = 𝑏 𝑎.100 13. Tỉ số phần trăm của hai số a và b là 𝑎: 𝑏 = %. 𝑏 + Giá sau giảm = (100% − %Giảm). Giá gốc + Giá sau tăng = (100% + %Tăng). Giá gốc + Tiền lãi = Lãi suất . Tiền gửi = Lãi suất . Tiền vay + Tiền nhận được sau gửi = (100% + Lãi suất) . Tiền gửi + Tiền phải trả sau vay = (100% + Lãi suất) . Tiền vay 14. Hình có trục đối xứng 15. Hình có tâm đối xứng 16. Điểm và đường thẳng a) Đường thẳng AB b) Điểm thuộc đường thẳng Điểm M thuộc đường thẳng d. Ký hiệu: 𝑀 ∈ 𝑑. Điểm N không thuộc đường thẳng d. Ký hiệu 𝑁 ∉ 𝑑. c) Ba điểm thẳng hàng Ba điểm 𝐴, 𝐵, 𝐶 thẳng hàng. d) Điểm nằm giữa hai điểm + Điểm 𝐵 nằm giữa hai điểm 𝐴 và 𝐶. + Điểm 𝐴 và 𝐵 nằm cùng phía đối với điểm 𝐶 + Điểm 𝐴 và 𝐶 nằm khác phía đối với điểm 𝐵 2
  3. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II – MÔN TOÁN 6 + Nếu điểm B nằm giữa hai điểm A và C thì AC = AB + BC. 17. Tia AB 18. Đoạn thẳng AB 19. Trung điểm của đoạn thẳng: Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB khi điểm I nằm giữa hai điểm A, B và 𝐼𝐴 = 𝐼𝐵. 𝐀𝐁 + Nếu điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB thì 𝑰𝑨 = 𝑰𝑩 = 𝒗à 𝑨𝑩 = 𝟐𝑨𝑰 = 𝟐𝑰𝑩. 𝟐 20. Góc a) Khái niệm: Góc là hình gồm hai tia chung gốc. Gốc chung của hai tia gọi là đỉnh của góc, hai tia gọi là hai cạnh của góc. ̂ Góc 𝑥𝑂𝑦 kí hiệu là 𝑥𝑂𝑦 + Điểm 𝑂 là đỉnh của góc 𝑥𝑂𝑦. Hai tia 𝑂𝑥, 𝑂𝑦 là các cạnh của góc 𝑥𝑂𝑦. + Góc 𝑥𝑂𝑦 còn có cách gọi khác là góc 𝐴𝑂𝐵, góc𝑂, góc 𝑦𝑂𝑥, góc 𝐵𝑂𝐴. + Đặc biệt, khi hai tia 𝑂𝑥, 𝑂𝑦 tạo thành đường thẳng, ta có góc bẹt 𝑥𝑂𝑦. b) Số đo của một góc - Mỗi góc có một số đo góc không quá 180° (đơn vị là độ). ̂ = 120° 𝑥𝑂𝑦 c) Các loại góc. x x x x O y O y O y O y Góc nhọn Góc vuông Góc tù Góc bẹt ̂ 0° < 𝑥𝑂𝑦 < 90° ̂ 𝑥𝑂𝑦 = 90° ̂ 90° < 𝑥𝑂𝑦 < 180° ̂ 𝑥𝑂𝑦 = 180° 21. Xác suất thực nghiệm Số lần sự kiện A xảy ra Xác suất thực nghiệm của sự kiện 𝐴 = Tổng số lần thực hiện hoạt động 3
  4. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II – MÔN TOÁN 6 CẤU TRÚC KIỂM TRA Bài 1 (1,5 điểm). a) So sánh hai phân số cùng mẫu dương; nhận biết hai phân số bằng nhau. b) Tìm hỗn số, hỗn số dương, hỗn số âm. c) Làm tròn số thập phân. Bài 2 (1,0 điểm). Thực hiện từng bước các phép tính: a) Cộng hoặc trừ hai phân số không cùng mẫu. b) Nhân hoặc chia hai phân số. Bài 3 (1,0 điểm). Tính giá trị các biểu thức một cách hợp lí: a) Vận dụng các tính chất của phép cộng, phép nhân phân số. b) Vận dụng các tính chất của phép cộng, phép nhân số thập phân. Bài 4 (1,0 điểm). a) Bài toán thực tiễn gắn với các phép tính về phân số. b) Bài toán thực tiễn gắn với các phép tính về số thập phân, tỉ số và tỉ số phần trăm. Bài 5 (2,0 điểm). Cho hình vẽ a) Nhận biết điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng; ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm. b) Nhận biết hai đường thẳng cắt nhau, song song. c) Nhận biết được các tia có trên hình. d) Đo góc để xác định số đo góc; nhận biết được các góc đặc biệt (góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt). Bài 6 (1,0 điểm). a) Vẽ được đoạn thẳng biết độ dài, xác định trung điểm của đoạn thẳng, tính độ dài đọan thẳng. b) Bài toán có liên quan đến trung điểm của đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng. Bài 7 (2,0 điểm). a) Xác định hình có trục đối xứng, hình có tâm đối xứng. b) Sử dụng được phân số để mô tả xác suất (thực nghiệm) của khả năng xảy ra nhiều lần thông qua kiểm đếm số lần lặp lại của khả năng đó trong một số mô hình xác suất; tính xác suất thực nghiệm. Bài 8 (0,5 điểm). Bài toán thực tiễn gắn với giá trị phần trăm. CÁC ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 1 Bài 1 (1,5 điểm). −7 −5 a) So sánh hai phân số 11 và 11 . 2 −3 b) Cách viết nào sau đây là hỗn số: 1 3 ; ; 1,2? 7 c) Làm tròn số 7,96123 đến chữ số thập phân thứ nhất. Bài 2 (1,0 điểm). Thực hiện từng bước các phép tính 5 2 −2 −4 a) 8 − 3; b) 5 : 5 Bài 3 (1,0 điểm). Tính hợp lí −3 −1 3 18 a) 7 + 19 + 7 + −19 + 1; b) (−2,3) . 35,6 + 64,6 . (−2,3) 4
  5. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II – MÔN TOÁN 6 3 Bài 4 (1,0 điểm). Lớp 6A có 40 học sinh, số học sinh nữ chiếm 5 số học sinh cả lớp. a) Tính số học sinh nữ của lớp 6A. b) Tính tỉ số phần trăm số học sinh nam so với số học sinh lớp 6A. Bài 5 (2,0 điểm). Cho hình vẽ a) Điểm nào thuộc đường thẳng a? Ba điểm nào thẳng hàng? b) Đường thẳng nào cắt đường thẳng AB? Đường thẳng nào song song với đường thẳng AB? c) Viết các tia gốc A. d) Đo và cho biết số đo của góc BAC. Góc BAC là góc vuông, góc nhọn, góc tù hay góc bẹt? Bài 6 (1,0 điểm). a) Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài bằng 6cm. Vẽ điểm C là trung điểm của đoạn thẳng AB. Tính độ dài đoạn thẳng BC. b) Cho đoạn thẳng MN. Gọi H và K lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng MN và MH. Chứng minh MN = 4MK. Bài 7 (2,0 điểm). a) Trong các hình dưới đây, hình nào có trục đối xứng, hình nào có tâm đối xứng? Hình 1 Hình 2 Hình 3 b) Trong hộp có một số bút xanh và một số bút đỏ. Lấy ngẫu nhiên 1 bút từ hộp, xem màu rồi trả lại. Lặp lại hoạt động trên 50 lần, ta được kết quả như sau: Loại bút Bút xanh Bút đỏ Số lần 32 18 Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện lấy được bút đỏ và dự đoán xem trong hộp loại bút nào có nhiều hơn. Bài 8 (0,5 điểm). Trong tháng 11, thu nhập của gia đình bạn An là 20 000 000 đồng và chi tiêu hết 12 000 000 đồng. Sang tháng 12, thu nhập của gia đinh bạn An giảm 10% mà chi tiêu lại tăng 10% (so với tháng 11). Hỏi tháng 12 gia đình bạn An còn để dành được không? Nếu được thì để dành được bao nhiêu? ĐỀ 02 −5 −4 Bài 1 (1,5 điểm). a) So sánh hai phân số 9 và 9 . 2 −3 b) Cách viết nào sau đây là số thập phân: 1 3 ; ; 1,2? 7 c) Làm tròn số −10,563 đến chữ số thập phân thứ nhất. Bài 2 (1,0 điểm). Thực hiện từng bước các phép tính 5
  6. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II – MÔN TOÁN 6 −5 7 −4 −2 a) 9 − 6; b) 6 : 9 Bài 3 (1,0 điểm). Tính hợp lí −3 −2 −3 −13 a) −5 + 15 + 5 + 15 + 2; b) 3,5 . (−15,6) + 5,6 . 3,5 3 Bài 4 (1,0 điểm). Bạn Dũng có 50 viên bi gồm bi xanh và bi đỏ. Số bi xanh chiếm 5 tổng số viên bi. a) Tính số bi xanh bạn Dũng có. b) Tính tỉ số phần trăm số bi đỏ so với tổng số bi bạn Dũng có. Bài 5 (2,0 điểm). Cho hình vẽ a) Ba điểm nào thẳng hàng? b) Đường thẳng nào cắt đường thẳng MQ? Đường thẳng nào song song với đường thẳng PM? c) Viết các tia gốc Q. d) Đo và cho biết số đo của góc MPQ. Góc MPQ là góc vuông, góc nhọn, góc tù hay góc bẹt? Bài 6 (1,0 điểm). a) Vẽ đoạn thẳng EF có độ dài bằng 5cm. Vẽ điểm K là trung điểm của đoạn thẳng EF. Tính độ dài đoạn thẳng KE. b) Cho đoạn thẳng MN. Vẽ điểm K là trung điểm của các đoạn thẳng MN và vẽ điểm H sao cho N là trung điểm của đoạn thẳng MH . Chứng minh MH = 4MK. Bài 7 (2,0 điểm). a) Trong các hình dưới đây hình nào chỉ có trục đối xứng, hình nào vừa có tâm vừa trục đối xứng? Hình 1 Hình 2 Hình 3 b) Tung hai đồng xu cân đối 50 lần ta được kết quả như sau: Một đồng sấp, một Hai đồng ngửa Sự kiện Hai đồng sấp đồng ngửa Số lần 12 24 14 Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện a. Có một đồng xu thấp, một đồng xu ngửa. b. Hai đồng xu đều ngửa. Bài 8 (0,5 điểm). Mẹ bạn Linh gửi 500 triệu vào ngân hàng theo hình thức không kì hạn với lãi suất 0,6% năm. Sau 150 ngày, khi rút ra mẹ Linh nhận được bao nhiêu tiền cả vốn lẫn lãi? ĐỀ 03 Bài 1 (1,5 điểm). −4 −8 a) So sánh hai phân số 7 và 7 3 −5 b) Cách viết nào sau đây là hỗn số: 2 5 ; ; 3,6 ? 9 c) Làm tròn số 6,75418 đến chữ số thập phân thứ nhất. Bài 2 (1,0 điểm). Thực hiện từng bước các phép tính: 6
  7. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II – MÔN TOÁN 6 3 2 −4 −2 a) 8 − 5; b) 6 : 6 Bài 3 (1,0 điểm). Tính hợp lí: −2 −2 2 15 a) 5 + 17 + 5 + −17 + 1; b) (−4,2). 25,7 + 74,3. (−4,2) Bài 4 (1,0 điểm). 1 Lớp 6B có 48 học sinh. Số học sinh giỏi bằng 6số học sinh cả lớp. Số học sinh trung bình bằng 25% số học sinh cả lớp, còn lại là học sinh khá. a) Tính số học sinh khá của lớp. b) Tính tỉ số phần trăm số học sinh trung bình so với số học sinh lớp 6B. Bài 5 (2,0 điểm). Cho hình vẽ sau: d a) Ba điểm nào thẳng hàng? Ba điểm nào không thẳng hàng? D b) Điểm nào thuộc đường thẳng d? Điểm nào không thuộc B đường thẳng d? c) Viết các tia gốc C. Viết các đoạn thẳng có trong hình. d) Đo và cho biết số đo của góc BAC. Góc ABC là góc vuông, góc nhọn, góc tù hay góc bẹt? A C E Bài 6 (1,0 điểm). a) Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài bằng 8cm. Vẽ điểm P là trung điểm của đoạn thẳng MN. Tính độ dài đoạn thẳng PN. b) Cho đoạn thẳng EF. Gọi A và B lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng EF và EA. Chứng tỏ EF = 4EB. Bài 7 (2,0 điểm). a) Trong các hình dưới đây, hình nào có trục đối xứng, hình nào có tâm đối xứng? Hình 1 Hình 2 Hình 3 b) Sau đợt kiểm tra sức khỏe răng miệng của các em trong một lớp 6. Thống kê số lần đánh răng trong một ngày của các em được ghi lại ở bảng sau: Số lần đánh răng 1 2 3 Số học sinh 8 21 11 a) Hãy liệt kê tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử nghiệm trên. b) Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện thực hiện đánh răng từ hai lần trở lên. Bài 8 (0,5 điểm). Một người mua 6 quyển sách cùng loại, vì được giảm giá 10% theo giá bìa nên chỉ phải trả 218700 đồng. Hỏi giá bìa mỗi quyển sách là bao nhiêu? ĐỀ 04 Bài 1 (1,5 điểm). −5 −7 a) So sánh hai phân số: 13 và 13 7
  8. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II – MÔN TOÁN 6 1 17 b) Cách viết nào sau đây là hỗn số: −3 5 ; ; − 3,6 4 c) Làm tròn số 492,9512 đến chữ số hàng phần nghìn. Bài 2 (1,0 điểm). Thực hiện từng bước các phép tính. 3 −2 −10 −4 a) 10 + 5 b) : 13 13 Bài 3 (1,0 điểm). Tính giá trị các biểu thức một cách hợp lí: −2 −1 2 −9 a) 5 + 10 + 5 + 10 + 3 b) (−2,45) . 2,6 + 2,6 . (−7,55) 1 Bài 4 (1,0 điểm). Lớp 6A có 40 học sinh, số học sinh chỉ thích môn đá bóng bằng 4 số học sinh cả lớp. Còn lại là học sinh chỉ yêu thích môn bơi lội. a) Tính số học sinh chỉ thích môn đá bóng của lớp 6A. b) Tính tỉ số phần trăm số học sinh chỉ yêu thích môn bơi lội so với số học sinh cả lớp. Bài 5 (2.0 điểm). Cho hình vẽ a) Điểm nào thuộc đường thẳng a? Kể tên ba điểm thẳng hàng? b) Đường thẳng nào song song với đường thẳng BC? Đường thẳng nào cắt đường thẳng AB tại giao điểm B? c) Kể tên các tia gốc D. d) Đo và cho biết số đo của góc ABC. Góc ABC là góc vuông, góc nhọn, góc tù hay góc bẹt? Bài 6 (1,0 điểm). a) Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài bằng 7cm. Vẽ điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB. b) Tính độ dài các đoạn thẳng AM và MB ở câu a. Bài 7 (2,0 điểm). a) Trong các hình dưới đây, hình nào vừa có trục đối xứng, vừa có tâm đối xứng? Hình c Hình a Hình b b) Trong hộp có một số bút xanh, một số bút vàng và một số bút đỏ. Lấy ngẫu nhiên 1 bút từ hộp, xem màu gì rồi trả lại. Lặp lại hoạt động trên 60 lần ta được kết quả như sau: Màu bút Bút xanh Bút vàng Bút đỏ Số lần 40 15 5 b1) Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện lấy được bút màu đỏ b2) Em hãy dự đoán xem trong hộp loại bút nào ít nhất. Bài 8 (0,5 điểm). Vào tháng 9, giá bán một chiếc máy tính là 24 000 000 đồng. Đến tháng 10, cửa hàng tăng giá lên 20%. Đến tháng 11, cửa hàng hạ giá của tháng 10 xuống 20%. Hỏi giá bán của chiếc máy tính đó vào tháng 9 và tháng 11, tháng nào đắt hơn. ĐỀ 05 Bài 1 (1,5 điểm). 8
  9. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II – MÔN TOÁN 6 2 19 a) So sánh hai phân số và 7 7 . 1 −4 b) Cách viết nào sau đây là hỗn số: 0,25; 5 ; 3 9 c) Làm tròn số 5,85803 đến chữ số thập phân thứ hai. Bài 2 (1,0 điểm). Thực hiện từng bước các phép tính 2 1 8 −2 a) 5 − 4; b) 9 : 3 Bài 3 (1,0 điểm). Tính hợp lí 8 −1 5 1 a) 13 + 9 + 13 + 9 + 7; b) (−7,2) .  19,2 + 80,8 .  (−7,2) 2 Bài 4 (1,0 điểm). Lớp 6A có 45 học sinh, số học sinh tham gia Đại hội thể dục thể thao chiếm 5 số học sinh cả lớp. a) Tính số học sinh tham gia Đại hội thể dục thể thao. b) Tính tỉ số phần trăm số học sinh tham gia Đại hội thể dục thể thao so với số học sinh cả lớp. Bài 5 (2,0 điểm). Cho hình vẽ a) Điểm nào thuộc đường thẳng m? Ba điểm nào thẳng m hàng? D b) Đường thẳng nào cắt đường thẳng AD? Đường thẳng nào song song với đường thẳng AD? a B A C c) Viết các tia gốc C. d) Đo và cho biết số đo của góc DAC. Góc DAC là góc vuông, góc nhọn, góc tù hay góc bẹt? Bài 6 (1,0 điểm). a) Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài bằng 4cm. Vẽ điểm K là trung điểm của đoạn thẳng MN. Tính độ dài đoạn thẳng NK. b) Cho M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Gọi C là điểm nằm giữa M và B. Chứng tỏ rằng CA - CB CM = 2 Bài 7 (2,0 điểm). a) Trong các hình dưới đây, hình nào có trục đối xứng, hình nào có tâm đối xứng? Hình 1 Hình 2 Hình 3 b) Một hộp kín có chứa một số bi có màu xanh, đỏ, vàng cùng kích cỡ. Lấy ngẫu nhiên một bi trong hộp, xem màu rồi bỏ lại vào hộp. Minh thực hiện lặp lại hoạt động trên 60 lần ta được kết quả như sau: Bi Bi đỏ Bi xanh Bi vàng Số lần 18 15 27 Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện lấy được bi xanh và dự đoán xem trong hộp loại bi nào nhiều hơn. Bài 8 (0,5 điểm). Một cửa hàng định bán một cái máy 375 000 đồng. Do không bán được nên hạ giá ba lần (theo cùng tỉ lệ phần trăm) thành giá 300 000 đồng, 240 000 đồng, 192 000 đồng. Cuối cùng hạ giá một lần nữa theo cách trên và bán lỗ 26 400 đồng. Hỏi giá vốn lúc nhập hàng của cái máy đó là bao nhiêu? 9
  10. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II – MÔN TOÁN 6 ĐỀ 06 Bài 1 (1,5 điểm). −5 −3 a) So sánh hai phân số 7 và 7 . 3 5 b) Cách viết nào sau đây là hỗn số: 4 ; 2,75; −3 6? c) Làm tròn số 23,571 đến chữ số hàng đơn vị. Bài 2 (1,0 điểm). Thực hiện từng bước các phép tính −3 2 −3 4 a) 4 + 5; b) : 7 7 Bài 3 (1,0 điểm). Tính hợp lí 9 −6 9 −7 2 a) 11 . 13 + 11 . 13 − 11; b) (−12,78) + 23,5 + 12,78 + (−23,5) 4 Bài 4 (1,0 điểm). Một sân trường hình chữ nhật có chiều dài bằng 50 m, chiều rộng bằng 5 chiều dài. a) Tính diện tích của sân trường. b) Biết 20% diện tích sân trường là các bồn hoa, bồn trồng cây xanh. Tính diện tích còn lại của sân trường. Bài 5 (2,0 điểm). Cho hình vẽ bên a) Viết tên các điểm thuộc đường thẳng h? Ba điểm nào thẳng hàng? b) Đường thẳng nào cắt đường thẳng AB? Đường thẳng nào song song với đường thẳng AB? c) Viết các tia gốc C. d) Đo và cho biết số đo của góc ACD. Góc ACD là góc vuông, góc nhọn, góc tù hay góc bẹt? Bài 6 (1,0 điểm). a) Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng 4cm. Vẽ điểm E là trung điểm của đoạn thẳng CD. Tính độ dài đoạn thẳng EC. b) Cho đoạn thẳng MN. Gọi H và K lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng MN và MH. 1 Chứng minh MK = 4MN. Bài 7 (2,0 điểm). a) Trong các hình dưới đây, hình nào có trục đối xứng, hình nào có tâm đối xứng? Hình 1 Hình 2 Hình 3 b) Trong hộp có một số bi xanh và một số bút đỏ. Lấy ngẫu nhiên 1 viên bi từ hộp, xem màu rồi trả lại. Lặp lại hoạt động trên 50 lần, ta được kết quả như sau: Loại bi Bi xanh Bi đỏ Số lần 20 30 Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện lấy được bi xanh và dự đoán xem trong hộp loại bi nào có nhiều hơn. Bài 8 (0,5 điểm). Một cửa hàng nhập về 100 cái áo với giá gốc mỗi cái là 250 000 đồng. Cửa hàng đã bán 60 cái áo với giá mỗi cái lãi 25% so với giá gốc; 40 cái còn lại bán lỗ 5% so với giá gốc. Hỏi sau khi bán hết 100 cái áo cửa hàng đó lãi hay lỗ bao nhiêu tiền? 10
  11. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II – MÔN TOÁN 6 ĐỀ 07 Bài 1 (1,5 điểm). −11 7 a) So sánh hai phân số 18 và 18. 5 3 b) Cách viết nào sau đây là hỗn số: 6 ; −2 7 ; −6,1;    25%? c) Làm tròn số 6,571823 đến hàng phần mười. Bài 2 (1,0 điểm). Thực hiện từng bước các phép tính 5 −2 5 9 a) 6 − 7 ; b) 21 : −49 Bài 3 (1,0 điểm). Tính hợp lí −5 4 37 4 a) 42 + 17 + −42 − 17 + 3; b) −7,5 .  27,8 + 7,5. (−72,2) 2 Bài 4 (1,0 điểm). Lớp 6A có 45 học sinh, trong đó số học sinh thích bóng đá bằng 5 tổng số học sinh của lớp. a) Tính số học sinh thích bóng đá của lớp 6A. 4 b) Biết rằng số học sinh thích cầu lông bằng 3 số học sinh thích bóng đá. Tính tỉ số phần trăm của số học sinh thích cầu lông so với số học sinh cả lớp. Bài 5 (2,0 điểm). Cho hình vẽ bên a) Điểm nào thuộc đường thẳng CD? Nêu tên các bộ ba điểm thẳng hàng? b) Đường thẳng nào cắt đường thẳng BE? Hai đường thẳng BC và AB có song song với nhau không? c) Viết các tia gốc B. d) Đo và cho biết số đo của góc ABC. Góc ABC là góc vuông, góc nhọn, góc tù hay góc bẹt? Bài 6 (1,0 điểm). a) Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài bằng 8 cm. Vẽ điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Tính độ dài đoạn thẳng AM. b) Cho đoạn thẳng CD, I là trung điểm của CD. Trên tia CD lấy điểm E sao cho D là trung điểm 3 của EI. Gọi K là trung điểm của DE. Chứng minh: 𝐼𝐾 = 4 𝐶𝐷 Bài 7 (2,0 điểm). a) Trong các hình dưới đây, hình nào có trục đối xứng, hình nào có tâm đối xứng? Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 b) Để theo dõi việc học tập, bạn Khang đã ghi lại số lần phát biểu của mình trong tuần ở bảng dưới đây. Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện bạn Khang phát biểu đúng trong tuần. Số phát biểu đúng Số phát biểu sai 25 16 Bài 8 (0,5 điểm). Bà Hoa gửi tiền vào ngân hàng theo kì hạn một năm với lãi suất gửi tiền tiết kiệm là 6,6% trong một năm. Đến kì hạn mỗi năm, bà rút tiền lãi còn số tiền gốc lại tiếp tục gửi ngân hàng. Sau 5 năm gửi, bà muốn đến ngân hàng lấy cả gốc lần lãi để về sửa nhà. Hỏi với số tiền bà đã lấy được từ lần cuối cùng có đủ để trả tiền sửa nhà hay không? Biết số lãi bà nhận được sau một năm là 4 950 000 đồng và tiền sửa nhà là 79 590 000 đồng. 11
  12. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II – MÔN TOÁN 6 ĐỀ 08 Bài 1: −9 −11 a) So sánh: 17 và 17 . 1 3 2 b) Cách viết nào sau đây là hỗn số dương: 4 3 ; −3 7 ; −3,5; 5? c) Làm tròn số −8,2356 đến chữ số thập phân thứ ba. Bài 2: Thực hiện từng bước các phép tính −3 2 −3 −6 a) 5 − 3; b) 5 : 7 Bài 3: Tính hợp lí 8 −7 8 −6 8 a) 9 . 13 + 9 . 13 + 2 9; b) 4,7 + 8,3 + 5,6 + (−4,7) + (−5,6) Bài 4: Khu vườn nhà ông Năm trồng 250 cây ăn trái gồm ba loại: xoài, cam và nhãn. Trong đó số cây 3 xoài chiếm 20% tổng số cây của vườn và số cây cam bằng 2 số cây xoài. a) Tính số cây mỗi loại có trong khu vườn. b) Tính tỉ số phần trăm số cây cam so với tổng số cây trong khu vườn. Bài 5: Cho hình vẽ Hãy cho biết: a) Điểm thuộc đường thẳng m. Ba điểm thẳng hàng. b) Đường thẳng cắt đường thẳng BC. Đường thẳng song song với đường thẳng BC. c) Các tia gốc A. d) Số đo của góc ABC. Góc ABC thuộc loại góc gì? Bài 6: a) Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài bằng 7cm. Vẽ điểm I là trung điểm của đoạn thẳng MN. b) Tính độ dài đoạn thẳng IN. Bài 7: a) Trong các hình dưới đây, hình nào có trục đối xứng, hình nào có tâm đối xứng? Hình 1 Hình 2 Hình 3 b) Trong hộp có một số viên bi màu xanh, đỏ và vàng có kích thước giống nhau. Lấy ngẫu nhiên 1 viên bi từ hộp, xem màu rồi trả lại. Lặp lại hoạt động đó 50 lần, ta được kết quả như sau: Loại bi Bi xanh Bi đỏ Bi vàng Số lần 32 8 10 - Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện “lấy được viên bi xanh”. - Em hãy dự đoán xem trong hộp loại bi nào có nhiều hơn. Bài 8 (0,5 điểm). Cô Hà mua 80 cái quần với giá mua một cái quần là 250 000 đồng. Lúc đầu cô bán 40 cái quần so với giá mua cô lãi được 20%, sau đó cô bán 40 cái quần còn lại so với giá cô mua lỗ 5%. Hỏi khi bán hết 80 cái quần, cô Hà lời hay lỗ bao nhiêu tiền? 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2