TRƯỜNG THPT TUẦN GIÁO
TỔ HÓA - SINH
(Đề thi có 02 trang)
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ LỚP 12C2 – 12C8
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn thi: Hóa học
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề thi: 001
Họ, tên thí sinh: ……………………………. Lớp: …………..Số báo danh:………………………..
I. TRẮC NGHIỆM ( 8,0 điểm):
Câu 1: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?
A. Ca2+.B. Fe3+.C. Na+.D. Cu2+
Câu 2: Gluxit (cacbohiđrat) chứa một gốc glucozơ và một gốc fructozơ trong phân tử là
A. saccarozơ. B. tinh bột. C. mantozơ. D. xenlulozơ.
Câu 3: Khi lên men m gam glucozơ với hiệu suất 100% thu được 9,2 gam ancol etylic. Giá trị của m là
A. 36 gam. B. 27 gam. C. 18 gam. D. 9 gam.
Câu 4: Có thể gọi tên (C17H33COO)3C3H5
A. tripanmitin B. tristearin C. triolein D. Stearic
Câu 5: Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim) gây nên chủ yếu
bởi:
A. cấu tạo mạng tinh thể của kim loại
B. khối lượng riêng của kim loại
C. các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại
D. tính chất của kim loại
Câu 6: Tính chất vật lí nào sau đây là tính chất vật lí chung của kim loại?
A. Nhiệt độ nóng chảy. B. Tính dẻo.
C. Tính cứng. D. Khối lượng riêng.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cho Fe vào dung dịch Cu(NO3)2 thấy kim loại Fe không tan.
B. Kim loại Al không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
C. Tính khử của Fe mạnh hơn tính khử của Cu.
D. Kim loại K có độ cứng lớn hơn kim loại Cr.
Câu 8: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
A. tơ tằm. B. tơ capron. C. tơ nilon-6,6. D. tơ visco.
Câu 9: Trong các tên gọi dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất?
A. (CH3)2NH B. C6H5CH2NH2C. C6H5NH2D. NH3
Câu 10: Tên gọi của C6H5NH2
A. Anilin B. Benzyl amin C. Alanin D. Phenol
Câu 11: Đặc điểm của phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit là
A. phản ứng thuận nghịch B. phản ứng oxi hoá khử
C. phản ứng không thuận nghịch D. phản ứng xà phòng hoá
Câu 12: Chất nào sau đây có phản ứng trùng hợp tạo polime?
A. C2H5OH. B. CH2=CHCl. C. C2H5NH2.D. CH3Cl.
Câu 13: Khi giặt quần áo nilon, len, tơ tằm, ta giặt
A. Nước nóng
B. Bằng xà phòng có độ kiềm thấp và nước ấm.
C. Bằng xà phòng có độ kiềm cao
D. Bằng nước
Câu 14: Thủy phân tristearin ((C17H35COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức
A. C17H35COONa. B. C17H33COONa C. CH3COONa. D. C2H3COONa.
Câu 15: Những polime thiên nhiên hoặc tổng hợp có thể kéo thành sợi dài và mảnh gọi là
A. chất dẻo B. cao su C. D. sợi
Trang 1/2 - Mã đề thi 001
Câu 16: Peptit là loại hợp chất có chứa từ
A. 2 – 10 gốc α-aminoaxit. B. 11 – 50 gốc α-aminoaxit.
C. 2 – 50 gốc α-aminoaxit. D. 1 – 10 gốc α-aminoaxit.
Câu 17: Este vinyl axetat có công thức là
A. CH2=CHCOOCH3.B. CH3COOCH3.
C. HCOOCH3.D. CH3COOCH=CH2.
Câu 18: Cho phản ứng: a Fe + b HNO3
c Fe(NO3)3 + d NO + e H2O. Hệ số a, b, c, d, e là các số
nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng
A. 7B. 6C. 4D. 5.
Câu 19: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. Cu. B. Na. C. Al. D. Mg.
Câu 20: Chất nào sau đây là tripeptit?
A. Ala-Ala-Gly. B. Ala-Gly. C. Gly-Ala-Gly-Ala. D. Ala-Ala.
Câu 21: Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe tác dụng với dung dịch nào sau đây?
A. KOH. B. NaNO3.C. Ca(NO3)2.D. HCl.
Câu 22: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của
X là
A. C2H5COOCH3.B. C2H3COOC2H5.C. CH3COOCH3.D. CH3COOC2H5.
Câu 23: Đun nóng tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng đến khi phản ứng kết thúc sẽ thu được
A. glucozơ B. glixerol. C. CO2.D. etylaxetat.
Câu 24: Nhóm chức của este là
A. CHO. B. COO. C. OH. D. COOH.
Câu 25: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Etyl acrylat có phản ứng tráng bạc. B. Ở điều kiện thường, tristearin là chất rắn.
C. Đipeptit Ala-Ala có phản ứng màu biure. D. Glucozơ có phản ứng thủy phân.
Câu 27: Phương trình hóa học nào sau đây là sai?
A. 2Na + 2H2O →2NaOH + H2.B. Ca + 2HCl → CaCl2 + H2.
C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. D. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2.
Câu 28: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 29: Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là
A. Màu da cam B. Màu tím C. Màu vàng D. Màu đỏ
Câu 30: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính axit B. tính oxi hóa C. tính khử D. tính bazơ
Câu 31: Kim loại nào cứng nhất trong các kim loại sau?
A. Al. B. Cr. C. Cu. D. Fe.
Câu 32: Thứ tự một số cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa như sau : Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cặp
chất không phản ứng với nhau là
A. Cu và dung dịch FeCl3B. Fe và dung dịch CuCl2
C. Fe và dung dịch FeCl3D. dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2
II. TỰ LUẬN ( 2,0 ĐIỂM)
Câu 33 (1,0 điểm): Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được V lít H2
(đktc). Tìm V?
Câu 34 (1,0 điểm): Cho 5,2 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl,
thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí (đktc). Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong X.
Biết: C=12, H=1, O=16, Fe=56, Cu=64, Mg=24, S=32, Na=23, Cl=35,5
-------------Hết--------------
Trang 2/2 - Mã đề thi 001