SỞ GD & ĐT TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG PTDTNT THCS & THPT NƯỚC OA
--------------------
(Đề thi có 04 trang)
KIỂM TRA CUỐI KỲ II
NĂM HỌC 2024 - 2025
MÔN: CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP 10
Thời gian làm bài: 45
(không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: .............................................................. Số báo danh: ........ Mã đề 101
PHẦN I. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn:
Câu 1. Quy trình nào sau đây để sản xuất chế phẩm vi rút trừ sâu?
A. Nuôi sâu hàng loạt – Nhiễm bệnh vi rút cho sâu - Pha chế chế phẩm - Sấy khô - Kiểm tra chất lượng
- Đóng gói.
B. Nuôi sâu hàng loạt – Nhiễm bệnh vi rút cho sâu - Pha chế chế phẩm - Kiểm tra chất lượng - Đóng
gói
C. Nuôi sâu hàng loạt – Nhiễm bệnh vi rút cho sâu - Sấy khô - Kiểm tra chất lượng - Pha chế chế phẩm
- Đóng gói
D. Nuôi sâu hàng loạt - Pha chế chế phẩm – Nhiễm bệnh vi rút cho sâu- sấy khô - Kiểm tra chất lượng -
Đóng gói
Câu 2. Ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt không mang đặc điểm nào sau đây?
A. Công nghệ IoT B. Công nghệ thông tin
C. Làm bẫy bắt côn trùng. D. Cơ giới hóa
Câu 3. Công nghệ nhà kính bao gồm những mô hình phổ biến nào?
A. Nhà kính hiện đại, nhà kính đơn giản, nhà kính phức tạp
B. Nhà kính đơn giản, nhà kính liên hoàn, nhà kính hiện đại
C. Nhà kính đơn giản, nhà kính phức tạp, nhà kính liên hoàn
D. Nhà kính liên hoàn, nhà kính đơn giản, nhà kính phức tạp
Câu 4. Mục đích của việc chế biến sản phẩm trồng trọt là?
A. Không làm biến đổi sản phẩm trồng trọt để giá thành sản phẩm cao hơn.
B. Chủ yếu nhằm phục vụ người dân những sản phẩm mang tính đặc trưng vùng miền.
C. Làm tăng giá trị cho sản phẩm trồng trọt, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản.
D. Giữ nguyên được đặc tính ban đầu của sản phẩm trồng trọt.
Câu 5. Đặc điểm không phải biện pháp bảo vệ môi trường?
A. Tăng cường sử dụng phân hóa học.
B. Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây bệnh.
C. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học.
D. Tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh.
Câu 6. Trình tự đúng của các bước trong quy trình trồng trọt là?
A. Làm đất, bón phân lót Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Thu hoạch Gieo hạt, trồng cây con
B. Gieo hạt, trồng cây con Làm đất, bón phân lót Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Thu hoạch
C. Làm đất, bón phân lót Gieo hạt, trồng cây con Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Thu hoạch
D. Làm đất, bón phân lót Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Gieo hạt, trồng cây con Thu hoạch
Câu 7. Các ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt bao gồm?
A. Công nghệ khí quyển điều chỉnh, công nghệ IoT, công nghệ cảm biến.
B. Công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ cảm biến, công nghệ tự động.
C. Công nghệ tự động hoá, công nghệ chiếu xạ, công nghệ trí tuệ nhân tạo.
D. Công nghệ Plasma lạnh, công nghệ tự động hoá, công nghệ cảm biến.
Câu 8. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường trong trồng trọt là?
A. Sử dụng phân bón vi sinh.
B. Thu gom, xử lí chất thải trồng trọt đúng quy định.
C. Sử dụng dư thừa thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.
D. Tập hợp rơm rạ ủ cho hoai mục.
Câu 9. Bệnh thán thư không gây hại trên bộ phần nào của cây trồng?
Mã đề 101 Trang 1
A. Chồi non B. Chùm hoa và quả C. Rễ D.
Câu 10. Ưu điểm của phương pháp bảo quản sản phẩm trồng trọt bằng kho Silo là?
A. Thường dùng để bảo quản lượng lớn rau củ tươi.
B. Chi phí đầu tư thấp, có thể ngăn chặn được các sinh vật gây hại.
C. Chi phí đầu tư thấp, có thể bảo quản được số lượng lớn sản phẩm trồng trọt.
D. Giảm chi phí lao động, tiết kiệm được diện tích mặt bằng.
Câu 11. Trồng cây không dùng đất gồm các biện pháp
A. tự động hóa, công nghệ sinh học
B. kỹ thuật thủy canh, công nghệ IoT.
C. kỹ thuật thủy canh, kỹ thuật khí canh
D. kỹ thuật khí canh, nhà kính trong trồng trọt
Câu 12. Đặc điểm nào là thực trạng của trồng trọt công nghệ cao ở Việt Nam?
A. Người dân chưa tích cực lắm trong phát triển trồng trọt công nghệ cao.
B. Có sự quan tâm của Nhà nước về nông nghiệp công nghệ cao.
C. Chính quyền và doanh nghiệp chưa tích cực tham gia.
D. Hiệu quả bước đầu chưa tích cực, chưa cao
Câu 13. Các loại máy móc được sử dụng để cơ giới hoá ở khâu làm đất trong trồng trọt có đặc điểm
nào?
A. Máy cày, máy cấy lúa, máy bừa, máy sạ lúa.
B. Máy cày, máy bừa, máy gieo hạt, máy tưới nước tự động.
C. Máy cày, máy bừa, máy lên luống, máy đào hố.
D. Máy cày, máy sạ lúa tự động, máy san đất.
Câu 14. Đâu là nhược điểm của công nghệ xử lí bằng áp suất cao?
A. Không giữ được các loại vitamin và dinh dưỡng trong sản phẩm, nhất là hương vi.
B. Chi phí rất cao và có hiệu quả thấp đối với các sản phẩm rau.
C. Thời gian sử dụng của sản phẩm ngắn và tiêu thụ ít năng lượng.
D. Có thể làm biến đổi cấu trúc protein và keo hoá tinh bột, có hại cho sản phẩm chế biến.
Câu 15. Bệnh hại cây trồng là
A. các loài vi sinh vật như nấm, vi khuẩn, virus gây hại cho các bộ phận của của cây trồng như thân, lá,
hoa, quả, rễ làm lá bị khuyết, thủng, cuốn; quả, thân, cành bị gãy.
B. trạng thái không bình thường về hình thái cấu tạo, chức năng sinh lí của cây trồng do các loài côn
trùng gây ra.
C. trạng thái không bình thường về hình thái cấu tạo, chức năng sinh lí của cây trồng do nấm, vi khuẩn,
virus hoặc điều kiện bất lợi gây ra.
D. các loài côn trùng gây hại cho các bộ phận của của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ làm lá bị
khuyết, thủng, cuốn; quả, thân, cành bị gãy.
Câu 16. Đâu không phải ưu điểm của biện pháp canh tác?
A. An toàn cho sức khỏe người sản xuất.
B. Dễ áp dụng, hiệu quả lâu dài.
C. Không gây ô nhiễm môi trường.
D. Hiệu quả cao khi sâu, bệnh đã phát sinh thành dịch.
Câu 17. Trong bước bón phân lót cho cây trồng, cách bón rải có đặc điểm nào sau đây?
A. Bổ hốc trên mặt luống theo đúng khoảng cách trồng, bón phân vào hốc, trộn đều phân với đất trong
hốc và san phẳng đất.
B. Trộn đều phân bón với đất và lấp đầy hố, tưới nước thật đẩm đề phân được hòa tan trong đất.
C. Phân bón đều trên mặt luống, trộn đều phân với đất trên mặt luống và san phẳng đất.
D. Rạch hàng trên mặt luống và rải phân vào rạch, trộn đều phân với đất trong rạch và san phẳng đất.
Câu 18. Việc sử dụng máy bay không người lái trong trồng trọt có ý nghĩa?
A. Giảm sức lao động trong khâu thu hoạch sản phẩm.
B. Chi phí đầu tư thấp, giải phóng sức lao động của con người.
C. Giải phóng sức lao động của con người, giảm nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
Mã đề 101 Trang 2
D. Tăng vụ sản xuất của con người, tăng hiệu quả về mặt kinh tế.
Câu 19. Đặc điểm nào không phải là mô hình trồng trọt công nghệ cao mang lại hiệu quả tích cực?
A. Trồng rau trên luống mùa nước. B. Trồng rau trong nhà lưới.
C. Trồng hoa trong nhà kính. D. Trồng rau thủy canh.
Câu 20. Trồng trọt công nghệ cao là
A. ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tăng năng suất và, chất lượng sản
phẩm, thõa mãn nhu cầu xã hội.
B. ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tăng năng suất và, chất lượng sản
phẩm, đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.
C. ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tăng năng suất và, chất lượng sản
phẩm, thõa mãn nhu cầu xã hội, đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.
D. ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tăng năng suất và, chất lượng sản
phẩm.
Câu 21. Nhược điểm của trồng trọt công nghệ cao là
A. thân thiện môi trường. B. nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
C. chủ động trong sản xuất. D. chi phí đầu tư cao.
Câu 22. Biện pháp phòng trừ đối với ruồi đục quả là
A. sử dụng bẫy để thu bắt sâu non.
B. sử dụng túi bọc quả, thu nhặt và tiêu hủy quả rụng.
C. luân canh với cây lúa nước.
D. xử lí hạt giống, vệ sinh đồng ruộng đúng thời vụ.
Câu 23. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của việc phòng trừ sâu bệnh hại cây
trồng?
A. Góp phần duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
B. Phòng trừ sâu, bệnh hại giúp giảm thiểu sâu, bệnh gây hại cho cây trồng.
C. Giúp giảm thiểu chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.
D. Góp phần đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho nông
sản.
Câu 24. Làm đất trong quy trình trồng trọt có tác dụng?
A. Làm cho đất tơi xốp, sạch cỏ dại, làm chết sâu bệnh hại, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cây
trồng.
B. Làm cho đất tơi xốp, sạch cỏ dại, làm chết sâu bệnh hại, tạo điều kiện cho cây trồng hấp thu dinh
dưỡng tốt, cho năng suất cao
C. Làm cho đất tơi xốp, sạch cỏ dại, làm chết sâu bệnh hại, hạn chế sự phát triển quá mức của cây
trồng.
D. Làm cho đất tơi xốp, sạch cỏ dại, làm chết sâu bệnh hại, ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật
đất.
PHẦN II. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi
câu học sinh trả lời đúng hoặc sai.
Câu 1. Tại buổi thảo luận về việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt
nước ta, sau khi được giáo viên cho xem video cung cấp thông tin
hướng dẫn, nhóm học sinh lớp 10 đã thống nhất viết báo cáo thu hoạch,
những nội dung được nêu ra trong báo cáo sau đây là đúng hay sai?
a) Các công nghệ cao được ứng dụng nhiều trong trồng trọt nước ta hiện nay
gồm: nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào, tưới nước tự động, công nghệ nhà kính.
b) Công nghệ tưới nước tự động công nghệ cung cấp nước tự động cho cây
trồng, mặckhông giúp tiết kiệm lượng nước so với tưới thủ công do phun liên tục
nhưng đảm bảo cây luôn đủ độ ẩm
c) Công nghệ nhà kính đã đang được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực trồng
trọt công nghệ cao nước ta giúp khắc phục tình trạng thay đổi thời tiết mùa
vụ và tất cả các loại nhà kính đều có chi phí lắp đặt thấp hoặc trung bình.
Mã đề 101 Trang 3
d) Công nghệ IoT đang từng bước được áp dụng trong trồng trọt công nghệ cao ở
nước ta giúp người trồng trọt chuyển từ sản xuất định tính sang chủ động kiểm soát
diễn biến của cây trồng qua các số liệu tự động dẫn đến trồng trọt hiệu quả.
Câu 2. Khi nói về việc ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi
trường xử chất thải trồng trồng trọt ngày càng được áp dụng phổ
biến, những nội dung được đưa ra sau đây là đúng hay sai?
a) Công nghệ vi sinh được sử dụng để sản xuất các loại phân bón hữu vi sinh,
có tác dụng bảo vệ môi trường và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
b) Các vi sinh vật ích phân giải chất hữu thành mùn đồng thời cung cấp
chất dinh dưỡng cho các vi sinh vật khác, góp phần bảo vệ môi trường.
c) Trong quá trình trồng trọt thể sử dụng hoàn toàn các loại phân hữu vi
sinh để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng đồng thời góp phần bảo vệ môi
trường.
d) nước tao mùa đông, giá rét trâu thường thiếu thức ăn n thể tận
dụng chất thải trồng trọt để sản xuất các loại thức ăn cung cấp thêm dinh dưỡng
cho trâu bò.
Phần III. Tự luận.
Câu 1. Ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt ưu điểm
so với chế biến sản phẩm trồng trọt thông thường?
Câu 2. Để đáp ứng nhu cầu s dụng rau sạch (xà lách, xôi, cải ngọt), một s
nông dân huyện Long Mỹ, Hậu Giang đã s dụng kỹ thuật trồng cây thủy canh. Kỹ
thuật trồng cây thủy canh có những ưu - nhược điểm gì?
HẾT
Mã đề 101 Trang 4