TRƯỜNG THPT TUẦN GIÁO
TỔ SỬ - ĐỊA - GDCD
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ LỚP 10
HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn thi: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề có 30 câu)
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 3 trang)
Họ tên : ............................................................... Lớp : ...................
Mã đề 001
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7điểm)
Câu 1: Thi hành pháp luật là việc các cá nhân, tổ chức
A. không làm những điều mà pháp luật cấm.
B. chủ động làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
C. không làm những điều mà pháp luật cho phép m.
D. chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
Câu 2: Văn bản áp dụng pháp luật văn bản nội dung cụ thể đối với nhân, tchức xác
định, được thực hiện
A. một lần trong thực tiễn. B. linh động tùy trường hợp.
C. cố định trong một năm. D. lặp đi lặp lại trong thực tế.
Câu 3: Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng với trong tổ chứchoạt động của bộ máy nnước là
một nguyên tắc
A. tự quyết. B. hiến định. C. bất biến D. tự do.
Câu 4: Theo quy định của Hiến pháp 2013, nội dung nào sau đây một trong những mục tiêu
của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta?
A. Khôi phục làng nghề truyền thống. B. Mở rộng việc phủ xanh đồi trọc.
C. Đốt rừng làm nương rẫy. D. Bảo tồn đa dạng sinh học.
Câu 5: Một trong những nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hoà hội
chủ nghĩa Việt Nam là tính
A. pháp quyền. B. tự phát. C. đa đảng. D. quốc tế.
Câu 6: Nội dung nào sau đâyakhôngaphảialà đường lối đối ngoại của nước ta theo quy định của
Hiến pháp 2013?
A. Chủ động và tích cực hội nhập. B. Can thiệp vào công việc nội bộ.
C. Độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị. D. Đa dạng hoá, các quan hệ quốc tế.
Câu 7: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ
A. quyền và nghĩa vụ của mình. B. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
C. lợi ích kinh tế của mình. D. các quyền của mình.
Câu 8: Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương, người đứng đầu Ủy ban nhân dân được gọi
A. Chánh án. B. Viện trưởng. C. Bí thư. D. Chủ tịch.
Câu 9: Cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. Đoàn thanh niên B. Chính phủ. C. Quốc hội. D. Chủ tịch nước.
Câu 10: Văn bản dưới luật nào thấp nhất trong sơ đồ hệ thống pháp luật các văn bản dưới đây?
A. Nghị quyết của HĐND cấp Huyện. B. Nghị quyết của HĐND cấp Tỉnh.
C. Quyết định của ủy ban nhân dân cấp xã. D. Quyết định của UBND cấp Huyện.
Câu 11: Việc các quan chuyên môn của chính phủ đề xuất, xây dựng chính sách mô, đề
xuất định hướng phát triển kinh tế - hội trình Quốc hội, trình dự thảo luật trước Quốc hội
thể hiện chức năng nào dưới đây của chính phủ
A. Lập pháp. B. Hành pháp. C. Kiểm sát. D. Tư pháp.
Trang 1/3 - Mã đề 001
Câu 12: Hiến pháp 2013 quy định, Nhà nước Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý
hội bằng
A. thói quen và tập quán. B. Hiến pháp và pháp luật.
C. Hiến pháp và phong tục. D. phong tục và thông lệ.
Câu 13: Bộ Quốc phòng là cơ quan chuyên môn thuộc
A. Chính phủ. B. Quốc hội.
C. Chủ tịch nước. D. Ủy ban Quốc phòng – an ninh.
Câu 14: Theo yêu cầu của nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thì nhà nước ta
nhà nước của dân, do dân và
A. vì dân. B. yêu dân. C. lợi dân. D. xa dân.
Câu 15: Theo quy định của pháp luật, công dân quyền tự do kinh doanh những ngành nghề
mà pháp luật không cấm là nội dung cơ bản của pháp luật về lĩnh vực
A. chính trị. B. kinh tế. C. quốc phòng. D. văn hóa.
Câu 16: Nội dung nào sau đây là quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân về dân sự?
A. Quyền sáng tác văn học, nghệ thuật.
B. Tuân theo Hiến pháp và pháp luật.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Trung thành và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 17: Trên lĩnh vực giáo dục, nhằm phát triển giáo dục đào tạo, Hiến pháp 2013 khẳng định
bậc học nào dưới đây là bậc học mang tính bắt buộca?
A. Trung học. B. Mầm non. C. Đại học. D. Tiểu học.
Câu 18: Một trong những nguyên tắc hoạt động của h thống chính trị nước Cộng hoà hội
chủ nghĩa Việt Nam là nguyên tắc đảm bảo
A. đa nguyên đa đảng. B. đa đảng đối lập.
C. quyền lực thuộc về nhân dân. D. quyền lực phân chia các tầng lớp.
Câu 19: Khẳng định nào dưới đây làađúngavề đặc điểm của Hiến pháp?
A. Hiến pháp là văn bản pháp luật có hiệu lực trong từng hoàn cảnh cụ thể.
B. Hiến pháp được xây dựng theo ý chí của riêng giai cấp cầm quyền.
C. Hiến pháp chỉ áp dụng cho một số chủ thể pháp luật.
D. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của đất nước.
Câu 20: Khởi tố bị can là hoạt động tư pháp của cơ quan nào dưới đây?
A. Viện kiểm sát nhân dân. B. Hội đồng nhân dân.
C. Ủy ban nhân dân. D. Tòa án nhân dân.
Câu 21: Theo quy định của pháp luật, về mặt t chức Tòa án nhân dân được chia thành 4 cấp
gồm
A. Tối cao, cấp cao, trung ương, cấp tỉnh.
B. Tối cao, cấp tỉnh, huyện, cấp xã.
C. Tối cao, cấp cao, cấp tỉnh, huyện.
D. Cấp cao, cấp tỉnh, huyện, cấp xã.
Câu 22: Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là
A. Hội đồng nhân dân. B. Mặt trận tổ quốc.
C. Tòa án nhân dân. D. Ủy ban nhân dân.
Câu 23: Khởi tố vụ án là hoạt động tư pháp của cơ quan nào dưới đây?
A. Viện kiểm sát nhân dân. B. Ủy ban nhân dân.
C. Tòa án nhân dân. D. Hội đồng nhân dân.
Câu 24: Một trong những nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu,
miễn nhiệm, bãi nhiệm
A. Tổng bí thư Đảng. B. Thủ tướng chính phủ.
C. Chủ tịch Quốc hội. D. Bí thư Đoàn thanh niên.
Trang 2/3 - Mã đề 001
Câu 25: Nội dung nào dưới đây không phải nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Mang tính pháp quyền. B. Cá nhân phụ trách.
C. Mang tính tự phát. D. Lãnh đạo tập thể.
Câu 26: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện đã trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của
một số công dân. Trong trường hợp này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện đã
A. áp dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. sử dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật.
Câu 27: Theo quy định của pháp luật, nội dung của các văn bản pháp luật khác cần được ban
hành như thế nào trong quan hệ với Hiến pháp?
A. Có mối quan hệ độc lập với Hiến pháp.
B. Chỉ cần phù hợp với tình hình địa phương.
C. Có thể dự báo cho sự thay đổi của Hiến pháp.
D. Không được trái với quy định của Hiến pháp.
Câu 28: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp phải do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ
thông, bình đẳng, trực tiếp bphiếu kín trên sở dân chủ biểu hiện của nguyên tắc hoạt
động nào của bộ máy nhà nước Việt Nam?
A. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
B. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
C. Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
D. nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 29 (2 điểm): a Hiến pháp đạo luật cơ bản của một quốc gia, dùng để xác định cách thức
tổ chức, thể chế chính trị, hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo vệ các quyền công dân, quyền
con người”. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy nêu một số quyền con người, quyền cơ bản
của công dân trên lĩnh vực dân sự theo Hiến pháp 2013 mà em có thể vận dụng hoặc tham gia?
Câu 30 (1 điểm): aỞ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bộ máy nhà nước được tổ chức
theo nguyên tắc tập trung quyền lực có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Cơ quan lập pháp cao nhất trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ
quan nào? Nêu một số hiểu biết của em về cơ quan quyền lực này mà em biết.
------ HẾT ------
Trang 3/3 - Mã đề 001