Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang
lượt xem 3
download
Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II - LỚP 11 TRƯỜNG THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 VĨNH NHUẬN Môn: LỊCH SỬ Mã đề: …… Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề kiểm tra có ….. trang) PHẦN 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.(6,0 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án Câu 1. Cải cách hành chính của Lê Thánh Tông diễn ra trong bối cảnh chính trị như thế nào? A. Nội bộ triều đình có nhiều mâu thuẫn biến động. B. Nạn đói diễn ra trầm trọng, đời sống khổ cực. C. Chế độ ruộng đất bất cập, tình trạng mất mùa tăng. D. Nạn cường hào lộng hành và quan lại tham ô. Câu 2. Vua Lê Thánh Tông tập trung tiến hành cuộc cải cách trong lĩnh vực nào? A. Kinh tế. B. Giáo dục. C. Hành chính. D. Văn hóa. Câu 3. Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua? A. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý. B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên mỗi đạo thừa tuyên gồm 3 ty. C. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình, giai cấp thống trị. D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia. Câu 4. Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông không mang ý nghĩa nào đối với tình hình Đại Việt? A. Hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến quân chủ. B. Đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển lên đỉnh cao. C. Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa. D. Thúc đẩy quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ. Câu 5. “Hiền tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh, khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có”. Câu nói trên phản ánh nội dung gì? A. Kết hợp hình thức tuyển chọn quan lại qua khoa cử và tiến cử của nhà Lê. B. Chính sách coi trọng nhân tài, loại bỏ hoàn toàn hình thức tiến cử của nhà Lê. C. Chính sách coi trọng nhân tài và đào tạo quan lại qua khoa cử của nhà Lê. D. Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân tài đối với đất nước dưới thời Lê. Câu 6. Vì sao ở thế kỉ XV, Đại Việt đạt được nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa, giáo dục? A. Thời kì này có nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng. B. Chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của nhà nước. C. Do nền kinh tế hàng hóa phát triển nhanh chóng. D. Tiếp thu tiến bộ của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa. Câu 7. Để củng cố thể chế quân chủ chuyên chế, vào nửa đầu thế kỉ XIX nhà Nguyễn đã A. thực hiện chính sách đóng cửa. B. ban hành chính sách kinh tế mới. C. tiến hành cải cách đất nước. D. tiến hành đổi mới đất nước. Câu 8. Để tăng cường tính thống nhất của quốc gia, vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) đã chia cả nước thành A. 12 đạo thừa tuyên và một phủ Thừa Thiên.
- B. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên. C. lộ (trấn) do An phủ sứ quản lí. D. 63 tỉnh thành. Câu 9. Ở địa phương, điểm đặc biệt trong cải cách của vua Minh Mạng là A. cải tổ hệ thống Văn thư phòng. B. thành lập Nội các và Cơ mật viện. C. chia đất nước thành các tỉnh. D. văn bản hành chính được quy định chặt chẽ. Câu 10. Để bảo vệ chế độ phong kiến, vua Minh Mạng chủ trương độc tôn A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Thiên chúa giáo. D. Đạo giáo. Câu 11. Nhận xét nào sau đây là đúng về ý nghĩa cải cách hành chính của vua Minh Mạng đối với Việt Nam hiện nay? A. Là cơ sở để phân chia đơn vị hành chính. B. Tinh giảm bộ máy hành chính. C. Nâng cao hiệu quả trong quản lí nhà nước. D. Nâng cao hiệu quả trong quản lí dân cư. Câu 12. Đâu là thay đổi quan trọng trong cải cách hành chính dưới thời Minh Mạng? A. Chia cả nước thành 31 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. B. Chia cả nước thành 3 vùng. Bắc Thành, Gia Định thành và Trực Doanh. C. Chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. D. Chia cả nước thành 3 vùng. Bắc Thành, Gia Định thành và phủ Thừa Thiên. Câu 13. Biển Đông là biển thuộc khu vực nào sau đây? A. Ấn Độ Dương. B. Thái Bình Dương. C. Đại Tây Dương. D. Địa Trung Hải. Câu 14. Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở vị trí nào trên biển Đông? A. Bắc biển Đông. B. Nam biển Đông. C. Tây biển Đông. D. Đông biển Đông. Câu 15. Nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng của Biển Đông không có giá trị cao đối với hoạt động nào sau đây? A. Nguyên cứu khoa học. B. Phục vụ đời sống của người dân. C. Phát triển kinh tế - xã hội. D. Diễn tập quân sự ngoài biển. Câu 16. Eo biển nào sau đây là điểm điều tiết giao thông quan trọng bậc nhất ở châu Á? A. Eo Magenlan. B. Eo Mackinac. C. Eo Ma-lắc-ca. D. Eo Makassar. Câu 17. Biển Đông là “cầu nối” giữa Thái Bình Dương và đại dương nào sau đây? A. Bắc Băng Dương. B. Ấn Độ Dương. C. Đại Tây Dương. D. Địa Trung Hải. Câu 18. Tuyến đường vận tải quốc tế qua Biển Đông được coi là nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới chỉ sau A. Địa Trung Hải.
- B. Ả Rập. C. Caribê. D. Tây Ban Nha. Câu 19. Biển Đông là “cửa ngõ” để Việt Nam giao lưu kinh tế và hợp tác với các nước trên thế giới, đặc biệt là khu vực nào? A. Châu Á - Châu Đại Dương. B. Châu Á - Thái Bình Dương. C. Châu Đại Dương - Thái Bình Dương. D. Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Câu 20. Nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng của Biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam có thể phát triển nghành kinh tế nào? A. Khai thác tài nguyên sinh vật biển. B. Công nghiệp khai khoáng. C. Sửa chữa và đóng tàu. D. Giao thông hàng hải. Câu 21. Trong các thế kỷ XVII - XVIII, chúa Nguyễn đã tổ chức 2 đội quân ra Hoàng Sa và Trường Sa, đó là những đội quân nào? A. “Hoàng Sa” - “Cát Vàng”. B. “Cát Vàng” - “ Bắc Hải”. C. “Cảnh Dương” - “Bình Sơn”. D. “Hoàng Sa” - “Bắc Hải”. Câu 22. Để khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam, văn bản pháp luật nào sau đây có vai trò đặc biệt quan trọng? A. Hiến pháp. B. Luật Biển Việt Nam. C. Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển. D. Luật Dân quân tự vệ. Câu 23. Biển Đông có tầm quan trọng như thế nào về quốc phòng, an ninh đối với Việt Nam? A. Địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế ở khu vực Châu Á. B. Điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất Châu Á. C. Giữ vai trò bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ nước ta. D. Tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp lớn thứ hai trên thế giới. Câu 24. Ý nào sau đây phản ánh không đúng tầm quan trọng của Biển Đông về quốc phòng, an ninh đối với Việt Nam? A. Cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa. B. Bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ. C. Con đường giao thương giữa các vùng trong cả nước. D. Góp phần phát triển các nghành kinh tế trọng điểm. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai.(4,0 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c).d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Từ năm Quang Thuận thứ 9 (1468), vua (Lê Thánh Tông) lo chấm dứt tệ hối lộ, đã dụ cho Hộ Bộ Thượng thư Nguyễn Cư Đạo rằng: … “Ngươi hãy hết lòng hợp sức, gắng gỏi lo báo đền ơn nước, chí công, vô tư, để cho dứt hẳn tệ hối lộ. Được như thế thì ta được tiếng là bậc vua hiểu người, ngươi được tiếng là bề tôi tận trung, cha mẹ vinh hiển, danh tiếng vẻ vang sáng ngời trong sử sách, như thế chẳng đáng vui sao?...” (trích Mười Cuộc Cải Cách, Đổi Mới Lớn Trong Lịch Sử Việt Nam (NXB Đại Học Sư Phạm 2006) - Văn Tạo, Trang 134) a. Vua Lê Thánh Tông khuyên Hộ Bộ Thương thư Nguyễn Cư Đạo bớt ăn hối lộ để tận trung, cha mẹ vinh hiển, danh tiếng vẻ vang sáng ngời trong sử sách. b. Chí công, vô tư là thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân.
- c. Những lời tâm huyết của Lê Thánh Tông biểu lộ tấm lòng lo lắng, quyết tâm trong việc bài trừ nạn hối lộ, lập lại trật tự kỉ cương nước nhà. d. Chỉ một mình Lê Thánh Tông là có thể chống được tệ nạn tham nhũng, hối lộ mà không cần đến sự trợ giúp của các vị quan lại. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Năm 1802, nhà Nguyễn thành lập với lãnh thổ mới rộng lớn, kéo dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Thời gian đầu, bộ máy chính quyền về cơ bản tiếp tục kế thừa mô hình nhà Lê trung hưng kết hợp với một số biện pháp tạm thời. Thời Gia Long, triều đình trung ương ở Phú Xuân chỉ trực tiếp kiểm soát 4 dinh và 7 trấn từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Quản lý 11 trấn ở phía bắc là Bắc Thành, quản lý 5 trấn ở phía nam là Gia Định Thành. Đứng đầu Bắc Thành và Gia Định Thành là chức Tổng trấn. a. Đoạn trích cung cấp thông tin về tình hình nhà Nguyễn dưới thời vua Gia Long trên các mặt chính trị, kinh tế, xã hội b. Bộ máy chính quyền dưới thời vua Gia Long thiếu sự thống nhất và đồng bộ trên phạm vi cả nước. c. Dưới thời vua Gia Long, quyền lực của nhà vua và triều đình phong kiến trung ương bị hạn chế. d. Sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định thành bộc lộ tính phân quyền và tiềm ẩn nhiều nguy cơ lạm quyền ở địa phương. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển. Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam” (Nghị quyết số 36 – NQ/TW ngày 22 - 10 – 2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045) a. Nghị quyết số 36 – NQ/TW ngày 22 - 10 – 2018 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra nhiều bằng chứng khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. b. Quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam hiện nay có sự gắn bó mật thiết với Biển Đông. c. Trách nhiệm phát triển bền vững kinh tế biển không liên quan đến những người dân sống trong khu vực đất liền. d. Nhiệm vụ phát triển kinh tế biển với đảm bảo an ninh quốc phòng luôn có sự gắn bó mật thiết, không tách rời nhau. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Từ những năm 2000, các tranh chấp ở Biển Đông ngày càng căng thẳng hơn với những hành động sử dụng sức mạnh quân sự của Trung Quốc gia tăng. Việt Nam tích cực thúc đẩy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của các bên, tiến tới xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác và phát triển. Sau đó, Việt Nam tích cực, chủ động phối hợp với các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc đàm phán, tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). COC được hi vọng là một công cụ ràng buộc có tính pháp lý, thúc đẩy hợp tác và giảm căng thẳng giữa các bên tranh chấp, đóng góp hiệu quả hơn cho hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán xây dựng Bộ quy tắc ứng xử này diễn ra rất khó khăn do bất đồng giữa các bên liên quan. a. DOC là tên viết tắt tiếng Anh của Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. b. Một trong những nguyên nhân khiến tình hình an ninh chính trị ở Biển Đông có sự bất ổn là do tham vọng xâm chiếm và hoạt động quân sự của các nước phương Tây và Trung Quốc. c. Việt Nam có một số hoạt động nhằm giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình nhưng chưa thể hiện sự tích cực, chủ động.
- d. Một trong những khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông hiện nay là sự bất đồng giữa các bên liên quan. -------Hết------ Lưu ý: Đề kiểm tra có….trang….. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II - LỚP 11 TRƯỜNG THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 VĨNH NHUẬN Môn: LỊCH SỬ Mã đề: …… Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề kiểm tra có ….. trang) PHẦN 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.(6,0 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án Câu 1. Thời vua Lê Thánh Tông tư tưởng chiếm địa vị độc tôn, chính thống trong xã hội là A. Phật giáo. B. Đạo giáo. C. Nho giáo. D. Thiên chúa giáo. Câu 2. Đội ngũ quan lại được bổ nhiệm vào bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông chủ yếu từ A. những người đỗ đạt trong các khoa thi. B. các “công thần khai quốc” triều Lê. C. vương hầu quý tộc thuộc tôn thất nhà Lê. D. các tướng lĩnh quân đội. Câu 3. Sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã từng bước tiến hành cải cách nhằm mục đích? A. Tăng cường quyền lực của hoàng đế và bộ máy nhà nước. B. Giúp Đại Việt thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược. C. Biến nước ta trở thành một nước công nghiệp tiên tiến. D. Tạo tiền đề đưa nhà Lê sơ trở thành thời kì phát triển cao. Câu 4. Nội dung nào sau đây không đúng về cải cách của vua Lê Thánh Tông? A. Thể lệ thuế khoá được nhà nước quy định theo quy mô sản xuất và doanh thu của mỗi hộ gia đình hoặc hộ kinh doanh. B. Thực hiện chính sách quân điền phân chia ruộng đất công cho các hạng từ quan lại, binh lính, dân đinh… C. Nhà nước đặt Hà đê quan và Khuyến nông quan để quản lí việc đê điều, nông nghiệp, đặt Đồn điền quan để khuyến khích việc khẩn hoang. D. Vua Lê Thánh Tông có lệnh dụ các quan địa phương "Lễ nghĩa để sửa tốt lòng dân, nông tang để có đủ cơm áo…”. Câu 5. “Lấy chữ lễ, nghĩa, liêm, sĩ mà dạy dân, khiến cho dân hướng về chữ nhân, chữ nhường, bỏ hết lòng gian phi, để cho dân được an cư, lạc nghiệp, giàu có và đông đúc”. Đây là quan điểm của Lê Thánh Tông về A. quan điểm tuyển chọn nhân tài. B. rèn luyện đạo đức cho đội ngũ quan lại. C. giáo huấn của đội ngũ quân thường trực. D. ý niệm về trách nhiệm của vương quân. Câu 6. Ý nào sau đây không đúng về cải cách hành chính thời vua Lê Thánh Tông?
- A. Nhà nước chú trọng xây dựng đội ngũ quan lại có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt. B. Vua Lê Thánh Tông chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật để quản lí nhà nước. C. Nhiều khoa thi được tổ chức, đặt lệ định kì kiểm tra năng lực quan lại. D. Xử lí xung đột giữa quan và dân theo nguyên tắc bảo vệ giai cấp thống trị. Câu 7. Công cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) đã thực hiện nhiệm vụ nào sau đây? A. Tiến hành đổi mới đất nước. B.Thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. C. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước. D. Đấu tranh giành chính quyền. Câu 8. Về kinh tế, năm 1836, vua Minh Mạng đã thực hiện biện pháp nào sau đây? A. Giảm tô, giảm thuế. B. Khôi phục ruộng đất công. C. Tiến hành tăng gia sản xuất D. Ban hành tiền giấy. Câu 9. Đối với vùng dân tộc thiểu số, về hành chính, vua Minh Mạng đã A. đổi các bản, sách, động thành xã. B. ra lệnh xoá bỏ tập tục truyền thống. C. xóa bỏ Bắc thành và Gia Định thành. D. cho triển khai đo đạc lại ruộng đất. Câu 10. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng nửa đầu thế kỉ XIX đã A. thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. B. thống nhất đất nước về mặt hành chính. C. xác lập quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây. D. phân chia các tỉnh trên cả nước như hiện nay. Câu 11. Một trong những di sản to lớn của cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu XIX còn giá trị đến ngày nay là A. chế độ “ hồi tỵ” mở rộng. B. cách thức phân chia đơn vị hành chính cấp tỉnh. C. chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ. D. phân chia quyền lực cấp dưới thành lục Bộ. Câu 12. Từ thực tiễn cuộc cải cách của Minh mạng nửa đầu XIX, Việt Nam có thể rút ra biện pháp nào sau đây để giảm bớt những tiêu cực trong nền hành chính nhà nước hiện nay? A. Phép “hồi tỵ”. B. Án sát sứ tỵ. C. Đốc học. D. Lưu quan. Câu 13. Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở vị trí nào của Biển Đông? A. Đông Nam. B. Tây Bắc. C. Phía Tây Nam. D. Phía Nam. Câu 14. Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam thuộc hệ thống đảo nào sau đây? A. Đảo nổi. B. Đảo chìm. C. Đảo ngoài bờ. D. Đảo xa bờ. Câu 15. Một trong những loại khoáng sản ở Biển Đông có giá trị đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia là? A. Than. B. Dầu khí. C. Đồng. D. Sắt.
- Câu 16. Eo Ma-lắc-ca là điểm điều tiết giao thông quan trọng bậc nhất ở châu lục nào sau đây? A. Châu Âu. B. Châu Mĩ. C. Châu Phi. D. Châu Á. Câu 17. Biển Đông có vị trí quan trọng trong lĩnh vực nào của ngành hàng hải quốc tế? A. Giao thông. B. Kinh tế. C. Chính trị. D. Văn hóa. Câu 18. Biển Đông là cửa ngõ giao thương quốc tế của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp giáp, giữ vai trò là A. địa bàn chiến lược quan trọng. B. nơi trao đổi buôn bán hàng hóa. C. nơi giao thoa các nền văn hóa. D. địa bàn khai thác khoáng sản. Câu 19. Biển Đông nước ta góp phần quan trọng vào việc phát triển các ngành kinh tế trọng điểm ngoại trừ A. nông nghiệp trồng lúa nước. B. thương mại hàng hải. C. nuôi trồng thủy sản. D. du lịch - dịch vụ. Câu 20. Nội dung nào không thể hiện đúng vai trò của Biển Đông ở nước ta? A. Phát triển thương mại hàng hải. B. Phát triển nông nghiệp trồng lúa nước. C. Cung cấp tài nguyên sinh vật biển phong phú. D. Tiềm năng phát triển du lịch biển. Câu 21. Dưới thời chúa Nguyễn thế kỉ XVII, tổ chức nào sau đây có nhiệm vụ đến khai thác sản vật, thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa? A. Đội Hoàng Sa. B. Đội Trường Sa. C. Đội Bắc Hải. D. Cảnh sát biển. Câu 22. Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, đầu thế kỉ XVIII, tổ chức nào sau đây có nhiệm vụ đến khai thác sản vật, kiểm tra, kiểm soát, thực thi chủ quyền của Việt Nam ở khu vực Bắc Hải, đảo Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên? A. Đội Hoàng Sa. B. Đội Trường Sa. C. Đội Bắc Hải. D. Cảnh sát biển. Câu 23. Đối với Việt Nam, Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược như thế nào trong phát triển các ngành kinh tế trọng điểm? A. Tạo điều kiện để nước ta giao lưu, hội nhập với các nền văn hóa khác. B. Điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất ở Châu Á. C. Góp phần quan trọng vào việc phát triển các ngành kinh tế trọng điểm. D. Tuyến hàng hải nhộn nhịp lớn thứ hai trên thế giới với lượng hàng hóa lớn. Câu 24. Biển Đông có vai trò quan trọng như thế nào đối với Việt Nam về lĩnh vực giao thông hàng hải? A. Tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển thương mại hàng hải. B. Góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế trọng điểm của Việt Nam.
- C. Giữ vai trò trong bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ nước ta. D. Tạo điều kiện để nước ta giao lưu, hội nhập với các nền văn hóa khác. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai.(4,0 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c).d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Năm 1471, nhằm tăng cường sự kiểm soát chỉ đạo của vua đối với các triều thần, tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quan lại, Lê Thánh Tông đã bãi bỏ một số chức quan đại thần có công nhưng không có học thức, thay vào đó bằng các văn quan được tuyển chọn qua thi cử nhằm hạn chế chia bè, kéo cánh trong triều đình, hạn chế sự thao túng quyền lực của các công thần. Việc ông trực tiếp quản lí các bộ đã hạn chế sự cồng kềnh, quan liêu của bộ máy hành chính”. (Phan Huy Lê, Lịch sử Việt Nam, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, trang 91) a. Đoạn trích cung cấp thông tin về một số biện pháp cải cách của vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực chính trị, quân sự. b. Một số quan lại đương chức nhưng không có học thức đã bị Lê Thánh Tông bãi bỏ, thay thế vào đó là những người được tuyển chọn qua hình thức khoa cử. c. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đã thực hiện một số biện pháp thể hiện sự trọng dụng đặc biệt đối với bộ phận công thần trong triều. d. Những cải cách của Lê Thánh Tông năm 1471 đã khiến quyền lực được tập trung cao độ vào trong tay nhà vua. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tuy vậy sau chiến tranh, Gia Long cũng tránh việc xáo trộn quá nhiều các cấp hành chính và các cấp bậc quan lại, nhất là coi trọng việc cất nhắc, đãi ngộ các công thần. Gia Long mới tiến hành cải tiến một vài bộ phận chứ chưa cải cách toàn bộ. Cụ thể, về phân cấp hành chính, vẫn giữ cơ chế: dưới trung ương là các cấp thành, trấn, doanh. Hai thành vẫn còn tồn tại là Bắc thành và Gia Định thành. Bắc thành gồm 11 trấn, kể từ Thanh Hóa ngoại (tức Ninh Bình) trở ra với 5 trấn nội là: Sơn Nam thượng, Sơn Nam hạ, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương và 6 ngoại trắn là Tuyên Quang, Hưng Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Yên. Gia Định thành gồm 5 trấn là Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh (tức Vĩnh Long, An Giang) Định Tường và Hà Tiên. Quãng giữa do triều đình trực tiếp với tay tới thì chỉ đặt các trấn, gồm: Thanh Hóa nội, Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Dịnh, Phú Yên, Bình Hòa (tức Khánh Hòa) và Bình Thuận. Còn ở chính giữa là Kinh kì thì gồm 4 doanh trực lệ là: Quảng Đức doanh (tức Thừa Thiên), Quảng Trị doanh, Quảng Bình doanh và Quảng Nam doanh. (Trích Mười Cuộc Cải Cách, Đổi Mới Lớn Trong Lịch Sử Việt Nam (NXB Đại Học Sư Phạm 2006) - Văn Tạo, Trang 216, 217) a. Cơ chế hành chính thời Gia Long vẫn còn nhiều tầng. b. Bắc thành và Gia Định thành do một vị Tổng trấn đứng đầu. c. Nguy cơ lạm quyền khi tồn tại Bắc Thành và Gia Định Thành. d. Cải tiến của Gia Long là tiền đề cho cải cách Minh Mạng sau này. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Biển Đông là tuyến đường giao thông biển huyết mạch kết nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, châu Âu với châu Á. Khu vực này có nhiều eo biển đặc biệt quan trọng đối với thương mại toàn cầu, như eo Đài Loan, Ba – si, Ga – xpa, Ca – li – man – tan và đặc biệt là Ma – lắc – ca – “hành lang” hàng hải chính, kết nối nhiều nước, trong đó có 3 nước đông dân của thế giới là Ấn Độ, In – đô – nê – xi – a và Trung Quốc. Mỗi ngày có khoảng từ 150 – 200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải từ 30 000 tấn trở lên. Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Pa – na – ma. a. Những thông tin đoạn tư liệu cung cấp cho thấy Biển Đông là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. b. Biển Đông là tuyến đường biển duy nhất nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, châu Âu với châu Á.
- c. Khu vực Biển Đông có rất nhiều eo biển quan trọng, trong đó quan trọng nhất là eo biển Ma – lắc – ca. d. Mỗi ngày có khoảng 150 – 200 tàu với các trọng tải khác nhau qua lại Biển Đông, trong đó tài chở dầu và khí hóa lỏng đều có trọng tải từ 30 000 tấn trở lên. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Quá khứ đã sang trang”, “sự kiện 14 – 3” cũng lùi vào dĩ vãng, song lịch sử thì không thể không nhắc nhở… Dù thời gian, năm tháng trôi, những trái tim Việt Nam vẫn không thể nào quên khúc bi tráng của những chiến sĩ hải quân Việt Nam. Trung tá hải quân Nguyễn Viết Chức (Lữ đoàn 171) từng nói: “Máu xương hôm qua đổ xuống là bài học để hôm nay chúng ta giữ biển, đảo bằng sức mạnh dân tộc. Trận chiến Gạc Ma đã được ghi trong chính sử Hải quân. Trận chiến ấy là nỗi đau mang hồn Tổ quốc. 64 liệt sĩ đã ngã xuống, mãi mãi bất tử trong lòng nhân dân. a. “ Sự kiện 14 – 3” được nhắc đến ở đây chính là cuộc đấu tranh anh dũng của các chiến sĩ hải quân Việt Nam chống lại cuộc tấn công của tàu chiến Trung Quốc trên đảo Gạc Ma. b. Sự kiện Gạc Ma được nhắc lại vừa để khơi dậy mối thù hằn dân tộc, vừa để thế hệ trẻ sống có trách nhiệm và quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo. c. Theo trung tá hải quân Nguyễn Viết Chức, trận chiến Gạc Ma là thất bại của người dân Việt Nam trong lịch sử, nỗi đau ấy cần phải được quên đi. d. Tài liệu về trận chiến Gạc Ma hiện nay chỉ được ghi chép trong chính sử của Hải quân Việt Nam. -------Hết------ Lưu ý: Đề kiểm tra có….trang…..
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 301 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 277 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - THPT Yên Lạc 2
5 p | 70 | 7
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Thượng An
8 p | 42 | 6
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
5 p | 90 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
6 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 249 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án
6 p | 45 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
3 p | 29 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường TH&THCS Cam Thủy
6 p | 19 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Phong
4 p | 44 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
4 p | 62 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phan Rí Cửa 6
5 p | 38 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Đại Đồng
6 p | 108 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án - Sở GD&ĐT Hòa Bình
3 p | 62 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Krông Búk
3 p | 19 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 208 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn