intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Đại Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Đại Lộc”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Đại Lộc

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II ( 2023-2024) MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 Mức độ nhận Tổng Chương/ Nội dung/đơn thức % điểm chủ đề vị kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TT (TNKQ) (TL) (TL) (TL) Phần Lịch sử 1 CHÂU Á TỪ 1. Trung Quốc 5% NỬA SAU và Nhật Bản 2 TN 0,5đ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU 2. Ấn Độ và 25% THẾ KỈ XX Đông Nam Á 4 TN 1 TL 2,5 đ 2 VIỆT NAM 3. Việt Nam 5% TỪ THẾ KỈ dưới thời 0,5đ XIX ĐẾN Nguyễn (nửa 2 TN 1 TL * ĐẦU THẾ KỈ đầu thế kỉ XX XIX) 4. Cuộc Kháng 15% chiến chống 1,5 đ thực dân Pháp ½ TL ½ TL xâm lược 1858 đến năm 1884
  2. Số câu 8 TN 1 TL 1/2 TL ½ TL 10 Tỉ lệ 20% 15% 10% 5% 50% Phân môn Địa lí 1 PHẠM VI BIỂN ĐÔNG,CÁC phạm vi của 10% VÙNG BIỂN Biển Đông CỦA VIỆT 1đ NAM, ĐẶC các vùng biển ĐIỂM TỰ của Việt Nam NHIÊNCỦA ở Biển Đông- 4TN VÙNG BIỂN đặc điểm tự ĐẢO VIỆT nhiên vùng NAM biển đảo Việt Nam 2 MÔI 2đ TRƯỜNG môi trường 1TL TÀI NGUYÊN biển đảo Việt 2 TN BIỂN ĐẢO 1TL* Nam. -BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LỢI ÍCH HỢP Tài nguyên 2đ PHÁP CỦA biển và thềm 2 TN ½ TL ½ TL VN Ở BIỂN lục địa Việt ĐÔNG Nam
  3. Số câu 8 1 ½ ½ 9 Tỉ lệ 20% 15% 10% 5% 50% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUÔI KÌ II MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8
  4. Năm học: 2023-2024 Nội dung /Đơn vị Số câu hỏi theo mức độ nhận thức TT Chương /Chủ đề Mức độ đánh giá kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VD cao Phân môn lịch sử 1 CHÂU Á TỪ 1. Trung Quốc và Nhận biết NỬA SAU THẾ Nhật Bản - Tình hình chính 2 TN KỈ XIX ĐẾN trị, kinh tế Nhật ĐẦU THẾ KỈ XX Bản XIX - đầu thế kỉ XX. 2. Ấn Độ và Đông Nhận biết Nam Á -Tình hình chính 4 TN 1 TL trị của các nước Đông Nam Á và Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Thông hiểu -Hiểu được nhân dân giữa Việt Nam-Lào- Cam- pu-chia ngay từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã có sự liên minh trong chiến đấu
  5. chống chủ nghã thực dân. 2 VIỆT NAM TỪ 3. Việt Nam Nhận biết 2 TN THẾ KỈ XIX dưới thời - Biết được tên 1 TL* ĐẾN ĐẦU THẾ Nguyễn (nửa đầu gọi khác của bộ KỈ XX thế kỉ XIX) luật Gia Long. -Biết được Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ Quảng Nghĩa 4. Cuộc Kháng Vận dụng ½ TL ½ TL chiến chống thực -Đánh giá được dân Pháp xâm thái độ của triều lược 1858 đến đình Nguyễn năm 1884 trước cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp. - Đưa ra ý kiến và giải thích vì sao Triều đình nhà Nguyễn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc để mất nước.
  6. Số câu/ loại câu 8 câu TN 1 câu TL ½ câu TL 5% Tỉ lệ % 20% 15% Phân môn Địa lí 1 PHẠM VI BIỂN - Các vùng biển của ĐÔNG,CÁC Việt Nam ở Biển VÙNG BIỂN CỦA Đông- đặc điểm tự Nhận biết: Những VIỆT NAM, ĐẶC nhiên vùng biển quốc gia có cùng ĐIỂM TỰ đảo Việt Nam chung biển Đông NHIÊNCỦA với VN VÙNG BIỂN - Biết được đặc ĐẢO VIỆT NAM điểm khí hậu 4 TN vùng biển đảo VN. -Biết được thế nào là đường cơ sở -các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông 2 MÔI TRƯỜNG Các vùng biển của -Nhận biết: nêu 4TN 1 TL 1/ 2 TL 1/2TL TÀI NGUYÊN Việt Nam ở Biển được đặc điểm môi trường biển đảo 1TL* BIỂN ĐẢO Đông- đặc điểm tự nhiên vùng biển - Nguyên nhân gây đảo Việt Nam ô nhiễm môi trường biển -đảo
  7. -BẢO VỆ CHỦ - Bảo vệ chủ quyền Thông hiểu: hiểu QUYỀN LỢI ÍCH hợp pháp biển đảo được vùng kinh tế HỢP PHÁP CỦA VN biển đảo nước ta có VN Ở BIỂN những thuận lợi, ĐÔNG khó khăn gì trong phát triển kinh tế. - Môi trường biển đảo có những đặc điểm khác biệt với môi trường đất liền. -Vận dụng: Chứng minh các đảo và quần đảo nước ta có tính nhiệt đới ẩm Liên hệ thực tế bản thân sẽ làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Chứng minh các đảo và quần đảo nước ta có giá trị du lịch rất lớn
  8. Số câu/ loại câu 8 câu TNKQ 1 câu TL 1/2 câu TL Tỉ lệ % 20% 15% 5%
  9. PHÒNG GDĐT ĐẠI LỘC KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG NĂM HỌC 2023-2024 xxxĐỀ CHÍNH THỨCxxx Môn: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ – Lớp 8 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian. 60 phút (không kể thời gian giao đề) A.TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM) Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. (Mỗi câu đúng ghi 0,25 điểm) Câu 1. Trong những năm 1904 - 1905 Nhật Bản tiến hành cuộc chiến tranh với đế quốc nào? A. Hà Lan. B. Nga. C. Mĩ. D. Anh. Câu 2. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở Nhật Bản, quá trình tập trung tư bản và tập trung sản xuất, đưa tới sự xuất hiện của các A. công trường thủ công. B. tổ chức phường hội. C. công ty độc quyền. D. tổ chức thương hội. Câu 3. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị là A. Việt Nam. B. Lào. C. Xiêm. D. Miến Điện. Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là do: mâu thuẫn giữa A. giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến. B. nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh. C. giai cấp tư sản với giai cấp vô sản. D. giai cấp tư sản Ấn Độ với thực dân Anh. Câu 5. Đến giữa thế kỉ XIX, đế quốc nào đã hoàn thành việc xâm chiếm và đặt ách cai trị ở Ấn Độ? A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mĩ. Câu 6. Ở Cam-pu-chia, trong những năm 1864 - 1865 đã diễn ra cuộc đấu tranh nào dưới đây? A. Khởi nghĩa của A-cha-xoa. B. Phong trào Cần vương. C. Khởi nghĩa Yên Thế. D. Khởi nghĩa Yên Bái. Câu 7. Luật Gia Long là tên gọi khác của bộ luật nào dưới đây? A. Quốc triều hình luật. B. Hoàng Việt luật lệ. C. Hình luật. D. Hình thư. Câu 8. Thời Gia Long, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc A. phủ Thừa Thiên B. Khánh Hòa C. phủ Gia Định D. phủ Quảng Nghĩa Câu 9. Vùng biển của Việt Nam không giáp với vùng biển của quốc gia nào dưới đây? A. Xin-ga-po. B. Phi-lip-pin. C. Đông Ti-mo. D. Ma-lai-xi-a. Câu 10. Chế độ nhiệt trên Biển Đông A. mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ. B. mùa hạ nóng, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ. C. mùa hạ nóng, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt lớn. D. mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt lớn. Câu 11. Nhiệt độ bề mặt nước biển trung bình năm là? A. Dưới 23°C B. Trên 23°C C. Trên 24°C D. Dưới 25°C Câu 12. Đường cơ sở là căn cứ để xác định A. vị trí địa lí, độ sâu của lãnh hải và các vùng biển khác.
  10. B. giới hạn, chiều rộng của lãnh hải và các vùng biển khác. C. độ sâu, chiều rộng của lãnh hải và các vùng biển khác. D. phạm vi, chiều rộng của lãnh hải và các vùng biển khác. Câu 13. Nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm môi trường biển đảo của nước ta hiện nay là do A. khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản. B. hoạt động công nghiệp, sinh hoạt của con người. C. khai thác dầu khí ở thềm lục địa. D. hoạt động du lịch Câu 14. Vịnh biển đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới là A. Vịnh Hạ Long. B. Vịnh Vân Phong. C. Vịnh Cam Ranh. D. Vịnh Nha Trang Câu 15. Ô nhiễm môi trường biển - đảo xảy ra nghiêm trọng nhất ở A. các khu du lịch biển. B. các thành phố cảng, nơi khai thác dầu. C. đảo ven bờ. D. các cửa sông. .Câu 16. So với môi trường trên đất liền, môi trường biển đảo có điểm gì khác biệt? A. Có thể chia cắt được. B. Môi trường đảo dễ bị suy thoái hơn. C. Môi trường đảo khó bị suy thoái hơn. D. Không chịu sự tác động của con người B. TỰ LUẬN ( 6 điểm) I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ Câu 17: Vì sao liên minh chiến đấu chống chủ nghĩa thực dân giữa nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Ca-pu-chia được hình thành ngay từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? (1,5đ) Câu 18: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1858 đến năm 1884 a. Qua việc kí kết các hiệp ước Nhâm Tuất, Giáp Tuất, Hác-măng và Pa-tơ-nốt em đánh giá thế nào về thái độ của triều đình Nguyễn trước cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp? (0,5đ) b. Có ý kiến cho rằng: Triều đình nhà Nguyễn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc để mất nước. Em đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? (1đ) II. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ Câu 19 (1,5 điểm). Môi trường biển đảo có những đặc điểm gì khác biệt so với môi trường trên đất liền? Câu 20. ( 1,5 điểm). Chứng minh khí hậu vùng biển đảo nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa? .Là học sinh em sẽ làm gì trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam? --------- Hết--------
  11. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II (2023-2024) MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 A.TRẮC NGHIỆM ( 4 đ) Mỗi câu đúng ghi 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đ/án B C C B A A B D C A B D B A B B B/ Tự luận: (6 điểm) Câu 17. 1,5 điểm - Ba nước Đông Dương có nét tương đồng về điều kiện địa lí, lịch sử, - Có mối quan hệ gắn bó với nhau trong quá khứ. - Chống kẻ thù chung là thực dân Pháp. Câu 18: a. (0,5 đ) Triều đình chỉ lo bảo vệ quyền lợi của giai cấp dòng họ, đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Đã chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của pháp trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. b. (1 đ)Triều đình nhà Nguyễn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc để mất nước. Vì: Khi Pháp tiến hành xâm lược - Triều đình chưa tích cực trong kháng chiến, bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh pháp. - Từng bước nhân nhượng Pháp thôn qua kí kết 4 hiệp ước. - Trong quá trình chống xâm lược không cùng nhân dân chống Pháp mà tìm cách ngăn cản, đàn áp các phong trào chống Pháp của nhân dân. - Câu 19 (1,5 điểm). Môi trường biển là không chia cắt được. Vì vậy, khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, vùng nước và cả các đảo xung quanh(.0,75 đ)
  12. - Môi trường đảo do có sự biệt lập với đất liền, lại có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người, dễ bị suy thoái hơn so với đất liền.(0,75 đ) Câu 20( 1,5 điểm) - Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23oC, biên độ nhiệt trong năm nhỏ. (0.25) - Chế độ gió.:trên biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4, các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam. (0,5) - Chế độ mưa. lương mưa trên biểu đạt 1100 – 1300 mm/năm ( 0,25) Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ, quản lí và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào bảo vệ chủ quyền biển đảo, ví dụ như: “Vì Trường Sa thân yêu”, “Góp đá xây Trường Sa”, “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi”, “Tuổi trẻ hướng về biển, đảo của Tổ quốc”…( 0,25) -Chủ động tìm hiểu các tư liệu lịch sử, pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế,… để có nhận thức đúng đắn về vấn đề: chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông.(0,25)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2