intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT số 2 Bảo Thắng (Đề minh họa)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

20
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT số 2 Bảo Thắng (Đề minh họa)” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT số 2 Bảo Thắng (Đề minh họa)

  1. SỞ GD& ĐT LÀO CAI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG NĂM HỌC 2022- 2023 Môn: Ngữ văn lớp 11 ĐỀ MINH HỌA Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi: Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em Sông lượn khúc lượn dòng mà đến biển Bờ bãi loi thoi xóm làng ẩn hiện Đời sống như đời người trên sông … Em yêu anh có yêu được như sông Sông chẳng theo ai, tự chảy nên dòng Sông nhớ biển lao ghềnh vượt thác Mang suối nguồn đi đến suốt mênh mông Đã yêu sông anh chẳng ngại sâu nông Em có theo anh lên núi về đồng Hạt muối mặn lên ngàn, bè tre xuôi về bến Em có cùng lũ lụt với mưa dông Đời sống trôi như đời người trên sông Anh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bể Tin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửa Tin mái chèo cày trên sóng cần lao Anh tin em khi đứng mũi chịu sào Anh chẳng sợ mọi đá ngầm sóng cả Anh yêu sông, yêu từ nguồn đến bể Gió về rồi, nào ta kéo buồm lên (Vũ Quần Phương – Tình yêu – dòng sông – NXB Văn học, 1988) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2: Trong bài thơ, nhà thơ đã bày tỏ niềm băn khoăn: “Em yêu anh có yêu được như sông”. Theo nhà thơ, dòng sông và tình yêu có những điểm nào tương đồng? Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong khổ thơ: Đời sống trôi như đời người trên sông Anh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bể Tin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửa Tin mái chèo cày trên sóng cần lao
  2. Câu 4: Thông điệp tình yêu ẩn chứa trong hai câu thơ cuối là gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 150 chữ) bày tỏ suy nghĩ về bài học từ những dòng sông được nêu trong hai câu mở đầu của bài thơ phần Đọc – hiểu: Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em Sông lượn khúc lượn dòng mà đến biển Câu 2 (5.0 điểm) “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. (Tràng giang, Huy Cận, SGK Ngữ văn 11, tập 2, NXB GD) Cảm nhận của anh (chị) về khổ thơ trên. Từ đó, nhận xét việc sử dụng chất liệu cổ điển và hiện đại của nhà thơ Huy Cận. -------------------Hết----------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm!
  3. SỞ GD& ĐT LÀO CAI HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 (2022-2023) Bài thi môn: NGỮ VĂN 11 (Đáp án - thang điểm gồm có 03 trang) HDC ĐỀ MINH HOẠ: Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,75 2 Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, thể hiện 0,75 khả năng hiểu biết của bản thân về văn bản nhưng cần đảm bảo logic, chặt chẽ. Cần nêu được ít nhất hai nét tương đồng. Gợi ý: - Sông lượn khúc, lượn dòng mà tới biển; lũ, dông, đá ngầm, vực xoáy: tình yêu nhiều thử thách, trắc trở, khó khăn. - Sông nhớ biển, lao ghềnh vượt thác; suối nguồn đi suốt mênh mông: tình yêu mạnh mẽ, nồng nhiệt, dạt dào, đòi hỏi sự hi sinh; - Sông chẳng theo ai tự chảy nên dòng: bản lĩnh, ý chí vượt qua khó khăn trong tình yêu. …. 3 Tác dụng: - Tăng tính sinh động và gợi cảm cho câu thơ. 1,0 - Thể hiện hình ảnh của cuộc đời như một cuộc hành trình dài với nhiều khó khăn, thử thách và cũng nhiều niềm vui, hạnh phúc. Con người cần có can đảm đi qua khó khăn thì sẽ đạt đến thành công. 4 Có thể nêu thông điệp theo cách hiểu, quan điểm riêng của cá nhân, đảm bảo hợp lí, thuyết phục. Đề đọc hiểu có đáp án gợi ý như sau: 0.5 - Tình yêu cần có niềm tin, sự lạc quan, niềm tin làm nên sự bền vững của tình yêu. - Trong tình yêu cần chân thành, chung thủy. Sự chân thành, thủy chung tạo nên sức mạnh to lớn cho tình yêu. - Tình yêu cần trọn vẹn, yêu ai là yêu chính con người của họ. Đó là tình yêu đích thực, tình yêu từ những điều nhỏ nhất. II LÀM VĂN 1 Viết đoạn văn về: Suy nghĩ của mình về đức tính khiêm tốn a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành
  4. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bài học từ những 0,25 dòng sông được nêu trong hai câu mở đầu của bài thơ phần Đọc – hiểu: Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em Sông lượn khúc lượn dòng mà đến biển c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có thể chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ những nội dung sau: Giải thích: 0,25 + Chảy thẳng: đối đầu trực diện với khó khăn, đi xuyên qua một cách quyết liệt. Lượn khúc, lượn dòng đến biển: tìm ra con đường đi mới, đi vòng khéo léo tránh được khó khăn để đi đến đích. + Nội dung của hai câu thơ đã thể hiện hai quan niệm sống, hai cách ứng xử với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống: hoặc là đối đầu, xuyên qua khó khăn hoặc là linh hoạt, tìm con đường khác. Từ đó giúp cho mỗi người có được bài học cho riêng mình. Bàn luận: Hai quan niệm, hai cách ứng xử trước khó khăn, thử thách có những giá trị riêng, ý nghĩa, vai trò riêng. + Khi đi xuyên qua khó khăn là chấp nhận tổn thương, đau 0,25 đớn, nguy hiểm; cần có ý chí vững vàng nhưng qua đó cũng tôi luyện được bản lĩnh con người, giúp con người trưởng thành. (dẫn chứng) + Khi đi vòng đường khác, né tránh những khó khăn một 0,25 cách linh hoạt tuy có xa hơn, chậm hơn để đến đích nhưng an toàn hơn. Tuy nhiên, chỉ biết né tránh cũng là lựa chọn của người yếu đuối, thể hiện sự thụt lùi, sự kém cỏi. (dẫn chứng) Bài học nhận thức: Dựa vào hoàn cảnh thực tế để có ứng 0,25 xử phù hợp. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ 2 Cảm nhận của anh/chị về khổ thơ cuối bài “Tràng giang” a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Khung cảnh trên sông lúc 0,25 chiều tà, nỗi nhớ quê hương của nhà thơ
  5. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát: 0,5 - Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ Tràng giang - Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận Cảm nhận về khổ thơ * Hai câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên chiều tà với vẻ đẹp hùng 1,25 vĩ, nên thơ: - Những đám mây trắng cứ hết lớp này đến lớp khác nối tiếp nhau “đùn” lên dưới ánh nắng chiều như tạo nên những quả núi dát bạc. - Hình ảnh “cánh chim” xuất hiện như ánh lên một tia ấm áp cho cảnh vật song nó vẫn không làm vơi đi nỗi buồn trong sâu thẳm tâm hồn của nhà thơ. * Hai câu thơ cuối: Thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, cháy bỏng 1,25 của tác giả: - Hình ảnh “dợn dợn vời con nước” miêu tả những đợt sóng lan xa mà hơn thế nó còn gợi lên cảm giác buồn nhớ đến vô tận của nhà thơ. - Câu thơ cuối đậm chất cổ điển khép lại bài thơ đã diễn tả một cách chân thực và rõ nét niềm thương nhớ quê hương đất nước. * Nghệ thuật - Sử dụng từ láy, hình cảnh thi ca cổ điển… 0,5 Chất liệu cổ điển và hiện đại của bài thơ: 0,5 - Ở tràng giang, ta bắt gặp nhiều hình ảnh thân quen thuộc trong thơ cổ (tràng giang, bờ bãi đìu hiu, cánh chim trong bóng chiều...), nhiều hình ảnh, tứ thơ được đợi từ thơ cổ. - Mặt khác, Tràng giang cũng không thiếu những hình ảnh, âm thanh chân thực của đời thường, không ước lệ (củi khô, tiếng vãn chợ chiều, bèo dạt...) d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, vận dụng hợp lí kiến thức lí luận văn học. Tổng điểm 10,0 ----------------------Hết-------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2