intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

  1. SỞ GDĐT TỈNH ĐỒNG THÁP ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN Năm học 2023 -2024 Môn: Sinh hoc -Lớp:10 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 15/05/2024 (Đề gồm có 04 trang) Thời gian làm bài: 45 phút(không kể thời gian phát đề) Họ và tên:.................................................Lớp:..............Số báo danh................... I. PHẦN CHUNG -TRẮC NGHIỆM (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 28) (7.0 ĐIỂM) Câu 1: Công nghệ vi sinh vật là A. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các sản phẩm phục vụ đời sống con người. B. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các loại đồ ăn, thức uống giàu giá trị dinh dưỡng. C. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người và động vật. D. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các sản phẩm xử lí ô nhiễm môi trường. Câu 2: Các tế bào toàn năng có khả năng nào sau đây? A. Nguyên phân liên tục. B. Duy trì sự sống vĩnh viễn. C. Giảm phân liên tục D. Biệt hóa và phản biệt hóa. Câu 3: Phương thức truyền thông tin giữa các tế bào phụ thuộc vào A. kích thước của tế bào đích. B. kích thước của các phân tử tín hiệu. C. khoảng cách giữa các tế bào. D. hình dạng của tế bào đích. Câu 4: Diễn biến nào sau đây đúng trong nguyên phân ? A. Tế bào phân chia trước rồi đên nhân phân chia B. Nhân phân chia trước rồi mới phân chia tế bào chất C. Chỉ có nhân phân chia còn tế bào chất thì không D. Nhân và tế bào phân chia cùng lúc Câu 5: Công nghệ tế bào là A. quy trình tạo ra thế hệ con có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu vượt trội hơn hẳn thế hệ bố mẹ. B. quy trình chuyển gen từ tế bào của loài này sang tế bào của loài khác nhằm tạo ra giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt. C. quy trình kĩ thuật ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc nuôi cấy mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. D. quy trình tạo ra giống mới đáp ứng yêu cầu của sản xuất bằng cách gây đột biến các giống sẵn có. Câu 6: Cho các đặc điểm sau: (1) Có kích thước hiển vi. (2) Tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh. (3) Sinh trưởng và sinh sản nhanh. (4) Hình thức dinh dưỡng đa dạng. Trong số các đặc điểm trên, số đặc điểm là cơ sở khoa học của công nghệ vi sinh vật là A. 4 B. 3. C. 2. D. 1. Câu 7: Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân ? A. Kỳ giữa , kỳ sau , kỳ đầu , kỳ cuối B. Kỳ đầu , kỳ sau , kỳ cuối , kỳ giữa C. Kỳ sau ,kỳ giữa ,Kỳ đầu , kỳ cuối Mã đề 105 Trang 3/4
  2. D. Kỳ đầu , kỳ giữa , kỳ sau , kỳ cuối Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về phân bón vi sinh? A. Phân bón vi sinh được tạo thành bằng cách phối trộn chế phẩm vi sinh vật với chất mang hoặc các chất hữu cơ. B. Một số loại phân bón vi sinh phổ biến hiện nay là phân vi sinh cố định đạm, phân vi sinh phân giải lân, phân vi sinh phân giải cellulose,… C. Phân bón vi sinh luôn chỉ chứa một chủng vi sinh vật có khả năng cố định đạm hoặc phân giải các chất hữu cơ, vô cơ khó hấp thụ. D. Phân bón vi sinh có nhiều ưu điểm nổi bật như đảm bảo an toàn cho đất, cây trồng, con người và môi trường. Câu 9: Vi sinh vật khuyết dưỡng A. Không tự tổng hợp được các chất dinh dưỡng B. Không tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể C. Không sinh trưởng được khi thiếu các chất dinh dưỡng D. Không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng Câu 10: Điều nào sau đây là đúng về nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật? A. Nhân tố sinh trưởng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng C. Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. nếu thiếu thì vi sinh vật không thể sinh trưởng được D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để cung cấp cho sự sinh trưởng của chúng Câu 11: Lĩnh vực nào sau đây ít có sự liên quan đến công nghệ vi sinh vật? A. Y học. B. Công nghệ thực phẩm. C. Công nghệ thông tin. D. Môi trường. Câu 12: Một loại vi sinh vật có thể phát triển trong môi trường có ánh sáng, giàu CO 2, giàu một số chất vô cơ khác. Loại sinh vật đó có hình thức dinh dưỡng là A. hóa tự dưỡng B. quang dị dưỡng C. hóa dị dưỡng D. quang tự dưỡng Câu 13: Người ta có thể bảo quản thịt bằng cách xát muối vào miếng thịt. Muối sẽ ảnh hưởng đến sự sống của vi sinh vật. Điều nào sau đây là đúng? A. Cả B , C và D B. Nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh, do đó, vi sinh vật không phân chia được C. Độ pH của môi trường tăng lên đã tiêu diệt các vi sinh vật D. Nhiệt độ tăng lên khi xát muối vào miếng thịt đã làm chết vi sinh vật Câu 14: Để tổng hợp protein, vi sinh vật đã thực hiện liên kết các amino acid bằng loại liên kết nào sau đây? A. Liên kết peptide. B. Liên kết hydrogen. C. Liên kết glycoside. D. Liên kết hóa trị. Câu 15: Vi sinh vật dị dưỡng phân giải các hợp chất hữu cơ nhằm A. lấy nguồn nguyên liệu cho các hoạt động sống của chúng. B. tạo ra các chất khoáng góp phần cải tạo chất lượng của đất. C. loại bỏ các chất hữu cơ dư thừa giúp làm sạch môi trường sống. D. tạo ra các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người. Câu 16: Vi sinh vật tổng hợp lipid bằng cách liên kết các phân tử nào sau đây? A. Các phân tử amino acid. B. Glycerol và acid béo. C. Các phân tử glucose. D. Glucose và acid béo. Câu 17: Trình tự sắp xếp nào sau đây là đúng khi nói về các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục? A. Pha suy vong → Pha tiềm phát → Pha lũy thừa → Pha cân bằng. Mã đề 105 Trang 3/4
  3. B. Pha tiềm phát → Pha cân bằng → Pha lũy thừa → Pha suy vong. C. Pha suy vong → Pha lũy thừa → Pha tiềm phát → Pha cân bằng. D. Pha tiềm phát → Pha lũy thừa → Pha cân bằng → Pha suy vong. Câu 18: Đâu không phải là ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học so với thuốc trừ sâu hóa học? A. Sản xuất khá đơn giản và có chi phí thấp. B. An toàn với sức khỏe con người và môi trường. C. Cho hiệu quả diệt trừ sâu hại nhanh chóng. D. Bảo vệ được sự cân bằng sinh học trong tự nhiên. Câu 19: Trong 1 chu kỳ tế bào , kỳ trung gian được chia làm : A. 2 pha B. 4 pha C. 1 pha D. 3 pha Câu 20: Vì sao có thể để thức ăn khá lâu trong tủ lạnh mà không bị hỏng? A. Vi sinh vật bị kìm hãm sinh trưởng khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp B. Tốc độ của các phản ứng hóa sinh trong tế bào bị chậm lại khi vi sinh vật sống trong môi trường có nhiệt độ thấp C. Cả A, B và D D. Vi sinh vật có thể bị chết khi nhiệt độ môi trường quá thấp Câu 21: Điều quan trọng nhất khiến virut chỉ là dạng sống kí sinh nội bào bắt buộc? A. Virut có cấu tạo quá đơn gairn chỉ gồm axit nucleic và protein B. Virut có thể có hoặc không có vỏ ngoài C. Virut chỉ có thể nhân lên trong tế bào của vật chủ D. Virut không có cấu trúc tế bào Câu 22: Virut bám được vào tế bào chủ là nhờ A. Các thụ thể thích hợp có sẵn trên bề mặt tế bào chủ B. Các thụ thể thích hợp có sẵn trên vỏ ngoài của virut C. Các thụ thể mới được tạo thành trên bề mặt tế bào chủ do virut gây cảm ứng D. Cả A, B và C Câu 23: Vi khuẩn lactic thích hợp với môi trường nào sau đây? A. Axit hoặc kiềm tùy vào nhiệt độ của môi trường B. Axit C. Trung tính D. Kiềm Câu 24: Dựa vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia các vi sinh vật thành A. 5 nhóm: vi sinh vật ưa siêu lạnh, vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt B. 2 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng C. 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt D. 3 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nóng Câu 25: Hệ gen của virut là A. ADN, ARN, protein B. Nucleocapsit C. ADN hoặc ARN D. ARN, protein Câu 26: Điều nào sau đây là đúng với sự sinh tổng hợp của virut? A. Virut sử dụng nguyên liệu của tế bào chủ trong quá trình nhân lên của mình B. Một số virut có enzim riêng tham gia vào quá trình nhân lên của mình C. Cả A, B và D D. Virut sử dụng enzim của tế bào chủ trong quá trình nhân lên của mình Câu 27: Vì sao mỗi loại virut chỉ nhân lên trong một số loại tế bào nhất định? A. Gai glicoprotein của virut phải đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ B. Protein của virut phải đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ C. Cả A và B Mã đề 105 Trang 3/4
  4. D. Virut không có cấu tạo tế bào Câu 28: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về cấu trúc của virut? A. Virut chưa có cấu trúc tế bào B. Cả D và C C. Virut chỉ có vỏ là protein và lõi là axit nucleic D. Virut đã có cấu trúc tế bào PHẦN TỰ LUẬN (3.0 ĐIỂM) Câu 1: Có 5 tế bào nguyên phân liên tiếp 5 lần . Số tế bào con được tạo ra là bao nhiêu? (1điểm) Câu 2: Ở vi khuẩn Ê. Coli, khi sinh trưởng trong điều kiện thích hợp nhất thì thời gian thế hệ (g) của chúng là 20 phút. Hỏi nếu một nhóm vi khuẩn Ê. Coli, gồm 15 cá thể được nuôi cấy trong điều kiện tối ưu thì sau 3giờ sẽ tạo ra bao nhiêu cá thể ở thế hệ cuối cùng ? (1điểm) Câu 3: Tại sao nông dân phải chọn giống cây trồng sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng và tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh là những biện pháp tốt nhất để có được các sản phẩm trồng trọt không nhiễm virut? (1điểm) ------ HẾT ------ Mã đề 105 Trang 3/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2