intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

Chia sẻ: Wang Li< >nkai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

19
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN SINH HỌC - KHỐI 11 (Đề có 03 trang) Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề 101 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6.0 điểm) Câu 1: Tại sao cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể? (1) Tia tử ngoại có trong thành phần ánh sáng yếu vào sáng sớm, chiều tối làm cho tiền vitamin D biến đổi thành vitamin D. (2) Vitamin D có vai trò chuyển hóa canxi vào xương giúp trẻ sinh trưởng và phát triển tốt. (3) Ánh sáng yếu có tác dụng diệt khuẩn tạo điều kiện cho trẻ sinh trưởng tốt. (4) Ánh sáng yếu làm cho vitamin D biến đổi thành tiền vitamin D. Đáp án đúng là A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (1) và (4). D. (3) và (4). Câu 2: Ý nghĩa của quá trình thụ tinh kép ở thực vật là A. giảm bớt sự lệ thuộc vào môi trường. B. giúp thực vật thích nghi tốt với điều kiện môi trường. C. hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi. D. tái tổ hợp vật chất di truyền nhờ sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Câu 3: Một cây ngô bị đột biến gen làm cho thân cây lùn. Khi xử lí cây ngô lùn ấy bằng một loại hoocmôn thì người ta thấy cây ngô cao bình thường. Hãy cho biết tên của loại hoocmôn đó? A. Xitôkinin. B. Êtilen. C. Gibêrelin. D. Axit abxixic. Câu 4: Xét các đặc điểm sau (1) Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp. (2) Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh. (3) Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền.
  2. (4) Tạo ra số lượng con cháu giống trong một thời gian ngắn. (5) Cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh. (6) Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền nên có lợi thế khi điều kiện sống thay đổi. Có bao nhiêu đáp án đúng về sinh sản vô tính? A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 5: Chiết cành là hình thức sinh sản có đặc điểm A. chặt 1cành của cơ thể, trồng xuống đất để tạo ra cây mới trong thời gian ngắn. B. kích thích cành cây ra rễ, rồi cắt rời cành đem trồng. C. chặt ngọn cây để cây mẹ đẻ nhánh, mọc chồi bên. D. đem chồi cây này cho mọc trên thân cây kia. Câu 6: Trong hạt phấn (thể giao tử đực) gồm có những tế bào nào? A. Tế bào sinh sản và tế bào hạt phấn. B. Tế bào noãn và tế bào đối cực. C. Tế bào sinh tinh và tế bào đối cực. D. Tế bào sinh sản và tế bào ống phấn. Câu 7: Hiện tượng thằn lằn bị đứt đuôi mọc ra đuôi mới là hình thức A. sinh sản bằng cách nảy chồi. B. sinh sản bằng các phân mảnh. C. tái sinh bộ phận của cơ thể. D. sinh sản vô tính. Câu 8: Trong các nhân tố sau, có bao nhiêu nhân tố chi phối sự ra hoa ở thực vật? I .Tuổi của cây. II. Nhiệt độ thấp. III. Quang chu kỳ. IV. Phitôcrôm. V. Florigen) VI. Nước. VII. Mưa. VIII. Gió. A. 8. B. 6. C. 5. D. 7. Câu 9: Hình thức sinh sản của cây rêu là sinh sản A. bào tử. B. phân đôi. C. hữu tính. D. sinh dưỡng. Câu 10: Điều nào không đúng với vai trò của thức ăn đối với sinh trưởng và phát triển của động vật? A. Gia tăng phân bào tạo nên các mô, các cơ quan và hệ cơ quan. B. Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ. C. Làm tăng khả năng thích ứng của cơ thể đối với mọi điều kiện bất lợi của môi trường. D. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể. Câu 11: Hiện tượng thụ tinh kép là A. cả hai giao tử đực trong hạt phấn cùng tham gia thụ tinh tạo hợp tử (2n).
  3. B. 1 giao tử kết hợp với noãn cầu tạo thành hợp tử (2n), 1 giao tử đực kết hợp với nhân cực tạo nội nhũ (3n). C. cả hai giao tử đực trong hạt phấn cùng tham gia thu tinh tạo hợp tử (3n). D. 1 giao tử kết hợp với noãn tạo phôi nhũ (2n), 1 giao tử đực kết hợp với nhân phụ tạo thành hợp tử (3n). Câu 12: Cho các phát biểu sau I. Thúc quả nhanh chín. II. Có vai trò quan trọng đối với hướng động của thực vật. III. Thúc đẩy sự rụng lá. IV. Gây trạng thái ngủ nghỉ của chồi và hạt. V. Làm đóng khí khổng khi cây bị hạn. Vai trò của axit abxixic là A. I, II, III. B. II, III, IV. C. I, III,V. D. III, IV, V. Câu 13: Đa số cây ăn quả được trồng trọt mở rộng bằng A. gieo từ hạt. B. giâm cành. C. ghép cành. D. chiết cành. Câu 14: Cho các phát biểu sau (1) các hình thức sinh sản vô tính ở động vật là: phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh. (2) trinh sinh là hiện tượng các trứng không qua thụ tinh phát triển thành các cơ thể mới có bộ NST lưỡng bội. (3) một trong những ưu điểm của sinh sản vô tính là tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về mặt di truyền. (4) trinh sinh là hình thức sinh sản thường gặp ở loài chân đốt. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 15: Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào là đúng? A. Phát triển của cóc là biến thái không hoàn toàn và của châu chấu là hoàn toàn. B. Phát triển của cóc là biến thái hoàn toàn và của châu chấu là không hoàn toàn. C. Phát triển của cóc và châu chấu là biến thái không hoàn toàn. D. Phát triển của cóc và châu chấu là biến thái hoàn toàn. Câu 16: Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô? A. Phục chế những cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất. B. Nhân nhanh với số lượnglớn cây giống và sạch bệnh. C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền. D. Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống.
  4. Câu 17: Bộ phận nào của hoa biến đổi thành quả? A. Noãn đã thụ tinh. B. Tất cả các bộ phận của hoa. C. Bầu nhụy. D. Nhụy hoa. Câu 18: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp? A. Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm. B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch. C. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây. D. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ). Câu 19: Ở động vật, hình thức sinh sản vô tính sinh ra được nhiều cá thể nhất từ một cá thể mẹ là A. phân đôi. B. trinh sinh. C. phân mảnh. D. nảy chồi. Câu 20: Một số vật nuôi sau khi cắt bỏ tinh hoàn thì có sự lớn nhanh và hiền lành hơn, điều này chứng tỏ A. hoocmôn do tinh hoàn tiết ra kìm hãm sự sinh trưởng của cơ thể. B. hoạt động sinh dục tiêu tốn khá nhiều năng luợng ở vật nuôi. C. hoocmôn do tinh hoàn tiết ra không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng. D. tinh hoàn không có vai trò quan trọng đối với vật nuôi. Câu 21: Có bao nhiêu loài sinh vật sau đây có hình thức sinh sản trinh sinh? (1). Ong. (2). Chuột túi. (3). Cá hồi. (4). Tò vò. (5). Rệp. (6). Kiến. (7). Muỗi. (8). Thằn lằn đá. A. 5. B. 6. C. 2. D. 8. Câu 22: Nguyên tắc của nhân bản vô tính là A. chuyển nhân của tế bào xôma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới. B. chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới. C. chuyển nhân của tế bào trứng vào một tế bào xôma, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới. D. chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới. Câu 23: Cây dài ngày là cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn A. 12 giờ. B. 14 giờ. C. 8 giờ. D. 10 giờ. Câu 24: Nhóm cây nào sau đây chỉ có sinh trưởng sơ cấp?
  5. A. Mía, cà chua, khoai tây. B. Lúa, khoai lang, cà rốt. C. Chuối, đậu xanh, bắp (ngô). D. Cau, dừa, tre. II. PHẦN TỰ LUẬN (4.0 điểm) Câu 1: Vào thời kì dậy thì của nam và nữ, hoocmôn nào được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lý? (1.0 điểm) Câu 2: Hình thức sinh sản sinh dưỡng có vai trò như thế nào đối với ngành nông nghiệp? (1.0 điểm) Câu 3: Trình bày quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi ở thực vật có hoa? (1,0 điểm) Câu 4: Nêu sự khác nhau về khái niệm và cơ sở tế bào giữa sinh sản vô tính và hữu tính? (1,0 điểm) ------ HẾT ------ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2020 MAU - 2021 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC MÔN SINH HỌC - KHỐI 11 HIỂN Thời gian làm bài: 45 phút (Đề có 03 trang) Mã đề 303 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6.0 điểm) Câu 1: Ở động vật, hình thức sinh sản vô tính sinh ra được nhiều cá thể nhất từ một cá thể mẹ là A. nảy chồi. B. trinh sinh. C. phân đôi. D. phân mảnh. Câu 2: Chiết cành là hình thức sinh sản có đặc điểm A. chặt ngọn cây để cây mẹ đẻ nhánh, mọc chồi bên. B. kích thích cành cây ra rễ, rồi cắt rời cành đem trồng. C. chặt 1cành của cơ thể, trồng xuống đất để tạo ra cây mới trong thời gian ngắn. D. đem chồi cây này cho mọc trên thân cây kia. Câu 3: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp? A. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ).
  6. B. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây. C. Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm. D. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch. Câu 4: Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô? A. Nhân nhanh với số lượnglớn cây giống và sạch bệnh. B. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền. C. Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống. D. Phục chế những cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất. Câu 5: Trong hạt phấn (thể giao tử đực) gồm có những tế bào nào? A. Tế bào sinh tinh và tế bào đối cực. B. Tế bào noãn và tế bào đối cực. C. Tế bào sinh sản và tế bào hạt phấn. D. Tế bào sinh sản và tế bào ống phấn. Câu 6: Hình thức sinh sản của cây rêu là sinh sản A. hữu tính. B. phân đôi. C. bào tử. D. sinh dưỡng. Câu 7: Cho các phát biểu sau (1) các hình thức sinh sản vô tính ở động vật là: phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh. (2) trinh sinh là hiện tượng các trứng không qua thụ tinh phát triển thành các cơ thể mới có bộ NST lưỡng bội. (3) một trong những ưu điểm của sinh sản vô tính là tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về mặt di truyền. (4) trinh sinh là hình thức sinh sản thường gặp ở loài chân đốt. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 8: Bộ phận nào của hoa biến đổi thành quả? A. Nhụy hoa. B. Tất cả các bộ phận của hoa. C. Noãn đã thụ tinh. D. Bầu nhụy. Câu 9: Hiện tượng thằn lằn bị đứt đuôi mọc ra đuôi mới là hình thức A. sinh sản vô tính. B. sinh sản bằng cách nảy chồi. C. sinh sản bằng các phân mảnh. D. tái sinh bộ phận của cơ thể. Câu 10: Một số vật nuôi sau khi cắt bỏ tinh hoàn thì có sự lớn nhanh và hiền lành hơn, điều này chứng tỏ A. hoocmôn do tinh hoàn tiết ra không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng.
  7. B. hoocmôn do tinh hoàn tiết ra kìm hãm sự sinh trưởng của cơ thể. C. hoạt động sinh dục tiêu tốn khá nhiều năng luợng ở vật nuôi. D. tinh hoàn không có vai trò quan trọng đối với vật nuôi. Câu 11: Ý nghĩa của quá trình thụ tinh kép ở thực vật là A. giảm bớt sự lệ thuộc vào môi trường. B. hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi. C. giúp thực vật thích nghi tốt với điều kiện môi trường. D. tái tổ hợp vật chất di truyền nhờ sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Câu 12: Trong các nhân tố sau, có bao nhiêu nhân tố chi phối sự ra hoa ở thực vật? I .Tuổi của cây. II. Nhiệt độ thấp. III. Quang chu kỳ. IV. Phitôcrôm. V. Florigen) VI. Nước. VII. Mưa. VIII. Gió. A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 13: Nguyên tắc của nhân bản vô tính là A. chuyển nhân của tế bào trứng vào một tế bào xôma, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới. B. chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới. C. chuyển nhân của tế bào xôma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới. D. chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới. Câu 14: Cây dài ngày là cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn A. 12 giờ. B. 10 giờ. C. 8 giờ. D. 14 giờ. Câu 15: Một cây ngô bị đột biến gen làm cho thân cây lùn. Khi xử lí cây ngô lùn ấy bằng một loại hoocmôn thì người ta thấy cây ngô cao bình thường. Hãy cho biết tên của loại hoocmôn đó? A. Axit abxixic. B. Xitôkinin. C. Êtilen. D. Gibêrelin. Câu 16: Cho các phát biểu sau I. Thúc quả nhanh chín. II. Có vai trò quan trọng đối với hướng động của thực vật. III. Thúc đẩy sự rụng lá. IV. Gây trạng thái ngủ nghỉ của chồi và hạt. V. Làm đóng khí khổng khi cây bị hạn. Vai trò của axit abxixic là A. III, IV, V. B. I, III,V. C. I, II, III. D. II, III, IV.
  8. Câu 17: Nhóm cây nào sau đây chỉ có sinh trưởng sơ cấp? A. Lúa, khoai lang, cà rốt. B. Mía, cà chua, khoai tây. C. Cau, dừa, tre. D. Chuối, đậu xanh, bắp (ngô). Câu 18: Tại sao cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể? (1) Tia tử ngoại có trong thành phần ánh sáng yếu vào sáng sớm, chiều tối làm cho tiền vitamin D biến đổi thành vitamin D. (2) Vitamin D có vai trò chuyển hóa canxi vào xương giúp trẻ sinh trưởng và phát triển tốt. (3) Ánh sáng yếu có tác dụng diệt khuẩn tạo điều kiện cho trẻ sinh trưởng tốt. (4) Ánh sáng yếu làm cho vitamin D biến đổi thành tiền vitamin D. Đáp án đúng là A. (1) và (2). B. (3) và (4). C. (2) và (3). D. (1) và (4). Câu 19: Có bao nhiêu loài sinh vật sau đây có hình thức sinh sản trinh sinh? (1). Ong. (2). Chuột túi. (3). Cá hồi. (4). Tò vò. (5). Rệp. (6). Kiến. (7). Muỗi. (8). Thằn lằn đá. A. 8. B. 2. C. 5. D. 6. Câu 20: Hiện tượng thụ tinh kép là A. cả hai giao tử đực trong hạt phấn cùng tham gia thu tinh tạo hợp tử (3n). B. cả hai giao tử đực trong hạt phấn cùng tham gia thụ tinh tạo hợp tử (2n). C. 1 giao tử kết hợp với noãn cầu tạo thành hợp tử (2n), 1 giao tử đực kết hợp với nhân cực tạo nội nhũ (3n). D. 1 giao tử kết hợp với noãn tạo phôi nhũ (2n), 1 giao tử đực kết hợp với nhân phụ tạo thành hợp tử (3n). Câu 21: Điều nào không đúng với vai trò của thức ăn đối với sinh trưởng và phát triển của động vật? A. Làm tăng khả năng thích ứng của cơ thể đối với mọi điều kiện bất lợi của môi trường. B. Gia tăng phân bào tạo nên các mô, các cơ quan và hệ cơ quan. C. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể. D. Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ. Câu 22: Xét các đặc điểm sau (1) Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
  9. (2) Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh. (3) Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền. (4) Tạo ra số lượng con cháu giống trong một thời gian ngắn. (5) Cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh. (6) Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền nên có lợi thế khi điều kiện sống thay đổi. Có bao nhiêu đáp án đúng về sinh sản vô tính? A. 6. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 23: Đa số cây ăn quả được trồng trọt mở rộng bằng A. ghép cành. B. chiết cành. C. giâm cành. D. gieo từ hạt. Câu 24: Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào là đúng? A. Phát triển của cóc là biến thái hoàn toàn và của châu chấu là không hoàn toàn. B. Phát triển của cóc và châu chấu là biến thái không hoàn toàn. C. Phát triển của cóc và châu chấu là biến thái hoàn toàn. D. Phát triển của cóc là biến thái không hoàn toàn và của châu chấu là hoàn toàn. II. PHẦN TỰ LUẬN (4.0 điểm) Câu 1: Vào thời kì dậy thì của nam và nữ, hoocmôn nào được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lý? (1.0 điểm) Câu 2: Hình thức sinh sản sinh dưỡng có vai trò như thế nào đối với ngành nông nghiệp? (1.0 điểm) Câu 3: Trình bày quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi ở thực vật có hoa? (1,0 điểm) Câu 4: Nêu sự khác nhau về khái niệm và cơ sở tế bào giữa sinh sản vô tính và hữu tính? (1,0 điểm) ------ HẾT ------
  10. Lưu SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI MAU HKII TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC NĂM HỌC 2020 - 2021 HIỂN MÔN SINH HỌC - KHỐI 11 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6.0 điểm) Câu 101 202 303 404 1 A C B D 2 C B B D 3 C A C C 4 D D C B 5 B C D A 6 D B C C 7 C A D C 8 C D D A 9 A D D B 10 C C C B 11 B C B D 12 D B A C 13 D D D B 14 A A A C 15 B C D D 16 D A A C 17 C B C B 18 A B A A
  11. 19 B B C D 20 B B C A 21 A A A B 22 D B D A 23 A A B A 24 D B A C II. PHẦN TỰ LUẬN (4.0 điểm) Câu 1: Vào thời kì dậy thì của nam và nữ, hoocmôn nào được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lý? (1.0 điểm) Vùng dưới đồi thông qua tuyến yên kích thích tinh hoàn tăng cường sản xuất testostêron và kích thích buồng trứng tăng cường tiết ơstrôgen. Những biến đổi về thể chất và tâm sinh lí ở tuổi dậy thì của nam và nữ là do tác dụng của 2 hoocmôn sinh dục này. Câu 2: Hình thức sinh sản sinh dưỡng có vai trò như thế nào đối với ngành nông nghiệp? (1.0 điểm) - Hình thức sinh sản này cho phép duy trì được các tính trạng tốt có lợi cho con người trong sản xuất nông nghiệp. - Nhân nhanh giống cây trồng tốt cần thiết trong thời gian ngắn. - Tạo được các giống cây trồng sạch bệnh. - Phục chế được các giống cây trồng quý bị thoái hoá nhờ nuôi cấy mô và tế bào thực vật. Câu 3: Trình bày quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi ở thực vật có hoa? (1,0 điểm) *Quá trình hình thành hạt phấn: (0,5 điểm) – Tế bào mẹ (2n) trong nhị hoa giảm phân cho 4 tế bào con mang (n). – Các tế bào con (n) này là các bào tử ( bào tử đơn bội). Các bào tử này nguyên phân hình thành nên hạt phấn ( thể giao tử đực). – Hạt phấn bao gồm 1 tế bào ( tế bào bé là tế bào sinh sản , tế bào lớn là tế bào ống phấn ) được bao bọc bởi vách chung dày, màu vàng. *Quá trình hình thành túi phôi: (0,5 điểm)
  12. – Tế bào mẹ (2n) của noãn trong bầu nhụy giảm phân cho 4 tế bào con (n) xếp chồng lên nhau. – Các tế bào con (n) này là các bào tử đơn bội cái. – Trong 4 bào tử này, 1 tế bào phía trên ( đại bào tử đơn bội) tồn tại, còn lại bị tiêu biến. Tế bào sống sót sẽ sinh trưởng dài ra tạo thành hình trứng, nguyên phân 3 lần tạo thành túi phôi gồm 8 tế bào. Túi phôi là thể giao tử cái. Câu 4: Lập bảng so sánh về sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và hữu tính? (1,0 điểm) Đặc điểm Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính so sánh Khái niệm Là kiểu sinh sản không có sự Là kiểu sinh sản có sự hợp nhất hợp nhất của giao tử đực và của giao tử đực và giao tử cái để giao tử cái để tạo thành hợp tạo thành hợp tử (2n). Hợp tử phát tử. Con sinh ra từ một phần triển thành cơ thể mới. của cơ thể mẹ. Cơ sở tế Nguyên phân. Nguyên phân, giảm phân và thụ bào tinh. Hết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2