SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG THCS VÀ THPT QUÀI TỞ
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ
MÔN TIN HỌC 10 HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2022 – 2023
Thời gian làm bài : 45 Phút
(Đề có 04 trang)
Họ tên : ............................................................... Lớp : ...........
Mã đề 112
PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1: Để khai báo thủ tục trong Pascal bắt đầu bằng từ khoá:
A. Program B. Procedure C. Function D. Var
Câu 2: Trong PASCAL, để khai báo hai biến tệp văn bản f1, f2 ta viết
A. Var f1 : f2 : Text; B. Var f1 ; f2 : Text;
C. Var f1 f2 : Text; D. Var f1 , f2 : Text;
Câu 3: Để gắn tệp KQ.TXT cho biến tệp f1 ta sử dụng câu lệnh
A. f1 := ‘KQ.TXT’; B. KQ.TXT := f1;
C. Assign(‘KQ.TXT’,f1); D. Assign(f1.‘KQ.TXT’);
Câu 4: Với x, y là 2 số nguyên, để tính tổng của chúng ta chọn hàm kiểu tham trị. Vậy
phần tựa đề nào được xây dựng sau là đúng?
A. Function Tong (Var x , y : Integer);
B. Funtion Tong (Var x , y : Integer): Integer;
C. Function Tong (x , y : Integer);
D. Function Tong (x , y : Integer): Integer;
Câu 5: Để đọc dữ liệu từ tệp văn bản ta có thể sử dụng thủ tục
A. Read(<tên tệp>,<danh sách biến>);
B. Write(<tên biến tệp>,<danh sách biến>);
C. Read(<tên biến tệp>,<danh sách biến>);
D. Write(<tên tệp>,<danh sách biến>);
Câu 6: Khẳng định nào sau đây là đúng:
A. CTC có thể có hoặc không có tham số hình thức cũng như biến cục bộ.
B. CTC nhất thiết phải có biến cục bộ
C. CTC nhất thiết phải có tham số hình thức và biến cục bộ.
D. CTC nhất thiết phải có tham số hình thức, không nhất thiết phải có biến cục bộ.
Câu 7: Cấu trúc của một chương trình con gồm mấy phần:
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 8: Để khai báo sử dụng hàm tìm số lớn nhất trong hai số nguyên a và b, ta viết:
A. Function Max(a,b: integer): real;
B. Function Max(a,b:integer): byte;
C. Function Max(a,b: integer): integer;
D. Function Max(a,b: real): real;
Câu 9: Dữ liệu thuộc kiểu dữ liệu nào sau đây được lưu trữ ở bộ nhớ ngoài (đĩa từ,
CD,…) và không bị mất khi tắt nguồn điện?
A. Kiểu dữ liệu chuẩn B. Kiểu dữ liệu tệp
C. Kiểu dữ liệu có cấu trúc D. Tất cả đáp án A, B và C đều đúng
Câu 10: Khai báo nào sau đây là đúng cú pháp ?
A. Type mang1c = array [1..100] of byte;
B. Type mang1c = array [1-100] of byte;
Trang 1/4 - Mã đề 112
C. Type mang1c = array (1..100) of byte;
D. Type 1mang = array [1..100] of byte;
Câu 11: Cho khai báo mảng như sau: Var a : array[0..10] of integer ;
Phương án nào dưới đây chỉ phần tử thứ 10 của mảng?
A. a[10]; B. a(9); C. a(10); D. a[9];
Câu 12: Function tinh(a: byte): Integer;
Var i: byte; tam: word;
Begin
Tam:=1;
For i:= 1 to a do
Tam:=tam* i;
Tinh:= tam;
End;
Kết quả trả về của hàm thuộc kiểu dữ liệu nào?
A. word B. real
C. byte D. integer
Câu 13: Từ khoá của chương trình con là:
A. Procedure B. Function
C. Procedure và Function D. Program
Câu 14: Cho xâu S là ‘Hanoi-Vietnam’. Kết quả của hàm Length(S) là:
A. 12 B. 15 C. 14 D. 13
Câu 15: Phần đầu của thủ tục có cấu trúc như sau?
A. Procedure [<Tên thủ tục>](<Danh sách tham số>);
B. Procedure <Tên thủ tục>[(<Danh sách tham số>)];
C. Procedure <Tên thủ tục>(<Danh sách tham số>);
D. Procedure <Tên thủ tục>[(<Danh sách tham số>)]:<Kiểu dữ liệu>;
Câu 16: Sau câu lệnh END để kết thúc chương trình con sẽ là:
A. Dấu chấm (.) B. Không có dấu nào cả
C. Dấu hai chấm (:) D. Dấu chấm phẩy (;)
Câu 17: Biến cục bộ là biến được khai báo ở:
A. Chương trình con hoặc chương trình chính.
B. Chương trình chính.
C. Cả chương trình con và chương trình chính.
D. Chương trình con
Câu 18: Đoạn chương trình sau có lỗi gì?
Procedure End (key : char ) ;
Begin
If key = ‘ q ’ then writeln( ‘ Ket thuc ’ )
End;
A. End không thể dùng làm tên của thủ tục ;
B. Thiếu dấu “ ; ” sau lệnh writeln ;
C. Không thể dùng câu lệnh if trong thủ tục;
D. Thiếu dấu “ ; ” sau từ khóa Begin ;
Câu 19: Cho chương trình con sau:
Procedure thutuc(a,b,c: integer);
Begin
......
End;
Trong chương trình chính có thể gọi lại chương trình con như thế nào là hợp lệ:
Trang 2/4 - Mã đề 112
A. Thutuc(5,10); B. ThuTuc(3); C. ThuTuc(5,2,3); D. thutuc;
Câu 20: Phần đầu của hàm có cấu trúc như sau?
A. Function <Tên hàm>[(<Danh sách tham số>)];
B. Function <Tên hàm>[(<Danh sách tham số>)]:[<Kiểu dữ liệu>];
C. Function <Tên hàm>[(<Danh sách tham số>)]:<Kiểu dữ liệu>;
D. Function [<Tên hàm>](<Danh sách tham số>):<Kiểu dữ liệu>;
Câu 21: Trong PASCAL để khai báo biến tệp văn bản ta phải sử dụng cú pháp
A. Var <tên tệp> : Text; B. Var <tên biến tệp> : Text;
C. Var <tên biến tệp> : String; D. Var <tên tệp> : String;
Câu 22: Nói về cấu trúc của chương trình con, khẳng định nào sau đây là đúng:
A. Phần đầu có thể có hoặc không.
B. Phần khai báo nhất thiết phải có hoặc không.
C. Phần thân không nhất thiết phải có.
D. Phần đầu và phần thân nhất thiết phải có, phần khai báo có thể có hoặc không.
Câu 23: Cho thủ tục sau:
Procedure p;
Var n : integer ;
Begin
…… ……
End ;
Phạm vi của biến n là :
A. Trong nội bộ thủ tục p;
B. Tùy thuộc vào vị trí sử dụng thủ tục p;
C. Trong toàn bộ chương trình;
D. Trong toàn bộ tệp chương trình nguồn;
Câu 24: Phát biểu nào dưới đây về chỉ số của mảng là phù hợp nhất?
A. Dùng để truy cập đến một phần tử bất kì trong mảng
B. Dùng để quản lí kích thước của mảng
C. Dùng trong vòng lặp với mảng để quản lí kích thước của mảng
D. Dùng trong vòng lặp với mảng
Câu 25: Để xuất một mảng A vừa nhập vào từ bàn phím ta thực hiện lệnh nào sau đây
A. Write('A[i]:4') B. Write(A[i]:4); C. Read(A[i]); D.
Readln(A[i]);
Câu 26: Hãy chọn phương án ghép đúng nhất. Thủ tục chuẩn Insert(S1,S2,vt) thực
hiện:
A. Chèn xâu S2 vào S1 bắt đầu từ vị trí vt
B. Chèn xâu S1 vào S2 bắt đầu từ vị trí vt
C. Nối xâu S2 vào S1
D. Sao chép vào cuối S1 một phần của S2 từ vị trí vt
Câu 27: Để gán tên tệp cho tên biến tệp ta sử dụng câu lệnh
A. Assign(<tên biến tệp>,<tên tệp>);
B. <tên biến tệp> := <tên tệp>;
C. Assign(<tên tệp>,<tên biến tệp>);
D. <tên tệp> := <tên biến tệp>;
Câu 28: Cho thủ tục sau:
Procedure Thutuc( var x,y,z: integer); Các biến x,y,z được gọi là:
A. Tham biến B. Tham trị C. Biến toàn cục D. Biến cục bộ.
Trang 3/4 - Mã đề 112
PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 29 (1,5 điểm): Em hãy viết chương trình hoàn chỉnh nhập vào một mảng 1 chiều
và xuất ra màn hình mảng vừa nhập, biết rằng các phần tử trong mảng là các số
nguyên.
Câu 30 (1,5 điểm): Em hãy viết chương trình nhập vào 1 xâu và xuất ra màn hình xâu
với thứ tự ngược lại.
------ HẾT ------
Trang 4/4 - Mã đề 112