SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2024-2025
TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Môn: TIN HỌC Lớp: 11
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề
Họ và tên học sinh:………………..……………. Lớp:…………………………
I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng về hai chế độ làm việc của công cụ
Perspective Clone trong GIMP?
A. Chọn chế độ Modify Perspective khi cần xác định khung phối cảnh.
B. Chọn chế độ Modify Perspective để tiến hành sao chép phối cảnh.
C. Chọn chế độ Perspective Clone khi cần xác định khung phối cảnh.
D. Chọn chế độ Perspective Clone để xác định điểm mẫu.
Câu 2. Công cụ Clone trong GIMP hoạt động như thế nào?
A. Tạo ảnh động có hiệu ứng chuyển tiếp
B. Tạo lớp ảnh mới bằng thao tác lật đối xứng
C. Hòa trộn màu sắc giữa hai vùng ảnh
D. Sao chép một vùng ảnh mẫu sang vùng ảnh đích
Câu 3. Trong MS Access, để tạo bảng mới bằng cách thiết kế, em chọn thẻ nào
trên thanh công cụ?
A. Create (Tạo) B. Home (Trang đầu)
C. Database Tools (Công cụ cơ sở dữ liệu) D. External Data (Dữ liệu ngoài)
Câu 4. Tính năng chính của công cụ Healing là gì?
A. Phóng to vùng ảnh được chọn
B. Sao chép nguyên vùng ảnh mẫu sang đích
C. Làm mờ ảnh
D. Hòa trộn vùng ảnh mẫu với ảnh đích để che vết xóa tự nhiên
Câu 5. Để cắt ảnh trong GIMP, người dùng cần thực hiện thao tác nào sau bước
chọn vùng ảnh?
A. Nhấn ESC để xác nhận B. Gõ lại kích thước ảnh
C. Nhấn Enter để cắt ảnh D. Sử dụng công cụ Move
Câu 6. Hãy chọn thứ tự đúng của các bước thực hiện thao tác tẩy xóa ảnh bằng
công cụ Clone trong GIMP:
A. Nhấn giữ Ctrl và chọn điểm ảnh mẫu → Chọn công cụ Clone → Tẩy xóa ảnh
→ Quay lại chọn mẫu mới
B. Chọn công cụ Clone → Nhấn giữ Ctrl và chọn điểm ảnh mẫu → Kéo chuột
tẩy xóa → Quay lại chọn mẫu mới (nếu cần)
C. Tẩy xóa ảnh → Chọn công cụ Clone → Chọn điểm mẫu → Quay lại chọn
mẫu mới
D. Chọn công cụ Clone → Tẩy xóa ảnh → Chọn điểm mẫu → Quay lại bước
chọn mẫu
Mã đề 1111
Đề KT chính thức
(Đề có 4 trang) Mã đề: 1111
Câu 7. Khi nhập dữ liệu vào trường có kiểu “Currency”, người dùng nên nhập dữ
liệu theo cách nào?
A. Nhập giá trị số có thể kèm đơn vị tiền tệ
B. Nhập định dạng ngày tháng
C. Nhập chuỗi văn bản bất kỳ
D. Nhập ký hiệu toán học
Câu 8. Em có hai bảng: “HocSinh” và “Lop”. Bảng “HocSinh” có trường MaLop
liên kết với bảng “Lop”. Để tạo liên kết này đúng, em cần:
A. Tạo quan hệ một-nhiều giữa MaLop của “Lop” và “HocSinh”
B. Chuyển cả hai bảng sang Excel rồi liên kết lại
C. Đặt MaLop là khóa chính trong cả hai bảng
D. Không cần tạo quan hệ vì dữ liệu đã có
Câu 9. Kiểu dữ liệu nào trong Access thường dùng để lưu văn bản ngắn như tên
người, địa chỉ...?
A. Currency B. Date/Time C. Number D. Short Text
Câu 10. Đâu là thao tác dùng để cập nhật dữ liệu trong bảng Access?
A. Tạo biểu mẫu mới B. Chạy truy vấn
C. Nhập dữ liệu trực tiếp vào bảng D. Lưu tệp CSDL
Câu 11. Câu nào sau đây đúng khi nói về ảnh động trong GIMP?
A. GIMP chỉ tạo ảnh động từ video
B. GIMP không hỗ trợ xuất ảnh động
C. Ảnh động là chuỗi các ảnh tĩnh hiển thị liên tiếp
D. Mỗi ảnh động chỉ có một khung hình
Câu 12. Để xuất ảnh động sau khi tạo trong GIMP, ta dùng lệnh:
A. Image > Export B. File > Save As C. File > Export As D. Edit > Export
Câu 13. Khi nào cần sử dụng lệnh "Image > Fit Canvas to Layers" sau khi cắt ảnh?
A. Khi muốn điều chỉnh khung ảnh vừa với ảnh sau khi cắt
B. Khi muốn thêm khung viền cho ảnh
C. Khi cần lật ảnh sang trái hoặc phải D. Khi muốn tăng độ sáng cho ảnh
Câu 14. Cách nào sau đây không phải là cách thu nhỏ, phóng to ảnh trong GIMP?
A. Sử dụng công cụ Zoom B. Gõ giá trị vào ô tỉ lệ thu/phóng
C. Sử dụng công cụ Move D. Giữ phím Ctrl và lăn chuột
Câu 15. Để thực hiện phép biến đổi phối cảnh khi sao chép ảnh, ta dùng công cụ
nào?
A. Perspective Clone B. Healing C. Move D. Clone
Câu 16. Ảnh động bị giật, chuyển động không mượt mà vì nguyên nhân nào sau
đây?
A. Thời gian hiển thị từng khung hình quá ngắn
B. Có nhiều khung hình biểu thị một cử động nào đó
C. Thời gian hiển thị từng khung hình quá dài
D. Có ít khung hình biểu thị một cử động nào đó
Mã đề 1111
Câu 17. Trong cửa sổ Relationships của Access, để tạo mối quan hệ giữa hai bảng,
cần thực hiện thao tác nào?
A. Vẽ sơ đồ khung bảng B. Chọn Insert > Table
C. Gõ lệnh SQL tạo quan hệ
D. Kéo trường khóa chính từ bảng này thả vào khóa ngoài bảng kia
Câu 18. Một học sinh muốn di chuyển đối tượng trong ảnh mà không làm thay đổi
khung ảnh. Em hãy chọn thao tác đúng:
A. Dùng công cụ Move để kéo thả đối tượng
B. Dùng công cụ Zoom để di chuyển ảnh
C. Giữ phím Space và kéo chuột D. Sử dụng thanh trượt ngang hoặc dọc
Câu 19. Để tạo ảnh động từ hiệu ứng có sẵn trong GIMP, ta sử dụng lệnh nào?
A. Image > Crop B. View > Guides
C. File > Export D. Filters > Animation
Câu 20. Phát biểu nào sau đây SAI về việc thiết kế ảnh động trong phần mềm
GIMP?
A. Thứ tự các khung hình của ảnh động được sắp xếp tuỳ ý.
B. Có thể thiết kế ảnh động từ các hiệu ứng có sẵn hoặc tự tạo.
C. Có thể xem trước và chỉnh sửa ảnh động khi xuất ảnh động với định dạng
GIF.
D. Thời gian xuất hiện của từng khung hình của ảnh động ảnh hưởng đến tốc độ
chuyển động của ảnh động.
II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI. (2 điểm) Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu,
học sinh chọn ĐÚNG hoặc SAI?
Câu 1. Tú tạo một ảnh động banner quảng cáo với dòng chữ 'SALE 50%' nhấp
nháy đỏ-vàng liên tục.
a) GIMP chỉ cho phép tạo ảnh động từ hiệu ứng có sẵn như Waves hoặc
Rippling.
b) Tú có thể thay đổi màu chữ ở từng khung hình để tạo hiệu ứng nhấp nháy.
c) Việc lặp lại một chuỗi khung hình sẽ giúp tạo ảnh động có tính lặp chu kỳ.
d) Định dạng .PNG là định dạng bắt buộc khi xuất ảnh động từ GIMP.
Câu 2. An đang xóa một dòng chữ nhỏ được in lên một bức ảnh phong cảnh. Dòng
chữ nằm trên nền bầu trời và An muốn kết quả sau chỉnh sửa trông thật mượt mà
và không bị phát hiện.
a) An có thể dùng công cụ Healing để xử lý vùng chữ in, giúp hòa trộn với nền
bầu trời.
b) Nếu chữ nằm gần mây, An nên chọn vùng mẫu gần đó để đảm bảo màu sắc và
kết cấu tương đồng.
c) Trước khi chỉnh sửa, An nhân đôi lớp ảnh gốc để dễ dàng so sánh và khôi phục
nếu cần. Việc này là một thao tác hợp lý.
d) Perspective Clone là công cụ phù hợp nhất để xóa chữ nằm trên vùng nền
phẳng như bầu trời.
Mã đề 1111
III. TỰ LUẬN (3 điểm)
Cho cơ sở dữ liệu quán lí học sinh gồm 3 bảng sau:
1. Bảng: LOP (Lớp)
Tên trường Kiểu dữ liệu Ghi chú Giải thích
TenLop Short Text Khóa chính Mã lớp, ví dụ: 10A3
GVCN Short Text Giáo viên chủ nhiệm Tên giáo viên chủ nhiệm
2. Bảng: HOCSINH (Học sinh)
Tên trường Kiểu dữ liệu Ghi chú Giải thích
MaHS Short Text Khóa chính Mã học sinh
HoTen Short Text Họ tên
NgaySinh Date/Time Ngày sinh
TenLop Short Text Khóa ngoài → LOP.MaLop Tên lớp
3. Bảng: DIEM (Điểm số)
Tên trường Kiểu dữ liệu Ghi chú Giải thích
STT AutoNumber Khóa chính Số thứ tự
MaHS Short Text Khóa ngoài → HOCSINH.MaHS Mã học sinh
MonHoc Short Text Ví dụ: Toán, Văn, Anh Môn học
DiemSo Number (Double) Ví dụ: 8.5, 9.0, 7.75 Điểm số
Mối quan hệ:
1. LOP.MaLop → HOCSINH.MaLop (1 lớp có nhiều học sinh)
2. HOCSINH.MaHS → DIEM.MaHS (1 học sinh có nhiều điểm môn)
a. Hiển thị họ tên học sinh của những học sinh sinh vào tháng 4
b. Hiển thị tất cả họ tên học sinh của lớp 11A1
c. Tính điểm trung bình chung tất cả các môn của toàn trường
-----------------HẾT---------------------
Học sinh không được sử dụng tài liệu. CBCT không giải thích gì thêm.
Mã đề 1111