intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kỳ môn Dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo - CĐKT Cao Thắng

Chia sẻ: Nguyễn Mạnh Hùng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

682
lượt xem
84
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Đề thi và đáp án học kỳ môn Dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo, đề thi này gồm 2 đề với những câu hỏi có kèm đáp án giúp bạn hệ thống lại các kiến thức về dung sai lắp ghép, kỹ thuật đo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kỳ môn Dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo - CĐKT Cao Thắng

  1. -1- BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CĐKT CAO THẮNG ĐỀ THI HỌC KỲ MÔN: DUNG SAI LẮP GHÉP VÀ KỸ THUẬT ĐO THỜI GIAN: 90 PHÚT ĐỀ 1: 1)Cho lắp ghép Ø45H7/g6 -Giải thích ký hiệu lắp ghép. -Xác định sai lệch giới hạn & dung sai kích thước lỗ, trục. -Vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép. -Nhìn sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép cho biết lắp ghép đã cho thuộc nhóm lắp ghép nào? Vì sao. Xác định trị số độ hở, độ dôi giới hạn của lắp ghép. (2,5đ) 2)Cho lắp ghép biết kích thước danh nghĩa = 20mm, độ dôi lớn nhất = 41 m, độ dôi nhỏ nhất = 7 m. -Chọn kiểu lắp tiêu chuẩn cho lắp ghép. -Xác định sai lệch giới hạn & dung sai kích thước lỗ, trục. -Vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép. (2,5đ) 3)Phay tinh mỏng bằng dao phay trụ hai mặt A & B song song nhau, kích thước bề mặt là 50x75mm. -Xác định nhám bề mặt & cấp chính xác. -Xác định trị số dung sai tiêu chuẩn, dung sai độ phẳng, dung sai độ song song. (2,5đ) 4)Đọc các giá trị sau: (2,5đ)
  2. -2- CHÚ THÍCH: Học sinh chỉ được sử dụng các bảng tra dung sai. TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 6 năm 2010 KHOA CƠ KHÍ GIÁO VIÊN Nguyễn Thành Lâm
  3. -3- ĐÁP ÁN MÔN: DUNG SAI LẮP GHÉP VÀ KỸ THUẬT ĐO (TCSCCK 09) ĐỀ 1: 1)Cho lắp ghép Ø45H7/g6 -Giải thích ký hiệu lắp ghép. -Xác định sai lệch giới hạn & dung sai kích thước lỗ, trục. -Vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép. -Nhìn sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép cho biết lắp ghép đã cho thuộc nhóm lắp ghép nào? Vì sao. Xác định trị số độ hở, độ dôi giới hạn của lắp ghép. (2,5đ) Giải: Theo đề bài ra ta có lắp ghép Ø45H7/g6 -Giải thích ký hiệu lắp ghép: Đây là lắp ghép theo hệ thống lỗ cơ bản; Kích thước danh nghĩa của lắp ghép là Ø45mm; Lỗ có sai lệch cơ bản là H, cấp chính xác 7; Trục có sai lệch cơ bản là g, cấp chính xác 6. -Xác định sai lệch giới hạn & dung sai kích thước lỗ, trục: +Lỗ Ø50H7: Tra bảng 1.14 Tr.20 (tập BTDSLG) ta có: ES = +25 m; EI = 0 Dung sai kích thước lỗ: TD = ES – EI = 25 – 0 = 25 ( m) +Trục Ø50g6: Tra bảng 1.14 Tr.20 (tập BTDSLG) ta có: es = -9 m; ei = -25 m. Dung sai kích thước trục: Td = es – ei = -9 – (-25) = 16 ( m) -Vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép Hình 1. -Nhìn sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép ta biết đây là lắp ghép lỏng vì miền dung sai của chi tiết lỗ nằm phía trên miền dung sai của chi tiết trục. +Độ hở lớn nhất của lắp ghép là: Smax = ES – ei = 25 – (-25) = 50 ( m) +Độ hở nhỏ nhất của lắp ghép là: Smin = EI – es = 0 – (-9) = 9 ( m) 2)Cho lắp ghép biết kích thước danh nghĩa = 20mm, độ dôi lớn nhất = 41 m, độ dôi nhỏ nhất = 7 m. -Chọn kiểu lắp tiêu chuẩn cho lắp ghép. -Xác định sai lệch giới hạn & dung sai kích thước lỗ, trục.
  4. -4- -Vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép. Giải: Theo đề bài ta có DN = dN = 20mm; Nmax = 41 m ; Nmin = 7 m. -Chọn kiểu lắp tiêu chuẩn cho lắp ghép: Tra bảng 1.42 Tr.63 (tập BTDSLG) ta có hai kiểu lắp tiêu chuẩn cho lắp ghép là 20H7/r6 & 20R7/h6. Ở đây ta chọn lắp ghép 20H7/r6 vì là lắp ghép ưu tiên sử dụng. -Xác định sai lệch giới hạn & dung sai kích thước lỗ, trục. +Lỗ 20H7: Tra bảng 1.14 Tr.20 (tập BTDSLG) ta có: ES = +21 m; EI = 0. Dung sai kích thước lỗ: TD = ES – EI = 21 – 0 = 21 ( m) +Trục 20r6: Tra bảng 1.33 Tr.51 (tập BTDSLG) ta có: es = +41 m; ei = +28 m Dung sai kích thước trục: Td = es – ei = 41 – 28 = 13 ( m) -Vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép Hình 2. -Nhìn sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép ta biết đây là lắp ghép chặt vì miền dung sai của chi tiết trục nằm phía trên miền dung sai của chi tiết lỗ. +Độ dôi lớn nhất của lắp ghép là: Nmax = es – EI = 41 – 0 = 41 ( m) +Độ dôi nhỏ nhất của lắp ghép là: Nmin = ei – ES = 28 – 21 = 7 ( m) 3)Phay tinh mỏng bằng dao phay trụ hai mặt A & B song song nhau, kích thước bề mặt là 50x75mm. -Xác định nhám bề mặt & cấp chính xác. -Xác định trị số dung sai tiêu chuẩn, dung sai độ phẳng, dung sai độ song song. Giải: Theo đề bài ta có phay tinh mỏng bằng dao phay trụ, kích thước danh nghĩa ta lấy = 75mm. -Xác định nhám bề mặt & cấp chính xác: Tra bảng 2.29 Nhám bề mặt & cấp chính xác ứng với các dạng gia công bề mặt chi tiết Tr.94 (tập BTDSLG) ta có: Theo đề bài Ra = 1,6 Cấp chính xác IT8, IT9 (ở đây ta chọn IT8) -Xác định trị số dung sai tiêu chuẩn, dung sai độ phẳng, dung sai độ song song. +Xác định trị số dung sai tiêu chuẩn: Tra bảng 1.4 Trị số dung sai tiêu chuẩn Tr.4 (tập BTDSLG) ta có: T(75) = 46 m.
  5. -5- +Xác định trị số dung sai độ phẳng: Tra bảng 2.7 Dung sai độ phẳng & độ thẳng Tr.71 (tập BTDSLG). ta có: Thd = 20 m. +Xác định trị số dung sai độ song song: Tra bảng 2.15 Dung sai độ song song… Tr.79 (tập BTDSLG). ta có: Tvt = 30 m. 4)Đọc các giá trị: a) 9,35mm; b) 46,70mm; c) 21,12mm; d) 33,86mm; e) 17,25mm; f) 3,17mm; g) 8,94mm; h) 24,73mm; k) 22,32mm; m) 48,58mm. -HẾT- TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 6 năm 2010 GIÁO VIÊN Nguyễn Thành Lâm
  6. -6- BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CĐKT CAO THẮNG ĐỀ THI HỌC KỲ MÔN: DUNG SAI LẮP GHÉP VÀ KỸ THUẬT ĐO THỜI GIAN: 90 PHÚT ĐỀ 2: 1)Cho lắp ghép Ø25JS7/h6 -Giải thích ký hiệu lắp ghép. -Xác định sai lệch giới hạn & dung sai kích thước lỗ, trục. -Vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép. -Nhìn sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép cho biết lắp ghép đã cho thuộc nhóm lắp ghép nào? Vì sao. Xác định trị số độ hở, độ dôi giới hạn của lắp ghép. (2,5đ) 2)Cho lắp ghép biết kích thước danh nghĩa = 36mm, độ hở lớn nhất = 75 m, độ hở nhỏ nhất = 25 m. -Chọn kiểu lắp tiêu chuẩn cho lắp ghép. -Xác định sai lệch giới hạn & dung sai kích thước lỗ, trục. -Vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép. (2,5đ) 3)Giải thích các ký hiệu sau: (2,5đ) a)Then hoa: d-8x32H7/f7x36H12/a11x6F10/f9. b)Ren: M20x2-7H/6g. c)Ổ lăn: 6-305. 4)Đọc các giá trị sau: (2,5đ)
  7. -7- CHÚ THÍCH: Học sinh chỉ được sử dụng các bảng tra dung sai. TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 6 năm 2010 GIÁO VIÊN Nguyễn Thành Lâm
  8. -8- BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CĐKT CAO THẮNG ĐỀ THI HỌC KỲ MÔN: DUNG SAI LẮP GHÉP VÀ KỸ THUẬT ĐO THỜI GIAN: 90 PHÚT ĐỀ 1: Câu 1: (3 điểm) Cho lắp ghép Ø32K7/h6 a)Tra bảng tìm sai lệch giới hạn của trục và lỗ. (0,5đ) b)Tính kích thước giới hạn, dung sai trục và lỗ. (0,5đ) c)Vẽ sơ đồ lắp ghép và cho biết mối ghép thuộc loại nào? (1,0đ) d)Tính các giá trị độ hở, độ dôi, dung sai lắp ghép. (0,5đ) e)Nếu người thợ gia công đạt kích thước lỗ Ø32,008 mm thì chi tiết đó đạt yêu cầu hay không? (0,5đ) Câu 2: (3 điểm) Cho chi tiết như hình vẽ: a)Xác định dung sai độ trụ của mặt A và mặt B. (1,0đ) b)Tìm dung sai độ đồng trục của mặt B so với mặt A. (1,0đ) c)Ghi kí hiệu dung sai trên bản vẽ. (1,0đ) Câu 3: (2 điểm) Cho lắp ghép biết DN = dN = 48mm; Smax = 80 m; Smin = 25 m. a)Chọn kiểu lắp tiêu chuẩn cho lắp ghép. (0,5đ) b)Xác định sai lệch giới hạn & dung sai kích thước lỗ, trục. (0,5đ) c)Vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép. (1,0đ) Câu 4: (2 điểm) Cho kích thước Ø36JS6 a)Để kiểm tra kích thước này ta dùng calíp nút hay calíp hàm (0,5đ). b)Vẽ hình calíp này & tra bảng xác định kích thước đầu Q & KQ của calíp (1,0đ). c)Trình bày phương pháp sử dụng calíp (0,5đ). (HỌC SINH ĐƯỢC SỬ DỤNG TÀI LIỆU) TP. HCM, ngày 07 tháng 9 năm 2010 KHOA CƠ KHÍ GIÁO VIÊN Nguyễn Thành Lâm
  9. -9- ĐÁP ÁN MÔN: DUNG SAI LẮP GHÉP VÀ KỸ THUẬT ĐO (TCSCCK 09) ĐỀ 1: Câu 1: (3 điểm) Cho lắp ghép Ø32K7/h6 a)Tra bảng tìm sai lệch giới hạn của trục và lỗ. (0,5đ) b)Tính kích thước giới hạn, dung sai trục và lỗ. (0,5đ) c)Vẽ sơ đồ lắp ghép và cho biết mối ghép thuộc loại nào? (1,0đ) d)Tính các giá trị độ hở, độ dôi, dung sai lắp ghép. (0,5đ) e)Nếu người thợ gia công đạt kích thước lỗ Ø32,008 mm thì chi tiết đó đạt yêu cầu hay không? (0,5đ) Giải: Theo đề bài ra ta có lắp ghép Ø32K7/h6 a)Tra bảng tìm sai lệch giới hạn của trục và lỗ: +Lỗ Ø32K7: Tra bảng 1.16 Tr.24 (tập BTDSLG) ta có: ES = +7 m = 0,007 mm; EI = -18 m = -0,018 mm +Trục Ø32h6: Tra bảng 1.28 Tr.42 (tập BTDSLG) ta có: es = 0 m; ei = -16 m = -0,016 mm. b)Tính kích thước giới hạn, dung sai trục và lỗ: Kích thước giới hạn lỗ: Dmax = DN + ES = 32 + 0,007 = 32,007 mm. Dmin = DN + EI = 32 + (-0,018) = 31,982 mm. Dung sai kích thước lỗ: TD = ES – EI = 7 – (-18) = 25 ( m) Kích thước giới hạn trục: dmax = dN + es = 32 + 0 = 32mm. dmin = dN + ei = 32 + (-0,016) = 31,984mm. Dung sai kích thước trục: Td = es – ei = 0 – (-16) = 16 ( m) c)Vẽ sơ đồ lắp ghép và cho biết mối ghép thuộc loại nào? Vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép Hình vẽ.
  10. -10- -Nhìn sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép ta biết đây là lắp ghép trung gian vì miền dung sai của chi tiết lỗ nằm xen kẽ với miền dung sai của chi tiết trục. d)Tính các giá trị độ hở, độ dôi, dung sai lắp ghép +Độ hở lớn nhất của lắp ghép là: S max = ES – ei = 7 – (-16) = 23 ( m) +Độ dôi lớn nhất của lắp ghép là: Nmax = es – EI = 0 – (-18) = 18 ( m) +Dung sai lắp ghép: TLG = Smax + Nmax = 23 + 18 = 41 ( m) e)Nếu người thợ gia công đạt kích thước lỗ Ø32,008 mm thì chi tiết không đạt yêu cầu. Vì kích thước gia công đạt yêu cầu khi thỏa điều kiện D max Dth Dmin, nhưng ở đây Dmax Dth. Câu 2: a)Xác định dung sai độ trụ của mặt A và mặt B: Mặt A với Ø8h7: Tra bảng 2.11 Tr.75 (tập BTDSLG) ta có: Dung sai độ trụ của mặt A: TTrụ = 6 ( m) Mặt B với Ø22js6: Tra bảng 2.11 Tr.75 (tập BTDSLG) ta có: Dung sai độ trụ của mặt B: TTrụ = 6 ( m) b)Tìm dung sai độ đồng trục của mặt B so với mặt A. (1,0đ) Tra bảng 2.21 Tr.88 (tập BTDSLG) ta có: Dung sai độ đồng trục của mặt B so với mặt A là 16 ( m) c)Ghi kí hiệu dung sai trên bản vẽ. Câu 3: (2 điểm) Cho lắp ghép biết DN = dN = 48mm; Smax = 80 m; Smin = 25 m. a)Chọn kiểu lắp tiêu chuẩn cho lắp ghép. (0,5đ) b)Xác định sai lệch giới hạn & dung sai kích thước lỗ, trục. (0,5đ) c)Vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép. (1,0đ) Giải: Theo đề bài ta có DN = dN = 48mm; Smax = 80 m; Smin = 25 m. a)Chọn kiểu lắp tiêu chuẩn cho lắp ghép: Tra bảng 1.40 Tr.61 (tập BTDSLG) ta có một kiểu lắp tiêu chuẩn là 48F8/h6. b)Xác định sai lệch giới hạn & dung sai kích thước lỗ, trục. +Lỗ 48F8: Tra bảng 1.12 Tr.18 (tập BTDSLG) ta có: ES = +64 m; EI = +25 m. Dung sai kích thước lỗ: TD = ES – EI = 64 – 25 = 39 ( m)
  11. -11- +Trục 48h6: Tra bảng 1.29 Tr.43 (tập BTDSLG) ta có: es = 0; ei = -16 m. Dung sai kích thước trục: Td = es – ei = 0 – (-16) = 16 ( m) c)Vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép Hình vẽ. Câu 4: (2 điểm) Cho kích thước Ø36JS6 a)Để kiểm tra kích thước này ta dùng calíp nút hay calíp hàm (0,5đ). b)Vẽ hình calíp này & tra bảng xác định kích thước đầu Q & KQ của calíp (1,0đ). c)Trình bày phương pháp sử dụng calíp (0,5đ). Giải: a)Theo đề bài ra kích thước Ø36JS6 là kích thước lỗ. Để kiểm tra kích thước lỗ ta dùng calíp trục. b)Vẽ hình calíp trục & tra bảng xác định kích thước đầu Q & KQ của calíp. Vẽ hình calíp trục: Hình vẽ. Tra bảng xác định kích thước đầu Q & KQ của calíp. Với kích thước Ø36JS6. Tra bảng 1.33 Tr.51 (tập BTDSLG) ta có: ES = +8 m = 0,008mm; EI = -8 m = -0,008mm. Ta có Dmax = DN + ES = 36 + 0,008 = 36,008mm = đầu KQ. Dmin = DN + EI = 36 + (-0,008) = 35,992mm = đầu Q. c)Phương pháp sử dụng calíp: Trước tiên lau sạch calíp & chi tiết cần kiểm tra. Đút đầu qua (Q) của calíp vào lỗ cần kiểm tra, nếu lọt qua thì nhận sản phẩm, nếu không lọt qua thì kích thước lỗ còn nhỏ chuyển chi tiết sang khâu sửa chữa. Sau đó đút đầu không qua (KQ) của calíp vào lỗ của chi tiết đã đạt ở đầu qua (Q) nếu không qua thì sản phẩm đạt yêu cầu, nếu đút lọt qua thì kích thước lỗ chi tiết này bị rộng, chi tiết bị loại.
  12. -12- -HẾT- TP. HCM, ngày 07 tháng 9 năm 2010 GIÁO VIÊN Nguyễn Thành Lâm
  13. -13- ĐÁP ÁN MÔN: DUNG SAI LẮP GHÉP VÀ KỸ THUẬT ĐO (TCSCCK 09) ĐỀ 2: 1)Cho lắp ghép Ø25JS7/h6 -Giải thích ký hiệu lắp ghép. -Xác định sai lệch giới hạn & dung sai kích thước lỗ, trục. -Vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép. -Nhìn sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép cho biết lắp ghép đã cho thuộc nhóm lắp ghép nào? Vì sao. Xác định trị số độ hở, độ dôi giới hạn của lắp ghép. (2,5đ) Giải: Theo đề bài ra ta có lắp ghép Ø25JS7/h6 -Giải thích ký hiệu lắp ghép: Đây là lắp ghép theo hệ thống trục cơ bản; Kích thước danh nghĩa của lắp ghép là Ø25mm; Lỗ có sai lệch cơ bản là JS, cấp chính xác 7; Trục có sai lệch cơ bản là h, cấp chính xác 6. -Xác định sai lệch giới hạn & dung sai kích thước lỗ, trục +Lỗ Ø25JS7: Tra bảng 1.14 Tr.20 (tập BTDSLG) ta có: ES = +10,5 m; EI = -10,5 m. Dung sai kích thước lỗ: TD = ES – EI = 10,5 – (-10,5) = 21 ( m) +Trục Ø25h6: Tra bảng 1.29 Tr.43 (tập BTDSLG) ta có: es = 0 m; ei = -13 m. Dung sai kích thước trục: Td = es – ei = 0 – (-13) = 13 ( m) -Vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép Hình 1. -Nhìn sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép ta biết đây là lắp ghép trung gian vì miền dung sai của chi tiết lỗ nằm xen kẽ với miền dung sai của chi tiết trục. +Độ hở lớn nhất của lắp ghép là: S max = ES – ei = 10,5 – (-13) = 23,5 ( m). +Độ dôi lớn nhất của lắp ghép là: Nmax = es – EI = 0 – (-10,5) = 10,5 ( m)
  14. -14- 2)Cho lắp ghép biết kích thước danh nghĩa = 36mm, độ hở lớn nhất = 75 m, độ hở nhỏ nhất = 25 m. -Chọn kiểu lắp tiêu chuẩn cho lắp ghép. -Xác định sai lệch giới hạn & dung sai kích thước lỗ, trục. -Vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép. Giải: Theo đề bài ta có DN = dN = 36mm; Smax = 75 m ; Smin = 25 m. -Chọn kiểu lắp tiêu chuẩn cho lắp ghép: Tra bảng 1.40 Tr.61 (tập BTDSLG) ta có hai kiểu lắp tiêu chuẩn cho lắp ghép là 36H7/f7 & 36F7/h7. Ở đây ta chọn lắp ghép 36H7/f7 vì là lắp ghép ưu tiên sử dụng. -Xác định sai lệch giới hạn & dung sai kích thước lỗ, trục. +Lỗ 36H7: Tra bảng 1.14 Tr.20 (tập BTDSLG) ta có: ES = +25 m; EI = 0. Dung sai kích thước lỗ: TD = ES – EI = 25 – 0 = 25 ( m) +Trục 36f7: Tra bảng 1.27 Tr.41 (tập BTDSLG) ta có: es = -25 m; ei = -50 m. Dung sai kích thước trục: Td = es – ei = -25 – (-50) = 25 ( m) -Vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép Hình 2. -Nhìn sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép ta biết đây là lắp ghép lỏng vì miền dung sai của chi tiết trục nằm phía dưới miền dung sai của chi tiết lỗ. +Độ hở lớn nhất của lắp ghép là: S max = ES – ei = 25 – (-50) = 75 ( m) +Độ hở nhỏ nhất của lắp ghép là: Smin = EI – es = 0 – (-25) = 25 ( m) 3)Giải thích các ký hiệu sau: (2,5đ) a)Then hoa: d-8x32H7/f7x36H12/a11x6F10/f9. b)Ren: M20x2-7H/6g. c)Ổ lăn: 6-305. Giải: a)Giải thích ký hiệu d-8x32H7/f7x36H12/a11x6F10/f9. Đây là ký hiệu mối ghép then hoa:
  15. -15- d: định tâm theo d. 8: số răng Z= 8 32H7/f7: đường kính trong d = 32mm, lắp ghép theo H7/f7 36H12/a11: đường kính ngoài D = 36mm, lắp ghép theo 36H12/a11. 6F10/f9: chiều rộng của răng b = 6mm, lắp ghép theo F10/f9. b)Giải thích ký hiệu M20x2-7H/6g. Đây là ký hiệu ren hệ mét bước nhỏ, bước ren P = 2mm. Đường kính lớn nhất của ren (D, d) = 20mm, ren hướng phải một đầu mối; Miền dung sai D2, D1 của ren trong đều là 7H; Miền dung sai d 2, d của ren ngoài đều là 6g. c)Giải thích ký hiệu 6-305: Ổ lăn cấp chính xác 6, số hiệu 305. 4)Đọc các giá trị: a) 11,65mm; b) 34,20mm; c) 22,52mm; d) 39,38mm; e) 23,01mm; f) 16,36mm; g) 6,50mm; h) 2,67mm; k) 15,84mm; m) 40,26mm. -HẾT- TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 6 năm 2010 GIÁO VIÊN Nguyễn Thành Lâm
  16. -16- BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CĐKT CAO THẮNG ĐỀ THI HỌC KỲ MÔN: DUNG SAI LẮP GHÉP VÀ KỸ THUẬT ĐO THỜI GIAN: 90 PHÚT ĐỀ 2: Câu 1: (3 điểm) Cho lắp ghép Ø15H8/d9 a)Tra bảng tìm sai lệch giới hạn của trục và lỗ. (0,5đ) b)Tính kích thước giới hạn, dung sai trục và lỗ. (0,5đ) c)Vẽ sơ đồ lắp ghép và cho biết mối ghép thuộc loại nào? (1,0đ) d)Tính các giá trị độ hở, độ dôi, dung sai lắp ghép. (0,5đ) e)Nếu người thợ gia công đạt kích thước trục Ø14,907 mm thì chi tiết đó đạt yêu cầu hay không? (0,5đ) Câu 2: (3 điểm) Cho đường kính trục d = Ø20mm. a)Tra kích thước B, h, t1, t2 của then bằng và xác định LẮP GHÉP giữa then bằng với rãnh trên bạc & then bằng với rãnh trên trục, biết mối ghép bạc xê dịch tự do. (1,5đ) b)Vẽ bản vẽ lắp then bằng. (1,5đ) Câu 3: (2 điểm) Cho lắp ghép biết DN = dN = 22mm; Nmax = 48 m; Nmin = 14 m. a)Chọn kiểu lắp tiêu chuẩn cho lắp ghép. (0,5đ) b)Xác định sai lệch giới hạn & dung sai kích thước lỗ, trục. (0,5đ) c)Vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép. (1,0đ) Câu 4: (2 điểm) Cho kích thước Ø45e6 a)Để kiểm tra kích thước này ta dùng calíp nút hay calíp hàm (0,5đ). b)Vẽ hình calíp này & tra bảng xác định kích thước đầu Q & KQ của calíp (1,0đ). c)Trình bày phương pháp sử dụng calíp (0,5đ). (HỌC SINH ĐƯỢC SỬ DỤNG TÀI LIỆU) TP. HCM, ngày 07 tháng 9 năm 2010 KHOA CƠ KHÍ GIÁO VIÊN Nguyễn Thành Lâm
  17. -17- ĐÁP ÁN MÔN: DUNG SAI LẮP GHÉP VÀ KỸ THUẬT ĐO (TCSCCK 09) ĐỀ 2: Câu 1: (3 điểm) Cho lắp ghép Ø15H8/d9 a)Tra bảng tìm sai lệch giới hạn của trục và lỗ. (0,5đ) b)Tính kích thước giới hạn, dung sai trục và lỗ. (0,5đ) c)Vẽ sơ đồ lắp ghép và cho biết mối ghép thuộc loại nào? (1,0đ) d)Tính các giá trị độ hở, độ dôi, dung sai lắp ghép. (0,5đ) e)Nếu người thợ gia công đạt kích thước trục Ø14,907 mm thì chi tiết đó đạt yêu cầu hay không? (0,5đ) Giải: Theo đề bài ra ta có lắp ghép Ø15H8/d9 a)Tra bảng tìm sai lệch giới hạn của trục và lỗ: +Lỗ Ø15H8: Tra bảng 1.14 Tr.20 (tập BTDSLG) ta có: ES = 27 m = 0,027 mm; EI = 0 m. +Trục Ø15d9: Tra bảng 1.27 Tr.40 (tập BTDSLG) ta có: es = -50 m = -0,050 mm; ei = -93 m = -0,093 mm. b)Tính kích thước giới hạn, dung sai trục và lỗ: Kích thước giới hạn lỗ: Dmax = DN + ES = 15 + 0,027 = 15,027 mm. Dmin = DN + EI = 15 + 0 = 15 mm. Dung sai kích thước lỗ: TD = ES – EI = 27 – 0 = 27 ( m) Kích thước giới hạn trục: dmax = dN + es = 15 + (-0,050) = 14,950mm. dmin = dN + ei = 15 + (-0,093) = 14,907mm. Dung sai kích thước trục: Td = es – ei = -50 – (-93) = 43 ( m) c)Vẽ sơ đồ lắp ghép và cho biết mối ghép thuộc loại nào? Vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép Hình vẽ. -Nhìn sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép ta biết đây là lắp ghép lỏng vì miền dung sai của chi tiết lỗ nằm phía trên miền dung sai của chi tiết trục.
  18. -18- d)Tính các giá trị độ hở, độ dôi, dung sai lắp ghép: +Độ hở lớn nhất của lắp ghép là: S max = ES – ei = 27 – (-93) = 120 ( m) +Độ hở nhỏ nhất của lắp ghép là: Smin = EI – es = 0 – (-50) = 50 ( m) +Dung sai lắp ghép: TLG = Smax + Smin = 120 – 50 = 70 ( m) e)Nếu người thợ gia công đạt kích thước trục Ø14,907 mm thì chi tiết đạt yêu cầu vì thỏa điều kiện Dmax Dth Dmin. Câu 2: (3 điểm) Cho đường kính trục d = Ø20mm. a)Tra kích thước B, h, t1, t2 của then bằng và xác định LẮP GHÉP giữa then bằng với rãnh trên bạc & then bằng với rãnh trên trục, biết mối ghép bạc xê dịch tự do. (1,5đ) b)Vẽ bản vẽ lắp then bằng. (1,5đ) Giải: a)Xác định kích thước B, h, t 1, t2 của then bằng: Tra bảng 4.1 Tr.110 (tập BTDSLG) với đường kính trục d = Ø20mm ta có B = 6mm; h = 6mm; t 1 = 3,5mm; t2 = 2,8mm. Xác định LẮP GHÉP giữa then bằng với rãnh trên bạc & then bằng với rãnh trên trục, biết mối ghép bạc xê dịch tự do. Tra bảng 4.4 Tr.113 (tập BTDSLG) ta có: -Then lắp với rãnh trên bạc D10/h9. -Then lắp với rãnh trên trục H9/h9. b)Vẽ bản vẽ lắp then bằng như Hình vẽ: Câu 3: (2 điểm) Cho lắp ghép biết DN = dN = 22mm; Nmax = 48 m; Nmin = 14 m. a)Chọn kiểu lắp tiêu chuẩn cho lắp ghép. (0,5đ) b)Xác định sai lệch giới hạn & dung sai kích thước lỗ, trục. (0,5đ) c)Vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép. (1,0đ) Giải: Theo đề bài ta có DN = dN = 22mm; Nmax = 48 m; Nmin = 14 m. a)Chọn kiểu lắp tiêu chuẩn cho lắp ghép: Tra bảng 1.42 Tr.63 (tập BTDSLG) ta có hai kiểu lắp tiêu chuẩn là 22H7/s6 & 22S7/h6. Ở đây ta chọn lắp ghép 22H7/s6 vì là lắp ghép ưu tiên sử dụng.
  19. -19- b)Xác định sai lệch giới hạn & dung sai kích thước lỗ, trục. +Lỗ 22H7: Tra bảng 1.14 Tr.20 (tập BTDSLG) ta có: ES = +21 m; EI = 0 Dung sai kích thước lỗ: TD = ES – EI = 21 – 0 = 21 ( m) +Trục 22s6: Tra bảng 1.33 Tr.51 (tập BTDSLG) ta có: es = 48 m; ei = 35 m Dung sai kích thước trục: Td = es – ei = 48 – 35 = 13 ( m) c)Vẽ sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép Hình vẽ. Câu 4: (2 điểm) Cho kích thước Ø45e6 a)Để kiểm tra kích thước này ta dùng calíp nút hay calíp hàm (0,5đ). b)Vẽ hình calíp này & tra bảng xác định kích thước đầu Q & KQ của calíp (1,0đ). c)Trình bày phương pháp sử dụng calíp (0,5đ). Giải: a)Theo đề bài ra kích thước Ø45e6 là kích thước trục. Để kiểm tra kích thước trục ta dùng calíp hàm. b)Vẽ hình calíp hàm & tra bảng xác định kích thước đầu Q & KQ của calíp. Vẽ hình calíp hàm: Hình vẽ. Tra bảng xác định kích thước đầu Q & KQ của calíp. Với kích thước Ø45e6. Tra bảng 1.27 Tr.40 (tập BTDSLG) ta có: es = -50 m = -0,050mm; ei = -66 m = -0,066mm. Ta có dmax = dN + es = 45 + (-0,050) = 44,950mm = đầu KQ. dmin = dN + ei = 45 + (-0,066) = 44,934mm = đầu Q. c)Phương pháp sử dụng calíp: Trước tiên lau sạch calíp & chi tiết cần kiểm tra. Đút đầu qua (Q) của calíp vào lỗ cần kiểm tra, nếu lọt qua thì nhận sản phẩm, nếu không lọt qua thì kích thước lỗ còn nhỏ chuyển chi tiết sang khâu sửa chữa. Sau đó đút đầu không qua (KQ) của calíp vào lỗ của chi tiết đã đạt ở đầu qua (Q) nếu không qua thì sản phẩm đạt yêu cầu, nếu đút lọt qua thì kích thước lỗ chi tiết này bị rộng, chi tiết bị loại.
  20. -20- -HẾT- TP. HCM, ngày 07 tháng 9 năm 2010 GIÁO VIÊN Nguyễn Thành Lâm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2