intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Sử - Kèm đáp án

Chia sẻ: Ngoc Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

262
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12 kèm đáp án dành cho các em học sinh đang chuẩn bị cho kỳ kiểm tra, qua đó các em sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Sử - Kèm đáp án

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊNBÁI KÌ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA NĂM HỌC : 2010 - 2011 Đề chính thức MÔN THI: LỊCH SỬ (Gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 180 phót (kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò) Câu 1 (3,0 điểm): Lập bảng trình bày tên Quốc hiệu nước ta qua các thời kì lịch sử theo mẫu sau: STT Tên Quốc hiệu Thời gian Tên người đặt Quốc hiệu 1… C©u 2 (2,5 ®iÓm): Những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Em có suy nghĩ gì về vận mệnh của chủ nghĩa xã hội qua sự sụp đổ đó? Câu 3: (3,0 điểm) Từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì có điểm gì mới? Em hãy so sánh tinh thần chống Pháp của vua quan triều Nguyễn với nhân dân ta từ 1858 đến 1873. Câu 4: (2,5 điểm) Xuất phát từ nhận định nào Đảng ta đã chọn Điện Biên Phủ làm điểm “quyết chiến chiến lược” với địch. Tại sao nói thắng lợi Điện Biên Phủ có ý nghĩa quyết định thắng lợi tại Hội nghị Giơnevơ? Câu 5: (3,0 điểm) Cuộc chiến đấu nào của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai (1946 – 1954) đã làm phá sản bước đầu kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp? Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Câu 6: (3,0 điểm) Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc hãy làm rõ công lao của Hồ Chí Minh đối với việc tổ chức lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam từ năm 1941 đến năm 1969. Câu 7 (3,0 điểm) Quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU). Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU. Vì sao nói Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới? -----------------Hết------------------- Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm Họ tên thí sinh ………………………………………… Số báo danh ………………….. Chữ kí giám thi 1……………………………………… Chữ kí giám thị 2 ……………
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI YÊN BÁI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm trang) NĂM HỌC 2010 – 2011 MÔN THI: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu hỏi Đáp án Điểm Câu 1: Lập bảng trình bày tên Quốc hiệu nước ta qua các thời kì (3,0 điểm) lịch sử theo mẫu sau: STT Tên Quốc Thời gian Tên người đặt hiệu Quốc hiệu (1 điểm) (1 điểm) (1 điểm) 1 Văn Lang Thế kỉ VII TCN – Vua Hùng Thế kỉ II TCN 2 Âu Lạc Thế kỉ III TCN- An Dương Vương Thế kỉ II TCN 3 Vạn xuân Năm 544- 602 Lý Bí 4 Đại Cồ Việt Năm 968 – 1054 Đinh Bộ Lĩnh 5 Đại Việt Năm 1054 – 1400 Lý Thành Tông 6 Đại Ngu Năm 1400 – 1407 Hồ Quí Ly 7 Đại Việt Năm 1428 – 1804 Lê lợi tiếp tục đặt tên nước là Đại Việt 8 Việt Nam Năm 1804 – 1820 Gia Long 9 Đại Nam Năm 1839 – 1945 Minh Mạng 10 Việt Nam Năm 1945 – 1976 dân chủ cộng hòa 11 Cộng hòa xã Năm 1976 đến hội chủ nay nghĩa Việt 1
  3. Nam Câu 2: Những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Em có suy nghĩ gì về vận mệnh (2,5 điểm) của chủ nghĩa xã hội qua sự sụp đó? * Nguyên nhân: 0,25 - Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí với cơ chế quan liêu bao cấp… 0,25 - Không bắt kịp bước phát triển của khoa học kĩ thuật tiên tiến… 0,25 - Khi tiến hành cải tổ mắc nhiều sai lầm, làm cho khủng hoảng ngày càng trầm trọng hơn. 0,25 - Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. * Nhận xét: 1,5 Chủ nghĩa xã hội không cáo chung, lịch sử không phải dừng lại với sự tồn tại vĩnh hằng của chủ nghĩa tư bản. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và các nước Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa nhân văn chỉ là bước lùi tạm thời…Vì chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản là một chế độ tiến bộ nhất – xã hội của dân, do dân và vì dân. Câu 3: Từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì có điểm gì mới? Em hãy so sánh tinh thần (3,0 điểm) chống Pháp của vua quan triều Nguyễn với nhân dân ta từ 1858 đến 1873. * Điểm mới của cuộc kháng chiến của nhan dân Nam Kì từ sau 1,0 Hiệp ước Nhâm Tuất 1862: Từ sau năm 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân mang tính chất độc lập với triều đình, vừa chống Pháp, vừa chống phong kiến đầu hàng, cuộc kháng chiến của nhân dân gặp nhiều khó khăn do thái độ bỏ rơi, xa lánh của triều đình với lực lượng kháng chiến. * So sánh: - Triều đình tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu song đường 1,0 lối kháng chiến nặng về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân Pháp (chủ động “Nghị hòa” vận động chuộc đất), 2
  4. bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp. 1,0 - Trái ngược với thái độ bạc nhược của trièu đình nhân dân chủ động đứng lên kháng chiến với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khi triều đình đầu hàng, nhân dân tiếp tục kháng chiến mạnh hơn trước, bằng nhiều hình thức linh hoạt , sáng tạo. Câu : 4 Xuất phát từ nhận định nào Đảng ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm “quyết chiến chiến lược” với địch. Tại sao nói thắng lợi Điện (2,5 điểm) Biên Phủ có ý nghĩa quyết định thắng lợi tại Hội nghị Giơnevơ? * Xuất phát từ nhận định… - Xuất phát từ nhận định: Điện Biên Phủ là một vị trí then chốt lại ở 0,5 quá xa hậu phương của ta… Nên địch xây dựng Điện Biên phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương… - Như vậy, từ chỗ không nằm trong kế hoạch Nava ban đầu, Điện 0,25 Biên Phủ đã trở thành khâu trung tâm của kế hoạch Nava… - Muốn phá tan kế hoạch Nava đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, 0,5 tất yếu phải tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đảng ta cho rằng: Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhưng có chỗ yếu cơ bản là bị cô lập, chỉ có thể tiếp viện bằng đường hàng không. Quân đội ta đã trưởng thành, hậu phương ta vững mạnh có thể khắc phục được những khó khăn về tiếp tế, vận tải… - Xuất phát từ tình hình trên Đảng quyết định mở chiến dịch Điện 0,25 Biên Phủ. * Tại sao nói thắng lợi Điện Biên Phủ… - Thực dân Pháp hiếu chiến luôn ngoan cố theo đuổi chiến tranh xâm 0,25 lược. Chỉ có đập tan ý chí xâm lược của kẻ thù thì chúng mới chịu thương lượng… - Lúc này trên chiến trường ta đã giành những thắng lợi lớn, càng 0,25 ngoan cố kéo dài chiến tranh Pháp càng bị sa lầy trong vũng bùn chiến tranh Đông Dương, chỉ đến khi thất bại nặng nề chúng mới chịu thay đổi thái độ. - Ngày 26/4/1954, giữa lúc quân ta chuẩn bị mở đợt tấn công thứ ba 0,25 3
  5. để quyết định số phận quân Pháp ở Điện Biên Phủ thì Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương khai mạc và với chiến thắng của quân dân ta ở Điện Biên Phủ, số phận quân Pháp đã nằm trong tay chúng ta thì chúng mới chịu ngồi thương lượng thực sự và phải kí Hiệp định Giơnevơ sau 72 ngày đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. - Như vậy, thắng lợi ở bàn Hội nghị chỉ có thể thực hiện được khi 0,25 chúng ta đã có thực lực, đã mạnh, đã thắng, đã đập tan ý chí xâm lược trên mặt trận quân sự… Câu: 5 Cuộc chiến đấu nào của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến (3,0 điểm) chống thực dân Pháp lần thứ hai (1946 – 1954) đã làm phá sản bước đầu kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp? Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa. - Đó là cuộc chiến đấu ở đô thị của quân và dân ta trong những 0,25 ngày đầu toàn quốc kháng chiến. * Diễn biến: - Chấp hành mệnh lệnh của bộ Tổng chỉ huy, quân và dân ở các thành 0,25 phố, thị xã ở Bắc vĩ tuyến 16 đồng loạt nổ súng. - Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, bên cạnh các lực lượng tự vệ, nhân 0,25 dân đã dũng cảm chiến đấu và phục vụ chiến đấu… cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt ở Nam Định, Huế, Đà Nẵng, Hà Nội. - Ngày 20/12/1946, quân ta nổ súng tấn công 650 quân Pháp ở Nam 0,25 Định. - Ở Huế quân ta tấn công các vị trí đóng quân của địch. Sau 50 ngày 0,25 đêm quân ta bao vây, tiến công địch… - Ở Đà Nẵng, quân dân ta tiến công, bao vây, cô lập sân bay… 0,25 - Tiêu biểu nhất là cuộc chiến đấu oanh liệt trong 60 ngày đêm ở Hà 0,5 Nội với tinh thần “ Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh” quân và dân ta chiến đấu dũng cảm… Quân dân ta đã đánh gần 40 trận, loại khỏi vòng chiến hàng trăm tên địch… * Kết quả - ý nghĩa: - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong thành phố. Địch 1,0 4
  6. bị tiêu hao nhiều sinh lực, hàng trăm tên bị tiêu diệt, một số phương tiện chiến tranh bị phá hủy, bước đầu làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp. Cơ quan Đảng, Nhà nước và lực lượng của ta rút về chiến khu an toàn. Cuộc chiến đấu tạm thời kết thúc để chuyển sang một giai đoạn mới. Câu 6: Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc hãy làm rõ công lao của Hồ Chí Minh đối với việc tổ chức lãnh đạo cách mạng giải (3,0 điểm) phóng dân tộc Việt Nam từ năm 1941 đến năm 1969. * Từ 1941 đến 1945: Sau 30 năm bôn ba ở hải ngoại, đến ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái 0,25 Quốc về nước tại Pác Bó – Cao Bằng. Người đã tổ chức và chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (từ 10 đến 19/5/1941) hoàn thành chủ trương chuyển hướng đấu tranh cách mạng của Đảng được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11/1939… - Giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương, thành lập Mặt trận 0,25 Việt Minh. - Đề ra chủ trương khởi nghĩa giành chính quyền, từ khởi nghĩa từng 0,25 phần phát triển lên Tổng khởi nghĩa khi thời cơ thuận lợi, đặt nhiệm vụ chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là trung tâm. * Hoạt động chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. - Sáng lập Việt Nam độc lập đồng minh … Ra chỉ thị thành lập đội 0,25 Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944). - Tổ chức xây dựng căn cứ địa cách mạng… Người là linh hồn cho 0,25 Tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi. - Thành lập chính phủ cách mạng của nước Việt Nam mới, soạn thảo và đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945. 0,25 * Từ 1945 đến 1954: - Người trực tiếp lãnh đạo việc xây dựng, kiện toàn Nhà nước dân chủ 0,25 nhân dân, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân đấu tranh diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. - Xây dựng chính phủ chính thức và ban hành Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. 0,25 5
  7. - Đề ra đường lối kháng chiến lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân trường kì 0,25 chống thực dân Pháp xâm lược đi tới thắng lợi hoàn toàn. * Từ 1954 đến 1969: - Người cùng Trung ương Đảng hoàn thiện đường lối cách mạng xã 0,25 hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh cách mạng của đồng bào chiến sĩ cả nước. 0,25 - Trú trọng xây dựng, rèn luyện nâng cao sức lãnh đạo của Đảng, chăm lo xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân. Xây đắp nền tảng xã hội chủ nghĩa, vun đắp quan hệ đoàn kết quốc tế. 0,25 - Ngày 2/9/1969, Chủ Tịch Hồ Chí Minh từ trần nhưng những tư tưởng vĩ đại của Người đã hướng dẫn toàn Đảng, toàn dân ta tiến lên hoàn thành thắng lợi sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. Những tư tưởng của Người sẽ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt… Câu 7: Quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (3,0 điểm) (EU) diễn ra như thế nào? Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU? Vì sao nói Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới? * Quá trình hình thành và phát triển: - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với Xu thế toàn cầu hóa, 0,25 khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, mà tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU). - Ngày 18/5/1951, Hiệp ước Pa ri được kí kết giữa 6 nước Đức, Italia, 0,25 Hà Lan, Lúcxăm bua để thành lập cộng đồng than – thép châu Âu. - Ngày 25/3/1957, 6 nước kí kết Hiệp ước Rô ma thành lập “Cộng 0,25 đồng kinh tế châu Âu” (EEC). - Năm 1973 phát triển thành 9 nước với sự tham gia của Anh, Ailen, 0,25 Đan Mạch. Năm 1981, thành 10 nước với sự tham gia của Hi Lạp. Năm 1986, thành 12 nước với sự tham gia của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. - Đến tháng 12/1991, các nước thành viên đã kí tại Hà Lan bản Hiệp 0,25 6
  8. ước Maxtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ 1/1/1993, đổi thành Liên minh châu Âu (EU). 0,25 - Năm 1995, kết nạp thêm ba thành viên thành viên mới là Áo, Phần Lan, Thụy Điển. Năm 2004, kết nạp thêm 10 thành viên Đông Âu, nâng tổng số thành viên EU lên 25 nước. Năm 2007, thêm hai nước Rumani, Bungari tổng số thành viên lên 27 quốc gia. * Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU: - Năm 1990, EU thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 0,25 - Tháng 7/1995, EU và Việt Nam kí Hiệp định hợp tác toàn diện. 0,25 * Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất. 0,25 - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU). 0,25 - Từ lúc mới thành lập (1957), Liên minh châu Âu chỉ có 6 nước, đến năm 1995, EU phát triển thành 15 nước thành viên, năm 2004, EU kết 0,25 nạp thêm 10 nước, năm 2007, thêm 2 nước nữa nâng số thành viên thành 27 quốc gia. - EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như 0,25 xác định luật công dân, chính sách đối ngoại và an ninh châu Âu, Hiến pháp chung…) Chính vì sự ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ như vậy nên Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới. 7
  9. 8
  10. ĐỀ THI TUYỂN CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2006-2007 MÔN LỊCH SỬ (150 phút không kể thời gian giao đề) A-LỊCH SỬ VIỆT NAM 14điểm Câu1:(6 điểm) Lập bảng thống kê một số sự kiện trong tiến trình cách mạng Việt Nam theo yêu cầu của bảng sau: Thời gian Tên sự kiện và tóm tắt nội dung sự kiện 3-2-1930 12-9-1930 19-5-1941 7-5-1944 22-12-1944 12-3-1945 13-8-1945 16-8-1945 19-8-1945 2-9-1945 19-12-1946 7-5-1954 Câu2:(8 điểm) Từ những sự kiện trên hãy xác định những mốc lịch sử quan trọng và làm rõ:Mỗi mốc lịch sử ấy có ý nghĩa đánh dấu một quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam B LỊCH SỬ THẾ GIỚI: (6 điểm) Câu1:Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục đích , nguyên tắc hoạt động của LIÊN HỢP QUỐC. Câu2: Nêu ngắn gọn vai trò của LIÊN HỢP QUỐC.Vai trò quan trọng đó đã được thể hiện như thế nào trong các mối quan hệ quốc tế trong thời gian gần đây. ……………………………………. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SỬ LỚP 12 NĂM HỌC 2006-2007 A- LỊCH SỬ VIỆT NAM:14 điểm Câu1: 6 điểm Bảng thống kê đầy đủ và đúng là: Thời gian Tên sự kiện và tóm tắt nội dung sự kiện
  11. 3-2-1930 Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 12-9-1930 Đỉnh cao phong trào cách mạng 1930-1931 19-5-1941 Mặt trận Việt Minh ra đời 7-5-1944 Tổng bộ Việt Minh kêu gọi nhân dân sắm vũ khí đuổi thù chung” 22-12-1944 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập 12-3-1945 Ban chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” 13-8-1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng khai mạc tại Tân Trào (Tuyên Quang) 16-8-1945 Đại hội quốc dân khai mạc tại Tân Trào (Tuyên Quang) 19-8-1945 Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội kết thúc thắng lợi 2-9-1945 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập 19-12-1946 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi “toàn quốc kháng chiến” 7-5-1954 Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ Mỗi sự kiện đúng cho ( 0,5 điểm) Câu2 ( 8điểm) Xác định những mốc lịch sử quan trọng:(1,5 điểm) Gồm 3 mốc: 3-2-1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 2-9-1945 Nước Việt Nam D.C.C.H ra đời 7-5-1954 Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Ý nghĩa của các mốc lịch sử (6,5 điểm) - Mốc thứ nhất: 3-2-1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của dân tộc Việt Nam (Thí sinh cần làm rõ bước phát triển của cách mạng qua các thời kì 1930- 1931,1936-1939,1939-1945) và khẳng định đó là những cuộc diễn tập cho thắng lợi cách mạng tháng 8-1945 (2,5 diểm) - Mốc thứ hai :2-9-1945 trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam (Trình bày toàn bộ ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám) 2,0 điểm - Mốc thứ ba: 7-5-1954 nêu toàn bộ ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (2,0 điểm) B -LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6điểm)
  12. Câu1(4điểm) 1.1Hoàn cảnh ra đời (1điểm) - Tại hội nghị I-an-ta(2-1945)những người đứng đầu 3 cường quốc Liên xô Anh MỸ đã nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế đẻ giữ gìn hoà bình an ninh thế giới gọi là LIÊN HỢP QUỐC -Từ 24-4 đến26-61945 đại biểu của 50 nước…………………………… 1.2 Mục đích của LIÊN HỢP QUỐC (1 điểm) Nhằm duy trì hoà bình an ninh quốc tế,thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hợp tácgiữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và nguyên tắc dân tộc tự quyết 1.3 Nguyên tắc hoạt động: (2 diểm) (Nêu 5 nguyên tắc) Câu2 (2điểm) 2.1 LIÊN HỢP QUỐC là tổ chức quốc tế lớn nhất,giữ vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hoà bình an ninh quốc tế,thúc đẩy giải quyết các tranh chấp xung đột khu vực,phát triển các mối quan hệ giao lưu,hợp tác về kinh tế,chính trị,xã hội,văn háo giữa các quốc gia.(1 điểm) 2.2 Đã được thể hiện (1 điểm) -Tích cực:Đã giải quyết tốt các vấn đề như: -Ra các nghị quyết chống phân biệt chủng tộc ở Nam Phi -Có những hoạt động giải quyết thoả đáng như vấn đề Cam-pu-chia -Hạn chế:Chưa có những quyết định phù hợp đối với những sự việc ở Trung Đông.Đặc biệt là trong sự việc I-Xra-en tấn công Li Băng ……………………………………
  13. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2010 – 2011 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ - BTTHPT (Đề thi gồm có 01 trang) Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 18/2/2011 Câu 1. (4.0 điểm) Nêu những hoạt động tiêu biểu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ 1920 -1945, có ý nghĩa quan trọng nhất đối với cách mạng Việt Nam . Câu 2. (3.0 điểm) Vì sao trong vòng 15 ngày, cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 nổ ra và giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu? Câu 3. (4.0 điểm) Chứng minh chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là thắng lợi quân sự lớn nhất, có ý nghĩa quyết định của ta trong kháng chiến chống Pháp. Câu 4. (3.0 điểm) Lập bảng so sánh những điểm khác nhau giữa Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương 1954 và Hiệp định Pari về Việt Nam 1973 (hoàn cảnh kí kết, nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử) Câu 5. (2.0 điểm) Vì sao vào tháng 8 năm 1945 khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh, ở khu vực Đông Nam Á chỉ có ba nước Inđônêxia, Việt Nam, Lào tuyên bố độc lập? Câu 6. (4.0 điểm) Nêu và phân tích ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh cục bộ tiêu biểu trong thời kì “Chiến tranh lạnh” đến tình hình Châu Á? …………………HẾT………………… Họ và tên thí sinh:……………………………………Số báo danh………………… Giám thị 1:…………………………………………... Ký tên:……………………... Giám thị 2:…………………………………………... Ký tên:……………………...
  14. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2010 – 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ - BTTHPT Ngày thi: 18/2/2011 A. SƠ LƯỢC NỘI DUNG CHỦ YẾU VÀ CÁCH TÍNH ĐIỂM CÂU HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM Trong quá trình hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ 1911-1945, hãy xác định và 4.0 Câu 1 phân tích những hoạt động tiêu biểu, có ý nghĩa quan trọng nhất đối với cách mạng Việt điểm Nam. a. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn theo khuynh hướng vô sản, phù hợp xu thế 0.75 lịch sử -5.6.1911 ra đi tìm con đường cứu nước với hướng đi và cách đi khác biệt với các nhà cách mạng đi trước…7.1920 đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, tìm ra con 0.25 đường cứu nước: con đường cách mạng vô sản, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam… -12.1920 dự Đại hội Tua (XVIII) của Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp…trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và là 0.25 chiến sĩ cộng sản quốc tế, đưa cách mạng Việt Nam phát triển phù hợp với xu thế lịch sử… b. Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng Cộng sản Đông Dương) mở ra bước ngoặt 0.75 to lớn của cách mạng Việt Nam -1921-1929 tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin về nước, xây dựng quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và thế giới, thúc đẩy phong trào công nhân và phân hóa phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản dẫn đến sự ra đời 3 tổ chức cộng sản đánh dấu sự thắng lợi của 0.25 chủ nghĩa Mác- Lê nin, tạo điều kiện trực tiếp cho việc thành lập chính đảng vô sản duy nhất ở Việt Nam -6.1.1930 Nguyễn Ái Quốc với tư cách phái viên Quốc tế Cộng sản, chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, soạn thảo Cương lĩnh 0.5 chính trị đầu tiên. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã mở ra bước ngoặt to lớn và là sự chuẩn bị quyết định đầu tiên đối với mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam sau này c. Soạn thảo và đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 0.75 -8.1945 Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, mở ra “thời cơ ngàn năm có một” cho nhân dân ta giành độc lập…Đảng và Việt Minh kịp thời phát động và lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa. 0.25 Chủ tịch Hồ Chí Minh được giao soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập… -2.9.1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời, đọc Tuyên ngôn Độc lập khai 0.25 sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc… Có người nhận xét: : “Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 của Việt Nam thành 3.0 Câu 2 công là nhờ ăn may”. Hãy giải thích điều đó đúng hay sai ? điểm a. Điều kiện khách quan thuận lợi “ngàn năm có một” 0.5 -8.1945 quân Đồng Minh (Liên Xô, Mỹ) dồn dập tấn công tiêu diệt phát xít Nhật… 0.25 -14.8.1945 Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện, làm cho chính quyền Nhật và 0.25 tay sai ở Đông Dương hoang mang, tê liệt…mở ra thời cơ “ngàn năm có một ..” b. Lực lượng cách mạng đã chuẩn bị sẵn sàng và kịp thời hành động 2.5
  15. -9.1939 Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ…Trước tình hình mới, Đảng đã kịp thời chuyển 0.25 hướng chủ trương cách mạng, tích cực chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền… - 3.1945 Nhật đảo chính Pháp, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra sôi nổi…đã tạo ra khí 0.25 thế sẵn sàng khởi nghĩa trong cả nước… -13.8.1945 nghe tin Nhật đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, ra Quân lệnh số 1 chính thức phát động Tổng khởi 0.25 nghĩa… -14-17.8.1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng, Đại hội Quốc dân…đã chuẩn bị đầy đủ những 0.25 công việc cuối cùng cho Tổng khởi nghĩa toàn quốc và sau khi giành chính quyền thắng lợi. -14-28.8.1945 tùy tình hình địa phương (vận dụng chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau…”, nhận Lệnh Tổng khởi nghĩa), khởi nghĩa lần lượt nổ ra…- Thắng lợi giành chính quyền ở Hà Nội, 0.5 Huế, Sài gòn đã cổ vũ mạnh mẽ các địa phương trong cả nước, 30.8.1945 vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, chấm dứt vĩnh viễn chế độ phong kiến Việt Nam… -2.9.1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời, đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa …trước khi quân Đồng Minh vào Đông Dương giải 0.5 giáp quân Nhật ( nhưng mang ý đồ phủ nhận chính quyền cách mạng còn non trẻ) -Trong vòng 15 ngày, cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám nổ ra và thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu nhờ sự chuẩn bị chu đáo và sẵn sàng của lực lượng cách mạng do Đảng và Việt Minh 0.5 lãnh đạo là nhân tố chủ quan quyết định…không phải là “nhờ ăn may” (điều kiện khách quan thuận lợi). Chứng minh chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi quân sự lớn nhất, có ý nghĩa quyết 4.0 Câu 3 định của ta trong kháng chiến chống Pháp. điểm - Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ mở đầu là cuộc chiến đấu ở các đô 0.25 thị Bắc vĩ tuyến 16, quân dân ta đánh bại âm mưu đánh úp của địch…. -Thu đông 1947 với chiến thắng Việt Bắc ta đã bảo vệ cơ quan đầu não, chiến khu Việt Bắc an toàn, phá tan âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của địch, thay đổi so sánh lực lượng có lợi 0.25 cho ta... - Thu – Đông 1950, chiến thắng Biên giới đã đẩy địch về thế phòng ngự bị động, ta bắt đầu 0.25 giành quyền chủ động và phản công địch ở chiến trường chính Bắc Bộ… - Đông Xuân1953- 1954, với chủ trương chiến lược đúng đắn ta đã chủ động phân tán lực lượng của địch thành năm vị trí quan trọng: Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Sê Nô, 0.5 Plâycu, Luông Phabăng. Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản - Pháp và Mĩ đã chiếm đóng, xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mạnh nhất – “pháo đài bất khả xâm phạm” - với hy vọng chuyển bại thành thắng…. Điện Biên Phủ trở thành tâm 0.25 điểm của kế hoạch Nava. - Tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ 0.5 nhằm đập tan kế hoạch Nava… - Diễn biến: chia làm 3 đợt + Đợt 1( 13/3 -17/3/1954): Ta tấn công, tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. 0.25 + Đợt 2 (30/3/1954 – 26/4/1954): ta đồng loạt tấn công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm 0.25 Mường Thanh, ác liệt nhất ở C1, A1. Ta bao vây, chia cắt , địch lâm vào nguy khốn.. + Đợt 3 (1/5/1954 – 7/5/1954): ta tổng công kích phân khu Trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam 0.25 ; tướng Đờ Caxtơri và toàn bộ Ban Tham mưu địch bị bắt; 17h30 ngày 7/5/1954, chiến dịch toàn thắng - Kết quả. + Ta bắt một thiếu tướng, loại khỏi vòng chiến đấu 16200 địch, hạ 62 máy bay và các phương tiện chiến 0.25 tranh… - Ý nghĩa.
  16. + Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao 0.5 của ta giành thắng lợi… - Như vậy, với chiến thắng Điện Biên Phủ - đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông xuân 1953 – 1954, là thắng lợi quân sự lớn nhất và quyết định buộc thực dân Pháp chấm dứt chiến tranh xâm lược 0.5 Đông Dương… Lập bảng so sánh những điểm khác nhau giữa Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương 1954 3.0 Câu 4 và Hiệp định Pari về Việt Nam 1973 (hoàn cảnh kí kết, nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử) điểm Hiệp định Giơnevơ 1954 Hiệp định Pari 1973 + Pháp bị thất bại hoàn toàn ở Điện Biên Phủ. Mĩ bị thất bại trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến Hoàn Ta ký Hiệp định buộc Pháp phải công nhận các tranh” và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai. cảnh quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương Ta kí Hiệp định buộc Mĩ phải rút quân về nước để 0.5 LS (21/7/1954) cho nhân dân Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình (27/1/1973) + Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn + Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Việt Nam, Lào, Campuchia. Nam. + Ngừng bắn, lập lại hòa bình, thực hiện tập + Ngừng bắn ở miền Nam và Hoa Kì cam kết kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực: Việt chấm dứt mọi hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 (dọc sông Bến Hải) làm Nam… Nội giới tuyến quân sự tạm thời… + Hoa Kỳ rút hết quân đội và quân đồng minh 1.75 dung + Tháng 7/1956,Việt Nam sẽ tiến tới thống trong vòng 60 ngày… huỷ bỏ các căn cứ quân sự nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả Mỹ, cam kết không tiếp tục can thiệp vào miền Nam nước.. Việt Nam và góp phần hàn gắn hậu quả chiến tranh.. + Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài. + Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến + Là thắng lợi của cuộc đấu tranh kiên cường, chống Pháp làm thất bại âm mưu kéo dài, mở bất khuất của quân dân 2 miền Nam – Bắc trên Ý rộng chiến tranh xâm lược Đông Dương của mọi mặt trận. Mở ra bước ngoặt mới cho cách 0.75 nghĩa Pháp - Mĩ. Cổ vũ phong trào giải phóng dân mạng Việt Nam: tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân tộc... ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam. Cổ vũ phong trào cách mạng thế giới… Vì sao vào tháng 8 năm 1945 khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh, ở khu vực Đông 2.0 Câu 5 Nam Á chỉ có ba nước Inđônêxia, Việt Nam, Lào tuyên bố độc lập? điểm - Từ năm 1940 – 1945, các nước Đông Nam Á lần lượt bị phát xít Nhật chiếm đóng. Tháng 8/1945, Nhật đầu hàng Đồng Minh mở ra thời cơ chung cho các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền, tuyên bố độc lập. Đó là nhân tố khách quan quan trọng nhưng không phải 0.5 là quyết định vì muốn giành thắng lợi cần phải chuẩn bị kĩ về những nhân tố chủ quan như: lực lượng, lãnh đạo, ý thức cách mạng của quần chúng …. - So với các nước Đông Nam Á khác, ba nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về nhân tố chủ quan, đặc biệt giai cấp lãnh đạo dù là tư sản (ở Inđônêxia) hoặc vô sản 0.25 (Việt Nam, Lào) đã trưởng thành, có kinh nghiệm đấu tranh… + ở Inđônêxia: Đảng Cộng sản ra đời năm 1920 đã thúc đẩy phong trào dân tộc phát triển. Từ những năm 30 của thế kỷ XX, Đảng Dân tộc của giai cấp tư sản do Xucácnô đứng đầu 0.5 dần dần chiếm vị trí quan trọng và kịp thời lãnh đạo nhân dân tuyên bố độc lập vào ngày 17/8/1945
  17. + Ở Việt Nam và Lào, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương trải qua ba phong trào cách mạng;1930-1935, 1936 -1939, 1939-1945 đã chớp thời cơ giành chính quyền và 0.5 tuyên bố độc lập: Việt Nam(2/9/1945), Lào(12/10/1945) + Còn các nước Đông Nam Á khác do chưa có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về lực lượng cách mạng, lực lượng lãnh đạo nên chưa chớp được thời cơ “ngàn năm có một”, bỏ lỡ cơ hội giành chính 0.25 quyền.... Nêu và phân tích ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh cục bộ tiêu biểu trong thời kì 4.0 Câu 6 “Chiến tranh lạnh” đến tình hình Châu Á? điểm a. Các cuộc chiến tranh cục bộ tiêu biểu trong thời kì “Chiến tranh lạnh” 1.0 - Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp(1945 – 1954) 0.25 - Cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên của đế quốc Mĩ (1950 – 1953) 0.25 - Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 – 1975) 0.5 b. Phân tích ảnh hưởng .... 3.0 - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình Châu Á nhiều biến đổi..nhiều nước giành được độc lập nhưng kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, một sô nước tiếp tục đấu tranh giành và bảo vệ độc 0.5 lập, Nhật Bản bại trận... Châu Á trở thành nơi diễn ra nhiều cuộc chiến tranh cục bộ tiêu biểu thể hiện rõ rệt mâu thuẫn Đông – Tây và sự đối đầu Xô – Mĩ.. - Mĩ lôi kéo nhiều nước châu Á vào các khối liên minh quân sự do Mĩ đứng đầu như SEATO, CENTO, ANZUS, xây dựng căn cứ quân sự Mĩ ...nhằm chống phá các nước xã hội 0.5 chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc.. - Từ năm 1945 – 1954, Pháp quay lại xâm lược Đông Dương, lúc đầu là cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa, những từ sau năm 1950, cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương ngày càng chịu sự tác động của hai phe. Nhân dân Đông Dương được Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội 0.5 chủ nghĩa giúp đỡ tiến hành kháng chiến thắng lợi với Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương... - Sau năm 1945, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền với sự ra đời của hai nhà nước Đại Hàn Dân quốc (do Mĩ bảo trợ) và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên(do Liên Xô bảo trợ) - Tháng 6/1950 -7/1953, cuộc chiến tranh giữa hai miền bùng nổ và kết thúc là Hiệp định đình chiến 0.5 1953, tiếp tục chia cắt Triều Tiên thành hai quốc gia có chế độ chính trị khác nhau, được xem là “sản phẩm” của Chiến tranh lạnh và là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe. - Từ 1954 – 1975, Mĩ thay Pháp thực hiện chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam Việt Nam, lôi kéo nhiều nước đồng minh và Đông Nam Á tham chiến.. Được sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác nhân dân ba nước Đông Dương đã làm thất bại âm mưu của Mĩ dẫn đến việc kí kết Hiệp định Pari về Việt Nam và Hiệp định Viêng Chăn 0.75 về Lào năm 1973. Đây là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe, đánh dấu sự phá sản của mọi chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ, mở ra thời kỳ xây dựng, phát triển của khu vực Đông Nam Á - “Chiến tranh lạnh” đã tác động mạnh mẽ đến tình hình ở Châu Á, nhưng nhiều nước biết tận 0.25 dụng lợi thế so sánh để phát triển kinh tế như: Thái Lan, Xingapo, Hàn Quốc, Nhật Bản… B. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI CHẤM BÀI. 1. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng mà vẫn đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nêu trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn qui định. 2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu nội dung chủ yếu, giám khảo chấm căn cứ vào mức độ thí sinh đã làm được, đối chiếu với yêu cầu của đề thi và hướng dẫn chấm để cho điểm một cách đúng mức. 3. Phần trả lời của thí sinh phải đủ các ý, chữ viết rõ ràng thì mới cho điểm tối đa.
  18. 4. Trong trường hợp bài làm có nhiều sai sót quan trọng về kiến thức và lập trường tư tưởng chính trị thì tùy mức độ mà trừ điểm cho thỏa đáng. 5. Tổng điểm toàn bài không làm tròn số, lấy đến 0,25 điểm
  19. Sưu tầm :GV -Trường THPT số 3-Văn Bàn-Lào Cai Sở GD & ĐT Lào Cai KÌ THI CHỌN HSG CẤP TỈNH - ĐỀ CHÍNH THỨC LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2009-2010 Môn Lịch Sử Thời gian 180 phút Câu 1:( 3 điểm) Tóm lược diến biến cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai( 1075-1077).Nêu và phân tích nét đặc sắc của cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai? Câu2:( 2,5 điểm) Hoàn cảnh ra đời và nội dung Chính sách mới (NEP) tháng 3/1921 ở nước Nga .Tác động của chính sách kinh tế mới đối với nước Nga xô viết và thế giới? Câu 3: (3 điểm) Hoàn cảnh bùng nổ phong trào Cần Vương .Lập bảng tóm tắt các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX . Câu 4: (3 điểm) Nội dung con đường cứu nước mà Nguyễn Ái Quốc lựa chọn cho cách mạng Việt Nam .Phân tích tính đúng đắn và sáng tạo của con đường cứu nước đó? Câu 5:(3 điểm) Phân tích thời cơ ngàn năm có một của cách mạng tháng tám năm 1945ở Việt nam . Câu 6:(3 điểm) Bằng những kiến thức lịch sử đã học hãy chứng minh : Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi quân sự lớn nhất của nước ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp và thắng lợi quyết định buộc thực dân Pháp phải kí hiệp định Giơ ne vơ chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Câu 7:(3 điểm) Các xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh .Qua đó nêu rõ thế nào là những thời cơ và những thách thức đối với Việt Nam. .............................Hết......................
  20. ĐỀ ÔN THI HỌC SINH GIỎI NĂM 2010 Môn: Lịch sử 12 Câu 1. Trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913). Tại sao cuộc khởi nghĩa này có thể tồn tại gần 30 năm? Câu 2. Tại sao nói: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất ? Những nhân tố nào đã tạo ra sự triệt để này ? Câu 3. Vì sao nói: Toàn cầu hoá vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển? Câu 4. Trình bày nội dung và tác động của Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga năm 1921 ? Thực chất của Chính sách kinh tế mới là gì ? Câu 5. Trình bày khái quát diễn biến của phong trào Cần Vương ? Vì sao phong trào Cần Vương thất bại ? Câu 6. Phân tích thực chất của phong trào Cần Vương(1885 – 1896) Câu 7: Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, xã hội Việt Nam phân hoá như thế nào? Phân tích thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội việt nam sau chiến tranh. Câu 8. So sánh phong trào Cần Vương (1885-1896) với khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) trên các mặt: mục tiêu đấu tranh, lực lượng lãnh đạo, qui mô phong trào và phương thức đấu tranh. Câu 9.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2