
204
nhưng không ngăn chặn điều này trong trường hợp rò rỉ dữ liệu. Phương pháp này không cung cấp
sự bảo vệ cá nhân hoàn toàn khỏi việc sử dụng sai dữ liệu và nên được sử dụng như một biện pháp
giảm thiểu rủi ro.10 Toàn bộ dữ liệu trong hợp đồng thông minh để được xử lý bằng các thuật toán
để mã hóa thành những chuỗi, mã lập trình đặc biệt. Tuy nhiên, cơ chế mã hóa dữ liệu không hạn
chế được những rủi ro dữ liệu cá nhân bị xử lý ngược bởi những chuyên gia công nghệ dẫn đến
xâm nhập dữ liệu.
Thông qua cơ chế này, dữ liệu về các chủ thể hợp đồng, điều khoản hợp đồng được mã hóa thành
chuỗi, mã lập trình đặc biệt theo ngôn ngữ lập trình chuyên ngành và được thực thi tự động. Tuy
nhiên, cơ chế khử nhận dạng dữ liệu này không thể ngăn chặn hoàn toàn rủi ro dữ liệu bị “bóc,
tách” ra khỏi lớp mã hóa và truy cập được những thông tin cá nhân bởi những chuyên gia công
nghệ.11 Vì vậy, dù đã qua xử lý mã hóa, những dữ liệu giao dịch lưu trên các khối này vẫn được
xem là dữ liệu cá nhân và phải tuân thủ theo những quy định pháp luật tương ứng về bảo vệ dữ
liệu cá nhân, trừ khi (i) toàn bộ dữ liệu cá nhân được lưu ngoài các khối hoặc (ii) chỉ giới hạn việc
ứng dụng hợp đồng thông minh giữa các pháp nhân, tổ chức với nhau (“business-to-business” hay
“B2B”), theo đó vì chủ thể hợp đồng là pháp nhân, tổ chức nên những thông tin về chủ thể hợp
đồng không chứa những dữ liệu cá nhân. Tuy nhiên, trong trường hợp loại trừ thứ nhất, ngay cả
trong trường hợp toàn bộ dữ liệu được xác định là dữ liệu cá nhân được lưu trữ ngoài các khối trên
blockchain, rủi ro rò rỉ dữ liệu trong quá trình di chuyển, lưu trữ dữ liệu vẫn tồn tại.
Thứ hai, bên cạnh dữ liệu giao dịch lưu trên chuỗi khối, những khóa công khai được xử lý qua cơ
chế mã hóa dữ liệu cũng được xem là dữ liệu cá nhân. Những khóa công khai này có thể được xử
lý “bóc, tách” lớp mã hóa kèm những thông tin bổ sung để xác định được dữ liệu gốc, đồng thời
cũng không thể nào tối giản để đưa những “phần dữ liệu cá nhân” ra lưu trữ ngoài chuỗi khối được.
Những quy định pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân theo đó được áp dụng tương ứng đối với
những khóa công khai. Ngoài ra, Ủy ban quốc gia về thông tin và những quyền tự do của Pháp
(Commission nationale de l’informatique et des libertés, sau đây gọi tắt là “CNIL”) đã đưa ra một
số đề xuất đối với việc xử lý dữ liệu cá nhân bổ sung. Theo đó, việc xử lý những dữ liệu này phải
tiến hành ngoài hệ thống blockchain hoặc việc lưu trữ trên blockchain phải kèm theo cam kết về
bảo mật dữ liệu.12
1.2 Quyền của chủ thể dữ liệu khi tham gia giao kết hợp đồng thông minh
Đối với quyền của chủ thể dữ liệu, GDPR đã đề cập đến các quyền cơ bản sau đây:
Thứ nhất, quyền được thông báo về dữ liệu cá nhân (right to be informed). Khi có sự kiện liên
quan như sử dụng, chia sẻ, lộ lọt dữ liệu cá nhân thì tổ chức, doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu phải
thông báo cho chủ thể dữ liệu cá nhân đó biết. Thứ hai, quyền được truy cập dữ liệu cá nhân (right
to data access). Tổ chức, doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu phải cung cấp biện pháp để chủ thể dữ liệu
cá nhân tra cứu, truy cập dữ liệu của cá nhân mình. Thứ ba, quyền được sửa đổi, quyền được xóa
dữ liệu đang lưu trữ bởi các cơ quan, tổ chức (right to erasure or right to be forgotten). Chủ thể
dữ liệu cá nhân có quyền chỉnh sửa dữ liệu trong trường hợp dữ liệu có lỗi hoặc được xóa dữ liệu
nếu đáp ứng một số tiêu chí nhất định. Thứ tư, quyền hạn chế việc chia sẻ, xử lý dữ liệu cá nhân,
trong đó bao gồm cả quyền tạm thời di chuyển dữ liệu cá nhân đã chọn sang hệ thống xử lý khác,
làm cho dữ liệu cá nhân đã chọn không có sẵn cho người dùng hoặc tạm thời xóa dữ liệu cá nhân
10 Xem Joanna Kamińska, “Pseudonymization vs anonymization: differences under the GDPR”,
https://www.statice.ai/post/pseudonymization-vs-anonymization
11 Maxwell and Salmon , A guide to block chain and data protection, 2017, 7
12 CNIL, Blockchain: Solutions for a responsible use of the blockchain in the context of personal data, 2018, tr.1.