Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát
lượt xem 10
download
Đồ án nhằm tìm hiểu thực trạng bãi chôn lấp, từ đó đề ra các giải pháp xử lý, phục hồi và xây dựng kế hoạch tận dụng quỹ đất của bãi rác nhằm kiểm soát những ảnh hưởng tới môi trường xung quanh của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG BÃI CHÔN LẤP GÒ CÁT VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TẬN DỤNG BÃI CHÔN LẤP GÒ CÁT Ngành: KỸ SƯ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT Giảng viên hướng dẫn : ThS. Vũ Hải Yến Sinh viên thực hiện : Phan Thanh Phương MSSV: 1411090274 Lớp: 14DMT02 TP. Hồ Chí Minh, 2018
- LỜI CẢM ƠN Ông bà ta có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” – tiếp nối truyền thống uống nước nhớ nguồn đó, em xin dành tặng lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến tất cả các thầy cô trong Viện Khoa học Ứng dụng Hutech – Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Em xin cảm ơn sự tận tâm của thầy cô trong việc truyền đạt kiến thức, cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất để em trau dồi, học tập trong suốt 4 năm đại học. Đặc biệt, em xin cảm ơn cô Yến đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đồ án này, với trình độ chuyên môn cao và sự hướng dẫn tận tâm, nhiệt tình của cô đã giúp em rất nhiều quá trình hình thành ý tưởng, phát thảo nội dung, hoàn thiện tư duy và trình bày đồ án một cách khoa học. Trải qua 4 năm đại học, đã đến lúc em vận dụng toàn bộ những kiến thức đã học kết hợp với kinh nghiệm đi thực tập bên ngoài vào đồ án – đánh dấu kết quả cho việc tôi luyện và trưởng thành sau thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Trong suốt quá trình thực hiện Đồ án tốt nghiệp, em cũng đã tích lũy thêm không ít kiến thức quan trọng cho chuyên ngành của mình, bên cạnh đó là kinh nghiệm quý báu về việc sắp xếp thời gian thực hiện báo cáo sao cho hợp lý. Một lần nữa, em xin cảm ơn các thầy cô cũng như quý nhà trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã tạo cơ hội cho em thực hiện Đồ án tốt nghiệp; em xin cảm ơn cô Vũ Hải Yến đã luôn dõi theo, tận tình giúp đỡ hướng dẫn em hoàn thành đúng tiến độ; và cảm ơn các anh chị trong phòng Quản lý Chất thải rắn – trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố cung cấp cho em những tài liệu, thông tin hữu ích ! Em hứa sẽ không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn để góp phần ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học ứng dụng vào việc phát triển môi trường xanh – sạch – đẹp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và mang lại lợi ích cho xã hội. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 07 năm 2018 Tác giả thực hiện
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ hình ảnh, bảng số liệu, thông tin trích dẫn trong đồ án là chính xác và đã được ghi rõ chú thích nguồn gốc rõ ràng cũng như là được phép công bố. Tất cả số liệu, kết quả do tác giả tự tính toán là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ học vị nào. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 07 năm 2018 Tác giả thực hiện
- Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát” MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT ..................................................................................... 5 DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. 6 DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................... 8 MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................... 16 1.1. Tổng quan về BCL CTR ...................................................................... 16 1.1.1. Khái niệm........................................................................................ 16 1.1.2. Các quá trình diễn ra trong bãi chôn lấp .................................... 19 1.1.3. Tác động của bãi chôn lấp không hợp vệ sinh tới môi trường .. 21 1.2. Một số BCL đã ngưng tiếp nhận rác tại TPHCM ............................. 25 1.3. Tổng quan những biện pháp khai thác và phục hồi môi trường tại các BCL đã đóng cửa trên thế giới ...................................................................... 29 1.3.1 Khái niệm về khai thác và phục hồi bãi rác (LFMR) ................. 29 1.3.2 Các sơ đồ công nghệ LFMR đã được áp dụng ............................ 30 1.3.3 Thuyết minh công nghệ LFMR .................................................... 30 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................... 33 2.1. Giới thiệu sơ lược về BCL Gò Cát ...................................................... 33 2.1.1. Vị trí địa lí ....................................................................................... 34 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực bãi rác Gò Cát . 34 2.1.3. Quy trình chôn lấp CTR tại bãi rác Gò Cát ................................ 41 2.2. Tìm hiểu các công trình đơn vị trong bãi rác Gò Cát ....................... 43 2.2.1. Các ô chôn lấp ................................................................................ 43 2.2.2. Hệ thống xử lý nước rỉ rác ............................................................ 48 2.2.3. Trạm thu hồi khí gas ..................................................................... 52 2.2.4. Trạm phát điện............................................................................... 53 2.3. Thành phần chất thải được chôn lấp trong bãi rác ........................... 53 2.3.1. Quá trình tiếp nhận ....................................................................... 53 GVHD: ThS. Vũ Hải Yến SVTH: Phan Thanh Phương 1
- Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát” 2.3.2. Thành phần chất thải .................................................................... 54 2.3.3. Phân bố kích cỡ rác thải ................................................................ 56 2.3.4. Một số tính chất.............................................................................. 56 2.4. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực BCL Gò Cát................ 57 2.4.1. Giai đoạn hoạt động (12/2000 – 7/2007) ....................................... 57 2.4.2. Giai đoạn đóng cửa (7/2007 đến nay) ........................................... 62 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU CẢI TẠO VÀ PHỤC HỒI BÃI CHÔN LẤP GÒ CÁT ........................................................................................ 67 3.1. Phân tích hiện trạng quản lý vầ xử lý môi trường tại bãi rác Gò Cát ................................................................................................................ 67 3.1.1. Các biện pháp quản lý môi trường .............................................. 67 3.1.2. Quy trình công nghệ xử lý môi trường ........................................ 67 3.2. Cơ sở lựa chọn công nghệ .................................................................... 70 3.3. Lựa chọn phương án ............................................................................ 71 3.3.1. Đề xuất phương án ......................................................................... 71 3.3.2. Nhận xét và kết luận ...................................................................... 73 3.4. Trình bày phương án công nghệ xử lý bãi rác ................................... 77 3.4.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ ......................................................... 77 3.4.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ: ........................................... 78 3.5. Dự báo thị trường sau khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát .......... 83 3.5.1. Đánh giá thành phần chất thải trước khai thác .......................... 83 3.5.2. Sản phẩm thu hồi, tái chế sau khai thác ...................................... 85 3.5.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm thu hồi ......................................... 86 3.6. Lập phương án thiết kế dự án “LFMR sử dụng hệ thống BIOPUSTER” ................................................................................................. 87 3.6.1. Dự trù nhu cầu về nhà xưởng ....................................................... 88 3.6.2. Dự trù nhu cầu về thiết bị máy móc ............................................. 89 3.6.3. Dự trù nhu cầu về lao động ........................................................... 90 3.6.4. Dự trù nhu cầu về điện, nước và nhiên liệu ................................ 91 GVHD: ThS. Vũ Hải Yến SVTH: Phan Thanh Phương 2
- Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát” 3.7. Nội dung tiến hành kế hoạch xử lý BCL Gò Cát ............................... 92 3.7.1. Vạch tiến độ đầu tư, khai thác và phục hồi ................................. 92 3.7.2. Trình tự thực hiện .......................................................................... 93 CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TẬN DỤNG QUỸ ĐẤT CỦA BÃI RÁC GÒ CÁT .................................................................................................... 97 4.1. Cơ sở lựa chọn giải pháp ...................................................................... 97 4.2. Lựa chọn giải pháp ............................................................................... 97 4.2.1. Đề xuất giải pháp ........................................................................... 97 4.2.2. Nhận xét và kết luận .................................................................... 101 4.3. Trình bày kế hoạch tận dụng quỹ đất bãi rác Gò Cát .................... 104 4.3.1. Các phân khúc chức năng ........................................................... 104 4.3.2. Nội dung tiến hành ....................................................................... 104 4.3.3. Thời gian thực hiện ...................................................................... 105 4.4. Tổ chức quản lý và vận hành ............................................................. 105 4.4.1. Tổ chức quản lý ............................................................................ 105 4.4.2. Tổ chức vận hành ......................................................................... 107 4.4.3. Dự kiến kinh phí, điện năng vận hành ....................................... 111 4.4.4. Kiểm tra giám sát chất lượng nước thải đầu vào và đầu ra .... 111 CHƯƠNG 5: DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ ............................................. 112 5.1. Cơ sở lập dự toán kinh phí đầu tư .................................................... 112 5.2. Dự toán tổng mức đầu tư ................................................................... 118 CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ................... 119 6.1. Những ảnh hưởng đến môi trường của dự án ................................. 119 6.1.1. Tác động đến môi trường sau đóng bãi ..................................... 119 6.1.2. Giai đoạn xây dựng ...................................................................... 119 6.1.3. Trong giai đoạn vận hành ........................................................... 122 6.2. Biện pháp giảm nhẹ các tác động tiêu cực đến môi trường của dự án .............................................................................................................. 123 6.2.1. Giai đoạn xây dựng ...................................................................... 123 GVHD: ThS. Vũ Hải Yến SVTH: Phan Thanh Phương 3
- Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát” 6.2.2. Trong giai đoạn vận hành ........................................................... 124 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 126 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 128 GVHD: ThS. Vũ Hải Yến SVTH: Phan Thanh Phương 4
- Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát” DANH MỤC VIẾT TẮT AL: Aerobic Landfill – Hiếu khí hóa bãi rác BCL: Bãi chôn lấp CBCNV: Cán bộ công nhân viên CTR: Chất thải rắn CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt HDPE: High Density Polyethylene – Vải nhựa ethylene mật độ cao KL: Kim loại LFMR: Landfill Mining and Reclaimation PCCC: Phòng cháy chữa cháy QCVN: Quy chuẩn Việt Nam TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh VN: Việt Nam GVHD: ThS. Vũ Hải Yến SVTH: Phan Thanh Phương 5
- Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát” DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phân loại BCL theo diện tích .............................................................. 20 Bảng 1.2: Bảng tóm tắt thông tin BCL Đông Thạnh ........................................... 27 Bảng 1.3: Bảng tóm tắt thông tin BCL Gò Cát ................................................... 28 Bảng 1.4: Bảng tóm tắt thông tin BCL Phước Hiệp 1 ......................................... 29 Bảng 1.5: Bảng tóm tắt thông tin BCL Số 1A ..................................................... 30 Bảng 1.6: Bảng tóm tắt thông tin BCL Số 02 ...................................................... 30 Bảng 2.1: Độ thấm của đất trong khu vực bãi rác Gò Cát ................................... 38 Bảng 2.2: Các hạng mục hệ thống xử lý nước rỉ rác của SEEN .......................... 54 Bảng 2.3: Lượng chất thải và đất phủ được tiếp nhận tại bãi rác Gò Cát ........... 56 Bảng 2.4: Kết quả tổng hợp phân tích thành phần chất thải tại bãi rác Gò Cát .. .............................................................................................................................. 57 Bảng 2.5: Kết quả phân tích kích cỡ chất thải tại bãi rác Gò Cát ........................ 58 Bảng 2.6: Một số tính chất của chất thải được chôn lấp tại bãi rác Gò Cát ........ 59 Bảng 2.7: Kết quả quan trắc chất lượng không khí xung quanh bãi rác Gò Cát . .............................................................................................................................. 60 Bảng 2.8: Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm xung quanh bãi rác Gò Cát (2003) ................................................................................................................... 61 Bảng 2.9: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt xung quanh bãi rác Gò Cát (2003) ................................................................................................................... 63 Bảng 2.10: Kết quả phân tích chất lượng không khí bên trong bãi rác Gò Cát tháng 11/2015 ................................................................................................................. 65 Bảng 2.11: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực bãi rác Gò Cát tháng 11/2015 ................................................................................................................. 66 Bảng 2.12: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực bãi rác Gò Cát tháng 11/2015 ................................................................................................................. 67 Bảng 3.1: Chất lượng đầu vào của nước rỉ rác tại bãi rác Gò Cát (2009) ........... 70 Bảng 3.2: Chất lượng đầu ra của nước rỉ rác tại bãi rác Gò Cát (2009) .............. 71 Bảng 3.3: Đánh giá ưu – nhược điểm của 3 phương án đề xuất xử lý bãi chôn lấp Gò Cát .................................................................................................................. 76 GVHD: ThS. Vũ Hải Yến SVTH: Phan Thanh Phương 6
- Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát” Bảng 3.4: Tỷ lệ các thành phần trong chất thải khai thác .................................... 85 Bảng 3.5: Khối lượng các thành phần trong chất thải khai thác trước và sau chôn lấp ......................................................................................................................... 86 Bảng 3.6: Bảng thống kê sản phẩm có thể thu hồi tái chế ................................... 87 Bảng 3.7: Thông số bãi rác Gò Cát và dữ liệu khai thác, phục hồi ..................... 89 Bảng 3.8: Yêu cầu lưu trữ chất thải sau khai thác và phân loại .......................... 90 Bảng 3.9: Danh mục và số lượng các thiết bị ...................................................... 91 Bảng 3.10: Nhu cầu lao động khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát ................... 93 Bảng 3.11: Mức tiêu thụ nhiên liệu hàng ngày khi thực hiện LFMR tại bãi rác Gò Cát ........................................................................................................................ 94 Bảng 4.1: Đánh giá ưu – nhược điểm của 3 phương án đề xuất xây dựng kế hoạch tận dụng quỹ đất của bãi rác Gò Cát .................................................................. 104 Bảng 4.2: Bố trí các phân khúc chức năng ........................................................ 106 Bảng 4.3: Nhu cầu lao động quản lý và vận hành dự án công viên khoa học, khu sinh thái .............................................................................................................. 108 Bảng 5.1: Chi phí đầu tư xây dựng nhà xưởng .................................................. 115 Bảng 5.2: Chi phí đầu tư máy móc, thiết bị ....................................................... 115 Bảng 5.3: Chi phí xây dựng cơ bản hệ thống xử lý rác thải BIOPUSTER ....... 117 Bảng 5.4: Chi phí lao động của bộ phận quản lý gián tiếp cho khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát .............................................................................................. 117 Bảng 5.5: Chi phí lao động trực tiếp cho khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát ............................................................................................................................ 117 Bảng 5.6: Chi phí đầu tư xây dựng các hạng mục công viên khoa học ............ 118 Bảng 5.7: Giá trị máy móc, thiết bị được sử dụng trong giai đoạn 2 ................ 119 Bảng 5.8: Chi phí cơ bản xây dựng công viên khoa học ................................... 119 Bảng 5.9: Tổng hợp chi phí xây dựng cơ bản toàn dự án.................................. 120 GVHD: ThS. Vũ Hải Yến SVTH: Phan Thanh Phương 7
- Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát” DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Quy trình công nghệ xử lý rác tại BCL Gò Cát .................................. 28 Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống xử lý khí BCL Gò Cát ................................................ 29 Hình 1.3: Sơ đồ công nghệ cơ bản khai thác bãi rác ........................................... 32 Hình 1.4: Sơ đồ công nghệ chi tiết khai thác bãi rác ........................................... 32 Hình 2.1: Sơ đồ vị trí bãi rác (Khu xử lý chất thải rắn) Gò Cát .......................... 36 Hình 2.2: Bản đồ hành chính quận Bình Tân ...................................................... 42 Hình 2.3: Một số hình ảnh tại sàn phân loại của bãi chôn lấp Gò Cát ................ 45 Hình 2.4: Sơ đồ mô tả cấu trúc của ô chôn lấp rác tại bãi rác Gò Cát ................ 47 Hình 2.5: Mặt cắt lớp chống thấm ở đáy bãi chôn lấp ........................................ 48 Hình 2.6: Lớp đất phủ trung gian của bãi chôn lấp Gò Cát................................. 49 Hình 2.7: Lớp phủ kín trên cùng ......................................................................... 50 Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ phương án 1 ............................................................. 73 Hình 3.2: Sơ đồ dây chuyền công nghệ khai thác bãi rác Gò Cát ....................... 79 Hình 3.3: Mô hình không gian và cách lắp đặt đường ống của hệ thống BIOPUSTER ........................................................................................................ 82 Hình 3.4: Sơ đồ nguyên lý của hệ thống BIOPUSTER ...................................... 83 Hình 3.5: Danh sách các nước đã áp dụng công nghệ hiếu khí hóa BIOPUSTER .............................................................................................................................. 83 Hình 3.6: Phương thức khai hác bãi rác dạng bậc thang ..................................... 96 Hình 3.7: Sự kết hợp liên hoàn giữa BIOPUSTER và khai thác bãi rác ............. 97 Hình 3.8: Phương thức khai thác đến đâu, phục hồi đến đấy .............................. 97 Hình 3.9: Tiến trình khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát.................................. 98 Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức quản lý dự án .............................................................. 108 GVHD: ThS. Vũ Hải Yến SVTH: Phan Thanh Phương 8
- Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát” MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một đô thị đặc biệt, là trung tâm lớn về kinh tế, thương mại – dịch vụ, văn hóa nghệ thuật, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ; có vị trí quan trọng trong cả nước về kinh tế với tốc độ tăng trưởng bình quân là 11,2%/ năm trong 15 năm qua và đóng góp trung bình hơn 20% ngân sách quốc gia. Mặc dù tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao nhưng được đánh giá là chưa bền vững nên TP.HCM phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường. Với hơn 8,6 triệu dân (tính đến tháng 12/2017), và hàng trăm ngàn cơ sở dịch vụ, cơ quan công sở, hàng chục ngàn cơ sở y tế, hơn 12.000 cơ sở công nghiệp nằm trong và ngoài,…mỗi ngày TP.HCM đổ ra khoảng 2 triệu m3 nước thải (bao gồm nước thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế), tổng khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh: 7.500-8.000 tấn/ngày (2,7-2,9 triệu tấn/năm). Trong đó, khối lượng thu gom và vận chuyển đến bãi chôn lấp khoảng 7.000-7.200 tấn/ngày, phần còn lại là phế liệu được mua bán để tái chế. Tỷ lệ gia tăng khối lượng hàng năm: 7%-8%. Chỉ số phát sinh CTRSH bình quân đầu người của Tp.HCM : 0,98 kg/người/ngày (bao gồm 5.800- 6.200 tấn rác thải sinh hoạt, 500-700 tấn chất thải rắn công nghiệp, 150-200 tấn chất thải nguy hại, 9-12 tấn chất thải rắn y tế) Tuy nhiên, vấn đề tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập bình quân đầu người đã và đang ảnh hưởng rất lớn tới môi trường xung quanh, đặc biệt là tình trạng rác thải phát sinh từ những hoạt động của người dân ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất. Rác thải sinh ra chưa được thu gom và xử lý triệt để là nguồn gây ô nhiễm cho cả ba môi trường: đất, nước, không khí. Số lượng rác thải ngày càng tăng theo tốc độ gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội. Lượng rác thải nếu không xử lý tốt sẽ dẫn tới các hậu quả môi trường mà con người không thể lường trước được. Một trong những phương pháp xử lý chất thải sinh hoạt được coi là kinh tế nhất cả về đầu tư ban đầu cũng như quá trình vận hành là xử lý chất thải theo phương pháp GVHD: ThS. Vũ Hải Yến SVTH: Phan Thanh Phương 9
- Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát” chôn lấp hợp vệ sinh. Nhưng phần lớn các bãi chôn lấp chất thải rắn ở nước ta không đủ tiêu chuẩn của bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Các bãi chôn lấp này đều không kiểm soát được khí độc, mùi hôi và nước rỉ rác. Đó là nguyên nhân gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước và không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng. Bên cạnh đó, các bãi chôn lấp sau khi tiếp nhận đủ số lượng rác sẽ đóng cửa còn gây lãng phí một diện tích đất khá lớn. Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt Gò Cát tại quận Bình Tân cũng là nguyên nhân gây ra những hậu quả trên Trước thực tế đó, đề tài: “Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch tận dụng bãi chôn lấp” nhằm tìm hiểu thực trạng bãi chôn lấp, từ đó đề ra các giải pháp xử lý, phục hồi và xây dựng kế hoạch tận dụng quỹ đất của bãi rác nhằm kiểm soát những ảnh hưởng tới môi trường xung quanh của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 2. Tình hình nghiên cứu (Tham khảo Đồ án tốt nghiệp :”Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát ở quận Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh” – Nguyễn Hoàng Đệ) Dự án đầu tiên khai thác và phục hồi bãi rác (LFMR) đã báo cáo tại Tel Aviv – Israel năm 1953 (Nguồn: Shual and Hillel, 1958; Savage et al., 1993). Sau đó, là dự án LFMR của Mỹ nhằm thu hồi nhiên liệu đốt và tái tạo năng lượng (Nguồn: Hogland, 1996, Cossu et al., 1996, Hogland et al., 1996). Tiếp theo là các pilot nghiên cứu ở Anh, Ý, Thụy Điển, Đức và một số dự án LFMR khác ở Châu Á (Nguồn: Cossu et al., 1995; Hogland et al., 1995). Theo Hull et al. (2001), giải pháp này đã được áp dụng ở nhiều nơi trong cả hai nhóm quốc gia: đã phát triển và đang phát triển. a. Tại các quốc gia đã phát triển Trong thời gian từ năm 1991 đến năm 1993, Hạt Lancaster – Mỹ đã thực hiện dự án khai thác và phục hồi bãi rác (LFMR), thu hồi 41% đất và biến đổi 56% chất thải thành nhiên liệu (Nguồn: Kurian et al., 2003). Dự án LFMR đầu tiên ở Châu Âu được thực hiện tại bãi rác Burgot – Hà Lan (Nguồn: Hogland et al., 1997). GVHD: ThS. Vũ Hải Yến SVTH: Phan Thanh Phương 10
- Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát” Tại Ý, bãi rác Sardinia được khai thác và phục hồi vào năm 1994 (Nguồn: Kurian et al., 2003). Ngoài ra, năm 1994 có một pilot nghiên cứu thực hiện tại bãi rác Filborna – Sweden “Thụy Điển” (Nguồn: Hogland et al., 1997). Năm 1988, bãi rác ở Hạt Collier, Florida – Mỹ đã được khai thác và phục hồi để giảm ô nhiễm nước ngầm, thu hồi, tái sử dụng các chất có giá trị và nâng công suất (Nguồn: Lee và Jone, 1990). Theo Kurian et al. (2003), có tới 6 dự án khai thác và phục hồi bãi rác đã thực hiện thành công ở Mỹ. b. Tại các quốc gia đang phát triển Một số dự án khai thác và phục hồi bãi rác đã thực hiện ở Trung Quốc. Thử nghiệm đầu tiên ở San Lin, thu hồi thành phần mịn làm phân bón, các thành phần vô cơ được sử dụng như một nguồn năng lượng, giải phóng mặt bằng để xây dựng và nâng cấp thành bãi rác mới (Nguồn: ARRPET, 2004). Ngoài ra, các nghiên cứu quy mô pilot khác cũng đã được thực hiện tại các bãi rác mở như: Kodungaiyur và Perungudi gần Chennai – Ấn Độ, cho thấy các chất thải được chôn lấp 10năm ở Perungudi có 40% các chất có thể đốt (Combustible), 20% chất không thể đốt (Non-combustible) và 40% thành phần mịn (như đất), trong khi chất thải tươi (mới tập kết) tại Kodungaiyur chỉ chứa 4% chất có thể đốt, 28% chất không thể đốt, 68% thành phần mịn (Nguồn: Kurian et al., 2003). Các dự án khai thác và phục hồi bãi rác khác đã thực hiện đạt kết quả tốt tại: bãi rác Nanjido ở thủ đô Seoul – Korea “Hàn Quốc” và bãi rác Non Khaem ở Bangkok – Thailand (Nguồn: World Resource Foundation, 2003). 3. Mục tiêu Việc tìm giải pháp xử lý bãi chôn lấp Gò Cát nhằm vào những mục đích sau: - Để thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung Tp.HCM đến năm 2025 theo quyết định số 24/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt ngày 1/1/2010 nhằm phát triển thành phố theo hướng công nghiệp hiện đại, cần phải xử lý triệt để các vấn đề môi trường đang tồn tại: di dời tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh GVHD: ThS. Vũ Hải Yến SVTH: Phan Thanh Phương 11
- Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát” và các công trình khác gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các quận trung tâm thành phố; khắc phục các hậu quả xấu và từng bước cải thiện chất lượng môi trường, đầu tư phát triển cảnh quan đô thị. - Để thực hiện thành công định hướng quy hoạch của quận Bình Tân đến năm 2020 nhằm phát triển kinh tế - xã hội của toàn quận: giải quyết nhanh và dứt điểm các vấn đề môi trường, cải thiện đời sống dân sinh; hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, sử dụng hiệu quả quỹ đất, đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi xã hội và phát triển mạnh những khu trung tâm. - Để tiết kiệm ngân sách của thành phố, tránh chi tiền vào những việc không có ích hoặc không hiệu quả: mỗi ngày TP.HCM phải chi gần 50 triệu đồng để duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ bản và vận hành hệ thống xử lý nước rỉ rác tại bãi rác Gò Cát (Nguồn: Công ty môi trường đô thị TP.HCM). - Để cho bãi rác Gò Cát không còn là một trong 3 khu vực ô nhiễm trọng điểm của quận Bình Tân (nghĩa trang Bình Hưng Hòa, bãi rác Gò Cát và kênh Đen), gây bức xúc đối với người dân địa phương; và để phá vỡ bước trở ngại lớn trong quá trình phát triển hạ tầng, chỉnh trang đô thị của quận Bình Tân cũng như TP.HCM. Mục đích cuối cùng: xử lý bãi rác Gò Cát một cách triệt để và xây dựng kế hoạch tận dụng quỹ đất của bãi rác sau khi xử lý nhưng đảm bảo cân đối lợi ích giữa 3 khía cạnh: môi trường, kinh tế và xã hội. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng tìm hiểu Để tìm được giải pháp phù hợp nhất xử lý bãi rác Gò Cát, ta cần nghiên cứu về những đối tượng sau: - Tìm hiểu môi trường bãi chôn lấp Gò Cát. - Điều kiện thực tế của bãi rác này: hiện trạng môi trường xung quanh, tình hình phân hủy của chất thải đã chôn lấp, điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội trong khu vực, … GVHD: ThS. Vũ Hải Yến SVTH: Phan Thanh Phương 12
- Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát” - Các biện pháp quản lý và quy trình công nghệ xử lý môi trường (khí thải và nước rỉ rác) đang áp dụng tại bãi rác này. - Các giải pháp về kinh tế - kỹ thuật đã và đang được thế giới áp dụng để xử lý những bãi rác đã đóng cửa. 4.2. Phạm vi tìm hiểu Giải pháp xử lý phù hợp được dựa trên việc tìm kiếm và nghiên cứu trên toàn bộ phạm vi diện tích dử dụng của bãi rác Gò Cát, bao gồm: - Trạm trung chuyển, phân loại chất thải. - Các ô chôn lấp. - Hai khu xử lý nước rỉ rác của công ty Vemeer (Hà Lan) và Công ty cổ phần kỹ thuật SEEN do các đơn vị quản lý. - Hệ thống thu khí và phát điện đang được các đơn vị quản lý và vận hành. 5. Nội dung nghiên cứu - Tổng quan về chất thải rắn CTR (khái niệm, nguồn phát sinh, thành phần, v.v...). - Các văn bản liên quan đến biện pháp cải tạo và phục hồi BCL đã đóng cửa. - Tìm hiểu thực trạng môi trường BCL Gò Cát. - Xây dựng kế hoạch khả thi nhất để tận dụng quỹ đất của bãi rác sau khi được cải tạo và phục hồi. - Dự toán tổng kinh phí đầu tư cho dự án cải tạo môi trường và xây dựng kế hoạch tận dụng quỹ đất. 6. Phương pháp thực hiện - Phương pháp thu thập thông tin, số liệu tại Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM; từ báo đài, các loại sách vở, giáo trình, tạp chí khoa học, dự án,… nói về các giải pháp kinh tế - kỹ thuật đang được các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng để xử lý các bãi rác sau khi đóng cửa. Các thông tin cần thiết bao gồm: tên của giải pháp, nội dung thực hiện, phương thức áp dụng, ưu – nhược điểm,… GVHD: ThS. Vũ Hải Yến SVTH: Phan Thanh Phương 13
- Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát” - Đánh giá các biện pháp quản lý và công nghệ xử lý môi trường tại bãi rác Gò Cát. Vạch ra những hạn chế kỹ thuật, nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hiệu quả - Phương pháp thống kê và phân tích số liệu: toàn bộ số liệu được thể hiện qua các bảng biểu, đồ thị trên Excel. - Phương pháp tham khảo ý kiến của chuyên gia, của cán bộ về lĩnh vực này. - Phân tích tóm tắt lại điều kiện thực tế của bãi rác Gò Cát; so sánh, đánh giá các giải pháp xử lý và lựa chọn giải pháp thích hợp nhất. - Đề xuất và thuyết minh dây chuyền công nghệ xử lý bãi rác Gò Cát theo giải pháp được chọn. - Đánh giá hiệu quả (về 3 khía cạnh: môi trường, kinh tế, xã hội) và nhận xét tính khả thi của giải pháp 7. Ý nghĩa của việc nghiên cứu 7.1. Ý nghĩa khoa học Tìm ra giải pháp mới, hiệu quả cao, kinh tế và khả thi để thay thế cho các biện pháp quản lý và công nghệ xử lý môi trường kém hiệu quả đang áp dụng tại bãi rác Gò Cát. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn - Xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực bãi rác Gò Cát và giải quyết êm đẹp nỗi bức xúc của cộng đồng dân cư xung quanh. - Sử dụng hợp lý quỹ đất và nguồn ngân sách nhà nước. - Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội quận Bình Tân theo định hướng quy hoạch phát triển lâu dài của quận và của thành phố. 8. Các kết quả đạt được của đề tài Sau khi hoàn thành Đồ án tốt nghiệp, một số kết quả đã đạt được như sau: - Làm rõ bản chất, tình trạng của bãi rác Gò Cát từ khi đóng cửa đến nay. - Tìm ra phương án công nghệ hợp lý để cải tạo môi trường bãi rác, từ đó phân tích quy trình khai thác và phục hồi, tận dụng được CTR đã được chôn lấp. GVHD: ThS. Vũ Hải Yến SVTH: Phan Thanh Phương 14
- Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát” - Tìm ra giải pháp hợp lý để tận dụng quỹ đất của bãi rác là xây dựng công viên khoa học, bảo tồn gen quý hiếm kết hợp vui chơi giải trí. - Giải quyết được những ảnh hưởng xấu của bãi rác tác động đến môi trường. 9. Kết cấu đề tài Bên cạnh các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của Đồ án tốt nghiệp gồm 6 chương, trình bày tóm tắt như sau: Chương 1: Tổng quan tài liệu Chương 2: Đối tượng nghiên cứu Chương 3: Phương án nghiên cứu cải tạo và phục hồi bãi chôn lấp Gò Cát Chương 4: Xây dựng kế hoạch tận dụng quỹ đất của bãi rác Gò Cát Chương 5: Dự toán kinh phí đầu tư Chương 6: Đánh giá tác động của môi trường GVHD: ThS. Vũ Hải Yến SVTH: Phan Thanh Phương 15
- Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát” CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về BCL CTR 1.1.1. Khái niệm a. Bãi chôn lấp chất thải rắn Bãi chôn lấp chất thải rắn là một diện tích hoặc một khu đất đã được quy hoạch, được lựa chọn, thiết kế, xây dựng để chôn lấp chất thải rắn. b. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của CTR khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, hợp chất amon và một số khí như CO2, CH4. Như vậy, về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh CTR vừa là phương pháp tiêu hủy sinh học vừa là biện pháp kiểm tra thông số chất lượng môi trường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp. Theo quy định TCVN 6696 - 2000: Chất thải rắn - bãi chôn lấp hợp vệ sinh - yêu cầu chung về bảo vệ môi trường: - BCL hợp vệ sinh được định nghĩa là khu vực được quy hoạch thiết kế, xây dựng để chôn lấp chất thải rắn thông thường phát sinh từ các khu dân cư, đô thị và các khu công nghiệp. BCL bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm, văn phòng làm việc và các hạng mục khác để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực của BCL tới môi trường xung quanh. - Khí rác: khí sinh ra từ ô chôn lấp chất thải do quá trình phân hủy tự nhiên của các chất thải rắn. - Nước rác: nước sinh ra từ ô chôn lấp chất thải do quá trình phân hủy tự nhiên của các chất thải rắn. - Vùng đệm: khoảng đất bao quanh bãi chôn lấp để giảm thiểu các tác động ô nhiễm của bãi chôn lấp đến môi trường xung quanh. - Ô chôn lấp: các ô nằm trong bãi chôn lấp để giảm thiểu các tác động ô nhiễm của bãi chôn lấp đến môi trường xung quanh. GVHD: ThS. Vũ Hải Yến SVTH: Phan Thanh Phương 16
- Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát” - Lớp lót đáy: lớp vật liệu được trải trên toàn bộ diện tích đáy và thành của ô chôn lấp ngăn ngừa sự thẩm thấu nước rác tới môi trường đất, nguồn nước ngầm xung quanh và bên dưới bãi chôn lấp. - Lớp che phủ: lớp phủ cuối cùng lên trên bãi chôn lấp chất thải rắn khi đóng bãi nhằm ngăn ngừa tác động từ ô chôn lấp đến môi trường xung quanh và từ bên ngoài vào ô chôn lấp. - Hệ thống thu gom nước rác: hệ thống bao gồm các đường ống dẫn, cống mương nhằm thu gom nước rác để xử lý trước khi thải ra môi trường. - Đóng bãi: ngừng toàn bộ việc chôn lấp chất thải và hoàn thành toàn bộ lớp che phủ. • Điều kiện chôn lấp các loại chất thải rắn tại bãi chôn lấp CTR được chấp nhận chôn lấp ở BCL hợp vệ sinh là tất cả các loại chất thải không nguy hại, có khả năng phân hủy tự nhiên theo thời gian bao gồm: - Rác thải gia đình. - Rác thải chợ, đường phố. - Giấy, bìa, cành cây nhỏ và lá cây. - Tro, củi, gỗ mục, vải, đồ da (trừ phế thải đồ da có chứa crom). - Rác thải từ văn phòng, khách sạn, nhà hàng ăn uống. - Phế thải sản xuất không nằm trong danh mục rác thải nguy hại từ các ngành công nghiệp (chế biến lương thực, thực phẩm, thủy sản, rượu bia, giấy, giày da…). - Phế thải nhựa tổng hợp. - Tro xỉ không chứa các thành phần nguy hại được sinh ra từ quá trình đốt. • Phân loại bãi chôn lấp hợp vệ sinh Theo qui định TCVN 6696 – 2000: Tùy theo diện tích, bãi chôn lấp được phân ra loại nhỏ, vừa, lớn và rất lớn. GVHD: ThS. Vũ Hải Yến SVTH: Phan Thanh Phương 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu sản xuất xúc xích tiệt trùng cà chua tại công ty Vissan
85 p | 499 | 130
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu sản xuất bia đen
63 p | 376 | 116
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu sản xuất thủ nghiệm trà sữa trân châu uống liền
72 p | 460 | 93
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu bảo đảm an toàn thông tin bằng kiểm soát “Lỗ hổng“ trong dịch vụ Web
74 p | 536 | 85
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu qui trình công nghệ sản xuất đồ hộp cá tra kho
81 p | 306 | 81
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu trang phục dạo phố Nữ giới độ tuổi 16- 21 tuổi và bộ sưu tập ngày mới
101 p | 780 | 80
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất đồ hộp mực nhồi rau quả sốt cà chua
96 p | 273 | 79
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu Statcom, ứng dụng trong truyền tải điện năng
65 p | 258 | 65
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu sản xuất nước quả đục từ ổi ruột hồng
82 p | 303 | 54
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu công nghệ chế biến đồ hộp tự ngâm trong nước muối
71 p | 211 | 48
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu xác định hàm lượng các axit amin thủy phân trong một số loài nấm lớn ở vùng Bắc Trung Bộ bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC
100 p | 189 | 44
-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: Nghiên cứu về hình học practal. Viết chương trình cài đặt một số đường và mặt practal
116 p | 344 | 41
-
Tóm tắt Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu mô hình MVC thiết kế và xây dựng website quản lý hệ thống phân phối dược phẩm
19 p | 516 | 38
-
Báo cáo đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu xác định các loại axit amin trong một số loài nấm lớn ở khu vực Bắc Trung Bộ bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC)
38 p | 258 | 18
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển tốc độ động cơ DC Servo
58 p | 29 | 10
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu hệ thống quản lý các trạm viễn thông
64 p | 16 | 8
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu triển khai công nghệ FTTH-GPON trên mạng viễn thông của VNPT Hải Phòng
91 p | 11 | 6
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu, thiết kế hệ thống đo và giám sát nồng độ chất độc – hại trong không khí ứng dụng công nghệ Internet vạn vật
45 p | 13 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn