intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dow Theory - Lý thuyết Dow

Chia sẻ: Tae_in Tae_in | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

253
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu bạn theo đuổi sự nghiệp trading thì bạn sẽ được nghe rất nhiều về cụm từ này " Dow Theory" . Vậy Dow Theory - Lý thuyết Dow là gì? Lý thuyết Dow đã có khoảng gần 100 năm, nhưng kể cả trong thị trường ngày nay – những thị trường rất biến động và bị các yếu tố công nghệ chi phối, các yếu tố cơ bản của lý thuyết Dow vẫn giữ vững. Được phát triển bởi Charles Dow, được William Hamilton chọn lọc lại và hiệu đính lại bở Robert Rhea, lí thuyết Dow ko...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dow Theory - Lý thuyết Dow

  1. Dow Theory - Lý thuyết Dow Nếu bạn theo đuổi sự nghiệp trading thì bạn sẽ được nghe rất nhiều về cụm từ này " Dow Theory" . Vậy Dow Theory - Lý thuyết Dow là gì? Lý thuyết Dow đã có khoảng gần 100 năm, nhưng kể cả trong thị trường ngày nay – những thị trường rất biến động và bị các yếu tố công nghệ chi phối, các yếu tố cơ bản của lý thuyết Dow vẫn giữ vững. Được phát triển bởi Charles Dow, được William Hamilton chọn lọc lại và hiệu đính lại bở Robert Rhea, lí thuyết Dow ko chỉ nói về phương pháp phân tích kĩ thuật và hoạt động của giá cả, mà còn nói về nguyên lý của thị trường. Rất nhiều ý tưởng và nhận xét được Dow và Hamilton đã trở thành chân lý của Phố Wall. Trong khi có một vài người có thể nghĩ rằng ngày nay mọi chuyện đã khác, việc đọc kĩ lí thuyết Dow sẽ chứng thực rằng thị trường chứng khoán ngày nay cũng hoạt động tương tự như 100 năm về trước. Lý thuyết Dow thường dùng trong chứng khoán và thường được coi là nguyên lí cơ bản của phân tích kĩ thuật. Bản thân Dow thực sự chưa bao giờ sử dụng cụm từ đó. Về sau này các nhà phân tích mới bắt đầu sử dụng cụm từ này.
  2. Năm 1884 khi Dow cho ra đời chỉ số trung bình của thị trường chứng khoán gồm 11 cổ phiếu đầu tiên của ông. Từ 11 cổ phiếu cơ bản này, đã có một vài sự thay đổi và sắp xếp của mức trung bình, cho đến tận năm 1928 ông ổn định với mức 30 cổ phiếu. Chỉ số này sau này được biết đến với tên gọi chỉ số trung bình của lĩnh vực công nghiệp ( industrial average) và đó cũng là lí do vì sao mà chúng ta có cụm từ quen thuộc " Dow Jones Industrial Average" - Chỉ số trung bình công nghiệp của Dow Jones. Lý thuyết này thực là không hề khó để giải thích và rất dễ thấy nếu bạn dành thời gian để suy nghĩ về nó. Mình xin đơn giản nó đi một chút, vì chúng ta chưa đi vào mặt nào của lý thuyết này: 1. Thị trường giảm giá mọi thứ. Giá mà bạn là giá thực của thị trường. Nếu bạn đang đi theo một loại cổ phiếu và cổ phiếu đó được định giá ở một mức x thì đó chính là giá trị hợp lí của nó. Người ta giả sử rằng mọi thông tin được biết đến về loại cổ phiếu hay tiền tệ đó đều đã được thị trường đưa vào xem xét và phản ánh lên giá cả . Nếu thông tin mới được giới thiệu thông tin này sẽ làm thay đổi giá cả và và vẫn sẽ được phản ánh lên giá. Hamilton ghi chú rằng thi thoảng thị trường phản ánh ngược chiều với news. Đối với Hamilton, lý do rất đơn giản: thị trường nhìn về phía trước. vào thời gian mà tin tức lan rộng ra trên phố phường, thì tin này đã được phản ánh sẵn lên giá cả rồi. Điều này lí giải câu châm ngôn cổ của Phố Wall, “ buy the rumor, sell
  3. the news”. Khi tin đồn bắt đầu được lọc, người mua sẽ bước vào và đẩy giá lên cao. Khi tin tức được công bố, thì giá đã được nâng lên đủ để phán ánh tin tức này rồi. 2. Thị trường có 3 xu thế chính. Ở đây bạn sẽ vô tình bắt gặp một vài cụm từ chuyên ngành dành cho phương pháp phân tích kĩ thuật nhưng hãy nhớ cho mình và mình sẽ giải thích cho các bạn sau. Lí giải của Dow về một xu thế là những cuộc chạy đua ( thường được gọi với từ chuyên ngành là rally) lên cao thì sẽ cao hơn những cuộc chay đua đã cao sẵn trước đó và những cuộc chay đua xuống thấp thì sẽ thấp hơn những cuộc chay đua xuống thấp trước đó. 3 xu thế là - xu thế gốc hay xu thế cơ bản ( primary trend), xu thế thứ 2 ( second trend), và những xu thế nhỏ ( minor trends). Điều này rất quan trọng vì sau này khi các bạn thảo luận về vấn đề này, đây sẽ là yếu tố đóng vai trò chủ chốt trong phân tích của chúng ta. Xu thế cơ bản ( primary trend) là lực lượng chính đằng sau xu thế và giống như một dòng chảy của sông theo một hướng cơ bản. Xu thế thứ 2 giống như một nhanh của xu thế chính.Nhánh này có thể rẽ ra một lúc nhưng cuối cùng cũng quay lại đi theo dòng của dòng sông chính. Xu thế nhỏ thì giống như một dòng suối
  4. nhỏ, có lúc chạy theo hướng này và hướng kia nhưng vẫn được dẫn dắt theo một hướng chung của dòng sông. Xu thế cơ bản có thể mất nhiều năm để kết thúc và phát triển theo thời gian. Xu thế thứ 2 có thể xẩy ra bất cứ ở đâu từ một vài tuần tới một vài tháng nếu tính theo thời gian và xu thế nhỏ có thể đi theo hướng ngược lại của xu thế cơ bản. Những xu thế nhỏ như là xu thế hàng ngày (daily trend) kéo dài một vài ngày hoặc tương tự và thường ko có gì quá nổi bật. 3. Ngoài 3 loại trends trên, sau này Dow còn tiếp tục hạn chế hơn nữa xu thế bằng cách cho rằng xu thế luôn có 3 kì: kì tích lũy ( accumulation stage), kì tham dự chung ( public participation) và cuối cùng là kì phân phát ( distribution stage) 4. Vì chỉ số Dow trung bình cơ bản bao gồm các cổ phiếu từ những mảng khác nhau phân tiếp theo của lý thuyết Dow nói về việc chỉ số trung bình của những mảng khác nhau phải khẳng định lẫn nhau. 5. Dow cũng xét đến hiệu ứng của khối lượng trong một xu thế. Ông khẳng định rằng khố lượng nên phát triển theo cùng một hướng với xu thế. 6. Phần cốt lõi cuối cùng của lý thuyết này là: Người ta nên giả sử rằng xu thế vẫn luôn mạnh đến tận khi có một biểu thị rõ ràng rằng xu thể đó trên thực tế đã thay đổi.
  5. Giải thích của mình về lý thuyết Dow ở trên rất ngắn gọn vì thực sự để đi sâu vào từng phần cụ thể của lý thuyết này ở đây là ngoài khả năng. Và đối với điều mà mình đang cố gắng đạt được ở đây là gợi mở cho các bạn một ý tưởng lớn về việc làm thế nào mà thị trường lại hoạt động như thế và làm thế nào để thực hiện giao dịch một cách hiệu quả thì lí thuyết này cũng ko phải là quá cần thiết. Điều cốt lõi mà mình muốn các bạn rút ra được từ lý thuyết này là có 3 dạng xu thế : xu thế cơ bản ( primary trend), xu thế thứ 2 ( second trend) và những xu thế nhỏ ( minor trends). Sau này các bạn sẽ phải cần ý tưởng này để tiếp cận các giao dịch của bạn đó. Hamilton và Dow đã công khai thừa nhận rằng lý thuyết Dow ko phải là một công cụ chính xác 100% để đánh bại thị trường. Lý thuyết này được coi như một loạt chỉ dẫn và nguyên để trợ giúp các nhà đầu tư và traders với nghiên cứu của cá nhân họ về thị trường. Lý thuyết Dow cung cấp một cơ cấu cho các nhà đầu tư sử dụng để giúp loại bỏ cảm tính. Hamilton cảnh báo rằng các nhà đầu tư ko nên để các mong muốn cá nhân ảnh hưởng tới các tính toán trong giao dịch. Khi phân tích thị trường, hãy chawscs chắn rằng bạn có mục đích và nhận định những gì có thật trên thị trường, ko phải những gì mà bạn muốn thấy. Nếu một nhà đầu tư đang có lệnh mua, thì người đó chỉ muốn thấy những dấu hiệu đi lên và làm lơ đi bất cứ một dấu hiệu đi xuống nào. Ngược lại với những nhà đầu tư đang có lệnh bán họ có thể chỉ ép mình tập trung vào những khía cạnh tiêu cục của giá thị
  6. trường mà cố tình lơ đi những biến chuyển theo hướng đi lên. Lý thuyết Dow cung cấp một công cụ để giúp thực hiện các quyết định nước đôi. Phương pháp nhận ra xu thế cơ bản là dứt khoát và ko mở ra các lí giải. Mặc dù lý thuyết này ko được định nghĩa cho trading ngắn hạn, lý thuyết này vẫn thêm vào những giá trị nhất định cho các traders. Dù khung thời gian bạn chọn là gì, lý thuyết luôn giúp bạn có thể nhận ra xu thế cơ bản. Theo Hamilton (viết vào đầu thế 20), những người áp dụng thành công lý thuyết này hiếm khi mà giao dịch nhiều hơn 4 hoặc 5 lần 1 năm. Nên nhớ, các xu thế trong ngày, theo ngày và có thể thậm chí là các xu thế thứ 2 cũng có thể nghiêng về việc bị lôi kéo bởi các mánh khóe hay tin đồn, nhưng xu thế cở bản thì hoàn toàn lãnh đạm với các yếu tố đó. Hamilton và Dow cố gắng tìm ra một phương pháo để lọc ra những yếu tố làm sao nhãng thị trường mà liên quan đến những dao động theo ngày. Họ ko lo lắng về một vài điểm, hoặc việc liệu đã gần đến đỉnh hoặc đáy chưa. Lo lắng lớn nhất của họ là liệu có thể bắt kịp những xu thế lớn ko. Cả 2 người đều khuyên nên nghiên cứu kĩ về thị trường theo một chu kì hàng ngày, nhưng họ cũng tìm ra cách giới hạn tổi thiểu những hậu quả của các chuyển động ngẫu nhiên và tập trung vào các xu thế lớn. Rất dễ bị rơi vào sự điên khùng tại thời điểm trade và quên mất xu thế cơ bản. Vì thế, mục đích của Dow và Hamilton là xác định xu thế cơ bản và bắt kịp các chuyển động lớn. Họ hiểu rằng thị trường bị ảnh hưởng bởi cảm xúc và nghiêng về phản ứng thái quá cả theo hướng lên hoặc xuống. Với ý nghĩ này, họ
  7. luộn tập trung vào việc nhận định và đi theo: nhận định xu thế và đi theo xu thế. Tuy nhiên xu thế chỉ được đặt đúng chỗ cho đến tận khi được chứng tỏ. Đó là lúc mà lúc mà xu thế sẽ kết thúc hoặc khi nó được chứng tỏ. Lý thuyết Dow giúp các nhà đầu tư nhận ra sự thật, ko phải là giả định hay dự đoán. Có thẻ rất mạo hiểm cho các trader và nhà đầu tư nếu họ bắt đầu giả sử. Dự đoán thị trường là một điều rất khó nếu ko muốn nói là ko thể. Hamilton cũng thừa nhận rằng lí thuyết Dow ko phải là ko thể thất bại. Trong khi lý thuyết này có thể tạo ra cơ bản cho sự phân tích, lý thuyết được định nghĩa là khởi điểm cho các nhà đầu tư và traders để phát triển các hướng dẫn phân tích mà các traders cảm thấy thoải mái và thấu hiểu. Đọc thị trường là cả một môn khoa học cần có kinh nghiệm . Vì thế sẽ có những ngoại lệ đối vợi định lý được Hamilton và Dow định ra. Họ tin rằng thành công trong thị trường đòi hỏi sụ nghiên cứu và phân tích nghiêm túc. Điều này yêu cầu sự trải nghiệm cả về thành công lẫn thất bại. Thành công thì thật tuyệt, nhưng đừng vì thế mà tự mãn. Thất bại, tuy đau đớn, nhưng nên xem như là học hỏi kinh nghiệm. Phân tích kĩ thuật là một nghệ thuật và cái nhìn chỉ ngày càng rõ ràng hơn cùng với việc thực hành. Hãy nghiên cứu cả thành công và thất bại với ánh mắt hướng về tương lai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2