intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dược vị Y Học: HƯƠNG NHU

Chia sẻ: Abcdef_39 Abcdef_39 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

102
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên thuốc: Herba Elsholtziae. Tên khoa học: Ocimum sanctum L Họ Hoa Môi (Labiatae) Bộ phận dùng: cành có hoa lá. Khô thơm mát, màu đỏ tía, không mốc, nát, ẩm là tốt. Có loại hương nhu trắng cũng dùng được. Tính vị: vị cay, tính hơi ôn. Quy kinh: vào kinh Phế và vị. Tác dụng: phát hãn, thanh thuỷ, lợi thấp hành thuỷ. Chủ trị: say nắng, nhức đầu, phát sốt sợ rét, đau bụng thổ tả, Tiêu thuỷ thũng. Hội chứng phong hàn ngoại tà xảy ra vào mùa hè biểu hiện như nghiến răng, sốt,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dược vị Y Học: HƯƠNG NHU

  1. HƯƠNG NHU Tên thuốc: Herba Elsholtziae. Tên khoa học: Ocimum sanctum L Họ Hoa Môi (Labiatae) Bộ phận dùng: cành có hoa lá. Khô thơm mát, màu đỏ tía, không mốc, nát, ẩm là tốt. Có loại hương nhu trắng cũng dùng được. Tính vị: vị cay, tính hơi ôn. Quy kinh: vào kinh Phế và vị. Tác dụng: phát hãn, thanh thuỷ, lợi thấp hành thuỷ. Chủ trị: say nắng, nhức đầu, phát sốt sợ rét, đau bụng thổ tả, Tiêu thuỷ thũng. Hội chứng phong hàn ngoại tà xảy ra vào mùa hè biểu hiện như nghiến răng, sốt, đau đầu, không ra mồ hôi đau bụng nôn và tiêu chảy: Dùng Hương nhu với Bạch biển đậu. Phù và ít nước tiểu. Dùng Hương nhu với Bạch truật. Liều dùng: Ngày dùng 4 - 8g.
  2. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Bỏ rễ để lá, chặt đoạn phơi khô, kỵ lửa (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận). Theo kinh nghiệm Việt Nam: - Dùng tươi: rửa sạch vò lấy 100 - 300g vắt lấy nước thêm ít nước, uống (trị say nắng). - Dùng khô: rửa sạch (nếu bẩn) thái khúc 2 - 3cm, phơi trong râm cho khô. Bảo quản: để nơi khô ráo, mát. Tránh nóng làm mất mùi thơm tinh dầu. Kiêng ky: hư lao mãn tính không nên dùng. Không dùng Hương nhu trong hội chứng biểu suy kèm ra mồ hôi. HƯƠNG PHỤ Tên thuốc: Rhizoma cyperi. Tên khoa học: Cyperus rotundus L Họ Cói (Cyperaceae) Tên thường gọi: Cỏ Gấu.
  3. Bộ phận dùng: thân rễ (vẫn gọi là củ). Củ hình thoi dài 2 - 4cm, đường kính 0,5 - 1cm bề ngoài đỏ thẫm hay đen sẫm, có nhiều đốt, trên đốt có nhiều lông màu nâu hay xám đen. Dùng loại mọc ở bãi biển, củ to mập, chắc thơm, sạch lông, thịt hồng hồng là tốt Tính vị: vị cay, hơi đắng, tính hàn. Quy kinh: Vào kinh Can, kiêm vào 12 kinh mạch. Tác dụng: thuốc điều khí, khai uất, thông kinh. Chủ trị: thông kinh nguyệt không đều, chữa các chứng trong thai sản, trừ đờm, tiêu thực, giảm đau. - Can khí uất kết: đau vùng hông sườn và cảm giác tức ở ngực: Dùng Hương phụ với Sài hồ, Uất kim và Bạch thược. - Can khí phạm Vị biểu hiện như chướng và đau bụng và thượng vị: Dùng Hương phụ với Mộc hương, Hương duyên và Phật thủ. - Vị hàn, khí trệ: Dùng Hhương phụ với Cao lương khương trong bài Lương Phụ Hoàn.
  4. - Can hàn: sưng đau tinh hoàn hoặc thoát vị: Dùng Hương phụ với Tiểu hồi hương và Ô dược. - Can khí uất trệ: kinh nguyệt không đều, vú căng và đau: Dùng Hương phụ với Sài hồ, Đương qui và Xuyên khung. Dùng sống: thông khí, trừ đờm. Tẩm sao: vào Can Thận, điều khí huyết, thông kinh, huyết hư, nhuận táo, hành kinh lạc. Sao cháy: chỉ huyết, bổ hư. Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Rửa sạch mài xác trên đá nhám cho sạch hết vỏ, ngâm vào nước đái trẻ em cho thấu mềm. Phơi khô, giã nát, hoặc dùng sống hoặc sao, hoặc tẩm giấm hay muối tuỳ từng trường hợp (Bản Thảo Cương Mục). Theo kinh nghiệm Việt Nam: Khi đào về người ta phơi khô rồi sao cho cháy lông và rễ con.
  5. - Hương phụ mễ (sinh Hương phụ): phơi thật khô, giã với trấu (cứ 1kg củ cho vào O,5kg trấu) bằng chày nHọn đầu cho trụi hết lông, vỏ. Việc làm sạch vỏ và lông đòi hỏi nhiều công, giã không khéo sẽ bị nát. - Hương phụ thán: lấy Hương phụ rửa lại cho sạch, phơi khô, sao cho cháy đen tồn tính, bắc chảo ra lấy vung úp lại cho nguội, có thể tán bột. - Hương phụ chế: cách này thường dùng. Lấy lkg hương phụ mễ, chia làm 4 phần: Phần I: 250g tẩm với 200ml giấm (có độ Acid acetic trên dưới 5%). Phần 2: 250g tẩm với 200ml đồng tiện của trẻ em khoẻ mạnh (lấy phần giữa nước tiểu). Phần 3: 250g tẩm với 200ml nước muối 15%. Phần 4: 250g tẩm với 200ml rượu 40o. Mỗi phần sau khi tẩm để 1 đêm, sáng hôm sau giã dập, sao khô đến khi thấy mùi thơm là được, trừ phần tẩm rượu thì sao khô giã dập rồi mới tẩm rượu. Để riêng từng phần cho vào lọ kín. Có thể trộn chung 4 phần vào nhau đựng lọ kín. Sau khi tẩm sao, tán bột để làm hoàn tán. Phần tẩm giấm và tẩm đồng tiện là 2 phần quan trọng nhất, không thể không tẩm hai thứ này được. Còn tẩm nước gừng, nước Cam thảo v.v... tuỳ theo đơn của lương y.
  6. Bảo quản: Hương phụ tứ chế không nên bào chế nhiều, chỉ nên dùng đủ trong vòng 15 - 20 ngày. Đậy kín. Kiêng ky: chứng âm hư và huyết nhiệt không nên dùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2