Giáo án Lịch Sử lớp 10: CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ VÀ SỰ BÀNH TRƯỚNG THUỘC ĐỊA
lượt xem 13
download
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài học, yêu cầu học sinh cần: 1. Kiến thức -Nắm được những nét khái quát về tình hình kinh tế, chính trị của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ hồi cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX; những nét chung và đặc điểm riêng. - Hiểu được đây là thời kì các nước đế quốc đẩy mạnh việc xâm lược thuộc địa, phân chia lại thị trường thế giới làm cho mâu thuẫn giữa các đế quốc với đế quốc và giữa đế quốc với thuộc địa...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Lịch Sử lớp 10: CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ VÀ SỰ BÀNH TRƯỚNG THUỘC ĐỊA
- CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ VÀ SỰ BÀNH TRƯỚNG THUỘC ĐỊA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài học, yêu cầu học sinh cần: 1. Kiến thức -Nắm được những nét khái quát về tình hình kinh tế, chính trị của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ hồi cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX; những nét chung và đặc điểm riêng. - Hiểu được đây là thời kì các nước đế quốc đẩy mạnh việc xâm lược thuộc địa, phân chia lại thị trường thế giới làm cho mâu thuẫn giữa các đế quốc với đế quốc và giữa đế quốc với thuộc địa ngày càng sâu sắc. 2. Tư tưởng, tình cảm Giúp học sinh nâng cao nhận thức về bản chất của chủ nghĩa đế quốc, ý thức cảnh giác cách mạng; đấu tranh chống các thế lực gây chiến, bảo vệ hoà bình. 3.Về kĩ năng Rèn luyện kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử để thấy được từng đặc điểm riêng của chủ nghĩa đế quốc. II.THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC -Bảng thống kê biểu thị sự thay đổi về sản lượng công nghiệp của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ. -Sơ đồ thay đổi vị trí kinh tế các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. -Lược đồ các nước đế quốc đầu thế kỉ XX. III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi1: Nêu những thành tựu về khoa học kĩ thuật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? Câu hỏi 2: Sự ra đời và những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa? 2. Dẫn dắt vào bài mới Cuối thế kỉ XI X đầu thế kỉ XX là thời kì phát triển mạnh mẽ của các nước tư bản tiên tiến, đánh dấu bước chuyển từ giai
- đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Cùng với đó là chính sách mở rộng xâm lược thuộc địa để có thêm thị trường và vơ vét nguyên liệu đưa về chính quốc. Sự tranh chấp thuộc địa đã làm cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nên sâu sắc. tình hình kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay để trả lời câu hỏi nêu trên? 3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp Tiết 1: A. Anh và Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Hạt động của thày và trò Nội dung kiến thức cần đạt I.Nước Anh Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân 1. Tình hình kinh tế -Trước hết, GV nêu trình bày và phân tích: Đầu thập niên 70 của thế kỉ XI X, nền công nghiệp Anh vẫn đứng đầu thế giới. Sản lượng than của Anh gấp 3 lần Mĩ và Đức; sản lượng gang gấp 4 lần Mĩ và gần 5 lần Đức. Về xuất khẩu kim loại sản lượng của ba nước Pháp, Đức, Mĩ gộp lại không bằng Anh. -Tiếp đó GV nêu câu hỏi: Cuối thập niên 70 tình hình kinh tế Anh ra sao? -HS đọc SGK trả lời câu hỏi. -Từ cuối thập niên 70, Anh - GV nhận xét và chốt ý: Từ cuối thập mất dần địa vị độc quyền niên 70, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, do vậy mất công nghiệp, do vậy mất luôn cả vai luôn cả vai trò lũng đoạn trò lũng đoạn thị trường thế giới, bị Mĩ thị trường thế giới, bị Mĩ và và Đức vượt qua. Đức vượt qua. -GV giới thiệu “Bảng thống kê biểu thị sự thay đổi về sản lượng công nghiệp của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ” trong SGK GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân của sự giảm sút đó?
- -HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi. -GV nhận xét và trình bày: Nguyên nhân của sự giảm sút là: + Máy móc thiết bị xuất hiện sớn nên đã cũ và lạc hậu, việc hiện đại hoá rất tốn kém. + Một số lớn tư bản chạy sang thuộc địa, vì ở đây lợi nhuận tư bản đẻ ra -Tuy vậy, Anh vẫn nhiều hơn chính quốc. Mặt khác, cướp chiếm ưu thế về tài đoạt thuộc dịa có lợi nhiều hơn so với chính, xuất cảng tư bản, đầu tư cải tạo công nghiệp. thương mai, hải quân và -GV nhấn mạnh: Tuy vai trò bá chủ thuộc địa. thế giới về công nghiệp bị giảm sút, song Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thuương mai, hải quân và thuộc địa. Hoạt động 2: Nhóm -GV chia lớp thành các nhóm và nêu -Công nghiệp: quá trình câu hỏi: Quá trình tập trung sản xuất tập trung tư bản diễn ra trong công nghiệp diễn ra như thế mạnh mẽ, nhiều tổ chức độc quyền ra đời chi phối nào? -HS làm việc theo nhóm đọc SGK cửa toàn bộ đời sống kinh tế đại diện trả lời câu hỏi. nước Anh. -GV nhân xét và chốt ý: Đây là thời kì quá trình tập trung tư bản diễn ra mạnh -Nông nghiệp nước Anh mẽ, nhiều tổ chức độc quyền ra đời chi lâm vào tình trạng khủng phối toàn bộ đời sống kinh tế nước hoảng trầm trọng, Anh phải Anh, 5 ngân hàng ở khu Xi-ti Luân nhập khẩu lương thực. Đôn nắm 70% số tư bản cả nước . -GV giới thiệu cho HS biết: Nông 2. Tình hình chính trị nghiệp nước Anh lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Nguyên nhân -Anh là nước theo thể chế là do tư sản Anh không đầu tư vào sản chính trị quân chủ lập hiến xuất nông nghiệp mà chủ yếu vào với việc thực hiện chế độ buôn bán lương thực vì giá lương thực hai Đảng (Đảng Tự do và
- châu Âu và Mĩ rất rẻ. Đảng Bảo thủ) thay nhau Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân cầm quyền, song đề bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư -GV trình bày và phân tích: Anh là nước theo thể chế chính trị quân chủ sản. lập hiến với việc thực hiện chế độ hai Đảng (Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ) thay nhau cầm quyền. Sự khác biệt giữa hai đảng là không đáng kể, chủ yếu là về biện pháp cụ thể song đều thống nhất với nhau trong việc bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, đàn áp -Đây là thời kì giai cấp tư phong trào quần chúng và đẩy mạnh sản Anh tăng cường mở xâm lược thuộc địa. rộng hệ thống thuộc địa đặc -GV nêu câu hỏi : Cho biết chính sách biệt ở châu á và châu Phi. đối ngoại của Anh? -HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi. -GV nhận xét và chốt ý: Đây là thời kì giai cấp tư sản Anh tăng cường mở -Đặc điểm đế quốcAnh: là rộng hệ thống thuộc địa đặc biết ở chủ nghĩa đế quốc thực châu á và châu Phi. GV kết với khai dân. thác lược đồ để HS nhận biết được hệ thống thuộc địa rộng lớn của đế quốc Anh đầu thế kỉ XX trải dài từ Bắc Mĩ, châu Phi, châu á đến châu Đại Dương. -GV nhấn manh: Chủ nghĩa đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn ( chiếm 1/4 lãn thổ và 1/4 dân số thế giới) do vậy được mệnh danh là chủ nghĩa đế quốc thực dân “ Mặt trời không bao giờ lặn” trên đất nước Anh. Lê-nin nhận xét: “ nước Anh không chỉ là quê hương của hệ thống công xưởng của của chủ nghĩa tư bản, mà còn là thuỷ tổ của chủ nghĩa đế quốc II.Nước Pháp
- hiện đại. 1. Tình hình kinh tế Chủ nghĩa thực dân Anh đã trở thành -Cuối thập niên 70 trở đi đặc trưng riêng của chủ nghĩa đế quốc công nghiệp Pháp bắt đầu Anh... Việc xuất khẩu tư bản của Anh chậm lại. mang những qui mô to lớn. Nước Anh là một cường quốc thuộc địa chính.” Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân -GV trình bày: Trước 1870, công nghiệp Pháp đứng hàngthứ hai thế -Nguyên nhân: giới, cuối thập niên 70 trở đi công + Pháp thất bại trong cuộc nghiệp Pháp bắt đầu chậm lại. chiến tranh Pháp –Phổ do -GV nêu câu hỏi: nguyên nhân tại sao đó phải bồi thường chiến công nghiệp Pháp phát triển chậm lại? tranh. -HS dựa vào SGK tự trả lời câu hỏi. + Nghèo tài nguyên và -GV nhận xét và chốt ý: nhiên liệu, đạec biệt là than + Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh đá. Pháp –Phổ do đó phải bồi thường + Giai cấp tư sản chỉ chú chiến tranh. trọng đến xuất cảng tư bản, + Nghèo tài nguyên và nhiên liệu, không chú trọng phát triển đạec biệt là than đá. công nghiệp trong nước. + Giai cấp tư sản chỉ chú trọng đến xuất cảng tư bản sang những nước chậm phát triểm để thu lợi nhuận cao chứ không chú trọng phát triển công nghiệp trong nước. -GV kết luận: Hậu quả là cuối thế kỉ XIX sản xuất công nghiệp của Pháp tụt hàng thứ tư sau Đức, Mĩ, Anh , kĩ thuật lạc hậu rõ rệt so với những nước công nghiệp trẻ . -GV nêu câu hỏi: Bên cạnh những yếu kém đó công nghiệp Pháp có những tiến bộ gì?
- -HS đọc SGK trả lời câu hỏi. -GV trình bày và phân tích: Mặc dù có sự sút kém, song công nghiệp Pháp cũng có tiến bộ đáng kể. Hệ thống đường sắt lan rộng khắp cả nước đã đẩy nhanh sự phát triển của ngành khai mỏ, luyện kim và thương nghiệp. -Sự thâm nhập của phương Việc cơ khí hoá sản xuất được tăng thức sản xuất tư bản chủ cường. Từ năm 1852-1900, số xí nghĩa trong nông nghiệp ở nghiệp sử dụng máy móc tăng lên 9 Pháp diễn ra chập chạp do lần, số động cơ chạy bằng hơi nước đất đai bị chia nhỏ. tăng lên 12 lần. Nông nghiệp Pháp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Pháp vì phần đông dân cư sống bằng nghề nông. Tình trạng đất đai phân tán, mạnh mún không cho phép sử dụng -Đầu thế kỉ XX quá trình máy móc và kĩ thuật canh tác mới. tập trung sản xuất cũng -GV chốt ý: Những biểu hiện của tình diễn ra trong lĩnh vực công hình nông nghiệp trên chứng tỏ sự nghiệp, dẫn đến việc hình thâm nhập của phương thức sản xuất thành các công ty độc tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp ở quyền, từng bước chi phối Pháp diễn ra chập chạp. nền kinh tế Pháp, đặc biệt Hoạt động 2: Cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng. -GV nêu câu hỏi: Quá trình tập trung sản xuất hình thành các công ty độc quyền diễn ra như thế nào? -HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi? -GV nhận xét, bổ sung và chốt ý: Đầu thế kỉ XX quá trình tập trung sản xuất cũng diễn ra trong lĩnh vực công nghiệp, dẫn đến việc hình thành các công ty độc quyền, từng bước chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh -Đặc điểm: tư bản Pháp vực ngân hàng. (GV nhấn mạnh ở phần lớn đưa vốn ra nước
- Pháp quá trình diễn ra chậm hơn các ngoài, cho các nước chậm nước khác) tiến vay với lãi xuất lớn- -GV nêu câu hỏi: Đặc điểm nổi bật Chủ nghĩa đế quốc Pháp là của các tổ chức độc quyền ở Pháp? chủ nghĩa đế quốc cho vay -HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của nặng lãi. mình trả lời câu hỏi. -GV viên nhận xét và chốt ý: + Sự tập trung ngân hàng đạt đến mức cao: 5 ngân hàng lớn ở Pa-ri nắm 2/3 tư bản của các ngân hàng trong cả nước. 2. Tình hình chính trị + Khác với Anh tư bản chủ yếu đầu tư vào thuộc địa còn ở Pháp tư bản phần lớn đưa vốn ra nước ngoài, cho các - Sau cách mạng 9-1870, nước chậm tiến vay với lãi xuất lớn. nước Pháp thành lập nền -GV cho HS đọc đoạn chữ nhỏ trong cộng hoà thứ ba, song phái SGK để thấy được số vốm mà tư bản cộng hoà đã sớm chia thành Pháp đầu tư ở nước ngoài nhiều như hai nhóm: Ôn hoà và Cấp thế nào. tiến thay nhau cầm quyền. -GV nêu câu hỏi: Hãy nêu đặc điểm cơ -Đặc điểm của nền cộng bản của chủ nghĩa đế quốc Pháp? hoà là tình trạng thường -HS trả lời câu hỏi. xuyên khủng hoảng nội -GV kết luận: Chủ nghĩa đế quốc Pháp các. là chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi. Hoạt động 1: cả lớp và cá nhân -Pháp tăng cường chay đua vũ trang để trả mối thù với -GV trình bày và phân tích: + Sau cách mạng 9-1870, nước Pháp Đức; tiến hành những cuộc thành lập nền cộng hoà thứ ba, song chiến tranh xâm lược thuộc phái cộng hoà đã sớm chia thành hai địa chủ yếu ở khu vực châu nhóm: Ôn hoà và Cấp tiến thay nhau á và châu Phi. cầm quyền. Đặc điểm của nền cộng hoà là tình trạng thường xuyên khủng hoảng nội các. Trong vòng 40 (1875-1914)năm ở Pháp diễn ra 50 lần thay đổi chính
- phủ. -Gv nêu câu hỏi: Nêu chính sách đối ngoại của Pháp? -HS đọc SGK trả lời câu hỏi. -GV nhận xét và chốt ý: Pháp tăng cường chay đua vũ trang để trả mối thù với Đức; tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa chủ yếu ở khu vực châu á và châu Phi. -HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để thấy được chính sách xâm lược thuộc địa của Pháp, qua đó thấy được hệ thống thuộc địa của Pháp rất rộng lớn chỉ sau Anh. 4.Sơ kết bài học Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Tình hình kinh tế, chính trị nổi bật của Anh và Pháp cuối thế kỉ XI X đầu thế kỉ XX? Nêu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh và Pháp. 5.Dặn dò, bài tập -Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK . -Nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các đặc điểm của đế quốc Anh và Pháp?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Lịch sử lớp 10 Bài 29: Cách mạng Hà Lan và Cách mạng Tư sản Anh
18 p | 721 | 58
-
Giáo án Lịch sử lớp 10: Lịch sử địa phương Quảng Nam
10 p | 20 | 4
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 14
4 p | 64 | 4
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 4
5 p | 59 | 4
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 2
3 p | 75 | 4
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 1
4 p | 52 | 4
-
Giáo án Lịch sử lớp 6 bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế
4 p | 12 | 4
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Chân trời sáng tạo - Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác (Tiết 2)
5 p | 28 | 3
-
Giáo án Lịch sử lớp 10 – Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
5 p | 101 | 3
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Chân trời sáng tạo - Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử (Tiết 1)
7 p | 33 | 3
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Chân trời sáng tạo - Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử (Tiết 2)
5 p | 23 | 3
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Chân trời sáng tạo - Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống (Tiết 1)
5 p | 25 | 3
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Chân trời sáng tạo - Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống (Tiết 2)
4 p | 47 | 3
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Chân trời sáng tạo - Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác (Tiết 1)
6 p | 22 | 3
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Chân trời sáng tạo - Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại (Tiết 2)
6 p | 41 | 3
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Chân trời sáng tạo - Bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại
6 p | 29 | 3
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Chân trời sáng tạo - Bài 8: Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại
6 p | 63 | 2
-
Giáo án Lịch sử lớp 10: Chủ đề 1 - Xã hội nguyên thủy
3 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn